Giáo án lớp 4 môn Toán - Tuần 1 đến tuần 18

Giáo án lớp 4 môn Toán - Tuần 1 đến tuần 18

Toán

Tuần 1 : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000

Ngày dạy : / / 2010

 I./MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

-Giúp HS ôn tập về:Đọc, viết các số trong phạm vi 100 000. Phân tích cấu tạo số.

Chu vi của 1 hình.

-HS làm được thành thạo các bài toán về đọc, viết các số đến 100 000, tính chu vi của 1 hình.

-Hình thành thái độ học toán tốt.

II./ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :- Kẻ sẵn bảng theo mẫu BT 2.

III./CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định: Hát, báo cáo

2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra dụng cụ học tập, sách vở của HS

3. Bài mới: On tập các số đến 100 000

a) Giới thiệu bài - GV ghi tựa bài.

 

doc 133 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 955Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 môn Toán - Tuần 1 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
Tuần 1 : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
Ngày dạy : 	/	/ 2010
 I./MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
-Giúp HS ôn tập về:Đọc, viết các số trong phạm vi 100 000. Phân tích cấu tạo số.
Chu vi của 1 hình.
-HS làm được thành thạo các bài toán về đọc, viết các số đến 100 000, tính chu vi của 1 hình.
-Hình thành thái độ học toán tốt.
II./ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :- Kẻ sẵn bảng theo mẫu BT 2.
III./CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định: Hát, báo cáo
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra dụng cụ học tập, sách vở của HS
3. Bài mới: Oân tập các số đến 100 000
a) Giới thiệu bài - GV ghi tựa bài.
b) Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 HĐ 1: Ôn lại kiến thức 
MT : Giúp HS nhớ lại kiến thức về đọc viết số và tính chu vi của một hình.
Cách tiến hành:
 Đặt câu hỏi về tia số.
 Cho HS trao đổi theo nhóm đôi để điền tên hàng của số tự nhiên còn thiếu trong các ô trống sau:
Chục 
nghìn	Chục 	
 Chia lớp thành 4 nhóm – thảo luận điền số thích hợp vào chỗ trống:
 1 chục nghìn = . Nghìn
 1 nghìn = trăm 
 10 chục = trăm
 10 đơn vị = chục
 +Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
HĐ 2: Luyện tập:
MT : Giúp HS làm được các bài tập về Đọc, viết các số, viết số thứ tự và tính chu vi của một hình.
Cách tiến hành:
 BT 1: Viết số thích hợp vào vạch trên tia số.
Cho HS đọc yêu cầu BT 1, đặt câu hỏi.
 cho HS làm.
 GV nhận xét.
 2. BT 2: Viết theo mẫu:
Cho HS đọc yêu cầu BT 2, sau đó yêu cầu HS làm theo nhóm.
 3. BT 3: Viết mỗi số thành tổng -Viết theo mẫu:
Cho HS đọc yêu cầu BT 3, HD HS làm mẫu, sau đó yêu cầu HS tự làm.
-HS trả lời miệng.
 -HS làm việc theo nhóm đôi, sau đó lên bảng điền.
Chục 
nghìn	nghìn 	trăm 	Chục 	Đơn 
vị
-Thảo luận - Đại diện của 4 nhóm lên trình bày – Lớp nhận xét.
 1 chục nghìn = 10 Nghìn
 1 nghìn = 10 trăm 
 10 chục = 1 trăm
 10 đơn vị = 1 chục
2hs trả lời. 
-HS đọc,trả lời câu hỏi-Viết số thích hợp vào chỗ chấm
-1 HS lên bảng – Cả lớp làm vào vở.
 -HS nhận xét
2./
-HS đọc đề, làm vào vở, sau đó lên bảng sửa.
Yêu cầu:Học sinh phải viết được 2số ở bài (a) và dong 1 bài (b)
-HS đọc, làm .
4. Củng cố :Hỏi lại tựa bài.
 GV cho HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông - Liên hệ GD.
5. Nhận xét – dặn dò :
 - Nhận xét tiết học .
 -CB:Ôn tập các số đến 100 000(tt)
Toán 
Tuần 1 : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tt) 
Ngày dạy : 	/	/ 2010
 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
-Thực hiện được phép cộng, trừ các số có đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến 5 chữ số với (cho) số có 1 chữ số. Biết so sánh, xếp thứ tự ( đến 4 số) các số đến 100 000. Đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra 1 số nhận xét từ bảng thống kê.
- HS làm được các bài tập về 4 phép tính, So sánh các số đến 100 000 bài tập về thống kê số liệu.
- GD tính cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 Kẻ sẵn BT 3 vào khổ giấy lớn, bảng ghi số liệu của BT 5.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định : Hát, báo cáo
2. Kiểm tra bài cũ : Oân tập các số đến 100 000.
GV đặt câu hỏi cho hs trả lời miệng.
 +Muốn tính chu vi hình chữ nhật, em làm sao?
 +Nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
 GV nhận xét.
3. Bài mới:Ôn tập các số đến 100 000 (tt)
a) Giới thiệu bài-GV ghi tựa
b) Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1: Ôn lại kiến thức
MT : Giúp HS nhớ lại cách đặt tính, so sánh số,thứ tự các số đến 100 000.
Cách tiến hành:
 Hỏi về cách đặt tính + - x :
 Muốn so sánh 2 số tự nhiên, em làm thế nào?
 Đọc lại bảng nhân 4, 3; chia 4, 3.
HĐ2: Luyện tập 
MT : Giúp HS biết tính nhẩm, đặt tính và tính đúng PT +-x:, so sánh số, xếp thứ tự và làm bt TKSL.
Cách tiến hành:
 BT 1: Tính nhẩm. Cho HS đọc đề.
 GV cho HS nhẩm các bài tính khoảng 5 phút.( Chỉ làm cột 1 )
GV nhận xét. 
BT 2:Đặt tính rồi tính
 Cho HS đọc yêu cầu bài tính( chỉ làm bài a) 
 BT 3: GV cho HS đọc nhẩm BT 3, GV đặt câu hỏi:
 +Đề bài yêu cầu em làm gì?
( Chỉ yêu cầu học sinh làm dòng 1 và dòng 2)
BT4:Yêu cầu HS đọc đề phần (b):Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé. 
 GV sửa bài cho HS.
 +HS trả lời – các bạn nhận xét.
-HS đọc đề.
-HS nhẩm tính trong đầu, từng cặp làm miệng nối tiếp: 1 HS đọc bài tính, 1HS đọc 1 HS lên bảng ghi kết quả do các bạn đọc.
Nhận xét - Ghi kết quả vào vở.
-HS đọc đề.
-1HS lên bảng , cả lớp làm bảng con.
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
 + Đề bài yêu cầu em so sánh và điền dấu “>; <; = ” vào chỗ chấm
-1HS lên bảng , cả lớp làm vào vở.
-HS đọc đề.
-HS tự làm vào vở 
-HS nhận xét, sửa bài.
4. Củng cố :Hỏi lại tựa bài.
 GV cho HS nhắc lại cách so sánh 2 số tự nhiên. Liên hệ gd.
5. Hoạt động nối tiếp : 
 GV nhận xét tiết học,dặn HS về xem lại các bài tập.
 CB: Oân tập các số đến 100 000 (tt).
Toán
Tuần 1 : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tt)
Ngày dạy : 	/	/ 2010
 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Giúp HS ôn tập về:
-Tính nhẩm , thực hiện được phép tính cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân ( chia) các số có đến năm chữ số với ( cho) số có một chữ số. Tính được giá trị của biểu thức. 
-HS làm đúng các bài tập thuộc phạm vi kiến thức trên.
GD tính cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: -Viết sẵn BT 1 vào khổ giấy lớn.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định : Hát, báo cáo
2. Kiểm tra bài cũ : Ôn tập các số đến 100 000(tt)
Gọi một hs lên bảng đặt và thực hiện phép tính - hs khác làm bảng con.
 GV nhận xét.
3. Bài mới: Ôn tập các số đến 100 000(tt)
a) Giới thiệu bài-GV ghi tựa 
b) Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1: Ôn lại kiến thức 
MT : Giúp HS biết đặt tính,nhớ lại kiến thức về tính giá trị biểu thức, tìm thành phần chưa biết của phép tính và BT có liên quan đến rút về đơn vị.
Cách tiến hành: Đặt câu hỏi cho hs trả lời:
 +Trong biểu thức không có ngoặc đơn, chỉ có các phép tính cộng, trư øhoặc nhân, chia, em thực hiện các phép tính theo thứ tự nào?
 +Trong biểu thức không có ngoặc đơn, có các phép tính cộng, trừ,nhân, chia, em thực hiện các phép tính theo thứ tự nào?
 +Trong biểu thức có ngoặc đơn, em thực hiện các phép tính theo thứ tự nào?
+Nhắc lại cách tìm: Số hạng chưa biết. Số bị trừ. Thừa số chưa biết. Số bị chia.
HĐ 2: Luyện tập
MT : Giúp HS làm được các bài tập.
Cách tiến hành:
BT 1: Tính nhẩm: Cho HS đọc đề.
 +Đề bài yêu cầu em làm gì?
 Cho HS nhẩm các bài tính khỏang 5 phút, từng cặp làm miệng nối tiếp: 1 HS đọc bài tính, 1HS đọc kết quả; mời 1 HS lên bảng ghi kết quả do các bạn đọc. 
GV nhận xét. 
 BT 2:GV cho HS đọc yêu cầu bài tính(b)
 BT 3: GV cho HS đọc nhẩm BT 3, GV đặt câu hỏi:
 +Đề bài yêu cầu em làm gì?
 GV cho 4 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở ( làm 2 bài (a) và (b).
 GV sửa bài.
-HS trả lời miệng.
-HS đọc đề.
 + Đề bài yêu cầu em tính nhẩm.
-HS nhẩm tính trong đầu.
-HS làm theo yêu cầu của GV.
-HS nhận xét – Ghi kết quả vào vở.
-HS đọc đề.
-1HS lên bảng , cả lớp làm bảng con.
-HS đọc, trả lời câu hỏi:
 +Đề bài yêu cầu em tính giá trị biểu thức.
-4 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
-HS nhận xét, sửa bài vào vở.
4. Củng cố :
 GV cho HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức. 
5. Hoạt động nối tiếp : 
GV nhận xét tiết học,dặn HS về xem lại các bài tập.
 CB:Biểu thức có chứa 1 chữ.
Toán
Tuần 1 : BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
Ngày dạy : 	/	/ 2010
 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Giúp HS:
-Nhận biết được biểu thức có chứa 1 chữ, giá trị của biểu thức có chứa 1 chữ.
-Biết cách tính giá trị biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số. 
- Rèn tính cẩn thận chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
-Kẻ sẵn bảng ở phần VD
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định : Hát, báo cáo
2. Kiểm tra bài cũ : Oân tập các số đến 100 000(tt)
 -Muốn tìm số hạng chưa biết, ta làm sao?
 -Muốn tìm số bị trừ, em làm thế nào?
 -Nêu cách tìm thừa số chưa biết.
 -Nêu cách tìm số bị chia.
 GV nhận xét.
3. Bài mới: Biểu thức có chứa một chữ
a) Giới thiệu bài- ghi tựa bài lên bảng.
b) Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 HĐ 1: Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ.
MT : Giúp HS nhận biết được biểu thức có chứa 1 chữ, giá trị của biểu thức có chứa 1 chữ.
Cách tiến hành:
 1. Biểu thức có chứa một chữ:
 Yêu cầu HS đọc đề toán ví dụ ở bảng kẻ sẵn.
+Muốn biết bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở, em làm thế nào?
Đặt câu hỏi theo nd phần lí thuyết.
 *Mỗi lần HS trả lời GV ghi vào bảng.
 GV giới thiệu:”3 + a” được gọi là biểu thức có chứa một chữ.
 2. Giá trị cuả biểu thức có chứa một chữ:
 Đặt câu hỏi cho hs lần lượt thay giá trị của a rồi tính
 +Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì?
 *GV ghi lên bảng.
HĐ 2: Luyện tập
MT : Giúp HS biết cách tính giá trị biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
Cách tiến hành:
 BT 1:Tính giá trị cuả biểu thức
 Cho HS đọc đề – HD HS làm mẫu – Cho HS làm vào vở, sau đó thống nhất kết quả.
 BT 2: Viết vào ô trống (theo mẫu)
 Cho HS đọc yêu cầu đề – HD HS làm mẫu. Lớp làm việc theo nhóm.( chỉ làm phần (a) ) 
 3. BT 3: GV cho HS đọc đề.Phần (b): Tìm n
 +Đề bài yêu cầu em làm gì?
 -GV cho HS làm miệng.
 - Giáo viên nhận xét và sửa chữa.
-HS đọc.
 +Muốn biết bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở, em thực hiện tính cộng số vở Lan có ban đầ ... bài, liên hệ GD.
5.Nhận xét – dặn dò:
 Dặn HS về nhà xem lại bài.
 CB :Sách vở, bảng con và bảng nhóm cho tiết toán sau. 
GV nhận xét tiết học
Toán 
Tuần 18 : Dấu hiệu chia hết cho 9
 Ngày dạy : 	/	/ 2010
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Biết dấu hiệu chia hết cho 9
	-Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.
	-GD HS tính cẩn thận, chính xác. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	GV -Kẻ sẵn bảng BT 4, Bảng phụ.
 HS : sgk, vở
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Ổn định :Hát 
2.Kiểm tra bài cũ : Luyện tập 
+Dấu hiệu nào cho ta biết số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 
+Tìm 2 số có 4 chữ số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5
 GV nhận xét.
3.Dạy bài mới : Dấu hiệu chia hết cho 9
a.Giới thiệu bài - ghi tựa
 b.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1: Dấu hiệu chia hết cho 9
MT : HS tự phát hiện dấu hiệu chia hết cho 9.
Cách tiến hành:
 Ghi các phép tính lên bảng như sau:
 72 : 9 = 182 : 9 =
 657 : 9 = 451 : 9 = 
 HD HS nhận biết:
+Các em hãy thảo luận nhóm tìm tổng các chữ số trong mỗi số bị chia từ các phép tính trên.
 Nhận xét KQ tính của HS
+Em thấy tổng các chữ số của những số chia hết cho 9 có chia hết cho 9 không?
 Cho HS nêu dấu hiệu cho 9 , không chia hết cho 9?
HĐ 2: Luyện tập 
MT : Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các BT
Cách tiến hành:
 a.BT 1: Tìm số
Gắn bảng phụ.
Nhận xét, chốt lại, thống nhất kết quả đúng : Số chia hết cho 9 là: 99; 108; 5643; 29385
b.BT 2: Yêu cầu HS đọc đề 
Nhận xét, chốt lại, thống nhất kết quả đúng. Số không chia hết cho 9 là: 96; 7853; 5554; 1097
c.BT 3: Viết số ( hs khá, giỏi làm)
Chốt lại bài làm đúng.
d.BT 4: Điền số( hs khá, giỏi làm) 
Gắn bảng phụ.
Yêu cầu làm bài nhóm.
Nhận xét, chốt lại, thống nhất kết quả đúng.
 315; 135; 225 
-Quan sát bài tính
-1 HS lên bảng, lớp làm nháp, nhận xét bài làm của bạn.
-Tính, báo cáo KQ thảo luận:
 VD: 7 + 2 = 9 ... 
+Tổng các chữ số của những số chia hết cho 9 thì cũng chia hết cho 9 
-Nêu: như sgk tr 97.
- Nhiều HS nhắc lại.
-Đọc yêu cầu đề 
-Trả lời miệng, HS nhận xét
-1HS đọc đề :Số nào không chia hết cho 9 
-Trả lời miệng
- 1HS đọc đề
 -1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở viết 2 số có 3 chữ số và chia hết cho 9
-1HS đọc đề, HS làm BT theo nhóm đôi, 1 HS lên bảng cả lớp làm vào vở.
4.Củng cố : Hỏi lại tựa bài, nội dung bài, liên hệ giáo dục..
Dấu hiệu nào cho em biết số chia hết cho 9? 
5. Nhận xét – dặn dò :
 Dặn HS về xem lại bài.
CB :Sách vở, bảng con và bảng nhóm cho tiết toán sau. 
Nhận xét tiết học.
Toán 
Tuần 18: Dấu hiệu chia hết cho 3
 Ngày dạy : 	/	/ 2010
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Biết dấu hiệu chia hết cho 3. 
-Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
-GD hs tính cẩn thận, chính xác. 
 II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV: Bảng phụ - HS : Bảng con
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.Ổn định : Hát 
2.Kiểm tra bài cũ: Dấu hiệu chia hết cho 9
+Dấu hiệu nào cho em biết số chia hết cho 9?
Gọi HS tìm 2 số có 4 chữ số và chia hết cho 9 
 GV nhận xét.
3.Dạy bài mới: Dấu hiệu chia hết cho 3
a.Giới thiệu bài - ghi tựa
b.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1: Dấu hiệu chia hết cho 3
MT: Giúp HS biết dấu hiệu chia hết cho 3. 
Cách tiến hành:
 Ghi các phép tính ví dụ lên bảng như SGK gợi ý cách làm.
Nhận xét, chốt lại, kết quả đúng.
 +Em thấy tổng các chữ số của những số chia hết cho 3 có chia hết cho 3 không?
 Cho HS nêu dấu hiệu cho 3 
HĐ 2: Luyện tập 
MT : Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3.
Cách tiến hành:
 a.BT 1 , 2 sgk tr 98 .Tìm số...
Nhận xét, chốt lại, thống nhất kết quả đúng. ø 231; 1872; 92313 
 502; 6823; 55553; 641311
c.BT 3:Viết số chia hết cho 3( hs khá, giỏi làm)
Chốt lại bài làm đúng.
VD. 135; 891; 312
d.BT 4: ( hs khá, giỏi làm)
 Yêu cầu HS làm BT theo nhóm đôi.
Nhận xét, chốt lại, thống nhất kết quả đúng.
-Quan sát bài tính
-1 HS lên bảng, lớp làm nháp, nhận xét bài làm của bạn
-Tính, báo cáo KQ thảo luận: tìm tổng các chữ số trong mỗi số bị chia từ các phép tính 
+Tổng các chữ số của những số chia hết cho 3 thì cũng chia hết cho 3 
-Nêu như sgktr 97 (nhiều HS nhắc lại)
-1HS đọc yêu cầu đề 
-Trả lời miệng, lớp nhận xét, bổ sung.
- 1HS đọc đề
 -1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở viết 3 số có 3 chữ số và chia hết cho3.
 -1HS đọc đề, àm BT theo nhóm đôi, 1 HS lên bảng cả lớp làm vào vở
4.Củng cố :Hỏi lại tựa bài, nội dung bài, liên hệ giáo dục..
 +Dấu hiệu nào cho em biết số chia hết cho 3? 
+Liên hệ GD.
5.Nhận xét – dặn dò :Dặn HS về xem lại bài.
CB :Sách vở, bảng con và bảng nhóm cho tiết toán sau.
 GV nhận xét tiết học 
Tuần 18: Luyện tập
Ngày dạy : 	/	/ 2010
I.MỤC TIÊU:
-Giúp HS nêu được các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9
-Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản. 
- GD hs tính cẩn thận, chính xác. 
 II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV : Bảng phụ - HS : Bảng nhóm
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.Ổn định : Hát 
2.Kiểm tra bài cũ :Dấu hiệu chia hết cho 3
+Dấu hiệu nào cho biết số chia hết cho 3? 
+Tìm 2 số có 4 chữ số và chia hết cho 3 
 GV nhận xét
3.Dạy bài mới : Luyện tập 
a.Giới thiệu bài - ghi tựa
 b.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 2: Luyện tập 
MT : Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2; 3; 5; 9
Cách tiến hành:
 Ôn lại KT cũ 
 Cho HS nhắc lại những KT cũ:
+Các số như thế nào thì chia hết cho 2?
+Những số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là chữ số mấy?
+Nêu dấu hiệu chia hết cho 9
+Dấu hiệu nào cho biết số chia hết cho 3?
a./BT 1: sgk tr 99.
 Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
b./BT 2: Tìm số 
gắn bảng phụ, yêu cầu HS làm bài.
Nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
 a. 945 chia hết cho 9 
b. 225; 255; 285 chia hết cho 3
c. 762; 768 chia hết cho 3 và chia hết cho 2
c./BT 3: Cho HS đọc yêu cầu đề
Nhận xét, chốt lại, thống nhất kết quả đúng.
 d./BT 4: Viết số( hs khá, giỏi làm) 
Cho HS làm BT theo nhóm. 
Nhận xét, chốt lại, thống nhất kết quả đúng.4./
a. 612; 216; 621;...
b.120; 102; 210;....
-Trả lời các câu hỏi.
Đọc yêu cầu đề,suy nghĩ, trả lời miệng, nhận xét.
-1HS đọc yêu cầu đề
 -1 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con: tìm chữ số thích hợp để điền vào ô trống.
-1HS đọc yêu cầu đề, 2 bạn bên cạnh trao đổi với nhau làm BT.
-4HS trả lời miệng
-1HS đọc đề, cho HS làm BT theo nhóm 
-Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét
4.Củng cố: Hỏi lại tựa bài, nội dung bài, liên hệ giáo dục., nội dung bài, liên hệ GD.
 5.Nhận xét – dặn dò :
 GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà xem lại bài.
 CB :Sách vở, bảng con và bảng nhóm cho tiết toán sau. 
Toán 
Tuần 18 : Luyện tập chung
Ngày dạy : 	/	/ 2010
I.MỤC TIÊU: Giúp HS: 
-Củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
-Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2; 3; 5; 9 trong một số tình huống đơn giản và giải toán.
 -GD hs tính cẩn thận, chính xác. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV : Bảng phụ để HS làm BT theo nhóm.
HS : sgk, vở.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.Ổn định :Hát 
2.Kiểm tra bài cũ : Luyện tập 
+Các số như thế nào thì chia hết cho 2, cho 9, cho 5, cho 3 ? Cho VD
 GV nhận xét.
3.Dạy bài mới : Luyện tập chung
a.Giới thiệu bài - ghi tựa
 b.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1: Luyện tập ( Giảm bài tập 4 )
MT : Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2; 3; 5; 9 và giải toán.
Cách tiến hành:
Ôn lại KT cũ 
 GV cho HS thảo luận lại KT cũ:
BT 1: tr 99 : Tìm số chia hết cho 2; 3;5;9
Nhận xét, sửa bài.
BT 2:
+Số chia hết cho 2 và chia hết cho 5 giống nhau ở điểm nào?
+ HD HS Và yêu cầu làm bài.
BT 3:Tìm chữ số thích hợp
Gắn bảng phụ, hỏi cách làm.
Nhận xét, chốt lại, thống nhất kết quả đúng : a) 528 ;b) 603; c) 249 ; d) 354
 BT5:Gắn bảng phụ ( hs khá, giỏi làm)
Nêu yêu cầu làm bài.
Nhận xét, chốt lại, thống nhất kết quả đúng:
 Vì số phải chia hết cho cả 3 và 5 nên số đó phải là: 30. 
Vậy số HS của lớp là 30 HS
-HS thảo luận, sau đó trả lời miệng.
-1HS đọc đề 
-Làm theo nhóm đôi,sau đó trả lời miệng
-1HS đọc đề
 Làm bài theo nhóm, đại diện nhóm lên trình bày trước lớp, các bạn nhận xét
 -1HS đọc đề
-Làm BT theo nhóm, đại diện nhóm trình bày trước lớp, lớp nhận xét
-Thảo luận nhóm đôi
-1 Số HS trả lời miệng, lớp nhận xét 
Tuần 18 : Kiểm tra định kì cuối HKI: 
Kiểm tra tập trung các nội dung sau:
- Đọc, viết, so sánh số tự nhiên hàng, lớp.
- Thực hiện phép cộng, trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp; nhân với số có hai, ba chữ số ;chia số có đến năm chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư).
- Dấu hiệu chia hết 2,3,5,9.
- Chuyển đổi, thực hiện phép tính với số đo khối lượng, số đo điện tích đã học.
- Nhận biết góc vuông, góc nhon, góc tù, hai đường thẳng song song, vuông góc.
Giải bài toán có đến 3 bước tính trong đó có các bài toán: Tìm số trung bình công, Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan.doc