Đề thi kiểm tra học kỳ I năm học: 2012 - 2013 khối: 4 môn: tiếng Việt (phần đọc tiếng)

Đề thi kiểm tra học kỳ I năm học: 2012 - 2013 khối: 4 môn: tiếng Việt (phần đọc tiếng)

Đề bài:

 Học sinh bốc thăm đọc 1 trong 5 bài và trả lời 1 câu hỏi do GV nêu trong bài đọc.

Bài 1: ÔngTrạng thả diều

 (SGK4- Tập I- Trang 104)

Bài 2: Văn hay chữ tốt

 (SGK4- Tập I-Trang 129)

Bài 3: Cánh diều tuổi thơ

 (SGK4- Tập I- Trang 146)

Bài 4: Vẽ trứng

 (SGK4- Tập I- Trang 120)

Bài 5: “vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi.

 (SGK-4- Tập I- trang 115)

 

doc 21 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi kiểm tra học kỳ I năm học: 2012 - 2013 khối: 4 môn: tiếng Việt (phần đọc tiếng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD& ĐT Phước Long
Trường Tiểu học C Vĩnh Thanh ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I
 NĂM HỌC : 2012-2013
	 Khối : 4
	Môn: Tiếng việt (Phần đọc tiếng)
	Thời gian:
Đề bài:
 Học sinh bốc thăm đọc 1 trong 5 bài và trả lời 1 câu hỏi do GV nêu trong bài đọc.
Bài 1: ÔngTrạng thả diều
	(SGK4- Tập I- Trang 104)
Bài 2: Văn hay chữ tốt	
	(SGK4- Tập I-Trang 129)
Bài 3: Cánh diều tuổi thơ	
	(SGK4- Tập I- Trang 146)
Bài 4: Vẽ trứng	
	(SGK4- Tập I- Trang 120)
Bài 5: “vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi.
	(SGK-4- Tập I- trang 115)
DUYỆT ĐỀ THI	Vĩnh Thanh, ngày 2/12/2012
	 	Giáo viên ra đề
	 	 Nguyễn Hữu Tuấn
Phòng GD& ĐT Phước Long
Trường Tiểu học C Vĩnh Thanh	 THI KIỂM TRA HỌC KỲ I
 Năm học: 2012-2013
ĐÁP ÁN ,BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
	 Khối : 4
	Môn: Tiếng việt (Phần đọc tiếng)
Biều điểm: 5 điểm
I/Phần đọc: 4 điểm
	- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm( Đọc sai từ 2- 4 tiếng: 0.5 điểm, đọc sai quá 5 	tiếng: 0 điểm)
	- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm (ngắt nghỉ không đúng 	từ 2-3 dấu câu trở lên: 0.5 điểm; từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
	- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm( giọng đọc chưa thể hiện biểu cảm: 0.5 	điểm; không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm)
	- Tốc độ đạt yêu cầu(không quá 1 phút); 1 điểm(đọc trên 1-2 phút: 0.5 điểm; đọc 	quá 2 phút : 0 điểm)
II/ Phần câu hỏi: 1 điểm
	-Trả lời đúng câu hỏi do GV nêu: 1 điểm
	- Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0.5 điểm
	- Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm.
DUYỆT ĐỀ THI	Vĩnh Thanh, ngày 2/12/2012
	 	Giáo viên ra đề
	 	 Nguyễn Hữu Tuấn
Trường Tiểu học C Vĩnh Thanh	 ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I
Họ và tên:  Năm học : 2011-2012
Lớp: 4	Môn: Tiếng việt (Phần đọc hiểu)
	Thời gian: 40 phút
I. kiểm tra đọc (10 điểm)
	*Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài tập đọc “ Văn hay chữ tốt” SGK Tiếng việt 4, tập 1 (trang 129) và làm bài tập bằng cách khoanh tròn trước ý đúng nhất cho các câu hỏi từ 1 đến 6.
Câu 1. Vì sao thuở đi học Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
a. Vì Cao Bá Quát lười học.
b. Vì Cao Bá Quát mải chơi.
c. Vì Cao Bá Quát viết chữ rất xấu.
Câu 2. Khi bà hàng xóm sang nhờ viết đơn kêu oan, Cao Bá Quát có thái độ thế nào?
a. Vui vẻ nhận lời.
b. Từ chối dứt khoát.
c. Đắn đo suy nghĩ
Câu 3. Quan thét lính đuổi bà cụ ra khỏi huyện đường vì:
a. Bà cụ không bị oan.
b. Bà cụ nói năng không rõ ràng.
c. Chữ Cao Bá Quát xấu quá quan đọc không được.
Câu 4. Cao Bá Quát đã rút ra bài học gì sau khi nghe bà cụ kể lại sự việc?
a. Văn hay phải đi liền với chữ đẹp.
b. Văn hay mà chữ không ra chữ thì chẳng ích gì.
c. Chữ đẹp quan trọng hơn văn hay.
Câu 5. Nhờ đâu mà ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt?
a. Do ông kiên trì luyện tập suốt mấy năm.
b. Do ông có người thầy dạy giỏi.
c. Do ông có năng khiếu bẩm sinh.
Câu 6: Câu hỏi “Em có thể ra ngoài chơi cho chị học bài được không ?” được dùng với mục đích gì ?
a. Bày tỏ thái độ chê, khen.
b. Yêu cầu, mong muốn, đề nghị.
c. Khẳng định, phủ định.
Câu 7 : Em hãy đặt một câu kể Ai làm gì ? 
..
Câu 8: Điền chữ bắt đầu bằng ât/âc thích hợp vào chỗ chấm:
 	a. . vả b. . tam cấp
	c. . chân d. ......... phác
Phòng GD& ĐT Phước Long
Trường Tiểu học C Vĩnh Thanh	 ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I
 	Năm học : 2012-2013
	Khối : 4
	Môn: Tiếng việt (Chính tả + Tập làm văn)
 Thời gian:
I/ Chính tả (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài chính tả sau trong 25 phút
Ông Trạng Nồi
	Ngày xưa có một học trò nghèo nổi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ông đỗ trạng , nhà vua ban thưởng. Ai nấy rất đỗi ngạc nhiên khi thấy ông chỉ xin một chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng. Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm. Thuở hàn vi, vì phải ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hỏi mượn nồi của nhà hàng xóm để ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đỗ đạt. 	
II/ Tập làm văn: (5 điểm) 
Đề bài: Haõy taû moät ñoà duøng hoïc taäp hoaëc ñoà chôi maø em thích.
DUYỆT ĐỀ THI	Vĩnh thanh, ngày 2/12/2012
	 	Giáo viên ra đề
	 	 Nguyễn Hữu Tuấn
Phòng GD& ĐT Phước Long
Trường Tiểu học C Vĩnh Thanh THI KIỂM TRA HỌC KỲ I
 Năm học: 2011-2012
ĐÁP ÁN ,BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
	 Khối : 4
	Môn: Tiếng việt 
 I/Phần đọc hiểu	
Câu 1:Ýc. Vì Cao Bá Quát viết chữ rất xấu
Câu 2 : Ýa. Vui vẻ nhận lời.
Câu 3: Ýc. Chữ Cao Bá Quát xấu quá quan đọc không được.
Câu 4: Ý b. Văn hay mà chữ không ra chữ thì chẳng ích gì.
Câu 5 : Ýa. Do ông kiên trì luyện tập suốt mấy năm.
Câu 6 : Ýb. Yêu cầu, mong muốn, đề nghị.
Câu 7: Đặt câu đúng với yêu cầu. (1 điểm)
Câu 8: (1 điểm)
 a. Vất vả b. Bậc tam cấp
 c. Nhấc chân d. Chất phác
Mỗi ý đúng được 0.25 điểm.
II/ Phaàn chính taû: 5 ñieåm
 	- Bài viết không mắc lỗi chính tả ,chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn ( 5 	điểm)
	- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh , không viết hoa 	đúng quy định trừ 0.5 điểm/ lỗi.
	- Nếu chữ viết sai về độ cao, viết không rõ ràng,khỏng cách, rình bày bẩn trừ 0.5 	điểm toàn bài.
	- Những chữ sai giống nhau chỉ trừ 1 lần.
III/ Phần tập làm văn: 5 điểm
	Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
	- Viết được bài văn miêu tả đồ chơi đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài theo yêu 	cầu đã học , độ dài bài viết khoảng 12 câu.
	- Chữ viết rõ rang, trình bày bài viết sạch sẽ.
	Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm:4,5; 	4; 3,5: 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.
DUYỆT ĐỀ THI	Vĩnh thanh, ngày 2/12/2012
	 	Giáo viên ra đề
 	 Nguyễn Hữu Tuấn
Trường Tiểu học C Vĩnh Thanh 	 ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I
Họ và tên:	 Năm học : 2011-2012
Lớp: 4	 Môn: Toán
	 Thời gian: 40 phút
Đề:
I/ Phần trắc nghiệm
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
1/Số thích hợp điền vào chỗ trống để 12m2 3dm2 = dm2 là:
	A. 123	B. 1203	C. 1230
2/Giá trị của biểu thức 468: 3 : 2 là:
	A.78	B.79	C.87
3/ trong các góc dưới đây , góc nhọn là:
	A	 B C
 A.Góc đỉnh A	B.Góc đỉnh B	C. Góc đỉnh C
4/ Phép chia 460 : 60 có kết quả là:
	 A.80	B.800	C.8
5/Trong các số: 45; 39; 172; 270, Các số chia hết cho 5 là:
	 A. 45; 270	 B. 39; 270	C. 172; 270
6/ Phép nhân 67 x 11 có kết quả là:
	 A. 737	B. 747	C. 6137
II/ Phần tự luận
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a/ 518946 + 72529	b/435260 - 82753	 c/2375 x 132	d/ 2520 : 12
..	.	 .	................ 		 .	
	....	 ..	
Bài 2: Tính theo cách thuận tiện nhất:
	a/ 2 x 8 x 5 	b/ 63: ( 3 x 7)
	..	
	..	
	..	
Bài 3: Trâu và bò có tất cả 897 con. Trâu ít hơn bò 175 con. Hỏi trâu, bò có bao nhiêu con 
Bài giải
 ................................................................................................................................................................................	
Phòng GD& ĐT Phước Long
Trường Tiểu học C Vĩnh Thanh	 THI KIỂM TRA HỌC KỲ I
 Năm học: 2011-2012
ĐÁP ÁN ,BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
	 Khối : 4
	Môn: Toán 
 Học sinh làm đúng cả bài được 10 điểm
A/ Phần trắc nghiệm: 4 điểm
	Câu 1: Khoanh vào B 	 	 (0,5 điểm)	
	Câu 2: Khoanh vào A 	 (1 điểm)
	Câu 3:Khoanh vào B	(0,5 điểm)
	Câu 4: khoanh vào C 	(0,5 điểm)
	Câu 5: khoanh vào A	(0,5 điểm)
	Câu 6: khoanh vào A	 (1 điểm)
B/ Phần tự luận : 6 điểm
Bài 1: 2 điểm (Đặt tính và tính đúng mỗi câu được 0,5 điểm)
	a/ 518946	b/ 435260	c/2375	d/ 2520 12
	 + 72529	 - 82753	x 132 	 12 210
	 591475	 352507	 4750 00
	 + 7125 0
	 2375
	 313500
Bài 2: (2 ñieåm)
 a/ 2 x 8 x 5 =	b/ 63 : (3 x 7) =
	 (2 x 5) x 8 =	 63: 3 : 7 =
	 10 x 8 = 80	 21: 7 = 3 
Bài 3:(2 điểm)	Bài Giải
	Số con bò có là:	(0,25 điểm)
	(897 + 175) : 2 = 536 (con) 	(1 điểm)
	Số con trâu có là: 	(0.25 điểm)
	536 – 175 = 361 (kg) 	(0,5 điểm)
	Đáp số : Bò : 536 con	(0,25 điểm)
	Trâu: 361 con
DUYỆT ĐỀ THI	Vĩnh thanh, ngày 2/12/2012
	 	Giáo viên ra đề
	 	 	 Nguyễn Hữu Tuấn
Trường Tiểu học C Vĩnh Thanh	 ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I 
 Họ và tên:.	Năm học : 2012-2013
Lớp: 4.	Môn: Khoa học	
	Thời gian: 40 phút
A/Điền chữ Đ vào ô trống trước câu đúng,chữ S vào ô trống trước câu sai
Câu 1: Để phòng tránh tai nạn đuối nước ta cần:
	a/Chơi đùa gần ao, hồ, song, suối.
	b/Không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão.
	c/Tập bơi hoặc bơi ở những nơi có người lớn và những nơi có phương tiện cứu hộ.
	d/ Không cần đậy nắp các chum vại, bể chứa nước.
Câu 2: Khi sử dụng nước uống cần chú ý
	a/Đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc 	còn tồn lại trong nước.
	b/Uống ngay nước mưa vì nước mưa là sạch, không có vi khuẩn.
	c/ Đun sôi nước đã lọc vì lọc chỉ loại bỏ được các chất không tan trong nước.
	d/Nước giếng và nước máy uống ngay không cần đun sôi vì là nước sạch.
B/ Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 3: Hiện tượng nước trong tủ lạnh biến thành đá là hiện tượng:
	 A.Đông đặc
	 B. Nóng chảy
	 C. Bay hơi
Câu 4: Để có sức khỏe tốt chúng ta cần:
	A.Ăn nhiều loại thức ăn có chất béo
	B.Ăn nhiều loại thức ăn có chất đạm.
	D. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
C/Phần tự luận:
Câu 5: Nước có những tính chất gì?
.
Câu 6: Những nguyên nhân nào làm nước bị ô nhiễm?
..................................
Phòng GD& ĐT Phước Long
Trường Tiểu học C Vĩnh Thanh
 THI KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học: 2011-2012
ĐÁP ÁN ,BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
	 Khối : 4
	Môn: Khoa học
A/Điền chữ Đ vào ô trống trước câu đúng,chữ S vào ô trống trước câu sai
Câu 1:(2 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
	Đáp án: 	a.S	b.Đ	c.Đ	d.S
Câu 2: (2 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
	Đáp án: 	a.Đ	b.S	c.Đ	d. S
B/ Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 3: (1 điểm)
	Đáp án : A
Câu 4: (1 điểm)
	Đáp án: D
C/Phần tự luận:
Câu 5: (2 Điểm) (mỗi ý đúng được 1 điểm)
	-Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình 	dạng nhất định .
	- Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa 	tan được một số chất.
Câu 6: ( 2 điểm)( Mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
	- Xả rác, phân, nước thải bừa bãi, vỡ ống nước, lũ lụt
	- Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải của nhà máy không qua xử lí, xả 	t ...  thêm ví dụ về sự rung động của vật phát ra âm thanh.
- Đa số các th, sự rung động của vật rất nhỏ nên ta không nhìn thấy được. Ví dụ như khi ta đập hai viên sỏi vào nhau , gõ tay lên mặt bàn hay sự rung động của loa đài khi đang nói.
d. HĐ 4: Trò chơi” nghe âm thanh đoán tên vật”
- GV nêu tên trò chơi, thể lệ cuộc chơi: Mỗi dãy có 3 HS lên chơi, một trọng tài, một thư kí
- Tổ chức cho HS chơi
- Công bố đội về nhất, nhì.
- GV trao quà cho các đội
* Liên hệ :
- Vừa rồi các em đã được chơi 1 trò chơi rất vui, trong cuộc sống khi nghe những âm thanh nào em cảm thấy vui tươi phần khởi hơn?
- Em cảm thấy bực mình khi nghe những âm thanh nào?
- Có lúc nào em cần một không gian yên tĩnh để thư giãn đầu óc?
* Có những âm thanh khiến chúng ta vui hơn, cũng có âm thanh làm chúng ta phiền long. Biết được điều đó, khi làm việc gì các em cũng cần chú ý để âm thanh mà mình gây ra không làm phiền tới những người xung quanh.
Dặn dò: Tiết học hôm nay các em đã được nghe những âm thanh vui tai, được thực hành các cách tạo ra âm thanh và quan trọng là các em đã biết được âm thanh do đâu mà có.Về nhà học bài, học thuộc phần ghi nhớ .
Chuẩn bị bài: “Sự lan truyền âm thanh”
 Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng trả lời
- HS lắng nghe và đoán xem đó là âm thanh gì.
HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài
- một vài HS lên bảng chỉ tranh và trả lời: Tiếng nói cười, đùa giỡn, tiếng khỉ kêu, tiếng động cơ xe ô tô và xe máy, tiếng chim hót, tiếng còi của xe ô tô và xe máy, tiếng bước chân người đi.
- HS tiếp nhau kể: Tiếng mèo kêu, tiếng gió thổi
- Tiếng cười, tiếng nói, tiếng đàn, tiếng hátHS tiếp tục nối tiếp nhau kể
- Tiếng chim hót,gió thổi, nước chảy
- Tiếng gà gáy, bước chân người đi, loa phát thanh
- Tiếng ếch, tiếng dế, tiếng đồng hồ chạy
- HS để đồ vật lên bàn cho giáo viên kiểm tra.
- hướng dẫn hoạt động nhóm tìm ra các cách để vật phát ra âm thanh.
- Đại diện một vài nhóm lên thực hành-
 Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Một số Hs thực hành làm vật phát ra âm thanh từ những đồ dung học tập.
- Không
- Khi con người tác động vào chúng hoặc giữa chúng có sự va chạm lẫn nhau.
- 2 em đọc, nêu yêu cầu thực hành
- HS thực hành theo nhóm
- Một vài nhóm trình bày
- HS quan sát, kết hợp nghe và nêu nhận xét về âm thanh của trống phát ra qua từng bước thí nghiệm
+ Không gõ - trống không kêu
+ Gõ nhẹ - âm thanh nhỏ
+ Gõ mạnh - âm thanh lớn
- Âm thanh của trống là do mặt trống rung động phát ra
- HS cả lớp đứng dậy để thực hành theo hướng dẫn của GV
- một vài HS nêu cảm giác
- Âm thanh của con người là do dây thanh quản rung động phát ra
- HS trả lời.
- HS nhắc lại ghi nhớ
HS nối tiếp lấy ví dụ
- Các tổ cử đại diện lên thi
- Tiếng đàn, tiếng hát, tiếng cười
- Tiếng khóc, la ó, chửi bới ồn ào 
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
	Năm học: 2009- 2010
	Giáo viên dạy: 
	Trường : Tiểu học 
	Môn :Tập đọc 	Lớp :4
	Bài dạy: Bè xuôi sông La	Tiết:42
 Giáo dục BVMT- (Khai thác trực tiếp nội dung bài)
I.Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung bài: ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam. Trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc được một đoạn thơ trong bài.
* Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, them yêu quý môi trường thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dung dạy học:
	- Tranh vẽ cảnh sông La SGK
	- Ảnh chụp cảnh sông La lúc bình minh và hoàng hôn
	- Phiếu ghi nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
 A. Bài cũ: (3 phút) Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
+ Yêu cầu HS đọc đoạn 2& trả lời câu hỏi:
Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp gì lớn trong kháng chiến?
+ Yêu cầu HS đọc đoạn 3& nêu nội dung bài
- Nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới: (32 phút)
1. Giới thiệu bài: (2 phút)
- Cho HS nghe một đoạn nhạc.
+ Em có biết những câu hát này nằm trong bài hát nào không?
 Đây là bài hát” Người con gái sông La” của nhạc sĩ Doãn Nho. Ngoài việc ca ngợi người con gái sông La kiên cường bất khuất bài hát còn ca ngợi dòng sông La, một dòng sông anh hung đã đi vào lịch sử của dân tộc. Tiết tập đọc hôm nay các em còn được biết đến một sông la với vẻ đẹp hiền hòa thơ mộng qua bài “ Bè xuôi sông La” của tác giả Nguyễn Duy Thông.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc: (5 phút)
- Bài thơ được sang tác trong thời kì nước ta chiến tranh chống đế quốc Mĩ
- GV chia đoạn: 3 khổ thơ ứng với 3 đoạn:
Đoạn 1: từ đầu đến lát hoa
Đoạn 2: “sông Latrên bờ đê”
Đoạn 3: còn lại
- Yêu cầu Hs đọc nối tiếp
+ GV kết hợp sửa lỗi phát âmcho HS, một số từ qua phương ngữ: dẻ cau, táu mật, mươn mướt,lượn đàn, ngây ngất, lán cưa.
Lưu ý: Cho HS ngắt nhịp ở cuối mỗi câu thơ riêng 2 câu sau cần bắt nhịp theo hướng dẫn:
 Trong veo/như ánh mắt
 Đằm mình/ trong êm ả
- Giải nghĩa một số từ HS yêu cầu, GV giải thích thêm từ lán cưa, nở xòa.
- Cho HS đọc theo cặp( 2 phút)
- GV đọc mẫu, lưu ý cách đọc bài thơ: bài thơ nên đọc với giọng nhẹ nhàng, trìu mến, chú ý nhần giọng ở những từ ngữ gợi tả.
b. Tìm hiểu bài: (12 phút)
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 & trả lời câu hỏi: Những loại gỗ quý nào đang được xuôi theo dòng sông La?
-Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Sông La đẹp như thế nào? Các em hãy đọc thầm đoạn 2 để trả lời câu hỏi
- Gv treo tranh giảng: Dòng sông La thật đẹp và thơ mộng, nước sông La trong xanh, đây là dòng sông có màu nước xanh nhất trong các dòng sông của tỉnh Hà Tĩnh. Tác giả đã ví sông La như đôi mắt con người . Phía thượng nguồn có những dãy núi tím biếc trùng trùng, điệp điệp giữa dòng sông những bè gỗ đang từ từ trôi theo dòng nước . Người đi trên bè có thể nghe được cả tiếng chim hót trên bờ đê.
+ Giới thiệu cho Hs xem 2 bức ảnh chụp cảnh sông La lúc bình minh và hoàng hôn và miêu tả cảnh đẹp của 2 bức ảnh.
* BVMT: Sông La đẹp như vậy, nếu có dịp đến thăm sông La hay đi ngắm cảnh ở những sông khác, em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường ở nơi đó? 
* GV chốt lại:Thiên nhiên đã ban tặng chop ta cảnh đẹp, chúng ta phải biết giữ gìn và làm cho nó đẹp hơn. Như sông La đã đẹp rồi, cảnh bè gỗ trôi trên sông càng them phần sống động. Vì sao nó lại trở nên sống động như vậy các em tiếp tục đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi
- Chiếc bè gổ được ví với cái gì?
- Cách nói ấy có gì hay?
- Gv giảng: Trong buổi chiều gió nhẹ, song êm, bè trôi lặng lẽ, uốn lượn theo dòng chảy. Phần nổi của thân gỗuo7t1 được ví như màu đen của bầy trâu bơi lừ đừ trong nước lặng
- Đoạn 2 cho em thấy điều gì?
- Mời 1 Hs đọc đoạn 3
+ Từ nghe trong khỏ thơ này có nghĩa là gì?
+ Tác giả nghĩ đến cái gì?
+ Vì sao khi đi trên bè tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?
+ Hình ảnh “ trong đoạn  nụ ngói hồng” nói lên điều gì?
-Gv giảng: Khi đi trên bè tác giả mơ tưởng đến ngày mai, những chiếc bè gổ được chở về xuôise4 góp phần xây dựng quê hương đất nước đang bị chiến tranh tàn phá. Qua hình ảnh: “ Trong đoạn hồng” tác giả muốn ca ngợi tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước bất chập bom đạn của kẻ thù.
+Ý đoạn 3 nói gì?
- Dựa vào ý mỗi đoạn các em vừa tìm được. Hãy thảo luận để tìm ra nội dung bài.
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi (2 phút) tìm ND bài.
- Nhận xét rút nội dung bài:Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước , bất chấp bom đạn của kẻ thù.
c. Luyện đọc diễn cảm.(10 phút)
- Ở khổ thơ 1,2 miêu tả vẻ đẹp bình yên trên sông La nên đọc với giọng như thế nào?
- Ở khổ thơ 3 nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong cuộc xây dựng quê hương đất nước , em nên đọc với giọng như thế nào?
- Hướng dẫn HS đọc khổ thơ 2
+ GV đọc mẫu, lưu ý HS phát hiện những từ ngữ GV nhấn giọng
- GV gạch chân những từ ngữ cần nhấn giọng
- Cho HS đọc diễn cảm theo cặp khổ thơ 2
- Nhận xét , ghi điểm
-T/c cho Hs học thuôc45 lòng
- Cho Hs thi học thuộc long đoạn thơ, bài thơ
- Nhận xét, ghi điểm
3. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
 Trong chiến tranh sông La là một đường thủy quan trọng vận chuyển lâm sản quý về xuôi góp phần xây dựng quê hương đất nước. Ngày nay du khách đến nơi đây sẽ được biết đến sông La với một vẻ đẹp thơ mộng yên bình. 
Trong bài thơ, em thích hình ảnh nào nhất, vì sao?
- Nhận xét câu trả lời của Hs
- Em sẽ làm gì để sông Dinh quê mình them đẹp?- Giáo dục qua bài
- Dặn Hs về nhà học nội dung bài & học thuộc long bài thơ
- Chuẩn bị bài “ Sầu riêng”
- 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi, nêu nội dung bài.
- Bài hát người con gái sông La
- 1 em đọc SGK (HS khá, giỏi)
- HS đọc nối tiếp lần 1
- HS đọc nối tiếp lần 2
- Nhận xét
- Đọc chú giải
- Nêu những từ chưa rõ nghĩa trong bài( ngoài những từ sách đã ghi chú giải)
- Hs đọc bài theo cặp
- HS đọc nối tiếp lần 3
- Nhận xét
- Dẻ cau, táu mật, trai đất, lát chun, lát hoa
- Có nhiều loại gỗ quý đang được xuôi theo dòng sông La
- Sông La rất đẹp, nước sông La trong xanh như ánh mắt, hai bên bờ có hang tre xanh mướt như đôi hàng mi,những gợn song được nước chiếu long lanh như vảy cá.
+ Không vất rác hay xác chết động vật xuống sông
+ Không phá hoại cây ở hai bên bờ sông hay phá hoại động vật dưới sông.
+ Khuyên mọi người không đánh bắt cá bừa bãi( Bằng mìn hay bằng điện)
- Những chiếc bè gỗ được ví với đàn trâu đằm mình thong thả trôi theo dòng sông.
- Cách nói ấy làm cho cảnh bè gỗ trôi trên sông them sống động
- Đoạn 2 miêu tả vẻ đẹp bình yên trên sông La- nhắc lại
- 1 Hs đọc 
+ Từ nghe ở đây có nghĩa là suy nghĩ, tưởng tượng.
+ Tác giả nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mài nhà
vì tác giả nghĩ rằng ngày mai những bè gỗ được chở về xuôi sẽ góp phần xây nên những ngôi nhà mới .
+ Nói lên tài trí, sức mạnh của con người Việt Nam trong cuộc xây dựng quê hương đất nước .
+ Tài năng , sức mạnh của con người Việt Nam trong cuộc xây dựng quê hương đất nước bất châp21 bom đạn của kẻ thù.
- HS thảo luận nhóm
- Phát biểu ý kiến
- Nhận xét
- HS nhắc lại
- Nhẹ nhàng, trìu mến
- Sâu lắng, tự hào.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ
- Trong veo, im mát, mươn mướt, thầm thì, lượn đàn thong thả, lim dim, đằm mình, long lanh.
- 1 Em đọc
- Hs đọc theo cặp
- Hs thi đọc diễn cảm- Nhận xét
- Bình chọn bạn đọc hay
- HS chọn đoạn tùy thích để học thuộc lòng
- HS thi đọc thuộc long
- Hs phát biểu

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HKI lop 4 du mon.doc