I. MỤC TIÊU
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh.Đọc diễn cảm bài văn với giọng chuyển linh hoạt.
2. Hiểu các từ ngữ: núc nác, núng thế.
Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
- KNS: tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân, hợp tác, đảm nhận trách nhiệm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
A. Mở đầu: 2 HS đọc nối bài “Bốn anh tài” tiết trước, nêu nội dung bài.
B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:- 1HS khá đọc bài, GV chia 2 đoạn.
- HS đọc nối đoạn 2 lượt, kết hợp đọc đúng các từ khó đọc; đọc liền mạch các tên riêng; giải nghĩa từ: núc nác, núng thế.
- HS quan sát tranh để nhận ra các nhân vật
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1,2 HS đọc cả bài, GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
* 6 dòng đầu. HS đọc thầm và trả lời :
+ Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ thế nào?
(Gặp một bà cụ còn sống sót. Bà cụ nấu cơm cho họ ăn, cho ngủ nhờ.)
+ Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt? (phun nước như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng, làng mạc)
Tuần 20 Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2012 Tiết 1: Tập đọc BỐN ANH TÀI (Tiếp theo) I. Mục tiêu 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh.Đọc diễn cảm bài văn với giọng chuyển linh hoạt. 2. Hiểu các từ ngữ: núc nác, núng thế. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. - KNS: tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân, hợp tác, đảm nhận trách nhiệm. III. Hoạt động dạy- học. A. Mở đầu: 2 HS đọc nối bài “Bốn anh tài” tiết trước, nêu nội dung bài. B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc:- 1HS khá đọc bài, GV chia 2 đoạn. - HS đọc nối đoạn 2 lượt, kết hợp đọc đúng các từ khó đọc; đọc liền mạch các tên riêng; giải nghĩa từ: núc nác, núng thế. - HS quan sát tranh để nhận ra các nhân vật - HS luyện đọc theo cặp. - 1,2 HS đọc cả bài, GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: * 6 dòng đầu. HS đọc thầm và trả lời : + Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ thế nào? (Gặp một bà cụ còn sống sót. Bà cụ nấu cơm cho họ ăn, cho ngủ nhờ.) + Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt? (phun nước như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng, làng mạc) * Đoạn còn lại: + Cho HS quan sát tranh kết hợp nội dung đoạn 2 để thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em Cẩu Khây chống yêu tinh theo nhóm đôi. + Gọi đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày, cả lớp nhận xét. + Trao đổi cả lớp:Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh? - GV: Họ dũng cảm, tài năng phi thường, đồng tâm hiệp lực chiến đấu nên đã thắng yêu tinh, buộc nó quy hàng. * HS nêu ý nghĩa của câu chuyên, GV kết luận ghi bảng. c.Hướng dẫn đọc diễn cảm: - 2 HS đọc nối 2 đoạn, nêu cách đọc toàn bài, GV lưu ý đoạn sau đọc hồi hộp ở đoạn đầu, gấp gáp dồn dập đoạn sau. - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm một đoạn “Cẩu Khây hé cửa...tối sầm lại.”: + HS nêu cách đọc, nêu từ ngữ cần nhấn giọng. + GV đọc mẫu. - HS luyện đọc diễn cảm đoạn đó theo nhóm đôi. - HS thi đọc trước lớp, nhận xét và bình chọn người đọc hay nhất. C. Củng cố, dặn dò: + HS nêu lại ý nghĩa bài đọc. + GV nhận xét giờ học, dặn dò. Tiết 2: Toán phân số I. Mục tiêu: Giúp HS - Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số. - Biết đọc, viết phân số. - KNS: tư duy sáng tạo III. Hoạt động dạy – học A. Kiểm tra: Chấm VBT vài HS. B.Bài mới 1. Giới thiệu phân số. * GV giới thiệuhình tròn như SGK lên bảng. Hỏi HS: + Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau? (6 phần) + Có mấy phần được tô màu? (5 phần) - GV nêu: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn. - GV giới thiệu cách viết, tên gọi và cách đọc, ý nghĩa của mẫu số và tử số. * GV giới thiệu một số hình khác, HS quan sát và viết phân số chỉ phần tô màu. * GV khái quát về đặc điểm của phân số: Phân số có tử số và mẫu số đều là số tự nhiên, tử số viết trên gạch ngang, mẫu số viết dưới gạch ngang và khác 0. 2. Thực hành. Bài 1. – HS đọc bài, nêu yêu cầu: Viết rồi đọc phân số chỉ phần đã tô màu trong mỗi hình. - HS quan sát từng hình và viết phân số vào bảng con, GV nhận xét. - HS nêu ý nghĩa của từng phân số. (Hình 1. Hình 2. Hình 3. Hình 4. Hình 5. Hình 6. ) Bài 2. – HS nêu yêu cầu: Viết theo mẫu. - HS quan sát mẫu và nêu cách viết. - 2 HS lên bảng làm 2 bảng, cả lớp làm vào vở. - Chữa bài. Bài 3. – HS nêu yêu cầu: Viết các phân số. - GV đọc từng phân số cho HS viết vào bảng con, giơ bảng và nhận xét. ( a/ b/ c/ d/ e/ ) Bài 4 – HS nêu yêu cầu: Đọc các phân số. - HS đọc theo nhóm đôi. - Đại diện một số nhóm đọc trước lớp, cả lớp nhận xét. - 1 HS nêu khái quát cách đọc phân số. C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học,dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Đạo đức kính trọng, biết ơn người lao động (Tiết 2) I. Mục tiêu: Giúp HS 1. Nhận thức rõ hơn vai trò quan trọng của người lao động. 2. Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn người lao động qua việc đóng vai xử lí tình huống. 3. Thêm yêu qúy, kính trọng người lao động. - KNS: tôn trọng giá trị sức lao động, thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động. II.Chuẩn bị: Các nhóm chuẩn bị đồ dùng sắm vai, viết hoặc vẽ người lao động. III. Hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: Tại sao phải kính trọng , biết ơn người lao động? B. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Đóng vai (Bài tập 4) - 3 HS đọc nối các tình huống trong SGK. - GV chia nhóm, giao cho mỗi nhóm thảo luận xử lí một tình huống. - Các nhóm thảo luận và phân công sắm vai. - Đại diện từng nhóm đóng vai trước lớp. - Cả lớp nhận xét: Cách cư xử với người lao động trông mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao? - HS nêu cách xử lí khác. - GV kết luận về cách xử lí phù hợp trong mỗi tình huống. 2/ Hoạt động 2. Trưng bày sản phẩm (Bài 6) - GV nêu yêu cầu bài 6. - GV giao nhiệm vụ các nhóm tập hợp và trưng bày những bài viết, hoặc tranh vẽ về người lao động. - Các nhóm làm việc. - Đại diện các nhóm dán kết quả và trình bày trước lớp . - Các nhóm khác trao đổi, nhận xét. - GV nhận xét chung. 3/ Hoạt động 3. Trò chơi (bài tập 5) - GV phổ biến cách chơi và nọi dung chơi. - HS thi đọc các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát nói về người lao động, ai đọc hoặc hát được nhiều câu, bài nhất là thắng cuộc. - GV đánh giá chung và tuyên bố người thắng cuộc. C. Củng cố, dặn dò:1 HS nêu lại phần ghi nhớ, dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Lịch sử chiến thắng chi lăng I. Mục tiêu: HS biết - Thuật lại diễn biến chiến thắng Chi Lăng, ý nghĩa của trận thắng. - Cảm phục sự thông minh, sáng tạo trong cách đánh giặc của cha ông ta qua trân Chi Lăng. - KNS: xử lý thông tin. II. Chuẩn bị: SGK, lược đồ trận Chi Lăng, ... III. Hoạt động dạy – học A. Kiểm tra: Tình hình nước ta cuối thời trần? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Các hoạt động: a/ Hoạt động 1. GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng: - Cuối 1706, quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại. - Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Lam Sơn. Năm 1418, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước. - 1426, quân Minh bị bao vây ở Đông Quan, Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn. b/ Hoạt động 2. - HS quan sát lược đồ SGK đẻ thấy khung cảnh ải Chi Lăng. - GV giới thiệu lược đồ, 1 HS lên chỉ và nhận xét địa hình ải Chi Lăng. - GV kết luận: ải Chi Lăng là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm. c/Hoạt động 3: Thảo luận nhóm bàn. - GV giới thiệu câu hỏi cho các nhóm: Câu 1: Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào? Câu 2: Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào? Câu 3. Kết quả trận đánh của quân ta ra sao? - Các nhóm nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. - Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. - Gọi 1 HS lên thuật lại diễn biến trận Chi Lăng dữa vào lược đồ. - GV nhận xét và trình bày lại diễn biến. d/ Hoạt động 4. Làm việc cả lớp. - HS nêu tài thao lược của quân ta. - HS đọc thầm đoạn cuối và nêu ý nghĩa của trận Chi Lăng. - GV nhận xét, kết luận. C. Củng cố, dặn dò: - 2 HS đọc ghi nhớ. - GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 5: Âm nhạc (GV chuyên dạy) Thư ba ngày 31 tháng 1 năm 2012 Tiết 1: Thể dục đi chuyển hướng phải, trái-Trò chơi: Thăng bằng I. Mục tiêu - Ôn đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu HS thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác. - Trò chơi “Thăng bằng”. Yêu cầu HS nắm được cách chơi, chơi tự giác, tích cực và chủ động. - KNS: thể hiện sự tự tin. II. Chuẩn bị - Phương tiện: 1 còi, kẻ sẵn vạch, dụng cụ chơi,... III. Hoạt động dạy – học Phần mở đầu (7 phút) - GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học. - HS chạy chậm theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên trên sân. - Đứng tại chỗ xoay các khớp để khởi động. - Tập bài thể dục 1 lần (4 x 8 nhịp) - Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”. B. Phần cơ bản (20 phút) 1. Đội hình đội ngũ và bài tập RLTTCB. (14 phút) * Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 2 – 4 hàng dọc. Cả lớp tập do cán sự chỉ huy. GV bao quát, nhắc nhở, sửa sai cho HS. * Ôn đi chuyển hướng phải, trái: HS ôn tập theo từng tổ, tổ trưởng điều khiển, GV bao quát chung và giúp đỡ những em thực hiện chưa đúng. * Từng tổ trình diễn: Thi đua tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều và đi chuyển hướng phải, trái. 3. Trò chơi “Thăng bằng” (6 phút) - GV nêu tên trò chơi, cho HS nhắc lại cách chơi và luật chơi. - Cho HS khởi động lại các khớp. - Điều khiển để HS chơi. - GV nhận xét chung. C. Phần kết thúc (5 phút). - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát theo 4 hàng dọc -HS đi theo vòng tròn quanh sân tập, vừa đi vừa hít thở sâu. - GV cùng HS hệ thống bài - GV nhận xét đánh giá ,dặn HS ôn động tác đi đều. Tiết 2: Chính tả Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp I. Mục đích yêu cầu Nghe và viết đúng chính tả, trình bày bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp. Phân biệt các tiếng có âm vần dễ lẫn - KNS: tự nhận thức xác định giá trị cá nhân. II. Các hoạt động dạy - học. A. Kiểm tra bài cũ 2-3 hs viết bảng lớp, dới lớp viết vào giấy nháp các từ: sinh sản, sắp xếp Gv nhận xét B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài Gv nêu mục đích yêu cầu giờ học 2. Hớng dẵn hs nghe viết Gv đọc toàn bài chính tả, hs theo dõi sgk Hs đọc thầm lại đoạn văn. Gv nhắc các em chú ý cách trình bày viết nhanh ra nháp để ghi nhớ cách viết những tên riêng nớc ngoài, những chữ số, những từ ngữ dẽ viết sai. VD: nẹp sát, rất xóc, cao su, suýt ngã, lốp, săm, Gv đọc cho hs viết bài Gv đọc cho hs soát lỗi Gv chấm chữa 7-10 bài , từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau. Gv nêu nhận xét chung 3. Hớng dẵn hs làm bài tập chính tả Bài 2: Gv nêu yêu cầu của bài, chọn bài cho hs Hs đọc thầm khổ thơ làm bài vào vở bài tập Gv dán 3-4 tờ phiếu mời 3-4 hs lên thi điền nhanh âm đầu hoặc vần thích hợp vào chỗ trống Từng em đọc kết quả , lớp và gv nhận xét 2-3 hs thi đọc thuộc khổ thơ hoặc cả thành ngữ Bài 3: Gv nêu yêu cầu của bài, chon bài tập cho hs Hớng dẵn hs quan sát tranh minh hoạ để hiểu thêm nội dung mẩu chuyện Các hoạt động tiếp theo tơng tự bài tập 2 a, trí chẳng trình Tính khôi hài của truyện: Nhà bác học đãng trí tới mức phả ... ẩn bầu không khí. - Có ý thức giữ gìn bầu không khí. - KNS: tìm kiếm và xử lý thông tin, xác định giá trị bản thân, trình bày tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch, lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường không khí. III. Hoạt động dạy – học A. Kiểm tra: Nêu các cấp của gió? B. Bài mới: *Giới thiệu bài. 1. Hoạt động 1. Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch. - Yêu cầu HS: Quan sát hình trang 78, 79 SGK theo nhóm đôi, chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch, hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm. - Một số HS trình bày kết quả và giải thích. - GV kết luận: Hình 2: nơi có không khí sạch, cây cối xanh tươi, không gian thoáng đãng, ... Hình 1, 3, 4: không khí bị nhiễm bẩn. - Không khí sạch là thế nào? Không khí bị nhiễm bẩn là thế nào? - GV kết luận về cách đánh giá bầu không khí sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị; chứa bụi, vi khuẩn với tỉ lệ thấp, không hại đến sức khỏe con người. 2. Hoạt động 2. Tìm hiểu về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. - HS thảo luận theo nhóm bàn: + Nêu những nguyên nhân làm ô nhiễm không khí? + Nêu tác hại của không khí bị ô nhiễm? - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm: Do bụi, do khí độc. * 2 HS đọc mục “Bạn cần biết”. * Liên hệ: - Không khí ở địa phương em có bị ô nhiễm không? - Ô nhiễm ở mức độ nào? - Nguyên nhân nào làm cho không khí ở địa phương em bị ô nhiễm? C. Củng cố, dặn dò: - 1 HS nêu lại nội dung mục “Bạn cần biết”. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 5: Kĩ thuật Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa I. Mục tiêu Hs biết đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ thờng dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. Biết sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản. Có ý thức giữ gìn, bảo quản và đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gieo trồng rau, hoa. - KNS: hợp tác. II. Các hoạt động dạy - học. A. Kiểm tra bài cũ Em hãy nêu ích lợi của việc trồng rau, hoa.? Gv nhận xét B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Gv hướng dẵn hs tìm hiểu về những vật liệu chủ yếu đợc sử dụng khi gieo trồng rau, hoa. Hớng dẵn hs đọc nội dung 1 trong sgk ? Nêu tên, tác dụng của những vật liệu cần thiết đợc sử dụng khi trồng rau, hoa. Gv yêu cầu hs trả lời các câu hỏi trong sgk Gv nhận xét bổ sung chốt ý đúng. 3. Hoạt động 2: Gv hớng dẵn hs tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng Gv hớng dẵn hs đọc mục 2 trong sgk và yêu cầu hs trả lời các câu hỏi về đặc điểm hình dạng, cấu tạo, cách sử dụng một số dụng cụ trờng dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. Sau đó nhận xét và giới thiệu từng dụng cụ. VD: + Tên dụng cụ: Cái cuốc. + Cấu tạo: Có hai bộ phậnlàlỡi và cán cuốc. + Cách sử dụng: Một tay cầm giữa cán, không cầm gần lỡi cuốc quá (vì nh thế sẽ khó cuốc), tay kia cầm gần đuôi cán Đối với mỗi loại dụng cụ gv yêu cầu hoặc gợi ý để hs vận dụng hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi ở từng mục trong bài Gv nhắc nhở hs phải thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn lao động khi sử dụng các dụng cụ lao động. Gv bổ sung: Các công cụ khác nh: máy cày, máy tuốt, giúp cho công việc nhẹ nhàng hơn, nhanh hơn, năng xuất hơn. Gv tóm tắt nội dung chính của bài học 4. Củng cố dặn dò. Gv nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau Thứ sáu ngày 03 tháng 1 năm 2012 Tiết 1: Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Sức khỏe I. Mục tiêu 1. Mở rộng vốn từ của HS thuộc chủ điểm sức khỏe của HS. Biết sử dụng các từ ngữ đã học vào đặt câu và chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực. 2. Hiểu nghĩa và biết sử dụng một số câu thành ngữ, tục ngữ liên quan đến chủ điểm. - KNS: tư duy sáng tạo. III. Hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: 1 HS đọc lại đoạn văn đã viết ở bài 3 tiết trước. B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài. 2/ Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1. – HS đọc và nêu yêu cầu bài tập. - HS trao đổi theo nhóm đôi tìm các từ phù hợp cho từng nhóm. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. GV và HS nhận xét, bổ sung: a/ Từ ngữ chỉ hoạt động có lợi cho sức khỏe: tập luyện, đi bộ, chạy, du lịch, ... b/ Từ ngữ chỉ đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh: lực lưỡng, săn chắc, cường tráng, dẻo dai, ... Bài 2. – HS nêu yêu cầu: Kể tên các môn thể thao mà em biết. - HS nối tiếp kể tên. - GV nhận xét, ghi bảng và bổ sung: Ví dụ: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, nhảy cao, nhảy xa, cờ vua, cờ tướng, Bài 3. – HS đọc bài và nêu yêu cầu của bài: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống hoàn chỉnh các câu thành ngữ. - 1HS đọc các câu thành ngữ. - GV gợi ý HS : Đây là các câu thành ngữ so sánh. - HS suy nghĩ, chọn từ ngữ thích hợp và nêu kết quả. - GV và HS nhận xét. a/ Khỏe như voi. (hoặc: trâu, hùm) b/ Nhanh như cắt. (hoặc: gió, chớp, điện, ...) Bài 4. – 1 HS đọc câu tục ngữ. - GV gợi ý: + Người “không ăn không ngủ” là người thế nào? + “Không ăn không ngủ” được khổ như thế nào? + Người “Ăn được ngủ được” là người như thế nào? + Vậy câu tục ngữ nói lên điều gì? - GV giúp HS hiểu nghĩa: Ăn được ngủ được nghĩa là có sức khỏe tốt. Có sức khỏe tôt sung sướng chẳng kém gì tiên. C. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Toán phân số bằng nhau I. Mục tiêu: Giúp HS - Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số. - Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của hai phân số. - KNS: thể hiện sự tự tin. III. Hoạt động dạy – học A. Kiểm tra: Viết thương dưới dạng phân số: 3 : 7; 12 : 3; 1 : 9 B.Bài mới 1. Nội dung. *- GV nêu ví dụ như SGK, gắn mô hình 2 băng giấy lên bảng. - Nêu phân số chỉ phần tô màu của từng băng giấy? (băng giấy thứ nhất: tô màu 3/4 băng giấy; băng giấy thứ hai: tô màu 6/8 băng giấy) - GV: So sánh 3/4 băng giấy và 6/8 băng giấy? - HS quan sát 2 băng giấy và trả lời: 3/4 băng giấy = 6/8 băng giấy - So sánh 3/4 và 6/8? (3/4 = 6/8) - Làm thế nào để từ phân số 3/4 có thể thành phân số 6/8? Làm thế nào để từ phân số 6/8 có thể thành phân số 3/4? - HS trả lời, GV kết luận ghi bảng: - Khi nào ta tìm được một phân số bằng phân số đã cho? * GV kết luận và giới thiệu đó là tính chất cơ bản của phân số. - Cho HS nhắc lại tính chất và nêu ví dụ. 2. Thực hành. Bài 1. – HS đọc bài, nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào ô trống. - HS tự làm vào vở, 1 HS lên viết trên bảng. - Chữa bài, nêu cách điền vào một số ô trống. Bài 2. – HS đọc bài và nêu yêu cầu Tính rồi so sánh kết quả. - HS tính và so sánh theo 2 dãy, 2 HS lên bảng tính. - HS so sánh: a/ 18 : 3 = (18 x 4) : (3 x 4) b/ 81 : 9 = (81 : 3) : (9 : 3) - Nếu nhân hoặc chia số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì giá trị của thương thế nào? - GV kết luận. Bài 3. – HS nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào ô trống.. - HS tự làm vào vở, 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét, cho HS giải thích. a/ b/ C. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Tập làm văn luyện tập giới thiệu địa phương I. Mục tiêu: Giúp HS 1. Nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn “Nét mới ở Vĩnh Sơn”. 2. Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống. 3. Có ý thức hơn đối với việc xây dựng, bảo vệ quê hương. - KNS: thu thập xử lý thông tin, thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẻ, bình luận. II. Chuẩn bị: SGK, tranh ảnh sưu tầm về đổi mới của quê hương, ... III. Hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: GV nhận xét kết quả và trả bài kiểm tra. B. Bài mới: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1. – HS đọc và nêu yêu cầu của bài. - HS đọc thầm bài “Nét mới ở Vĩnh Sơn”, trả lời câu hỏi: + Bài văn giới thiệu những đổi mới ở địa phương nào? (xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạch...) + Kể lại những nét đổi mới nói trên? - Vài HS thi kể lại những nét đổi mới ở Vĩnh Sơn. - Bình chọn người giới thiệu tự nhiên, sinh động nhất. Bài 2. – HS đọc bài và nêu yêu cầu: Kể về những đổi mới ở xóm làng của em. - HS nêu những đổi mới của làng xóm, xã em. (Ví dụ: làm đường bê tông, trường học cao tầng, xây nhà văn hóa, sửa sang chùa chiền, sân bóng mới, nhiều nhà cao tầng mọc lên, ... ) - HS nối tiếp nhau nói nội dung mình muốn giới thiệu. - HS thực hành giới thiệu theo nhóm 4. - Đại diện từng nhóm thi giới thiệu trước lớp. - Bình chọn người giới thiệu tự nhiên, chân thực, hấp dẫn nhất. C. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS trân trọng, bảo vệ những đổi mới của quê hương, có những việc làm cụ thể góp phần xây dựng làng xóm quê hương. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Tiếng Anh (GV chuyên dạy) Tiết 5: Khoa học bảo vệ bầu không khí trong sạch I. Mục tiêu: HS biết - Nêu được những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch. - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch. - Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch. - KNS: tìm kiếm và xử lý thông tin, xác định giá trị bản thân, trình bày tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch, lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường không khí III. Hoạt động dạy – học A. Kiểm tra: Nêu nguyên nhân nuứơc bị ô nhiễm? B. Bài mới: *Giới thiệu bài. 1. Hoạt động 1. Tìm hiểu biện pháp bảo vệ bầu không khí sạch. - Yêu cầu HS: Quan sát hình trang 80, 81 SGK theo nhóm đôi, chỉ ra việc làm ở hình nào là nên, không nên để bảo vệ bầu không khí trong sạch. - HS thực hiện theo nhóm đôi. - Một số HS trình bày kết quả và giải thích. - GV kết luận và ghi bảng theo 2 cột. * Liên hệ: Em, gia đình, địa phương đã làm được những gì để bảo vệ bầu không khí? * Nên có những biện pháp gì để chống ô nhiễm không khí? ( + Thu gom, xử lí rác, phân hợp lí. + Giảm lượng khí thải độc hại, ... + Trồng nhiều cây xanh.) 2. Hoạt động 2. Vẽ tranh cổ động. - GV chia lớp thành 8 nhóm, cử nhóm trưởng. - GV nêu nhiệm vụ: + Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí. + Vẽ tranh tuyên truyền cổ động mọi ngưòi cùng bảo vệ bầu không khí. - Các nhóm thảo luận và thực hành theo sự điều khiển của nhóm trưởng. - Đại diên các nhóm đoạc cam kết và trưng bày, nêu ý tưởng tranh. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV đánh giá và tuyên dương. * 2 HS đọc mục “Bạn cần biết”. C. Củng cố, dặn dò: - 1 HS nêu lại nội dung mục “Bạn cần biết”. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Ngày 30 tháng 1 năm 2012 BGH ký duyệt
Tài liệu đính kèm: