Giáo án Lớp 4 (Sáng) - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Đức

Giáo án Lớp 4 (Sáng) - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Đức

I. Mục đích yêu cầu

1. Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài, đọc rành mạch các số chỉ ngày tháng năm.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài : Hiểu ý nghĩa của bài.

II. Hoạt động dạy - học

A) Kiểm tra bài cũ : HS đọc thuộc lòng bài : “Trăng ơi từ đâu đến”

B) Bài mới :

1. Giới thiệu bài :

2. luyện đọc và tìm hiểu bài.

 a. Luyện đọc :

- GV chia đoạn : 6 đoạn.

- HS đọc nối tiếp 6 đoạn 2 lần.

- GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho các em , giúp các em hiểu nghĩa của những từ ngữ được chú giải cuối bài.

- HS luyện đọc theo cặp.

- 2 HS đọc bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

 b. Tìm hiểu bài :

- Gợi ý trả lời các câu hỏi:

 ? Ma – gien – lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ?

 ? Hạm đội của Ma – gien – lăng đã đi theo hành trình nào ?

 ? Đoàn thám hiểm của Ma – gien – lăng đã đạt được những kết quả gì ?

 Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm.

 c. Hướng dẫn đọc diễn cảm.

- 3 HS tiếp nối nhau đọc 6 đoạn của bài. GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung của bài theo gợi ý ở phần luyện đọc.

- GV hướng dẫn đọc diễn cảm 1 đoạn :

“Vượt đại tây dương . được tinh thần”

3. Củng cố, dặn dò :

 

doc 22 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 927Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 (Sáng) - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 (09-13/04/2012)
Thứ hai ngày 09 tháng 04 năm 2012
Tiết 1 : Tập đọc
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
Mục đích yêu cầu 
Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài, đọc rành mạch các số chỉ ngày tháng năm.
Hiểu các từ ngữ trong bài : Hiểu ý nghĩa của bài.
Hoạt động dạy - học 
A) Kiểm tra bài cũ : HS đọc thuộc lòng bài : “Trăng ơi từ đâu đến”
B) Bài mới :
Giới thiệu bài : 
luyện đọc và tìm hiểu bài.
	a. Luyện đọc :
GV chia đoạn : 6 đoạn.
HS đọc nối tiếp 6 đoạn 2 lần.
 GV	kết hợp sửa lỗi phát âm cho các em , giúp các em hiểu nghĩa của những từ ngữ được chú giải cuối bài.
HS luyện đọc theo cặp.
2 HS đọc bài.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
	b. Tìm hiểu bài : 
Gợi ý trả lời các câu hỏi:
	? Ma – gien – lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ?
	? Hạm đội của Ma – gien – lăng đã đi theo hành trình nào ?
	? Đoàn thám hiểm của Ma – gien – lăng đã đạt được những kết quả gì ?
	Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm.
	c. Hướng dẫn đọc diễn cảm.
3 HS tiếp nối nhau đọc 6 đoạn của bài. GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung của bài theo gợi ý ở phần luyện đọc.
GV hướng dẫn đọc diễn cảm 1 đoạn :
“Vượt đại tây dương ..... được tinh thần”
Củng cố, dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 : Toán
Luyện tập chung
Mục tiêu
Giúp HS ôn tập, củng cố hoặc tự kiểm tra :
Củng cố khái niệm ban đầu về phân số,các phép tính về phân số, tìm phân số của một số.
Giải toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số đó; tính diện tích hình bình hành.
Luyện kĩ năng làm bài và trình bày bài tập ứng dụng.
Rèn tính cẩn thận, chính xác,...
Đồ dùng 
SGK, vở, giấy nháp, bút, mực...
Các hoạt động dạy học chủ yếu 
A/ Kiểm tra bài cũ 
? Nêu tính chất cơ bản của phân số? Cho ví dụ minh hoạ?
Nhận xét, đánh giá.
B/ Thực hành – Luyện tập 
	GV tổ chức cho HS làm bài và chữa bài.
*Bài 1: HS đọc yêu cầu.
GV yêu cầu HS đọc kĩ từng phần của bài và tự làm bài.
2 HS trình bày bài làm trên bảng. Lớp nhận xét, chữa bài.
VD : e) 
 Củng cố cách cộng, trừ, nhân, chia phân số và thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
*Bài 2 : 
HS đọc yêu cầu của đề bài.
? Dạng toán nào?
? Nêu cách tìm phân số của một số?
Gọi 1 HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở.
Nhận xét, chữa bài.
Bài giải:
 Chiều cao của hình bình hành là:
	18 ´ = 10 ( cm )
 Diện tích của hình bình hành là:
	18 ´ 10 = 180 ( cm2 )
	Đáp số: 180 cm2.
*Bài 3, 4 , 5: 
Cho HS tự làm bài vào vở. Chữa bài.
Nêu miệng nhận xét, chữa bài.
*Bài 5 : Khoanh vào ý B vì hình H cho biết số ô vuông được tô màu.
C/Hoạt động nối tiếp : Củng cố dặn dò.
? Nêu cách cộng, trừ, nhân, chia phân số? 
? Thế nào là phân số tối giản?
Nhận xét giờ học.
 Nhắc nhở HS học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 : Đạo đức
Bảo vệ môi trường (tiết 1)
Mục tiêu 
Hiểu : Con người phải sống thân thiện với môi trường, có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch.
Biết bảo vệ và gìn giữ môi trường.
Đồng tình ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.
Hoạt động dạy - học 
Hoạt động 1: Trao đổi ý kiến (động não)
? Em đã nhận được gì từ môi trường ?
HS trả lời.
GV : Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống con người vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (thông tin)
GV chia nhóm , yêu cầu HS thảo luận các sự kiện đã nêu trong SGK.
Đại diện nhóm trình bày.
GV kết luận :
Đất bị sói mòn.
Dầu đổ vào đại dương
Rừng bị thu hẹp
GV yêu cầu HS đọc và ghi nhớ 3 lần.
Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân. 
GV giao nhiệm vụ cho HS làm BT 1.
HS bày tỏ ý kiến, đánh giá.
GV mời 1 số HS giải thích.
GV kết luận.
Hoạt động nối tiếp :
Tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường.
_____________________________
Tiết 4 : Lịch sử: 
Những chính sách về kinh tế và văn hoá 
của vua quang trung
 I. Mục tiêu
 Học xong , bài này HS biết 
Kể một số chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung.
Nêu tác dụng của các chính sách .
II. Hoạt động dạy học 
 Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm
GV trình bày tóm tắt tình hình nên kinh tế đất nước thời Trịnh – Nguyễn.
GV phân nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận. Vấn đề : Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế nội dung và tác dụng của các chính sách đó.
HS thảo luận nhóm và báo cáo kết quả làm việc.
GV kết luận.
 Hoạt động 2 : làm việc cả lớp : 
- GV trình bày việc vua Quang Trung coi trọng chữ Nôm, ban bố chiếu lập học.
	? Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm.
	? Em hiểu câu “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” như thế nào ?
- GV kết luận :
+ Chữ Nôm là chữ của dân tộc vua Quang Trung đề cao chữ Nôm là đề cao tinh thần dân tộc.
+ Đất nước muốn phát triển cần phải đề cao dân trí, coi trọng việc học hành.
Hoạt động 3 : làm việc cả lớp 
- GV trình bày sự dang dở của việc mà vua Quang Trung đang tiến hành và tình cảm của người đời sau đối với ông.
 Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét giờ học.
Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5. Âm nhạc
(GV chuyên dạy)
________________________________________________________________
Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2012
Tiết 1. Thể dục.
(GV chuyên dạy)
Tiết 2 : Chính tả
đường đi sa pa
Mục tiêu 
Nhớ viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn đã học thuộc lòng trong bài Đường đi Sa Pa.
Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn : d / r / gi.
Hoạt động dạy - học 
A) Kiểm tra bài cũ 
B) Bài mới 
Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC của tiết học.
Hướng dẫn HS nhớ viết chính tả.
GV nêu yêu cầu của bài.
Một HS đọc thuộc lòng bài thơ, văn cần viết. Lớp theo dõi.
HS đọc thầm đoạn văn, lưu ý cách trình bày và các hiện tượng chính tả.
HS viết chính tả.
GV chấm và chữa bài.
Bài tập :
Bài 2 : lựa chọn.
GV nêu yêu cầu.
HS trao đổi theo nhóm.
HS làm bài vào vở BT. Nêu kết quả, lớp nhận xét.
Bài 3 : Lựa chọn : thực hiện tương tự BT 2
Củng cố dặn dò : 
Nhận xét tiết học. 
Yêu cầu HS hoàn thiện vở BT. 
____________________________
Tiết 3 : Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ du lịch – thám hiểm
Mục đích yêu cầu 
Tiếp tục mở rộng vốn từ về du lịch – thám hiểm.
Biết viết đoạn văn về hoạt động du lịch hay thám hiểm có sử dụng những từ ngữ tìm được.
Hoạt động dạy - học 
A) Kiểm tra bài cũ :
B) Hướng dẫn HS làm BT.
Bài 1 :
HS đọc yêu cầu.
HS thảo luận nhóm : tìm từ.
Các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung.
Bài 2 : Hướng dẫn tương tự bài 1.
Bài 3 : 
HS đọc yêu cầu.
HS tự làm bài và đọc trước lớp, lớp nhận xét rút kinh nghiệm. GV cho điểm 1 số đoạn.
 C ) Củng cố, dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 4. Tiếng Anh.
(GV chuyên dạy)
Tiết 5 : Toán
Tỉ lệ bản đồ
Mục tiêu
Giúp HS :
Bước đầu nhận biết ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì.
Biết đọc số liệu trên bản đồ.
Luyện kĩ năng làm bài và trình bày bài tập ứng dụng. 
Đồ dùng 
SGK, vở, giấy nháp, bút, mực...
Các hoạt động dạy học chủ yếu 
A/ Kiểm tra bài cũ 
? Nêu cách cộng, từ, nhân, chia phân số?
? Cách quy đồng mẫu số hai phân số?
Nhận xét, đánh giá. 
B/ Bài mới 
Giới thiệu tỉ lệ bản đồ:
GV cho HS xem một số bản đồ, chẳng hạn: Bản đồ Việt Nam có tỉ lệ: 1 : 10 000 000 và nói: “ Các tỉ lệ 10 000 000, 500 000,... ghi trên bản đồ gọi là tỉ lệ bản đồ”
Tỉ lệ bản đồ: 1 : 10 000 000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần. Chẳng hạn: Độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 10 000 000 cm hay 100km.
Tỉ lệ trên bản đồ 1 : 10 000 000 có thể viết dưới dạng phân số , tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ, mẫu số cho 
Rút ra kết luận trong SGK, cho HS nhắc lại nhiều lần.
Thực hành – Luyện tập:
*Bài 1: HS đọc yêu cầu.
? Bài yêu cầu gì? 
Gọi HS nêu câu trả lời, nhận xét.
Chẳng hạn: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1 000, độ dài 1 mm ứng với độ dài thật là 1000mm, độ dài 1cm ứng với độ dài thật là 1000cm,...
Nhận xét chữa bài.
*Bài 2 : 
HS đọc đề bài.
? Bài yêu cầu gì ? 
 HS tự làm bài– Chữa bài.
Cho HS nhắc lại.
*Bài 3 : HS đọc yêu cầu của bài. HS làm bài – Chữa bài.
10000m là sai vì chưa đúng tên đơn vị.
1000dm đúng vì 1dm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 1000dm.
1000cm là sai.
1km là đúng.
C/ Hoạt động nối tiếp : Củng cố dặn dò.
 ? Nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ ?
Nhắc nhở HS học bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2012
Tiết 1 : Toán
ứng dụng của tỉ lệ bản đồ 
Mục tiêu 
Giúp HS:
Từ độ dài thu nhỏ và tỉ lệ của bản đồ cho trước biết cách tính độ dài thật trên mặt đất.
Rèn kĩ năng vận dụng làm và trình bày bài về tỉ lệ bản đồ.
Luyện trí nhớ, tính cẩn thận, chính xác....
Đồ dùng 
SGK, vở, giấy nháp, bút, mực...
Các hoạt động dạy học chủ yếu 
A/ Kiểm tra bài cũ 
 ? Tỉ lệ ở góc bản đồ cho ta biết điều gì?
 Nhận xét, đánh giá. 
B/ Bài mới 
1.GV giới thiệu bài toán số 1:
Cho HS đọc đề bài toán.
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
? Độ dài thu nhỏ trên bản đồ Ađ B là bao nhiêu?
? Bản đồ trường mầm non xã Thắng lợi vẽ theo tỉ lệ nào?
? 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu cm?
? 2cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu cm?
HS nêu cách trình bày bài giải như SGK, nhận xét.
2.Giới thiệu bài toán 2.
 Thực hành tương tự như bài 1.
Lưu ý HS : Độ dài thu nhỏ phải cùng đơn vị độ dài thật.
Rút ra cách tìm độ dài thực tế dựa vào tỉ lệ và độ dài bản đồ.
HS nhắc lại nhiều lần.
Thực hành – Luyện tập:
*Bài 1: HS đọc yêu cầu.
 ? Bài yêu cầu gì? 
GV treo bảng phụ lên bảng.
Gọi 1 HS lên bảng làm bài dưới lớp làm vào vở.
Nhận xét chữa bài.
? Nêu cách tính?
 *Bài 2 : 
HS đọc đề bài.
? Bài yêu cầu gì ? Bản đồ vẽ theo tỉ lệ nào?
? Chiều dài phòng học thu nhỏ trên bản đồ là bao nhiêu?
? Bài toán hỏi gì?
HS nêu cách giải, trình bày bài vào vở.
1 em lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
Nhận xét, chữa bài.
*Bài 3 : HS đọc yêu cầu của bài. HS làm bài – Chữa bài.
	Bài giải:
	Quãng đường TP Hồ Chí Minh đến Quy Nhơn dài là:
	27 ´ 2 500 000 = 67 500 000 ( cm )
 = 675 km.
C/Hoạt động nối tiếp : Củng cố dặn dò.
 ? Nêu cách tính độ dài thực tế dựa vào số liệu trên bản đồ?
Nhắc nhở HS học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 : Tập đọc
Dòng sông mặc áo
Mục đích yêu cầu 
Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, dịu dàng và dí dỏm thể hiện niềm vui, sự bất ngờ của tác giả khi phát hiện ra sự đổi khác muôn màu của dòng sông quê hương.
Hiểu các từ ngữ trong bài : Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
Học t ... S nêu cách giải, trình bày bài vào vở.
1 em lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
Nhận xét, chữa bài.
Đáp số: 12 cm.
*Bài 3 : HS đọc yêu cầu của bài. HS làm bài – Chữa bài.
	 Bài giải 
	10 m = 1000cm
	15 m = 1500 cm.
Chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ là:
1500 : 500 = 3 ( cm )
	Chiều rộng hình chữ nhật trên bản đồ là:
	1000 : 500 = 2 ( cm ).
C/Hoạt động nối tiếp
 Củng cố dặn dò :
 ? Nêu cách tính độ dài bản đồ dựa vào số liệu trên bản đồ?
Nhắc nhở HS học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 : Tập làm văn
Luyện tập quan sát con vật
Mục đích, yêu cầu 
Biết quan sát và chọn lọc những chi tiết để miêu tả con vật.
Biết tìm những từ ngữ miêu tả phù hợp làm nổi bật ngoại hình, hành động của con vật.
Hoạt động dạy - học 
A) Kiểm tra bài cũ 
B) Bài mới 
Giới thiệu bài : GV ghi tên bài lên bảng.
Hướng dẫn quan sát. 
Bài tập 1,2 : 
HS đọc nội dung bài và trả lời các câu hỏi.
Những bộ phận được quan sát miêu tả?
Những câu miêu tả em cho là hay ?
Bài tập 3 : 
HS đọc yêu cầu của bài.
GV kiểm tra kết quả quan sát ngoại hình, hành động của con mèo, con chó đã dặn ở tiết trước.
Gv treo tranh ảnh chó, mèo lên bảng nhắc các em chú ý trình tự thực hiện BT:
Viết kết quả quan sát các đặc điểm ngoại hình của con vật.
Tả (miệng) các đặc điểm ngoại hình của con vật.
Ghi lại kết quả quan sát vắn tắt vào vở.
HS làm bài tập.
GV nhận xét bổ sung.
Bài 4 : 
HS đọc yêu cầu.
GV nhắc yêu cầu.
HS làm bài cá nhân, tiếp nối nhau phát biểu. GV nhận xét khen ngợi HS biết miêu tả sinh động HĐ của con vật.
3. Củng cố, dặn dò :
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết lại vào vở 2 đoạn văn miêu tả.
Chuẩn bị bài giờ sau.
Tiết 3. Thể dục
(GV chuyên dạy)
Tiết 4 : Khoa học
Nhu cầu chất khoáng của thực vật
Mục tiêu 
Sau bài học HS :
Kể ra vai trò của các chất khoáng đối với đời sống thực vật.
Trình bày nhu cầu về các chất khoáng của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt.
Biết vận dụng bài học vào trong cuộc sống.
Đồ dùng 
Tranh vẽ phóng to hình a; b; c; d trang 118.
Các hoạt động dạy học chủ yếu 
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của các chất khoáng đối với thực vật.
HS làm việc theo nhóm, quan sát các hình trang 118 – SGK ghi lại kết quả thảo luận.
GV gắn tranh lên bảng cho HS quan sát.
Giới thiệu kết quả của từng nhóm trước lớp. 
? Các cây cà chua b; c; d thiếu các chất khoáng gì? Kết quả ra sao?
? Trong số các cây cà chua a; b; c; d cây nào phát triển tốt nhất? Giải thích tại sao? Điều đó rút ra kết luận gì?
? Cây cà chua nào phát triển kém nhất? Tại sao? Điều đó rút ra kết luận gì?
Các nhóm nhận xét, bổ sung.
 ị GV kết luận: Theo mục bạn cần biết trong SGK.
 Cho HS nhắc lại nhiều lần.
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu nhu cầu các chất khoáng của thực vật.
GV phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu:
+ Đọc mục bạn cần biết trong SGK.
+ Làm bài tập ghi trong phiếu.
HS làm việc theo nhóm.
HS báo cáo kết quả.
GV chữa bài và kết luận:
+ Các loại cây khác nhau có nhu cầu về chất khoáng khác nhau với liều lượng khác nhau.
+ Cùng một cây, ở những giai đoạn khác nhau, có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
+ Biết nhu cầu về chất khoáng của từng loại cây, của từng giai đoạn phát triển của cây sẽ giúp nhà nông bón phân đúng liều lượng, đúng cách để được thu hoạch cao.
*Hoạt động nối tiếp : Củng cố dặn dò.
	? Nêu nội dung cần ghi nhớ?
	? Nêu cách bón chất khoáng cho cây trong từng giai đoạn phát triển của cây?
 Nhắc nhở HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
“ Nhu cầu không khí của thực vật”. 
____________________________
Tiết 5 : Kĩ thuật
Lắp xe nôi (tiết 2)
Mục đích, yêu cầu 
HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
Lắp được được từng bộ phận và lắp xe nôi đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
Rèn tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác tháo, lắp xe nôi.
Hoạt động dạy - học 
Giới thiệu bài : 
Hoạt động 3 : HS thực hành lắp xe nôi
a. HS chọn chi tiết.
HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp.
GV kiểm tra và giúp đỡ HS chọn đúng và đủ chi tiết để lắp xe nôi.
b. Lắp từng bộ phận : 
1 HS đọc phần ghi nhớ , HS khác góp ý bổ sung.
GV yêu cầu các em quan sát kĩ hình cũng như nội dung các bước lắp xe nôi.
GV lưu ý các em 1 số điểm sau: 
Vị trí trong, ngoài của các thanh.
Lắp các thanh chữ U dài vào đúng hàng lỗ trên tấm lớn.
Vị trí tấm nhỏ với tấm chữ U khi lắp thành xe và mui xe.
c. Lắp giáp xe nôi :
GV nhắc HS phải lắp theo quy trình trong SGK và chú ý vặn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch.
GV yêu cầu HS khi lắp giáp xong phải kiểm tra sự chuyển động của xe.
HS thực hành, GV quan sát uốn nắn và chỉnh sửa cho các em.
Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập :
GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành.
HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
Củng cố, dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 13 tháng 04 năm 2012
Tiết 1 : Luyện từ và câu
Câu cảm
Mục đích, yêu cầu 
HS nắm chắc được cấu tạo và tác dụng của câu cảm, nhận diện được câu cảm.
Biết sử dụng câu cảm
Hoạt động dạy - học 
A) Kiểm tra bài cũ 
B) Bài mới :
Giới thiệu bài.
Phần nhận xét.
3 HS nối tiếp nhau đọc các BT 1, 2, 3.
HS suy nghĩ trả lời từng câu hỏi.
GV nhận xét kết luận.
Phần ghi nhớ :
3 HS đọc nội dung cần ghi nhớ SGK.
Gv yêu cầu HS đọc thuộc lòng nội dung cần ghi nhớ.
Phần luyện tập.
Bài 1 :
HS đọc nội dung BT1 : Làm bài vào vở.
HS nêu kết quả, lớp nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 2 : Hướng dẫn tương tự bài 1.
Bài 3 : 
HS đọc yêu cầu của BT.
GV nhắc HS : 
Cần nói cảm xúc bộc lộ trong mỗi câu cảm.
Có thể nêu thêm tình huống nói những câu đó.
HS suy nghĩ phát biểu ý kiến.
5. củng cố, dặn dò :
Nhận xét giờ học.
Dăn HS chuẩn bị bài giờ sau.
Hoàn thiện vở BT ở nhà.
Tiết 2 : Toán
Thực hành
Mục tiêu : Giúp HS :
Xác định vị trí Huế trên bản đồ Việt Nam.
Giải thích được vì sao Huế được gọi là cố đô và ở Huế du lịch lại phát triển.
Tự hào về thành phố Huế (được công nhận là di sản văn hoá thế giới từ năm 1993.)
Đồ dùng 
Thước đo ...
Các hoạt động dạy học chủ yếu 
A/ Kiểm tra bài cũ 
? Nêu cách tính độ dài bản đồ dựa vào số liệu trên bản đồ?
 Nhận xét, đánh giá.
B/ Thực hành luyện tập 
Hướng dẫn thực hành tại lớp 
Phần lí thuyết: Hướng dẫn HS cách đo độ dài đoạn thẳng và xác định ở điểm thẳng hàng trên mặt đất như SGK.
Thực hành ngoài lớp:
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ .
Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Mỗi nhóm thực hành 1 hoạt động khác nhau.
*Bài 1 : Cho HS đọc yêu cầu của đề bài.
	Thực hành đo độ dài. Giao việc:
+ 1 nhóm đo chiều dài lớp học.
+ 1 Nhóm đo chiều rộng lớp học.
+ 1 nhóm đo khoảng cách 2 cây ở sân trường.
HS thực hành, ghi kết quả ra giấy.
GV kiểm tra kết, nhận xét.
*Bài 2 : Cho HS tập ước lượng độ dài.
	Cho HS làm bài theo hướng dẫn SGK: Mỗi em tập ước lượng 10 bước đi xem được khoảng cách mấy mét?
	Dùng thước đo kiểm tra lại.
C/Hoạt động nối tiếp Củng cố dặn dò.
Nhận xét giờ học.
Nhắc nhở HS học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 : Tập làm văn
điền vào giấy tờ in sẵn
Mục đích, yêu cầu 
Biết điền đúng và chỗ trống trong giấy tờ in sẵn.
Biết tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng.
Hoạt động dạy - học 
A) Kiểm tra bài cũ 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Nhận xét. 
B) Bài mới 
Giới thiệu bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1 : 
1 HS đọc yêu cầu và nội dung BT 1.
GV tren tờ phiếu phóng to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt : CMND (chứng minh nhân dân)... hướng dẫn điền đúng nội dung vào ô trốn ở mỗi mục. Nhắc các em chú ý :
ở mục địa chỉ, em phải ghi địa chỉ của người họ hàng tên chủ nhà nơi mà em đến chơi.
ở mục họ và tên chủ hộ , em phải ghi họ tên chủ hộ mà em đến chơi.
Mục 1 : Họ và tên, ghi họ tên của em.
Mục 6 : Khai nơi mà em ở đâu đến.
Mục 9 : Ghi họ tên em.
Mục 10 : Điền ngày tháng năm.
Gv phát phiếu cho từng HS . HS làm việc cá nhân.
HS tiếp nối nhau đọc tờ khai. Lớp nhận xét.
 Bài 2 : 
HS đọc yêu cầu của bài. Lớp suy nghỉ trả lới câu hỏi.
Kết luận : Phải khai báo tạm trú tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở, những người từ nơi khác đến . Khi có việc gì sảy ra, các cơ quan nhà nước có căn cứ để điều tra xem xét.
3. Củng cố, dặn dò : 
Nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị giờ sau làm bài kiểm tra viết.
Tiết 4. Tiếng anh
(GV chuyên dạy)
Tiết 5 : Khoa học
Nhu cầu không khí của thực vật
Mục tiêu
 Sau bài học HS biết :
Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật.
Nêu được vai trò và ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
Đồ dùng 
 Một số hình trang 120; 121 trong SGK được phóng to.
Các hoạt động dạy học chủ yếu 
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp:
GV cho HS ôn lại kiến thức cũ.
	? Không khí có những thành phần nào?
	? Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của thực vật?
HS làm việc theo nhóm đôi. HS quan sát hình 1; 2 trang 120 và 121 và trả lời câu hỏi:
	? Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
	? Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
? Quá trình quang hợp xảy ra khi nào?
? Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong hai quá trình trên ngừng?
GV gắn lên bảng hình trong SGK phóng to cho HS quân sát.
HS làm việc cả lớp.
Một số nhóm trình bày kết quả.
* GV kết luận : Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đầy đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí thì vẫn không sống được.
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật:
GV nêu vấn đề: Thực vật ăn gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó?
GV nêu câu hỏi HS trả lời:
? Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí CO2 của thực vật?
GV kết luận: Biết được nhu cầu về không khí của thực vật sẽ giúp đưa ra những biện pháp để tăng năng suất cây trông như: Bón phân xanh, phân chuồng đã ủ kĩ cho cây vừa cung cấp chất khoáng, vừa cung cấp CO2. Đất trồng cần thoáng khí, tơi xốp.
Ngày tháng năm
BGH ký duyệt
? Liên hệ cách trồng trọt ở địa phương? ở gia đình?
*Hoạt động nối tiếp : Củng cố dặn dò.
? Chúng ta cần làm gì để thực vật phát triển tốt?
 Nhắc nhở HS về học bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30(2).doc