Giáo án Lớp 4 (Sáng) - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Đức

Giáo án Lớp 4 (Sáng) - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Đức

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Đọc trơn cả bài đọc đúng nhịp thơ, biết đọc diễn cảm một đoạn bài thơ.

- Hiểu nội dung của bài nói về ước mơ của những bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.Trả lời câu hỏi 1,2,4

HSgiỏi biết đọc diễn cảm cả bài trả lời câu hỏi 3

II. CÁC HOẠT ĐỘNG YÊU CẦU;

 A. Kiểm tra bài cũ;

-2 nhóm HS phân vai đọc 2 màn kịch , trả lời câu hỏi SGK.

 B. Dạy bài mới:

 1. Giới thiệu bài:

 2. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung:

a. Luyện đọc.

 - 4 HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ (gộp khổ 4 – 5) 2 – 3 lượt.

- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc cách ngắt nhịp thơ.

Nếu chúng .chớp mắt/ thà hồ / ngon lành.

Nếu trái bom/ bi tròn.

- HS luỵên đọc theo cặp.

- 1-2 HS đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

b. Tìm hiểu bài.

- HS đọc thành tiếng đọc thầm bài thơ , trả lời các câu hỏi.

GV: Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? (Nếu chúng mình có phép lạ).

GV: Việc lặp lại nhiều lần ấy nói lên điều gì?

- HS đọc thầm cả bài thơ, trả lời câu hỏi 2, 3.

GV: Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước, những điều ước ấy là gì?

Khổ 1: Ước muốn cây mau lớn để cho quả.

Khổ 2: Ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.

Khổ 3: Ước trái đất không còn mùa đông.

Khổ 4: Ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn.

- HS đọc lại khổ 3-4 giải thích nghĩa của các cách nói.

Ước không còn mùa đông: ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, tai hoạ đe doạ con người.

Ước trái bom biến thành trái ngon: ước thế giới không còn bom đạn chiến tranh

- HS nhận xét về những ước mơ (đó là những ước mơ cao đẹp )

GV: Em thích ước mơ nào? Vì sao?

VD : Em thích ước mơ hạt vừa gieo vì em rất thích ăn hoa quả, .

Em thích ước mơ: hái triệu vì em thích mùa hè.

c. Hướng dẵn hs đọc diễn cảm.

- 4 HS nối tiếp nhau đọc lại bài thơ.

- GV hướng dẵn hướng dẵn luỵên đọc và thi đọc diễn cảm 2-3 khổ

- HS nhẩm học thuộc lòng bài thơ.

- HS thi học thuộc lòng từng khổ cả bài thơ.

 3. Củng cố dặn dò:

- GVhỏi về ý nghĩa bài thơ.

- Về nhà học thuộc lòng bài thơ.

 

doc 24 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1077Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 (Sáng) - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Tập đọc
Nếu chúng mình có phép lạ
I. Mục đích yêu cầu :
- Đọc trơn cả bài đọc đúng nhịp thơ, biết đọc diễn cảm một đoạn bài thơ.
- Hiểu nội dung của bài nói về ước mơ của những bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.Trả lời câu hỏi 1,2,4
HSgiỏi biết đọc diễn cảm cả bài trả lời câu hỏi 3
II. Các hoạt động yêu cầu; 
 A. Kiểm tra bài cũ;
-2 nhóm HS phân vai đọc 2 màn kịch , trả lời câu hỏi SGK.
 B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung: 
a. Luyện đọc.
 - 4 HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ (gộp khổ 4 – 5) 2 – 3 lượt. 
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc cách ngắt nhịp thơ.
Nếu chúng ..chớp mắt/ thà hồ / ngon lành. 
Nếu trái bom/  bi tròn.
- HS luỵên đọc theo cặp.
- 1-2 HS đọc cả bài. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
b. Tìm hiểu bài.
- HS đọc thành tiếng đọc thầm bài thơ , trả lời các câu hỏi. 
GV: Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? (Nếu chúng mình có phép lạ).
GV: Việc lặp lại nhiều lần ấy nói lên điều gì? 
- HS đọc thầm cả bài thơ, trả lời câu hỏi 2, 3.
GV: Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước, những điều ước ấy là gì? 
Khổ 1: Ước muốn cây mau lớn để cho quả.
Khổ 2: Ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.
Khổ 3: Ước trái đất không còn mùa đông.
Khổ 4: Ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn. 
- HS đọc lại khổ 3-4 giải thích nghĩa của các cách nói. 
Ước không còn mùa đông: ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, tai hoạ đe doạ con người. 
Ước trái bom biến thành trái ngon: ước thế giới không còn bom đạn chiến tranh 
- HS nhận xét về những ước mơ (đó là những ước mơ cao đẹp)
GV: Em thích ước mơ nào? Vì sao? 
VD : Em thích ước mơ hạt vừa gieovì em rất thích ăn hoa quả, ...
Em thích ước mơ: hái triệuvì em thích mùa hè. 
c. Hướng dẵn hs đọc diễn cảm.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc lại bài thơ. 
- GV hướng dẵn hướng dẵn luỵên đọc và thi đọc diễn cảm 2-3 khổ 
- HS nhẩm học thuộc lòng bài thơ. 
- HS thi học thuộc lòng từng khổ cả bài thơ. 
 3. Củng cố dặn dò: 
- GVhỏi về ý nghĩa bài thơ.
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ. 
Tiết 2: Toán
 luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về:
	- Tính tổng của 3 số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng một cách thuận tiện nhất.
II. Chuẩn bị: SGK,...
III. Hoạt động dạy – học
 A. Kiểm tra:
 B. Luyện tập: 
Bài 1. - HS đọc và nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính tổng.
 - HS làm theo 2 dãy, 2 HS lên bảng làm.
 - Nhận xét.
* Nêu cách cộng nhiều số tự nhiên.
Bài 2. - HS đọc và nêu yêu cầu: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
 - HS tự làm
 - Chữa, nêu cách làm từng phần.
	 VD: 96 + 78 +4 = (96 + 4) + 78
 = 100 + 78 = 178
	- HS nêu cách tính nhanh, tính chất vận dụng.
Bài 3. (HSgiỏi) - HS nêu yêu cầu: Tìm x.
	 - HS tự làm bài vào vở.
 C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học,dặn HS chuẩn bị bài sau.
...
Tiết 3: Đạo đức
Tiết kiệm tiền của (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Giúp HS 
 1. Biết những việc làm nào là tiết kiệm tiền của, việc làm nào là lãng phí tiền của.
 2. Biết vận dụng kiến thức để thực hành xử lí tình huống.
 3. Giáo dục HS đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm tiền của; không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
KNS: kỹ năng bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của; kỹ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân.
II. Chuẩn bị: SGK, . 
III. Hoạt động dạy – học:
 A. Kiểm tra: Phần ghi nhớ tiết trớc.
 B. Bài mới: * Giới thiệu bài
 1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (Bài tập 4).
 - HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
 - HS tự làm bài tập.
 - Một số HS trả lời và giải thích. Cả lớp nhận xét, trao đổi. 
 - GV kết luận: Việc làm (a), (b), (g), (h), (k) là tiết kiệm tiền của. Việc làm (c), (d), (đ), (e), (i) là lãng phí tiền của. 
 - Liên hệ: Em đã làm được những việc gì để tiết kiệm tiền của? - Gọi một số HS nêu, GV nhận xét, khen. 
 2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bàn. (Bài tập 5)
 - 1 HS đọc yêu cầu và đọc các tình huống.
 - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống.
 - HS các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
 - Gọi một số nhóm lên đóng vai. 
 - Thảo luận cả lớp về cách ứng xử của nhóm bạn:
 + Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? 
	+ Bạn cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
 - GV kết luận chung.
 C. Củng cố, dặn dò:
 - HS nêu lại phần ghi nhớ.
	 - GV nhận xét giờ học.
Tiết 4: Lịch sử
Ôn tập
I. Mục tiêu;
- Giúp HS biết. 
- Từ bài 1- bài 5 học về 2 giai đoạn lịch sử :
Buổi đầu dựng nước và giữ nước, hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.
Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kỳ này rồi thể hiện nó trên trục và bằng thời gian. 
II. Các hoạt động dạy – học; 
 A. Kiểm tra bài cũ;
- Kể lại diễn biến chính của trận Bạch Đằng.
 B. Bài mới;
 1. Hoạt động 1: 
Làm việc cả lớp. 
- GV treo bảng thời gian yêu cầu HS ghi (gắn) nội dung của mỗi giai đoạn. 
- Tổ chức cho các em lên ghi nội dung. 
- Lớp cùng GV nhận xét chữa bài. 
 2. Hoạt động 2:
- Làm việc theo nhóm. GV treo trục thời gian (theo SGK) lên bảng phát cho mỗi nhóm một tờ phiếu ghi trục thời gian yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục khoảng 700 năm trước CN, 179 TCN, 938.
- Các nhóm báo cáo khi thảo luận xong.
 3. Hoạt động 3 : 
- Làm việc cá nhân .
- Yêu cầu các em chuẩn bị cá nhân theo yêu cầu của mục 3 trong SGK.
- GV tổ chức cho một số em báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp. 
 4. Củng cố dặn dò; 
- GV nhắc lại nội dung bài học. 
- Về nhà ôn lại bài. 
- Dặn HS thực hiện tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ chơi, điện, nướctrong cuộc sống hàng ngày.
Tiết 5: Âm nhạc
(GV chuyên dạy)
.
Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Thể dục
 quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp
I. Mục tiêu
 - Củng cố và nâng cao kĩ thuật: quay sau, đi đều đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, theo đúng khẩu lệnh.
 - Trò chơi "Kết bạn". Yêu cầu HS biết cách chơi, tập trung chú ý, phản xạ nhanh, tham gia chơi tương đối chủ động, hào hứng.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm: Sân trường.
- Phương tiện: 1 còi...
III. hoạt động dạy - học.
 A. Phần mở đầu: (6 phút)
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
 - HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
 - Trò chơi "Làm theo hiệu lệnh".
 B. Phần cơ bản (20 phút)
 1. Ôn tập đội hình đội ngũ: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. (14 phút)
	- Tập toàn lớp 1 lần do GV điều khiển, GV theo dõi và giúp HS sửa sai.
	- Chia tổ luyện tập do tổ trởng điều khiển, GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho từng tổ.
	- Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét, biểu dơng tổ tập đẹp.
	- Cả lớp tập 1 lần do GV điều khiển để củng cố.
 2. Trò chơi “Kết bạn” (6 phút)
	- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
	- Cho 1 tổ chơi thử.
	- Cả lớp cùng chơi. GV theo dõi, đánh giá.
 C. Phần kết thúc (5 phút).
	- Đi thường theo nhịp, vừa đi vừa hát.
 - Đứng tại chỗ thực hiện động tác thả lỏng.
	- GV cùng HS hệ thống bài.
	- GV nhận xét đánh giá và dặn HS ôn tập.
..
Tiết 2: Chính tả
Nghe-viết: Trung thu độc lập
I. Mục đích yêu cầu :
- Nghe viết đúng chính tả trình bày đúng 1 đoạn trong bài: Trung thu độc lập.
- Tìm viết đúng chính tả những từ bắt đầu bằng: r / d / gi
II. Các hoạt động dạy – học: 
 A. Kiểm tra bài cũ:
 - 1–2 HS lên bảng lớp dưới lớp viết bảng con những từ bắt đầu bằng ch / tr
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn HS nghe viết: 
- GV đọc đoạn văn cần viết. 
- HS nhắc thầm lại đoạn văn.
- GV nhắc HS chú ý cách trình bày, những từ ngữ dễ viết sai: mười lăm năm, tháo nước, phấp phới, nông trường
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc cho HS soát lỗi. 
- GV chấm chữa bài và nêu nhận xét.
 3. Hướng dẵn làm các bài tập chính tả: 
Bài 2: ( lựa chọn)
- GV nêu yêu cầu của bài chọn bài cho HS. 
- Lớp đọc thầm nội dung truyện. 
- Làm bài vào vở bài tập.
a. Giắt, rơi, dấu, rơi, gì, dấu, rơi, dấu.
- GV hỏi HS về nội dung truyện vui ( đoạn văn)
( Anh chàng ngốc đánh rơi kiếm xuống sông tưởng chỉ cần đánh dấu trên thuyền chỗ kiếm rơi là mò được kiếm không biết rằng thuyền đi trên sông nên việc đánh dấu mạn thuyền chẳng có ý nghĩa gì)
Bài 3: 
- GV chọn bài cho HS.
- HS đọc bài ròi làm bài tập vào vở.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi. Thi tìm từ nhanh.
- Mời 3 – 4 HS tham gia mỗi em được phát ba mẩu giấy ghi lời gải ghi tên mình vào mặt sau giấy ròi dán lên dòng ghi nghĩa của từ ở trên bảng.
- 2 HS điều khiển cuộc chơi lật băng giấy lên tính điểm theo các tiêu chuẩn :
Lỗi đúng/ sai.
Chính tả đúng/ sai.
Giải nhanh/ chậm.
 4. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Thợ rèn.
Tiết 3: Luyện từ và câu
Cách viết tên người tên địa lí các nước ngoài
I. Mục đích yêu cầu :
- Nắm được cách viết tên người tên địa lí nước ngoài.
- Biết vận dụng để viết đúng.
- HS giỏi ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước . Làm BT3
II. Các hoạt động dạy – học: 
 A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng viết hai câu thơ sau, lớp và GV nhận xét cách viết.
Muối Thái Bình , mía đường tỉnh Thanh.
 Tố Hữu.
Chiếu Nga Sơn  lụa làng Hà Đông.
 Tố Hữu.
 B. Bài mới:
 1. Phần giới thiệu: 
 2. Phần nhận xét:
Bài 1: GV đọc mẫu các tên riêng nước ngoài hướng dẵn các bạn đọc đúng.
 -3 – 4 HS nhắc lại tên người tên địa lí nước ngoài.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài lớp suy nghĩ trả lời miệng các câu hỏi :
GV: Mỗi tên riêng gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?
VD: Lép Tôn xtôi: gồm hai bộ phận: Lép và Tôi - xtôi.
 Bộ phận 1: gồm 1 tiếng Lép.
 Bộ phận 2: gồm hai tiếng Tôi / xtôi.
Hi – ma – lay – a: gồm 1 bộ phận có 4 tiếng Hi/ma/lay/a.
GV: Chữ cái đầu của mỗi bộ phận được viết như thế nào? (viết hoa)
GV: Cách viết mỗi tiếng trong từng bộ phận là như thế nào? (giữa các tiếng có dấu gạch nối).
 3. Phần ghi nhớ:
- 2 – 3 HS đọc nội dung ghi nhớ, cả lớp đọc thầm. 
- 2 HS lấy VD minh hoạ cho hai phần ghi nhớ. 
 4. Phần luyện tập: 
Bài 1: Gv nhắc HS cách làm bài.
 - HS đọc nội dung bài làm việc cá nhân. 
 - GV phát phiếu cho 3 – 4 HS. 
 - Những HS làm bài tập trên phiếu dán phiếu.
 - Lớp và GV nhận xét chữa bài. 
GV: Đoạn văn vi ... ì; xây dựng thái độ đúng đối với người béo phì.
- KNS: kỹ năng tự nhận thức để nhận biết một số dấu hiệu không bình thường của cơ thể. Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi có những dấu hiệu bị bệnh.
II. Chuẩn bị: SGK, ...
III. Hoạt động dạy – học 
 A. Kiểm tra: Nêu cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?
 B. Bài mới: * Giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1. Tìm hiểu về bệnh béo phì.
 - GV hỏi, HS suy nghĩ và trả lời, GV chốt ý kiến đúng:
	+ Khi nào một bạn nhỏ có thể được xem là béo phì? (cân nặng quá mức, má phúng phính, nhiều mỡ, ... )
	+ Bệnh béo phì có hại gì đối với người bị bệnh? (Khi lao động chóng mệt mỏi; có nguy cơ bị các bệnh: cao huyết áp, tiểu đường, ... )
 - GV kết luận về dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
2. Hoạt động 2. Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
 - GV chia nhóm bàn, giao nhiệm vụ các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: 
	+ Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì là gì?
	+ Làm thế nào để phòng tránh béo phì?
 - HS thảo luận theo nhóm.
 - Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
 - GV kết luận. 
3. Hoạt động 3. Liên hệ.
 - HS làm việc cá nhân: Cần phải làm gì khi em, bạn em hoặc em em bị béo phì hay có nguy cơ béo phì?
 - HS ghi các biện pháp.
 - Cho một vài HS đọc trước lớp, cả lớp cùng trao đổi.
 C. Củng cố, dặn dò: 
 - GV khái quát kiến thức.
 - Nhắc HS: Thực hiện tốt các biện pháp đã nêu để phòng bệnh béo phì.
Tiết 5: Kĩ thuật
Khâu đột thưa
(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch đấu.
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì cẩn thận.
II. Các hoạt động dạy – học:
1. Giới thiệu bài :
2. Hoạt động 1 : GV hướng dẵn hs quan sát và nhận xét mẫu. 
- GV giới thiệu mẫu HS quan sát các mũi khâu đột thưa ở mặt phải mặt trái kết hợp quan sát hình 1 SGK để trả lới các câu hỏi về đặc điểm của các mũi khâu đột thưa và so sánh ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường. 
- Kết luận về đặc điểm mũi khâu khâu đột thưa.
- GV gợi ý để HS rút ra khái niệm về khâu đột thưa ( phần ghi nhớ)
- GV kết luận. 
3. Hoạt động 2: GV hướng dẵn thao tác kĩ thuật. 
- GV treo tranh quy trình khâu đột thưa.
- Hướng dẵn HS quan sát các hình 2, 3, 4 ,SGK để nêu các bước trên quy trình 
- HS quan sát hình 2 SGK để trả lời câu hỏi về cách vạch dấu và thực hiện thao tác vạch dấu đường khâu.
- HS đọc nội dung mục 2, quan sát hình 3a,b,c,d trả lời các câu hỏi về cách khâu các mũi khâu đột thua. 
- GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, khâu mũi thứ 2. Gọi HS thực hiện các thao tác khâu các mũi tiếp theo. 
- GV và HS quan sát nhận xét. 
- GV hướng dẫn cách kết thúc đường khâu đột thưa.
Khi hướng dẫn GV cần lưu ý 1 số điểm sau: 
+hâu từ phải sang trái , theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”
+Không rút chỉ quá chặt hoặc quá lỏng. 
+ Khâu đến cuối đường thì xuống kim kết thúc đường khâu.
- Gọi 1 HS đọc mục hai của phần ghi nhớ. 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu dụng cụ của hs và tổ chức cho HS tập khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li với các diểm cách đều 1 ô trên đường dấu. 
3. Nhận xét, dặn dò: Dặn HS chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho giờ sau thực hành. 
Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Luyện từ và câu
Dấu ngoặc kép
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép cách dùng dấu ngoặc kép.
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết. 
II. Các hoạt động dạy – học:
 A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- HS viết 4-5 tên người, tên địa lí nước ngoài.
 B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Phần nhận xét:
Bài 1 - HS đọc yêu cầu của bài gv dán phiếu lên bảng lớp đọc thầm đoạn văn trả lời câu hỏi
 GV: Những từ ngữ và câu nào đặt trong dấu ngoặc kép?
 GV: Những từ ngữ và câu đó là lời của ai?
 GV: Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép 
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi. 
 GV: Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập, khi nào được dùng phối hợp với dấu hai chấm? (dùng độc lập khi dẫn lời nói trực tiếp là 1 từ hay một cụm từ )
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV nói về con tắc kè: một con vật nhỏ, hình dáng hơi giống con thạch sùng, thường kêu tắc kè 
GV hỏi hs trã lời:
 Từ lầu chỉ cái gì? (ngôi nhà cao tầng cao, to, sang trọng, đẹp đẽ)
 Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không? (không tắc kè)
 Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì? (Đánh dấu từ đó là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
(Gọi cái tổ bằng lầu để đề cao giá trị của cái tổ đó)
 3. Phần ghi nhớ:
- 2-3 HS đọc nội dung ghi nhớ . Nhắc HS học thuộc ghi nhớ 
 4. Luyện tập: 
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu của bài suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV dán 3-4 phiếu khổ to mời 3-4 HS lên làm.
- Lớp và GV nhận xét.
 GV:Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?....
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu của bài suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV gợi ý cho HS đề bài có phải là những lời đối thoại trực tiếp không ? (không. Do đó không thể viết xuống dòng, đặt sau dấu gạch đầu dòng.
Bài 3:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập lớp đọc thầm suy nghĩ về yêu cầu.
- Gợi ý HS tìm những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt trong đoạn a, b đặt những từ ngữ đó vào trong dấu ngoặc kép.
5. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 2: Toán
Hai đường thẳng vuông góc
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Có biểu tượng ban đầu về hai đường thẳng vuông góc. Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh.
- Biết dùng ê-ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không.
II. Chuẩn bị: SGK, ê-ke cho GV và HS, ...
III. Hoạt động dạy – học 
 A. Kiểm tra: GV vẽ 3 loại góc, gọi HS lên đọc tên từng góc.
 B.Bài mới: * Giới thiệu bài.
 1. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc.
a/ GV vẽ hình chữ nhật ABCD.
 - Cho HS nhận xét về 4 góc: 4 góc A, B, C, D đều là 4 góc vuông. 
 - GV kéo dài cạnh BC và DC thành 2 đường thẳng (kẻ bằng phấn màu) 
 - GV nêu: 2 đường thẳng BC và DC là hai đường A B
thẳng vuông góc với nhau.
 - Hỏi: Hai đường thẳng BC và DC tạo thành mấy góc? D C 
 Đó là góc gì? (Tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C).
 - Gọi 1 HS lên bảng dùng ê-ke kiểm tra 4 góc đó. 
 b/ GV dùng ê-ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON rồi kéo dài hai cạnh để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau. 
 - HS nhận xét: Hai đường thẳng vuông góc OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O.
 - Cho HS nêu một số hình ảnh quanh lớp có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Ví dụ: 2 cạnh liên tiếp của bảng.
 2. Thực hành.
Bài 1. - HS đọc bài và nêu yêu cầu.
- HS dùng ê-ke để kiểm tra rồi lần lượt nêu nhận xét:
a/ Hai đường thẳng IH và IK vuông góc với nhau.
b/ Hai đường thẳng MP và MQ không vuông góc với nhau. 
Bài 2. - HS đọc bài và nêu yêu cầu của bài.
	- GV vẽ hình chữ nhật ABCD và giới thiệu: AB và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
	- HS quan sát tìm những cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình.
- Gọi HS lên nêu và chỉ trong hình. GV kết luận.
Bài 3. - HS đọc bài và nêu yêu cầu.
- HS dùng ê-ke để kiểm tra góc vuông rồi nêu từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau trong hình a và hình b.
C. Củng cố, dặn dò: - GV khắc sâu kiến thức trên hình vẽ phần lí thuyết.
 - GV nhận xét giờ học,dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục đích yêu cầu:
 - Tiếp tục củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
 - Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
 - KNS: tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán; thể hiện sự tự tin; đặt mục tiêu, kiên định.
II. Các hoạt động dạy – học:
 A. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS kể lại câu chuyện em đã kể hôm trước:
 GV: Câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian ?
 B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẵn HS làm bài tập:
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS giỏi làm mẫu.
- GV nhận xét, dán tờ phiếu ghi mẫu chuyển thể VD: Tin- tin và Mi- tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh xanh. Tin- tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì 
- Tưng cặp HS đọc trích đoạn ở Vương  quan sát tranh minh hoạ vở kịch suy nghĩ tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. 
- 2-3 HS thi kể. 
- Lớp và GV nhận xét.
Bài 2:
 - HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV hướng dẵn HS tìm hiểu đúng yêu cầu của bài. 
 - Tưng cặp HS suy nghĩ tập kể câu chuyện theo trình tự không gian.
- 2- 3 HS thi kể , lớp và GV nhận xét. 
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV dán tờ phiếu ghi bảng so sánh hai cách mở đầuđoạn 1- 2.
- HS nhìn bảng phát biểu ý kiến.
- GV nêu nhận xét chốt lời giải đúng. 
 3. Củng cố dặn dò:
- 1 HS nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện.
Tiết 4: Khoa học 
Ăn uống khi bị bệnh
I. Mục tiêu: HS biết:
 1. Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh; nêu được chế độ ăn uống của người bị tiêu chảy.
 2. Pha dung dịch ô-rê-rôn và chuẩn bị nước cháo muối. 
 3. Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
KNS: kỹ năng tự nhận thức về chế độ ăn, uống khi bị bệnh thông thường. Kỹ năng ứng xử phù hợp khi bị bệnh.
II. Chuẩn bị: SGK, 4 gói dung dịch ô-rê-dôn, ...
III. Hoạt động dạy – học 
 A. Kiểm tra: 
 B. Bài mới: *Giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1. Tìm hiểu chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường.
 - Liện hệ: Em đã từng bị ốm chưa? Khi đó mẹ em cho em ăn món ăn như thế nào? 
 - GV hỏi, HS trả lời: 
	+ Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường?
	+ Người bị bệnh nặng nên cho món ăn đặc hay loãng? Vì sao?
	+ Nếu người bị bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào?
 - GV kết luận nội dung 1 (như SKV).
2. Hoạt động 2. Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo.
 * Bước 1: Cả lớp quan sát hình 4, 5 SGK.
 - Gọi 2 HS: 1 HS đọc câu hỏi của bà mẹ, 1 HS đọc câu trả lời của bác sĩ.
 - Hỏi: Bác sĩ khuyên người bị bệnh tiêu chảy cần ăn uống như thế nào?
 * Bước 2. Tổ chức và hướng dẫn.
 - GV chia nhóm, kiểm tra đồ dùng của 4 nhóm.
 - GV giao nhiệm vụ:
 + 2 nhóm thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn, yêu cầu đọc kĩ hướng dẫn ghi trên gói.
 + 2 nhóm chuẩn bị nấu cháo, cần quan sát và theo chỉ dẫn ở hình 7. 
 * Bước 3: Các nhóm thực hiện, GV theo dõi giúp đỡ.
 * Bước 4: Gọi 2 nhóm lên trình bày trước lớp. – Nhận xét.
 C. Củng cố, dặn dò: 
 - 1 HS nêu lại mục “Bạn cần biết”
Tiết 5: Tiếng Anh
(GV chuyên dạy)
Ngày 24 tháng 10 năm 2011
BGH ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8(3).doc