Giáo án Lớp 4 - Tháng 10 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Hồng Nhung

Giáo án Lớp 4 - Tháng 10 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Hồng Nhung

1.Ổn định tổ chức: (1-2')

2.Kiểm tra bài cũ: (3-4')

 - Gọi 2 HS đọc bài : “ Gà Trống và - Cáo” + trả lời câu hỏi

- GV nhận xét – ghi điểm cho HS

3.Dạy bài mới: (27-29')

a, Giới thiệu bài( 1’)

b, Nội dung: (27 -28’)

* Luyện đọc: (7-8’)

- GV chia đoạn: bài chia làm 2 đoạn

- Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.

- Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải

 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

 - GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.

* Tìm hiểu bài: ( 10 -11’)

- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + TLCH

+ Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào?

+ Khi mẹ bảo An - đrây – ca đi mua thuốc cho ông thái độ của cậu như thế nào?

+ An - đrây – ca làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ?

Chạy một mạch: chạy thật nhanh, không nghỉ

+ Đoạn 1 kể với em chuyện gì?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

+ Chuyện gì xảy ra khi An - đrây – ca mang thuốc về nhà?

+ Thái độ của An - đrây – ca lúc đó như thế nào?

Oà khóc: khóc nức nở.

+ An - đrây – ca tự dằn vặt mình như thế nào?

+ Câu chuyện cho em thấy An - đrây – ca là một cậu bé như thế nào?

+ Nội dung đoạn 2 là gì?

+ Qua câu chuyện trên em thấy dược điều gì từ An - đrây - ca?

- GV ghi nội dung lên bảng

* Luyện đọc diễn cảm: ( 8-9’)

- Gọi 2 HS đọc nối tiếp cả bài.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp

- GV nhận xét chung.

4.Củng cố– dặn dò: (2-3')

+ Qua bài vừa tìm hiểu, em rút ra được bài học gì?

- Nhận xét giờ học

- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Chị em tôi”

 

doc 220 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1092Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tháng 10 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Hồng Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Ngày soạn: 26 - 9 – 2009 	 Ngày giảng : Thứ 2 - 28 - 9 - 2009
Tiết 1 : Chào cờ :
Tiết 2: Tập đọc: 
NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY - CA
I. Mục tiêu
	- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vậtvới lời người kể truyện. 
	- Hiểu các từ ngữ trong bài: dằn vặt
	- Hiểu được nỗi dằn vặt của An - đrây – ca, thể hiện trong tình yêu thương ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với nỗi lầm của bản thân.
	- Giáo dục Hs có trách nhiệm với công việc được giao.
II. Đồ dùng dạy - học :
	- GV : SGK, bảng lớp viết sẵn đoạn cần luyện đọc
	- HS : Sách, vở môn học.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.Ổn định tổ chức: (1-2')
2.Kiểm tra bài cũ: (3-4')
 - Gọi 2 HS đọc bài : “ Gà Trống và - Cáo” + trả lời câu hỏi
- GV nhận xét – ghi điểm cho HS
3.Dạy bài mới: (27-29')
a, Giới thiệu bài( 1’)
b, Nội dung: (27 -28’)
* Luyện đọc: (7-8’)
- GV chia đoạn: bài chia làm 2 đoạn
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
 - GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu bài: ( 10 -11’)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + TLCH 
+ Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào?
+ Khi mẹ bảo An - đrây – ca đi mua thuốc cho ông thái độ của cậu như thế nào?
+ An - đrây – ca làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ?
Chạy một mạch: chạy thật nhanh, không nghỉ 
+ Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Chuyện gì xảy ra khi An - đrây – ca mang thuốc về nhà?
+ Thái độ của An - đrây – ca lúc đó như thế nào?
Oà khóc: khóc nức nở.
+ An - đrây – ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho em thấy An - đrây – ca là một cậu bé như thế nào?
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
+ Qua câu chuyện trên em thấy dược điều gì từ An - đrây - ca?
- GV ghi nội dung lên bảng
* Luyện đọc diễn cảm: ( 8-9’)
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- GV nhận xét chung.
4.Củng cố– dặn dò: (2-3')
+ Qua bài vừa tìm hiểu, em rút ra được bài học gì?
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Chị em tôi”
-Hát đầu giờ.
- 2,3 HS thực hiện yêu cầu
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đánh dấu từng đoạn
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ An - đrây – ca lúc đó 9 tuổi, em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
+ Cậu nhanh nhẹn đi mua ngay.
+ An - đrây – ca gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc, Mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về.
1. An - đrây - ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
+ An - đrây – ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên, ông cậu đã qua đời.
+ Cậu ân hận vì mình mải chơi nên mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu oà khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe.
+ Cậu oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là lỗi của mình. Cậu kể hết cho mẹ nghe, cả đêm ngồi dưới gốc cây táo do ông trồng.
+ An - đrây – ca rất yêu thương ông, lại không thể tha thứ cho mình vì chuyện mải chơi mà mua thuốc về chậm, để ông mất
2. Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca.
Cậu bé An - đrây – ca là người yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
- HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- 2 HS đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- 2,3 HS trả lời.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
Tiết 2: Toán:
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
	- Củng cổ để HS nắm vững hơn về cách đọc biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ hình cột.
	- Rèn kỹ năng đọc biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ hình cột.
	- Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập, yêu thích bộ môn
II. Đồ dùng dạy – học :
	- GV : Giáo án, SGK, các biểu đồ trong bài học
	- HS : Sách vở, đồ dùng môn học.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức( 1-2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3-4') 
 - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 
 - GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm.
3. Dạy bài mới: ( 27- 28')
 a, Giới thiệu bài : (1’):
 b, Hướng dẫn luyện tập( 26 -27’)
Bài 1: (8-10’)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài rồi tự làm bài.
+ Đây là biểu đồ biểu diễn điều gì?
+ Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng đúng hay sai? Vì sao?
+ Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải đúng hay sai ?
+ Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất đúng hay sai? Vì sao?
+ Số mét vải hoa mà tuần 2 mà cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét?
Bài 2: (9-10’)
- Yêu cầu HS đọc đầu bài , làm bài vào vở.
+ Tháng 7 có bao nhiêu ngày mưa?
+ Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 là bao nhiêu ngày?
+ Trung bình mỗi tháng có bao nhiêu ngày mưa?
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
4. Củng cố – dặn dò: (2-3')
 - GV củng cố và nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về học bài ,ôn bài, làm bài tập (VBT) và chuẩn bị bài sau: 
“ Luyện tập chung”
- Hát chuyển tiết.
-2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS trả lời theo yêu cầu
+ Biểu đồ biểu diẫn số vải hoa và số vải trắng đã bán trong tháng 9.
+ Sai vì tuần 1 cửa hàng bán được 200m vải và 100m vải trắng.
+ Đúng vì: 100 x 4 = 400 (m)
+ Đúng vì tuần 1 bán được 300m, tuần 2 bán được 300m, tuần 3 bán được 400m, tuần 4 bán được 200m
+ Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 là:
300 – 200 = 100 (m)
+ Tuần 4 bán được ít hơn tuần 2 là:
300 – 100 = 200 (m)
- 1 HS thực hiệnvào bảng phụ.cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
a. Tháng bảy có 18 ngày mưa
b. Tháng 8 có 15 ngày mưa, tháng 9 có 3 ngày mưa
Số ngày mưa của tháng 8 nhiều hơn số ngày mưa của tháng 9 là:
15 – 3 = 10 ( ngày)
c. Trung bình số ngày mưa của mỗi tháng là:
( 18 + 15 + 3) : 3 = 10 ( ngày)
 Đáp số: 10 ngày
- HS chữa bài.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
Tiết 4: Âm nhạc 
BÀI 6: TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1
GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC
 I. Mục tiêu 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời cacủa 2 bài hát đã học. 
- Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà. 
 II. Chuẩn bị 
- Giáo viên: Chép sẵn bài tập cao độ, tiết tấu, TĐN số 1 lên bảng.
- Học sinh: Thanh phách, vở nhạc.
IV. Các hoạt động dạy và học 
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi học sinh lên bảng hát bài “Bạn ơi lắng nghe”.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới (25’)
a. Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay các em sẽ TĐN bài số 1 và tìm hiểu về một số nhạc cụ dân tộc.
b. Nội dung:
1. Tập đọc nhạc:
- Cho học sinh luyện đọc cao độ.
- Cho học sinh luyện tập tiết tấu
? ở hình luyện tập tiết tấu có những nét gì
- Hướng dẫn học sinh luyện tập tiết tấu bằng tay và thanh phách.
* Chuyển sang bài TĐN số 1: Son la son
- Cho học sinh đọc lên nốt trên khuông
- Cho học sinh đọc nhạc từng khuông 1 kết hợp đọc cả 2 khuông.
- Cho học sinh ghép lời từng khuông kết hợp cả 2 khuông.
- Tổ chức cho 1 dãy đọc nhạc 1 dãy hát lời và ngược lại
2. Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc:
? Quan sát tranh em thấy có những loại nhạc cụ dân tộc nào
? Những nhạc cụ này có đặc điểm gì
- Giáo viên giới thiệu về đặc điểm tác dụng của 4 loại nhạc cụ trên như trong sách giáo viên.
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Cho học sinh đọc lại bài nhạc và lời của bài TĐN số 1 1 lần.
- Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học.
- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
- 3 em lên bảng hát
- Học sinh luyện cao độ
- Nốt đen và nốt trắng
- Học sinh tập đọc nhạc
- 1 dãy đọc nhạc 1 dãy hát lời
- Có đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà
- Học sinh trả lời
HS thực hành 
- HS lắng nghe.
Tiết 5:Khoa học 
MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I) Mục tiêu
- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn đóng hộp.
- Nêu được cách bảo quản mốt số thức ăn hàng ngày.
-Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà. 
II) Đồ dùng dạy - học
-Các hình trang 24, 25 sách giáo khoa.
-Vài loại rau: rua muống, rau cải,xu hào, cá khô.
-10 tờ phiếu học tập khổ A2 và bút dạ.
III) Các hoạt động dạy – học
 A. ổn định ( 1 ) 
B. Kiểm tra bài cũ ( 3)
? Thế nào thực phẩm sạch và an toàn? 
? Chúng thức ăn cần làm gì để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ?
? Vì sao hàng ngày chú thức ăn cần ăn nhiều rau và quả chín ?
C. Dạy học bài mới
Thức ăn cần phải chú ý đến điều gì trước khi bảo quản thức ăn và khi sử dụng thức ăn đã bảo quản, các em cùng học bài hôm nay để biết điều đó.
Hoạt động 1: Cách bảo quản thức ăn.
Chia học sinh thành nhóm và tổ chức quan sát các hình trang 24, 25 sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: 
1. Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh hoạ ?
2. Gia đình em thường sử dụng cách nào để bảo quản thức ăn ?
3. Cách cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì ?
- Nhận xét 
- Kết luận: Có nhiều cách để giữu thức ăn được lâu mà không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu. Các cách thông thường có thể làm ở gia đình là: Cho voà tử lạnh, phơi khô hoặc ướp muối. 
 Hoạt động 2: Những hcú ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn.
- Cho học sinh chia nhóm, đặt tên.
1. Nhóm: Phơi khô 
2. Nhóm: ướp muối
3. Nhóm: ướp lạnh
4. Nhóm: Cô đặc với đường.
1) Kể tên một số thức ăn được bảo quản theo tên của nhóm ? 
2) Chúng thức ăn cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu ở tên của nhóm ? 
 Kết luận:+ Trước khi đưa thức ăn (thịt, cá, rau, củ, quả) vào bảo quản, phải chọn loại còn tươi, loại bỏ phần dập nát, úasau đó rửa sạch và để ráo.
+ Trước khi dùng để nấu nướng cần rửa sạch. Nếu cần phải ngâm cho bớt mặn (loại bỏ ướp muối).
Hoạt động 3 Trò chơi “Ai đảm đang nhất”
- Mang các loại rau thật, đồ khô đã chuẩn bị và một chậu nước.
- Mỗi tổ cử hai bạn tham gia cuộc thi. Một học sinh làm trọng tài.
- Sau 7p các học sinh phải thực hiện nhặt rau, rửa sạch để bảo quản hay rửa đồ khô để sử dụng.
- Giáo viên và các học sinh trong tổ làm trọng tài.
+ Nhận xét và công bố nhóm được giải.
 Hoạt động kết thúc:
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về nhà học mục bạn cần biết trang 25 sách giáo khoa.
- Dặn sưu tầm tranh, ảnh về các loại bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- Hát 
- HS trả lời 
- Học sinh lắng nghe.
- Tiến hành thảo luận.
1. các cách: Phơi khô, đóng hộp, ... là, luỹ, tre, xanh, trong, hồ, ao, những, gió, rồi, cảnh, còn, tầng
Rì rào, rung ring, thung thăng
Bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra, ngược xuôi, xanh trong, cao vút
Bài 4: (6-7’)
- Gọi HS đọc yêu cầu 
+ Thế nào là danh từ ? cho ví dụ ? 
+ Thế nào là động từ ? cho ví dụ ? 
- Tiến hành như bài 3
Danh từ
Tầm, cánh, chú, chuồn chuồn, tre, gió, bờ, ao, khóm, khoai nước, cảnh, đất nước, cánh, đồng, đàn, trâu, cỏ, dòng, sông, đoàn, thuyền, tầng, cò, chiều
4. Củng cố - dặn dò:(2-3’)	
+ Nêu cấu tạo của tiềng? Thế nào là từ đơn, từ ghép, từ láy?
- Nhận xét gìơ học.
- Học sinh đọc
+ Là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị). Ví dụ: Học sinh, mây, đạo đức
+ Động từ là những từ chỉ hạot động, trạng thái của sự vật. Ví dụ: ăn, ngủ, yên tĩnh
Động từ
Rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, ngược xuôi, bay
+ 2,3 Hs trả lời.
- Lắng nghe - Ghi nhớ
Tiết 4: Thể dục:
 ĐỘNG TÁC BỤNG VÀ TOÀN THÂN 
TRÒ CHƠI: NHẢY Ô TIẾP SỨC
I. Mục tiêu.
	- Học động tác bụng, toàn thân..Yêu cầu thục động tác thực hiện tương đối đúng nhanh nhẹn khẩn trương. 
	- trò chơi nhảy ô tiếp sức. Yêu cầu chơi đúng luật,tập chung chú ý, quan sát, phản xạ nhanh, hứng thú trong khi chơi
II. Địa điểm - Phương tiện .
	- Sân thể dục 
	- Thầy: giáo án , sách giáo khoa , đồng hồ thể thao, còi .
	- Trò : sân bãi , trang phục gon gàng theo quy định .
 III . Nội dung - Phương pháp thể hiện .
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Mở đầu
6 phút
1. nhận lớp
*
2. phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
2phút
********
********
3. khởi động:
3 phút
đội hình nhận lớp
- học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn , thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay , cổ chân , hông , vai , gối , 
- thực hiện bài thể dục phát triển chung .
2x8 nhịp
đội hình khởi động
cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự
Cơ bản
18-20 phút
1 . bài thể dục
- Học động tác bụng, toàn thân
7 phút
2x8
GV nhận xét sửa sai cho h\s
Cho các tổ thi đua biểu diễn
 *
********
********
********
2. trò chơi vận động 
- chơi trò chơi nhảy ô tiếp sức
3. củng cố: ĐHĐN+ bài thể dục taykhông 
4-6 phút
2-3 phút
GV nêu tên trò chơi hướng dẫn cách chơi 
h\s thực hiện
gv và hs hệ thống lại kiến thức
. kết thúc.
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà.
5-7 phút
*
*********
*********
Ngày soạn: 27 - 10- 2009 Ngày dạy: Thứ 6 – 30 – 10 – 2009
Tiết 1: Tiếng việt:	
KIỂM TRA GIỮA KÌ I (Đọc)
Đề chung
Tiết 2: Toán: 
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
-Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm tính.
II. Đồ dùng dạy - học
-GV: bảng phụ kẻ sẵn một số nội dung b) so sánh giá trị hai biểu thức.
- HS: Vở ghi, SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức: (1-2')
2. Kiểm tra bài cũ: (4-5')
- Yêu cầu học sinh làm bài 3, phần b
- Nhận xét cho điểm.
3. Bài mới: (27 -28')
 a, Giới thiệu bài: (1’)
 b, Nội dung: (26 – 27’)
 1. Ví dụ: ( 11-12’)
a. So sánh giá trị của các cặp phép tính nhân có thừa số giống nhau.
- Giáo viên viết bảng: 5 x 7 và 7 x 5
- Yêu cầu so sánh hai biểu thức này.
- Làm tương tự đối với phép nhân khác 
Vậy: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì bằng nhau.
 * Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân: 
- Treo bảng số.
- Yêu cầu tính giá trị của biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng (như SGK) 
+ So sánh giá trị biểu thức a x b với giá trị biểu thức b x a khi a = 4 và b= 8 ? 
- Hỏi tương tự đối với các giá trị còn lại.
+ Giá trị của biểu thức a x b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a ?
*GV: Ta có thể viết a b =b a 
+ Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau ta được tích nào ? 
+ Vậy khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào ?
 2. Luyện tập ( 14-15’)
Bài 1: (2-3’)
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
- Viết lên bảng 4 6 = 6 
+ Vì sao lại điền số 4 vào chỗ chấm ?
- Yêu cầu làm tiếp các phần còn lại sau đó đổi chéo vở để kiểm tra.
Bài 2: (3-4’)
- Yêu cầu tự làm bài.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 3: ( 4-5’)HS khá, giỏi làm.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Giáo viên viết 4 x 2145 và yêu cầu tìm biểu thức có giá trị bằng biểu thức này.
+ Em đã làm thế nào để tìm được 4 x 2145 = (2100+45) x 4 ? 
- Yêu cầu học sinh làm tiếp bài.
- Yêu cầu suy nghĩ, tìm số để điền vào chỗ chấm.
- Gợi ý học sinh thử thay.
- Yêu cầu nêu kết luận về phép nhân có thừa số 1 và thừa số 0.
Bài 4: ( 4-5’)HS khá, giỏi làm.
4. Củng cố – dặn dò: (2-3')
- Yêu cầu học sinh nhắc lại công thức và quy tắc của tính chất giao hoán.
- Tổng kết giờ học.
- Hát chuyển tiết.
- 2 học sinh lên bảng.
HS1: 305 6 ; HS2: 708 9 
5 7 =35 ; 7 5 =35 
Vậy: 5 7 =7 5.
- Đọc bảng số.
- Ba học sinh thực hiện mỗi học sinh một dòng để hoàn thành bảng.
- Giá trị của biểu thức a b va b a đều bằng 32.
+ Giá trị của biểu thức a b luôn bằng giá trị của biểu thức b a.
- Học sinh đọc a b = b a. 
+ Thì ta được tích b x a có giá trị không đổi.
+ Thì tích đó không thay đổi.
- Nhắc lại kết luận.
+ Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- Học sinh: Điền số 4
+ Vì khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì giá trị của tích đó không thay đổi. 
- Làm vào vở bài tập, kiểm tra vở của bạn.
- 2 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở 
+ Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau. 
4 2145 = (2100 + 45) x 4
Cách 1: Tính giá trị của biểu thức thì 4 2145 và (2100+45) 4 cùng có giá trị là 8580. 
Cách 2: Cùng có chung thừa số là 4 và thừa số kia 2145 = (2100 +45).
=>Vậy theo tính chất giao hoán của phép nhân thì hai biểu thức bằng nhau.
3964 6 = (4 +2) (3000+ 964) 
10287 5 = (3 +2) 10287
- Giải thích theo cách 2 (đã nêu trên).
- Học sinh làm bài:
a 1 = 1 a = a
a 0 = 0 a = 0
- Học sinh nêu: 1 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả chính là số đó; 0 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là 0.
- 2 HS nhắc lại. 
- HS thực hiện yêu cầu. 
Tiết 3: Tiếng việt: 
 KIỂM TRA GIỮA KÌ I (Viết)
 Đề chung
Tiết 4:Khoa học:
 NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
I) Mục tiêu:
	-Nêu được một số tính chất của nước : nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị.
	-Học sinh có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước bằng cách:
	- Quan sát phát hiện màu, mùi vị của nước.
	- Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy tan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hoà tan một số chất.
	-Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa cháy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt.
II) Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 42 - 43 SGK. 
- Chuẩn bị theo nhóm: 2 cốc, chai, tấm kính, vải, đường, muối, cát và thìa.
III) Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức:(1-2’)
2. Kiểm tra bài cũ:(3-4’)
- Yêu cầu HS đọc 10 lời khuyên
3.Bài mới:(25-27’)
 - Giới thiệu bài – Viết đầu bài.
a, Hoạt động 1: 
 * Mục tiêu: Sử dụng các giác quan để nhận biết t/c không màu, không mùi, không vị của nước. Phân biệt nước và các chất lỏng khác.
- GV đổ sữa và nước lọc vào 2 cốc và bỏ thìa vào.
 + Cốc nào được nước, cốc nào được sữa?
 + Làm thế nào để biết được điều đó?
 + Em có nhận xét gì về màu, mùi, vị của nước ?
- GV ghi lên bảng:
b, Hoạt động 2 :
* Mục tiêu: Học sinh hiểu khái niệm “Hình dạng nhất định”. Biết dự đoán, nêu cách tiến hành và tiến hành làm thí nghiệm tìm hiểu hình dạng của nước.
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm trong sách giáo khoa.
 + Nước có hình gì?
 + Nước chảy như thế nào?
 + Vậy qua 2 thí nghiệm vừa làm, các em có kết luận gì về tính chất của nước? Nước có hình dạng nhất định không?
c, Hoạt động 3:
+ Khi vô ý làm đổ nước ra bàn các em thường làm gì?
 + Tại sao người ta dùng vải để lọc nước mà không lo nước thấm hết vào vải?
 + Làm thế nào để biết một chất có hoà tan hay không hoà tan trong nước?
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm.
 + Sau khi làm thí nghiệm em thấy có những gì sảy ra?
4.Củng cố – Dặn dò:(2-3’)
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết
- Nhận xét tiết học.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- Lớp hát đầu giờ.
- 2 HS đọc 
- Nhắc lại đầu bài.
Phát hiện màu, mùi vị của nước
- HS quan sát trực tiếp.
 + Vì nước trong suốt, nhìn rõ thìa, còn cốc sữa trắng đục không nhìn rõ thìa trong cốc.
 + Khi nếm: Cốc không có vị là cốc nước, cốc có vị ngọ là cốc sữa.
 + Khi ngửi: Cốc có mùi thơm là cốc sữa, cốc không có mùi là cốc nước.
 + Nước không có màu , không có mùi và không có vị.
- Các nhóm khác bổ sung.
Nước không có hình dạng nhất định,
chảy tan ra mọi phía
- HS làm thí nghiệm, quan sát và trả lời.
+ Nước có hình dạng của chai, lọ, hộp vất chứa nước.
 + Nước chảy từ trên cao xuống và chảy tràn ra mọi phía.
 + Nước không có hình dạng nhất định, có thể chảy tràn ra khắp mọi phía, chảy từ trên cao xuống.
Nước thấm qua một số vật
và hoà tan một số chất
- Làm việc cả lớp
 + Em lấy giẻ, giấy thấm, khăn lau để thấm và lau khô nước ở trên bàn.
 + Vì vải chỉ thấm được một lượng nước nhất định. Nước có thể chảy qua những lỗ nhỏ giữa các sợi vải, còn chất bẩn khác bị giữ lại trên mặt vải.
 + Ta cho chất đó vào trong cốc có nước, dùng thìa khuấy đều lên sẽ biết được chất đó có tan trong nước hay không ?
- HS làm thí nghiệm.
 + Vải, bông, giấy là những vật có thể thấm nước.
 + Đường, muối tan được trong nước. Cát không tan trong nước.
- 2,3 HS đọc
Tiết 5: 
 SINH HOẠT TUẦN 10
I. Mục tiêu
- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân
- HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập
- Giáo dục HS có ý thức phấn đấu liên tục vươn lên
II. Lên lớp:
1. Tổ chức : Hát
2. Bài mới
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
 * Đạo đức: Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè, có ý thức đạo đức tốt
 * Nề nếp: Tuần qua lớp đã thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp do trường lớp đề ra.
 * Học tập: Các em chăm học, có ý thức tốt trong học tập, trong lớp chưa tích cực hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp, đạt hiệu quả cao
 * Lao động vệ sinh: Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ, gọn gàng
 b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương: 
 - Phê bình: Đại.
 c. Phương hướng:
 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. Lấy thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
 - Tham gia mọi hoạt động của trường lớp đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an thang 10 lop 4.doc