Tập đọc
Tiết 54: con sẻ
i.mục tiêu
-Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng chỗ. Biết đọc diễn cảm bài văn -chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện: hồi hộp, căng thẳng (ở đoạn đầu-tả sự đối đầu giữa sẻ mẹ và chó săn); chậm rãi, thán phục (ở đoạn sau-sự ngưỡng mộ của tác giả trước tình mẹ con thiêng liêng, hành dộng dũng cảm bảo vệ con của sẻ mẹ)
-Hiểu các từ ngữ trong bài: tuồng như, khản đặc, bối rối, kính cẩn, mõm,
-Hiểu nội , ý nghĩa bài : Ca ngợi hành động dũng cảm,xả thân cứu sẻ non của sẻ già.
Thứ tư, ngày 18 tháng 3 năm 2008 Tập đọc Tiết 54: CON SẺ I.MỤC TIÊU -Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng chỗ. Biết đọc diễn cảm bài văn -chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện: hồi hộp, căng thẳng (ở đoạn đầu-tả sự đối đầu giữa sẻ mẹ và chó săn); chậm rãi, thán phục (ở đoạn sau-sự ngưỡng mộ của tác giả trước tình mẹ con thiêng liêng, hành dộng dũng cảm bảo vệ con của sẻ mẹ) -Hiểu các từ ngữ trong bài: tuồng như, khản đặc, bối rối, kính cẩn, mõm, -Hiểu nội , ý nghĩa bài : Ca ngợi hành động dũng cảm,xả thân cứu sẻ non của sẻ già. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Tranh -Băng giấy viết câu dài hướng dẫn Hs ngắt câu. -Tờ giấy khổ to viết đoạn văn cần hướng dẫn hs luyện dọc diễn cảm. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Hoạt động 1: Luyện đọc -1 Hs đọc toàn bài. -GV chia 5 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn) -Hs tiếp nối nhau đọc lần 1. -Gv viết bảng 1 số từ hs còn phát âm sai, hướng dẫn phát âm lại. -Hs tiếp nối nhau đọc lần 2. -Gv rút từ cần giải nghĩa có trong từng đoạn. -GV đính câu vă” bỗngtrước mõm con chó”, hướng dẫn HS ngắt câu dài. -HS đọc tiếp nối lần 3. -Luyện đọc theo nhóm 4. -2 HS đọc lại toàn bài. -Gv hướng dẫn giọng đọc và đọc mẫu toàn bài. 2.Hoạt động 2: Tìm hiểu bài -HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi: +Trên đường đi , con chó thấy gì ? Nó định làm gì? -1 Hs đọc đoạn 2 và 3, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi. +Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi ? +Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm từ trên cây lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào ? -Yêu cầu Hs trao đổi nhóm đôi câu hỏi; +Em hiểu một sức mạnh vô hình trong câu Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất là sức mạnh gì? -1 số Hs phát biểu, Gv chốt lại: Đó là sức mạnh của tình mẹ con, một tình cảm tự nhiên, bản năng trong con sẻ khiến nó dù khiếp sợ con chó săn to lớn vẫn lao vào nơi nguy hiểm để cứu con. -HS đọc thâøm 2 đoan còn lại. Hỏi: Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé? 3.Hoạt động 3 : đọc diễn cảm -Gọi 5 HS đọc tiếp nối 5 đoạn của bài. -GV đính đoạn văn: “Bỗngcuốn nó xuống đất” -Hỏi: Đoạn này đcọ giọng như thế nào? +Ngắt câu ở những chỗ nào? Từ nào cần nhấn giọng? -GV gạch dưới các từ ngữ cần đcọ nhấn giọng. -HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi. -1 số Hs thi đọc diễn cả trước lớp. -Gv và HS nhận xét. 4.Hoạt động 4: CỦng cố- Dặn dò -Ý nghĩa bài văn nói lên điều gì? -Nhận xét tiết học -Về nhà tiếp tục đọc diễn cảm bài văn và trả lời câu hỏi cuốibài. CB: ôn tập giữa HKII Môn; Kĩ thuật Tiết 27: CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH CƠ KHÍ (TT) I.MỤC TIÊU -Hs biết thực hành gọi tên các chi tiết trong bộ phận lắp ghép cơ khí. -Biết sử dụng cờ-lê, tua-vít để lắp , tháo ácc chi tiết. -Hs biết sắp xếp dụng cụ sau khi sử dụng xong một cách ngay ngắn. II.ĐỒ DỤNG DẠY HỌC -Bộ lắp ghép mô hình cơ khí. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Hoạt động 1: HS thực hành. *Thảo luận nhóm 4. -Gv yêu cầu các nhóm Hs gọi tên, đếm số lượng các chi tiết cần lắp của moói ghép hình 4a,4b,4c,4d,4e. -Các nhóm thực hiện, Gv theo dõi nhắc nhở. +Phải sử dụng cờ-lê và tua-vít để tháo, lắp các chi tiết. +Chú ý an toàn khi sử dụng tua vít. +Phải dùng nắp hộp để đựng các chi tiết để tránh rơi vãi +Khi lắp ghép, vị trí của vít ở mặt phải, ốc ở mặt trái của mô hình. 2.Hoạt động 2; đánh giá kết qua rhọc tập của HS. -Từng nhóm Hs trưng bày sản phẩm thực hành lên bàn. -Gv đính các tiêu chí đánh giả lên bảng. -HS dựa vào tiêu chí để đánh giá. -Gv nhận xét, tuyên dương. 3.Hoạt động 3: CỦng cố – dặn dò -Nhận xét tiết học. CB: lắp ghép cái đu Môn; Toán Tiết 133: HÌNH THOI I.MỤC TIÊU Giúp học sinh: -Hình thành biểu tượng về hình thoi. -Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi, từ đó phân biệt được hình thoi với một số hình đã học. -Thông qua hoạt động vẽ và gấp hình để củng cố kĩ năng nhận dạng hình thoi và thể hiện một số đặc điểm của hình thoi. -Vận dụng kiến thức đãhọc vào cuộc sống. II.ĐỒ DÙNG DAY HỌC -Tấm bìa cắt hình thoi như SGK. -Bảng phụ vè sẵn các hình BT1. -Bộ đồ dùng học toán. -Tờ giấy trắng. III.CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC 1.Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về hình thoi. -Gv yêu cầu Hs lắp ghép mô hình vuông, Gv gọi HS vẽ hình như vừa lắp ghép lên bảng. -Gv “xô” lệch hình vuông nói trên để được mô hình mới và dùng mô hình này để vẽ hình mới lên bảng, Hs quan sát và nhận xét. -Gv giới thiệu hình mới gọi là hình thoi. -Yêu câù Hs quan sát hình trong SGK, nhận ra những văn hoa hoạ tiết hình thoi. -Gv vẽ hình thoi ABCD lên bảng lớp. 2.Hoạt động 2: Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi. -GV yêu cầu HS quan sát hình thoi và trả lời câu hỏi. +Hình thoi ABCD có cạnh AB song song với cạnh nào? +Cạnh AD song song với cạnh nào ? +Hình thoi có các cạnh nào bằng nhau? -Gọi 1 HS lên bảng chỉ các cặp cạnh song song và bằng nhau. -Hình thoi là một hình như thế nào ? -Gọi HS đọc ghi nhớ. 3.Hoạt động 3: thực hành Bài 1: Làm việc cá nhân -GV đính bảng phụ lên bảng, 1 HS đọc yêu cầu Bt. -Hs suy nghĩ và trả lời. -Gv chốt lại: Hình 1,3 là hình thoi. +Hình 2 là HCN. Bài 2: Thảo luận nhóm đôi. -1 HS đọc yêu cầu Bt, lớp theo dõi SGK. -Từng cặp HS trao đổi làm bài. -Gv đính hình lên bảng, 1 số HS phát biểu. -Gv nhận xét, 1 số Hs nhắc lại nhận xét. Bài 3: làm việc theo nhóm 4 -Yêu cầu Hs quan sát hình vẽ SGK. -Các nhóm dùng giấy gấp và cắt như SGK. -Đại diện 4 Hs của 4 nhóm lên bảng trình bày các thao tác. 4.Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò. -Hình thoi là một hình như thế nào? -Nhận xét tiết học -về nàh xem lại các đồ vật trong nàh có dạng hình thoi. CB: Diện tích hình thoi. Môn: Tập làm văn Tiết 53: MIÊU TẢ CÂY CỐI ( KIỂM TRA VIẾT) I.MỤC TIÊU -Hs thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối sau giai đoạn học về văn miểu tả cây cối. -Bài viết đúng với yêu cầu của đề bài, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài.), diễn dạt thành câu, lời tả sinh động , tự nhiên. II.ĐỒ DÙNG DAY HỌC -Aûnh một số cây cối -Banûg phụ viêt đề bài và dàn ý của bài văn miêu tả cây cối. -Giấy kiểm tra. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Hoạt động 1: Hs làm bài văn miêu tả. -Gv đính đề bài lên bảng. + Đề 1: Hãy tả một cái cây ở trường gắn bó với nhiều kỉ niệm của em. (Mở bài theocách gián tiếp) +Đề 2: Hãy tả một cái cây do chính tay em vun trồng.(mở bài theo cách trực tiếp) +đề 3: Em thích loài hoa nào nhất? Hãy tả loài hoa đó(Mở bài theo cách gián tiếp). -Gv đính dàn ý của bài văn miêu tả cây cối, gọi Hs đọc. +Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây. +Thân bài: tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây. +Kết bài: Có thể neu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây. 2.Hoạt động 2; Hs viết bài vào giấy -Gv yêu cầu HS chọn 1 trong 3 đề trên bảng để miêu tả. -Nhắc Hs chú ý cách dùng từ, đặt câu, hình ảnh so sánh, nhân hoá để bài văn thêm sinh động hơn. 3.Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò -GV thu bài. -Nhận xét tiết học -Tiết sau trả bài viết. Môn: Đạo đức Tiết 27: TIÙCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (TT) I.MỤC TIÊU -HS hiểu được ý nghĩa của các hoạt động nhận đạo; giúp đỡ các gia đình , những người có hoàn cảnh khó khăn. -Tuyên truyền, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo phù hợp vưới điều kiện của bản thân. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Bảng phụ viết BT4. -1 số Tờ giấy khổ to kẻ bảng BT5. -các bông hoa xanh , đỏ III.CAC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Hoạt động 1: Làm việc cả lớp ( Bày tỏ ý kiến) -Gv đính nội dung Bt lên bảng, 1 Hs đọc yêu cầu và nội dung. -Gv nêu từng ý kiến, Hs suy nghĩ và đưa bông hoa (đúng xanh; sai đỏ). -Gv kết luận; b,c,e là việc làm nhân đạo +a,d không phải là việc làm nhân đạo. 2.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (Bt2) -yêu cầu Hs đọc tình huống Bt2 -từng cặp Hs trao đổi thảo luận. -1 số hsphát biểu. -Gv chốt lại: tình huống a: Có thể đẩy xe lăn giúp bạn (nếu bạn có xe lăn), quyên góp tiền giúp bạn mua xe. +Tình huống b: Có thể thăm hỏi, trò chuyện với ba fcụ, giúp đỡ bà những công việc lạt vặt hằng ngày như lấy nước , quét nhà, quét sân, nấu cơm, thu dọn nhà cửa. 3.Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 4n(Bt5) -1 HS đọc yêu cầu Bt 5. -Gv phát bảng kẻ cho các nhóm thảo luận và ghi vào bảng. -Đại diện 4 nhóm đính bảng trình bày. -Gv nhận xét kết luận : Tham gia các hoạt động nhân đạo là góp phần nhỏ bé của mỗi cá nhân giúp nhiều người khác vượt qua được khó khăn của chính mình. -Gv yêu cầu hs thi đua đọc các câu ca dao , tục ngữ tấm gương về việc làm nhân đạo. -Gv liên hệ bản thân và giáo dục HS. 4.Hoạt động 4: CỦng cố – dặn dò -Nhận xét tiết học -Về nhà học thuộc ghi nhớ. -Thực hiện tham gia vào các hoạt động nhân đạo ở trường, ở cộng đồng. -về nhà thu thập ghi chép các thônh tin an toàn giao thông trên kênh VTV1 của đài truyền hình VN. Để tiết sau học :Tôn trọng luật giao thông.
Tài liệu đính kèm: