Luyện từ và câu
Tiết 54; cách đặt câu khiến
i.mục tiêu
-Hs nắm được cách đặt câu khiến.
-Biết đặt câu khiến trong các tình huống khac nhau.
-Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
ii.đồ dùng dạy học
-1 số băng giấy viết Bt 1(nhận xét), viết ghi nhớ.
-Các tấm bìa hs làm BT1 (luyện tập)
-Bảng phụ viết Bt2,3
iii.các hoạt động dạy học
1.Hoạt động 1; Nhận xét
*Thảo luận nhóm đôi
-1 Hs đọc yêu cầu Bt.
-Gv đính các băng giấy lên bảng lớp.
-Hs trao đổi làm bài
-1 số Hs lên thêm các từ vào cau kể để thành câu cầu khiến.
-Gv nhận xét.
- Hỏi: Muốn đặt câu cầu khiến ta làm thế nào?
-HS tiếp nối nhau đọc ghi nhớ trên bảng.
Thứ năm ngày 19 tháng 3 năm 2008 Luyện từ và câu Tiết 54; CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN I.MỤC TIÊU -Hs nắm được cách đặt câu khiến. -Biết đặt câu khiến trong các tình huống khac nhau. -Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -1 số băng giấy viết Bt 1(nhận xét), viết ghi nhớ. -Các tấm bìa hs làm BT1 (luyện tập) -Bảng phụ viết Bt2,3 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Hoạt động 1; Nhận xét *Thảo luận nhóm đôi -1 Hs đọc yêu cầu Bt. -Gv đính các băng giấy lên bảng lớp. -Hs trao đổi làm bài -1 số Hs lên thêm các từ vào cau kể để thành câu cầu khiến. -Gv nhận xét. - Hỏi: Muốn đặt câu cầu khiến ta làm thế nào? -HS tiếp nối nhau đọc ghi nhớ trên bảng. 2.Hoạt động 2: Luyện tập. Bài 1: làm việc cá nhân -1 Hs đọc yêu cầu và nội dung BT. -Gv đính các câu kể và mẫu lên bảng, 1 Hs đọc lại. -HS viết vào vở. Hs tiếp nối nhau đọc câu vừa đặt xong. Bài 2: Trao đổi nhóm đôi. -1 Hs đọc yêu cầu và các tình huống Bt -HS trao đổi và làm bài vào nháp. -1 số Hs đọc câu vừa đặt , lớp nhận xét. Ngân cho tớ mượn bút của cậu với ! Ngân ơi, cho tớ mượn cái bút nào! Tớ mượn cậu cái bút nhé!. Thưa bác, bác cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ ! Xin phép bác cho cháu nói nhuyện với bạn Giang ạ ! Bác làm ơn cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ ! Bài 3,4 : Thảo luận nhóm 4. -1 Hs đọc yêu cầu Bt. -Các nhóm thảo luận làm bài, mõi nhóm làm 1 tình huống. -Đại diện của 3 nhóm đính banûg trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. .Hãy chỉ giúp mình cách giải bài toán này nhé ! Chúng ta về đi.! Chúng ta cùng đi nào! Xin mẹ cho con đến nhà bạn Ngân! Xin thầy cho em vào lớp ạ! -Các nhóm nêu tình huông cho câu vừa đặt. 3.Hoạt động 3: Củng cố -Dặn dò -Gọi HS nhắc lại ghi nhớ. -Nhận xét tiết học -Về nhà học thuộc ghi nhớ SGK. CB: Ôn tập thi giưã HKII. - Môn: Toán Tiết 134: DIỆN TÍCH HÌNH THOI I.MỤC TIÊU Giúp học sinh; -Hình thành công thức tính diện tích hình thoi. -Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài toán có liên quan. -Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Cắt các tấm bìa có dạng như hình vẽ SGK 142. -Bảng phụ vẽ hình BT1, Bt2. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích hình thoi. -Gv nêu vấn đề: Tính diện tióch hình thoii ABCD đã cho. -Gv cắt hình tam giác AOD và hình tam giác COD rồi ghép với hình tam giác ABC để được hình chữ nhật MNCA (như hình vẽ SGK) -Gọi Hs nhận xét diện tích hình chữ nhật ACMN vừa tạo thành với hình chữ nhật ABCD. -GV nhận xét rút ra công thức và ghi bảng. -HS đọc công thức và ghi nhớ 2.Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Tính diện tích hình thoi *làm việc cá nhân -Gv đính từng hình và số đo lên bảng, HS làm bảng con. -2 em làm trên tấm bìa , đính bảng trình bày. -Gv nhận xét: 4 x 3 b. 7 x 4 2 Bài 2: Thảo luận nhóm 4. -Gv phát tấm bìa ghi sẵn số đo , cho các nhóm làm bài. -Đaiï diện 4 nhóm đính kết quả lên bảng. -GV và cả lớp nhận xét. 20 x 5 b. 15 x 4 2 Bài 3; Thi đua -Gv đính 3 tấm bảng vẽ sẵn hình và nội dung Bt. -3 Hs cûua 3 đội thi đua lên bảng điền Đ hoặc S vào ô trống. -Gv và cả lớp nhận xét. -GV kết luận ; Câu b đúng 3.Hoạt động 3; Củng cố – Dặn dò -Muốn tính diện tích hình thoi ta làm thế nào ? -Nhận xét tiết học. -Về nhà học thuộc công thức tính diện tích hình thoi. -Làm BT 1 vào vở. -CB: Luyện tập Môn: lịch sử Tiết 27; THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI-XVII I.MỤC TIÊU Sau bài học, học sinh nêu được; -vào thế kii thứ XVI-XVII, nước ta nổi lên ba đô thị lớn đó là Thăng Long, Phố Hiến, Hội An. -Mô tả được cảnh các đô thị lớn thế kỉ XVI-XVII. -Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát của nền kinh tế, đặc biệt là thương mại. II.ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC -Phiếu học tập. -Bản đồ Viêït Nam. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Hoạt động 1: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An- ba thành thị lớn thế kỉ XVI-XVII. Bước 1; làm việc cả lớp. -GV ttrình bày khái niệm thành thị: Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển. -GV đính bản đồ VN, gọi 1 số Hs lên xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ. *BƯớc 2: Thảo luận nhóm 4. -GV yêu cầu Hs các nhóm đọc SGk hoàn thành bảng thống kê. -Đại diện 4 nhóm đính bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét. -GV chốt lại: Đặc điểm Thành thị Dân cư Quy mô thành thị Hoạt động buôn bán Thăng Long Đông dân hơn nhiều thành thị ở Châu Á Lớn bằng thành thị ở một số nước chau Á Những ngày chợ phiên, dân các vùng lân cận gánh hàng hoá đến đông không thể tưởng tượng được. Buôn bán nhiều mặt hàng như áo, tơ lụa, vóc, nhiễu. Phố Hiến Có nhiều dân nước ngoài như Trung Quốc, hà lan, Anh , Pháp. Có hơn 2000 nóc nhà của người nước ngoài khác đến ở Là nơi buôn bán tấp nập. Hội An Là dân địa phương và các nhà buôn Nhật Bản. Phố cảng đẹp và lớn nhất Đàng Trong Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán. 2.Hoạt động 2: Tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI-XVII +Thảo luận cả lớp. -Gv nêu câu hỏi: +Nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong cá thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI-XVII +Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào? -1 số Hs phát biểu, mỗi em phát biểu 1 câu, lớp nhận xét. -Gv kết luận: Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất.Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp. 3.Hoạt động 3; Củng cố- dăïn dò. -Gọi Hs đọc ghi nhớ. -Nhận xét tiếthọc -về nhà thuộc bài. CB: Quang Trung đại phá quân Thanh. Môn; Khoa học Tiết 54: NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG I.MỤC TIÊU Học sinh biết: -Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau. -Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1 số tranh , ảnh về loài sinh vật cso nhu cầu về nhiệt. - phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Hoạt động 1: Trò chơi Ai nhanh , ai đúng. -Gv chi lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm có 1 cái chuông) -Gv phổ biến cách chơi: GV đọc các câu hỏi.Đội nào lắc chuông trước sẽ được trả lời trước. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm, nếu trả lời thiếu sẽ bị trừ 3 điểm. -Trước khi chơi gv cho Hs quan sát tranh , ảnh các con vật sống ở các vùng khác nhau. -câu hổi có nội dung sau +Kể tên 3 cây và 3 con vật có thể sống ở xứ lạnh hoặc xứ nóng mà bạn biết? +Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu nào? Sa mạc Nhiệt đới. Ôn đới Hàn đới. +Thực vật phong phú , nhưng có nhiều cây rụng lá về mùa đông sống ở vùng có khí hậu nào ? Sa mạc Nhiệt đới. Ôn đới. Hàn đới. +Vùng có nhiều loài động vật sinh sống nhất là vùng có khí hậu nào? +Vùng có ít loài động vật và thực vật sinh sống là vùng có khí hậu nào? +Một số động vật có vú sống ở khí hậu nhiệt đới có thể bị chết ở nhiệt độ nào ? Trên 0 C 0 c Dưới 0 c +Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho cây trồng? +Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho vật nuôi? +Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho con ngươi? -GV tổng kết điểm của các nhóm. -Hỏi: Nhiệt độ có vai trò như thế nào đối với con người , động vật và thực vật? -HS đọc ghi nhớ 2.Hoạt động 2: Vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất. -Thảo luận nhóm đôi -Gv đính câu hỏi : Điều gì sẽ xãy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm? -1 số Hs phát biểu. -Gv nhận xét và đính ghi nhớ, gọi Hs đọc -Gv tổ chức cho Hs 3 đội thi Nói về cách chống nóng và chống rét cho người hoặc động thực vật. 3.Hoạt động 3: CỦng cố- Dặn dò -Nhận xét tiết học +Về nhà học thuộc bài. CB: Ôn tập.
Tài liệu đính kèm: