Tập làm văn
Tiết 54: trả bài văn miêu tả cây cối
i.mục tiêu
-Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả cây cối của bạn và của mình khi đã được cô giáo chỉ rõ.
-Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả; biết tự chữa những lỗi cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình.
-Nhận thức được cái hay của bài được cô khen.
ii.đồ dùng dạy học
-Tờ phiếu khổ to, bút dạ để sửa lỗi chung.
-Phiếu học tập để Hs thống kê các lỗi.
iii.các hoạt dộng dạy học
1.Hoạt động 1: Gv nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
-GV viết đề bài văn lên bảng. Nhận xét về kết quả làm bài.
+Ưu điểm: Đa số các em xác định đúng đề bài, kiểu bài, bố cục , ý , diễn đạt khá rõ ràng, mạch lạc như bài của bạn: Ngọc Huệ, Ngà, Vân, Huỳnh Như. Phương. Loan,
Thứ sáu ngày 20 tháng 3 năm 2008 Tập làm văn Tiết 54: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I.MỤC TIÊU -Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả cây cối của bạn và của mình khi đã được cô giáo chỉ rõ. -Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả; biết tự chữa những lỗi cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình. -Nhận thức được cái hay của bài được cô khen. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Tờ phiếu khổ to, bút dạ để sửa lỗi chung. -Phiếu học tập để Hs thống kê các lỗi. III.CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC 1.Hoạt động 1: Gv nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp. -GV viết đề bài văn lên bảng. Nhận xét về kết quả làm bài. +Ưu điểm: Đa số các em xác định đúng đề bài, kiểu bài, bố cục , ý , diễn đạt khá rõ ràng, mạch lạc như bài của bạn: Ngọc Huệ, Ngà, Vân, Huỳnh Như. Phương. Loan, +Khuyết: Còn một số bài diễn đạt ý chưa rõ ràng, sai lỗi chính tả nhiều, dùng từ, đặt câu chưa đúng, sử dụng các dấu câu còn tuỳ tiện. +Điểm : Giỏi: 6 khá: 17 Trung bình: 8 ` Yếu : 3 2.Hoạt động 2; Hướng dẫn Hs chữa bài. -Hướng dẫn từng Hs sửa lỗi. -Gv phát phiếu học tập cho từng HS, mỗi em đọc lời phê của cô, đọc những lỗi cô chỉ rõ trong bài, viết vào phiếu học các lỗi trong bài làm theo từng loại ( lỗi chính tả, lỗi từ, câu, diễn đạt, ý) và sửa lỗi -GV theo dõi , kiểm tra Hs làm việc. -Hướng dẫn chữa lỗi chung. -GV chép các lỗi lên tờ phiếu .(GV chép sẵn) -Goị HS lần lượt lên bảng chữa từng lỗi. -GV nhận xét. *HƯớng dẫn HS học tập những bài văn, đïoan văn hay. -GV đọc những đïoa n văn, bài văn hay của một số Hs trong lớp . -Hs lắng nghe và tìm ra cái hay của đoạn văn , bài văn , từ đó rút kinh nghiệm cho bài vanê cûua mình. 3.Hoạt động 3: Củng cố –Dặn dò -Nhận xét tiết học -tuyên dương những em viết bài văn hay. -Những em viết bài không đạt , về nhà viết lại cho hay hơn. CB: Ôn tập giữa HKII. Môn : Aâm nhạc Tiết 27: Ôn tập bài hát : CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN Tập đọc nhạc : TĐN : số 7 I. MỤC TIÊU -Học sinh thuộc lời ca và hát đúng giai điệu bài hát “ Chú voi con ở Bản Đôn “ -Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, tốp ca. -Học sinh đọc đúng nhạc và hát lời ca bài TĐN “ Đồng lúa bên sông “ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ quen dùng : Song loan, thanh phách. Máy hát, đĩa. - vài động tác phụ họa. - Bảng phụ viết bài “ Đồng lúa bên sông. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Oân tập bài hát : Chú voi con ở Bản Đôn “ - Gv cho học sinh nghe đĩa giai điệu bài hát ( Cả lớp nhẩm theo ) - Cho cả lớp hát bài hát kết hợp gõ tiết tấu. - GV chia lớp thành hai đội : Đội A gõ phách, đội B gõ tiết tấu. - Gv nhận xét. - GV cho cả lớp hát lĩnh xướng. 2. Hoạt động 2: hát kết hợp vận động phụ họa. -GV thực hiện mẫu vài lần. - Hướng dẫn cả lớp, nhóm thực hiện. + Tổ chức biểu diễn trước lớp. - Nhận xét, tuyện dương. 3. Hoạt động 3: Tập đọc nhạc số 7 + Luyện tập cao độ. - GV đính bảng hỏi thang âm và GV đọc mẫu. - Hướng dẫn cả lớp, nhóm, cá nhân đọc. + Luyện tập tiết tấu : + Đínhn bảng hỏi : Aâm hình tiết tấu trên gồm những hình nốt nào ? - GV gõ mẫu, HD học sinh thể hiện. - Tập đọc nhạc. - GV đính bảng: hướng dẫn đọc từng câu. Ghép lời. - Cho cả lớp, nhóm , cá nhân thể hiện. - GV đọc nhạc và ghép lời, cho HS đọc và ghép lời. - Chia lớp thành 2 nhóm ( đọc nhạc- ghép lời ) - Nhận xét. 4. Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò - Tiết hát hôm nya học bài gì ? - Cả lớp hát bài “ Chú voi con ở bản Đôn “ -Chia lớp thành hai đội : Đọc nhạc – ghép lời. - Về nàh ôn luyện bài hát “ Chú voi con ở Bản Đôn “ và ôn TĐN số 7. - Môn: Toán Tiết 135: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU Giúp học sinh: -Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải bài tập. -Thực hành xếp hình. -Tính cẩn thận khi làm toán. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Các tấm bìa, bút dạ. -Mỗi Hs 1 tờ giấy . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC *Hướng dẫn hs làm bài tập. 1.Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 4. ( BT 1) -Gv phát tấm bìa cho các nhóm làm bài, các nhóm khác nhận xét. -Gv nhận xét kết quả. Bài tập 1 ôn lại kiến thức gì? -Muốn tính diện tích hình thoi ta làm như thế nào? 2.Hoạt động 2: làm việc cá nhân (BT2) -Gv đính đề bài lên bảng, 1 Hs đọc. Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì? -Lớp giải vào vở, 1 em giải trên tấm bìa. -Đính bảng trình bày, Gv nhận xét. 3.Hoạt động 3; làm việc nhóm đôi (BT3) -1 Hs đọc yêu cầu BT. -Từng cặp Hs xếp hình theo yêu cầu. -Dựa vào hình đã xếp, tính độ dài của hai đường chéo. Hai đường chéo có dộ dài là bao nhiêu? -Dựa vào độ dài hai đường chéo tính diện tích hình thoi. -3 em lên bảng làm. -ùLớp nhận xét. 4.Hoạt động 4: làm việc cá nhân (Bt4) -Thực hành. -Gv yêu cầu mỗi Hs lấy 1 tờ giấy và xếp hình theo như trong SGK. -Gv nhận xét. 5.Hoạt động 5: Củng cố- Dặn dò -Tiết toán hôm nay ôn lại kiến thức gì? -Nhận xét tiết học -về nhà xem lại Bt đã làm. CB: Luyện tập. Môn: Địa lí Tiết 27: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG. I.MỤC TIÊU Học xong bài này, học sinh biết: -Giải thích được: dân cư tập trung khá đông ở duyên hải miền Trung do có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt , sản xuất (đất canh tác, nguồn n]ớc sông biển) -Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp. -Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số nhành sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng duyên hải miền Trung. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Bản đồ dân cư Việt Nam. -Phiếu học tập III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Hoạt động 1: Dân cư tập trung khá đông đúc -Gv thông báo số dân cư của các tỉnh miền Trung cho Hs nắm. -Gv đính bản đồ phân bố dân cư VN, Hs có thể so sánhvà nhận xét được ở miề Trung vùng ven biển có nhiều người sinh sống hơn ở vùng núi TRường Sơn. *Thảo luận nhóm đôi. -Yêu cầu từng cặp Hs quan sát hình 1,2 và đọc mục 1 SGK, trả lời câu hỏi. +Đồng bằg duyên hải miền Trung dân tộc nào sống chủ yếu? +Nhận xét trang phục cuả phụ nữ Chăm, phụ nữ Kinh. +Tại sao dân cư tập trung khá đông đúc tại đồng bằng duyên hải miền Trung? -1 số hs phát biểu. -Gv chốt lại: Phụ nữ Kinh mặc áo dài, cổ cao; còn phụ nữ Chăm mặc áo, váy dài, có đai thắt ngang và khăn choàng đầu, 2.Hoạt động 2; Hoạt động sản xuất của người dân. -Hs quan sát các hình trang 139 và nói nội dung từng hình. *Thảo luận nhóm 4. -Gv phát phiếu học tập cho các nhóm thảo luận và ghi vào các cột. -Đại diện 4 nhóm đính bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. -Hỏi: Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này? -Gv chốt lại: Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt va fkhô hạn, người dân miền Trung vẫn luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân trong vùng và các vùng khác. 3.Hoạt động 3; Củng cố- Dặn dò -Trò chơi “Chuyền hộp” -HS thực hiện trò chơi và trả lời câu hỏi: +Vì sao dân cư tập trung khá đông đúc tại đồng bằng duyên hải miền Trung? +Dân cư ở ĐB duyên hải miền Trung làm nghề gì là chính? -yêu cầu HS đọc ghi nhớ. -Nhận xét tiết học -Về nhà học thuộc bài.
Tài liệu đính kèm: