Giáo án lớp 4 - Trường TH & THCS Dương Hòa - Tuần 14

Giáo án lớp 4 - Trường TH & THCS Dương Hòa - Tuần 14

I. MỤC TIÊU:Học xong bài này, HS có khả năng:

- Biết công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS.

- Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo .

* KNS: lắng nghe lời dạy bảo, thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô (trình bày 1 phút, đóng vai).

- Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Tranh vẽ các tình huống bài tập. Bảng phụ ghi các tình huống hoạt động 3

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 20 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1148Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 - Trường TH & THCS Dương Hòa - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày tháng năm 2012
ĐẠO ĐỨC: BIẾT ƠN THẦY GIÁO CÔ GIÁO (T1)
I. MỤC TIÊU:Học xong bài này, HS có khả năng:
- Biết công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS.
- Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo .
* KNS: lắng nghe lời dạy bảo, thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô (trình bày 1 phút, đóng vai).
- Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Tranh vẽ các tình huống bài tập. Bảng phụ ghi các tình huống hoạt động 3
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ. (4’)
B. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động1: XỬ LÍ TÌNH HUỐNG (9’)
+ Yêu cầu các nhóm đọc tình huống trong sách và thảo luận để trả lời các câu hỏi :
- Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì ?
- Nếu em là các bạn , em sẽ làm gì ?
+Việc làm của nhóm em thể hiện điều gì ?
+ Đối với thầy cô giáo chúng ta phải có thái độ như thế nào ?
GV kết luận : Ta phải biết ơn ,kính trọng thầy cô giáo vì thầy cô là ngừời vất vả dạy chúng ta nên người .
Hoạt động 2 : THẾ NÀO LÀ BIÊT ƠN THẦY CÔ GIÁO ? (8’)
+ Cho cả lớp quan sát các bức tranh thể hiện các tình huống như bài tập 1,SGK .
+ Lần lượt hỏi :bức tranh thể hiện lòng kính trọng biết ơn thầy cô giáo hay không? 
Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn kính trọng thầy cô giáo 
+ Hỏi: Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3,em sẽ nói gì với các bạn HS đó ?
Hoạt động 3 : HÀNH ĐỘNG NÀO ĐÚNG? (7’)
+ Đưa bảng phụ có ghi các hành động như .
+Yêu cầu các nhóm giơ giấy màu đỏ nếu hành động đó đúng ,giấy màu xanh nếu hành động đó sai .
Kết luận :
Hoạt động 4 :EM CÓ BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO KHÔNG ? (6’)
C. Củng cố - dặn dò: (1’)
- 2 hs nhắc nội dung bài học.
-Thảo luận theo nhóm các câu hỏi .
-Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét .
-HS đóng vai,trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét .
- Biết ơn , kính trọng 
- Nghe.
- Cả lớp quan sát tranh trả lời các tình huống .
-Tranh 1, 2,4 thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô của các bạn .trong tranh 3, việc làm của bạn HS chưa thể hiện sự kính trong thầy cô .
- Thảo luận theo nhóm.
- HS thảo luận hành động nào đúng ,hành động nào sai? Vì sao ?
- Nghe.
- HS làm việc cá nhân .
- Trả lời .
TẬP ĐỌC: CHÚ ĐẤT NUNG 
I . Mục tiêu
- Biết đọc bài văn với giọng kể châm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng môt số từ ngữ gợi tả,gợi cả và phân biệt lời người kể với người nhân vật( chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
- Hiểu nội dung ( phần đầu ) Truyện : Chú bé Đất can đảm muốn trở thành người khoẻ mạnh , làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ 
* KNS: xác định giá trị, thể hiện sự tự tin (PP: động não, làm việc nhóm)
- Bồi dưỡng tính kiên trì.
II.Đồ dùng Dạy - Học : 
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK . 
III. Các hoạt động Dạy - Học :
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ. (5’)
B. Bài mới : 
- Giới thiệu bài
Hoạt động 1. Luyện đọc (20’)
Chia đoạn : 3 đoạn . 
Đoạn 1 bốn dòng đầu . 
Đoạn 2 sáu dòng tiếp 
Đoạn 3 phần còn lại . 
-GV hướng dẫn các em đọc từ khó 
Đọc toàn bài
Hoạt động 2.Tìm hiểu bài (10’)
- Cu Chắt có những đồ chơi nào chúng khác nhau như thế nào ?
+ Cu chắt để đồ chơi của mình vào đâu ? 
+ Những đồ chơi Cu Chắt làm quen với nhau như thế nào ? 
+ Vì sao chú bé đất lại ra đi ? 
+ Chú bé đất đi đâu và gặp chuyện gì ? 
+ Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại ? 
+ Vì sao chú đấy quyết định trở thành đất nung ? 
+ Chi tiết “ nung trong lửa “ tượng trung cho điều gì ? 
+ Câu chuyện nói lên điều gì ? 
-Ghi ý chính của bài . 
Hoạt động 3. . Đọc diễn cảm . (4’)
-Treo bảng phụ có đoạn văn cần luyện đọc 
-Nhận xét và cho điểm HS 
C. Củng cố , dặn dò (1’)
- 3 hs lên bảng đọc, trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc toàn bài . 
- HS đọc nối tiếp .
- HS đọc từ khó .
- Đọc chú giải
- Luyện đọc theo nhóm
- 1HS đọc toàn bài
- Đọc đoạn 1 
- Chàng kỵ sĩ,nàng công chúa..,chú bé đất.
Đọc đoạn 2
- Cái trái hỏng.
- Họ làm quen .....nhau...
- Vì chú có một mình.....
- HS trả lời .
- Vì Chú nhát
-Chú sợ....
- HS trả lời .
- HS nêu .
-Gọi 4 HS đọc lại truyện theo vai : người dẫn truyện , chú bé đất , chàng kị sĩ , ông Hòn Rấm . 
TOÁN
CHIA 1 TỔNG CHO 1 SỐ
I.Mục tiêu:Giúp HS:
- Biết chia môt tổng cho một số.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
- Bồi dưỡng tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng Dạy - Học : 
- Bảng nhóm
II. Các hoạt động Dạy- Hoc :
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ. (5’)
B. Bài mới.
Hoạt động 1: So sánh giá trị của biểu thức (7’)
-GV viết lên bảng hai biểu thức: (35+21):7 và 35:7 +21 :7
-GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên.
- Giá trị của hai biểu thức như thế nào so với nhau ?
-Vậy có thể viết:(35+21):7 = 35:7 +21 :7
Hoạt động 2: Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số (7’)
+ Biểu thức (35+7) : 7 có dạng ntn?
-Còn 7 là gì trong biểu thức (35+21):7 ?
-GV: Vì : (35+21):7 và 35:7 +21 :7 
-Nhận xét
Kết luận
Hoạt động 3: Luyện tập. (15’)
Bài 1:- GV viết biểu thức: (15+35) :5
- GV yêu cầu HS nêu cách tính biểu thức trên.
- GV yêu cầu HS tự làm tiếp
- GV nhận xét và ghi điểm cho HS
 Bài 2
- GV biểu thức : (35 -21) : 7
- GV KL: Đó chính là tính chất một hiệu chia cho một số.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài
- GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
C.Củng cố và dặn dò. (1’)
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 3 hs lên bảng làm bài tập.
- Quan sát
- (35+21):7 =56 : 7 =8
 35:7 +21 :7 = 5 +3 = 8
-Bằng nhau
- 1 tổng chia cho một số
- Số chia
- Khi thực hiện chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.
- HS nêu yêu cầu đề bài 
- Làm bài
+ Tính tổng rồi lấy tổng chia cho số chia
+ Lấy từng số hạng chia cho số chia rối cộng các kết quả với nhau.
- 2HS vừa lên bảng nêu cách làm của mình.
- Lắng nghe
LỊCH SỬ
 NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I.MỤC TIÊU:Học xong bài này , HS biết:
- Biết sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.
 + Đến cuối TK XII nhà Lý suy yếu, đầu năm 1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
 + Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.
* Đối với HS khá giỏi: Biết những việc làm của nhà Trần nhằm củng cố xây dựng đất nước: Chú ý xây dựng lực lượng quân đội, chăm lo bảo vệ đê điều, khuyến khích nông nghiệp sản xuất.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:
 -Phiếu học tập của HS.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A. Khởi động: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng!” (4’)
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài. (1’)
- Giới thiệu bài học
2. Hoạt động 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA NHÀ TRẦN. (12’)
- Cho HS đọc đoạn “ Đến đầu thế kỉ XII Nhà Trần được thành lập”
+ Hoàn cảnh nước ta cuối thể kỉ XII như thế nào?
-GV kết luận
- Cho HS xem tranh ảnh về đền thờ vua Trần và liên hệ thực tế địa phương. 
3. Hoạt động 2; NHÀ TRẦN CỦNG CỐ, XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC. (14’)
- Cho HS đọc SGK nêu bộ máy hành chính nhà nước thời Trần?
- Nhà Trần đã đưa ra những luật lệ gì?
- Nhà Trần làm gì để xây dựng quân đội ?
- Ngoài các chức quan tương tự như thời Lý, để phát triển nông nghiệp nhà Trần đã làm gì? 
- Nhà Trần đã làm gì để xây dựng đất nước.
C. Củng cố - dặn dò: (4’)
- Trò chơi: Rung chuông vàng
- Về nhà ôn lại bài .
- Chuẩn bị bài nhà Trần và việc đắp đê.
- Chơi trò chơi
- Đọc thầm nắm nội dung, yêu cầu.
- 1 HS đọc , cả lớp theo dõi SGK.
- Nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước khó khăn, nhà Lý không còn gánh vác được việc nước.
- Lắng nghe, nhắc lại
- Quan sát
- Chỉ màn hình và nêu
- Trả lời
- HS đọc SGK thảo luận nhóm đôi để trả lời.
-Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
- Trả lời
- Chơi trò chơi
Thứ ba ngày tháng năm 2012
TOÁN
 CHIA CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số.
- Áp dụng phép chia cho số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan
- HS hứng thú và thích học toán
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ. (5’)
B. BÀI MỚI. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia. (13’)
§ Phép chia 128472 :6
- GV viết lên bảng phép chia 128472 :6 
- GV yêu cầu HS đặt tính để thực hiện phép chia.
- Chúng ta phải thực hiện phép chia theo thứ tự nào?
- Kết quả và các bước thực hiện như SGK
- Phép chia 128472 :6 là phép chia hết hay có dư ?
§ Phép chia 230859 :5
- GV viết lên bảng phép chia 230859 :5 -Kết quả và các bước thực hiện như SGK
- Phép chia 230859:5 là phép chia hết hay có dư ?
- Với phép chia có dư chúng ta phải chú ý điều gì ?
Hoạt động 2: Luyện tập,thực hành(15’)
Bài 1:
- GV cho HS tự làm bài.
- GV nhận xét 
Bài 2.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt bài toán và làm 
- Nhận xét
Bài*: Tổ bạn Hoa xếp 187250 quyển sách vào các hộp, mỗi hộp 8 quyển. Hỏi tổ banh Hoa xếp được tất cả bao nhiêu hộp và còn thừa máy cái.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- GV chữa bài và ghi điểm 
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ. (2’)
- Muốn chia cho số có nhiều chữ số ta làm thế nào?
- 3 hs lên bảng làm bài tập.
- HS đặt tính
- Từ trái sang phải
- Phép chia hết
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làmgiấy nháp.
- Phép chia có dư
- Số dư nhỏ hơn số chia
- HS đọc đề,nêu Y/c đề bài .
- 2HS lên bảng làm( dòng 1,2).
- Lớp làm bảng con
- HS đọc đề,nêu Y/c đề bài .
- Làm bài
- Đọc bài
- HS đọc đề bài. 2 hs khá lên bảng.
Tóm tắt	Bài giải
8 quyển :1hộp 
187250 quyển:= ?hộp thừa =?quyển. Vậy có thể xếp được nhiều nhất là 23406 hộp và còn thừa ra 2 quyển. Đáp số : 23406 hộp còn thừa ra 2quyển
- Phát biểu nhắc lại nội dung
CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT)
CHIẾC ÁO BÚP BÊ
I. MỤCTIÊU.
- HS nghe viết đúng chính tả , trình bày đúng bài văn ngắn.
- Làm đúng bài tập 2b và 3
- Rèn tính cẩn thận, thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bút dạ + 2 bảng nhóm viết nội dung BT2a 
- Một số tờ giấy trắng khổ A4 để HS thi làm BT3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ (5’)
-GV đọc cho 2 HS viết : 
-GV nhận xét + cho điểm. 
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2 Hoạt động 1
a/ Hướng dẫn chính tả (10’)
- GV đọc toàn bài chính tả 
- Bạn nhỏ đã khâu cho búp bê một chiếc áo đẹp như thế nào ? - 
-Viết các từ ngữ dễ viết sai vào bảng con.
 b/ GV cho HS viết chính tả (13’)
 -G ...  ảnh yêu thích trong bài thơ mưa.(BT2).
- Bồi dưỡng tính sáng tạo.
II-Đồ dùng Dạy – Học:
-Bút dạ và bảng nhóm viết nội dung BT 2.
III-Các hoạt động Dạy – Học :
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ. (1’)
B Bài mới:
Hoạt động 1 .Phần nhận xét (12’)
Bài tập 1: Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Tìm tên những sự vật được miêu tả trong đoạn văn?
- GV kết luận:.
Bài tập 2:HD HS làm M)trong SGK.
- Một làn gió rì rào chạy qua,những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng,lửa đỏ bập bùng cháy.
-GV kết luận:
TT
Tên sự vật
Hình dáng
Màu sắc
M.1
Cây sồi
Cao lớn
Lá đỏ chói lọi
2
Cây cơm nguội
Lá vàng rực rỡ
3
Lạch nước
Bài tập 3:
-Để tả được h/dáng cây sòi,màu sắc của lá sòi và lá cây cơm nguội,T/giả phải quan sát bằng giác quan nào? 
- T/giả phải quan sát bằng giác quan nào?
 -Muốn miêu tả sự vật người viết phải làm gì?
Hoạt động 2: Phần ghi nhớ (5’)
Hoạt động 3: .Phần luyện tập: (16’)
Bài 1:- Gọi HS đọc thầm truyện chú đất nung (phần 1,2) để tìm câu miêu tả.
-GV nhận xét,chốt lại lời giải :
Bài 2: - Gọi HS đọc Y/c của bài.
Y/c mỗi HS đọc thầm đoạn thơ,tìm 1 H/ảnh mình thích,viết 1,2 câu tả H/ảnh đó.
C. Củng cố,dặn dò: (1’)
- 2 hs nêu lại kiến thức đã học
- 1 HS thảo luận nhóm đôi .
nhóm thảo luận .
cây sòi – cây cơm nguội – lạch nước
- 1 HS đọc y/c của bài.
- HS đọc thầm đoạn 
cây sòi, cây cơm nguội,lạch nước.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét.
-Một HS đọc Y/c của bài tập
- Bằng mắt.
- Bằng mắt,bằng tai.
- Bằng nhiều giác quan.
- 2 hs đọc phần ghi nhớ.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ trả lời.
- Đó là 1 chàng kị sĩ rất bảnh,cưỡi ngựa tía,,dây cương vàng và 1 nàmg công chúa mặt trắng...
-1 HS đọc y/c của bài.
-1 HS giỏi làm mẫu
-HS tiếp nối nhau đọc .
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC
I-Mục tiêu:
- Biết được một số tác dụng phụ của dấu hỏi.
- Nhận biết được tác dụng của dấu hỏi(BT1) ; bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể( BT2, mục III)
* KNS: Giao tiếp (lịch sự), lắng nghe tích cực (PP: làm việc nhóm, đóng vai)
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết ND bài tập 1
- Bốn băng giấy viết 1 ý của BT 3
III.Các hoạt động Dạy – Học:
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A/Kiểm tra bài cũ. (5’)
- Gọi HS làm lại bài tập tiết trước
B.Bài mới: 
- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 1:Phần nhận xét. (10’)
Bài tập 1:
-Cho HS thảo luận nhóm tìm câu trả lời.
-GV và lớp nhận xét.
-GV kết luận.
Bài tập 2: Cho HS nêu Y/c
-GV giúp HS phân tích từng câu hỏi.
Hoạt động 2:.Phần ghi nhớ: (5’)
Hoạt động 3:Phần luyện tập (14’)
Bài tập 1:
-GV dán 4 băng giấy lên bảng,mời 4 em lên bảng thi làm bài.
-GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập2:Gọi HS đọc đề.
-GV phát giấy khổ to cho các nhóm.
-GV nhận xét,kết luận. 
Bài 3:Gọi HS đọc đề.
-GV nhắc mỗi em chỉ nêu 1 tình huống
-Lớp và GV nhận xét.
C. Củng cố,dặn dò: (1’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau
- HS làm bài 
- 1 HS đọc đoạn đối thoại truyện Chú Đất Nung.
- Cả lớp đọc thầm lại,tìm câu hỏi trong đoạn văn.
- HS đọc Y/c của bài,
- HS đọc Y/c của bài,suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- 2-3 HS đọc ghi nhớ
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trả lời
- Các nhóm nhận xét bổ sung
- Làm việc nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày.
- Đọc đề bài và làm bài
a.Bạn có thể cho mình mượn cây bút được không?
b.Sao bạn đi học muộn thế?
c.Bài toán này khó nhỉ?
d.Chơi diều cũng vui chứ?
-HS đọc Y/c của bài, suy nghĩ.
-HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
Tình huống
- Lắng nghe
Thứ sáu ngày tháng năm 2012
TOÁN
CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ 
I-Mục tiêu:Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép chia một tích cho một số.
- Áp dụng phép chia một tích cho một số để giải các bài toán có liên quan
- Hứng thú và thích học toán
II- Đồ dùng dạy - học
- Bảng nhóm
III- Các hoạt động Dạy – Hoc :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: (5’)
-Muốn chia một số cho một tích ta làm thế nào ?
Bài mới:
Hoạt động 1: So sánh giá trị các biểu thức (6’)
VD1:GV viết lên bảng 
 (9 x 15) :3
 9 x (15:3)
 (9 :2) x 15
VD: GV viết lên bảng : (7x15):3 ; 7x(15:3)
-Vậy ta có: 
 (7x15):3 = 7x(15:3) 
Hoạt động 2: Tính chất một tích chia cho một số (6’)
+ Biểu thức ( 9 x 15) : 3 có dạng như thế nào?
-Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm thế nào?
- GV kết luận
Hoạt động 3: Luyện tập (18’)
Bài 1.
- GV yêu cầu HS nêu đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- Tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài
Bài 3*.
- GV gọi 1 HS nêu y/c đề bài 
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ (1’)
- Muốn chia một tích cho một số ta làm thế nào?
- 2HS lên bảng làm bài tập.
-3 HS lên bảng làm bài,lớp làm nháp
(9 x 15) :3 = 135 : 3 = 45
 9x (15:3) = 9 x 5 = 45
 (9 :2) x15 = 3 x 15 = 45
- HS tính giá trị của các biểu thức bên
-HS so sánh giá trị của các biểu thức trên
- Có dạng 1 tích chia cho 1 số
- Tích 9 x 15 = 135
- Lấy 135 : 3 = 95
- Lấy 15 : 3 rồi nhân với 9
- 1HS nêu đề bài
- HS tự làm bài rồi chữa bài
- Tính giá trị biểu thức
-1HS lên bảng làm bài, lớp làm vở
- HS nêu y/c đề bài .
- HS tính vào vở, 1 HS tính trên bảng .
- 2 hs khá giỏi lên làm bài.
- Nhắc lại nội dung
TẬP LÀM VĂN
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
 I-Mục tiêu
-Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật,các kiểu mở bài,kết bài,trình tự miêu tả trong phần thân bài.
-Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài,kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường(mục III)
II-Đồ dùng Dạy – Học :
- Bảng phụ để 3-4 HS viết thêm mở bài,kết bài cho thân bài cái trống.
III-Các hoạt động Dạy – Học :
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A-Kiểm tra bài cũ: (3’)
+ Thế nào là văn miêu tả?
B-Bài mới:
Hoạt động 1: Phần nhận xét (10’)
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc nối tiếp bài văn 
a)Bài văn tả cái gì?
b)Tìm phần mở bài và kết bài. 
c)Các phần mở bài và kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học?
d)Phần thân bài tả cái cối theo trình tự nào?
- GV chốt kết luận
Bài tập 2: Cho cả lớp đọc thầm.
HD HS làm.
Hoạt động 2: Phần ghi nhớ. (5’)
- Gọi HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Phần luyện tập: (15’)
Bài1: Y/c hs nêu y/c 
- Câu văn nào tả bao quát cái trống?
- Những bộ phận được miêu tả như thế nào?
- Hình dáng?
- Âm thanh?
- Y/C HS viết mở bài
- Gọi HS trình bày bài viết
C.Củng cố,dặn dò: (1’)
-GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn dò giờ học sau
- 1 HS lên bảng trả lời
- HS đọc nối tiếp bài văn “Cái cối tân”
- HS quan sát tranh minh hoạ.
- Cái cối xay gạo bằng tre
- Đoạn đầu ở trong bài
- Đoạn cuối ở trong bài
- Các phần mở bài, kết bài đó giống với những kiểu mở bài trực tiếp,kết bài mở rộng.
- Cái vành cái áo;hai cái tai lỗ tai;hàm răng cối; dăm cối;cần cối đầu cần cái chốt dây thừng buộc cần xay lúa, tiếng cối làm vui cả xóm .
- Chú ý tả từ bên ngoài đến bên trong.
- 3-4 em đọc ghi nhớ trong SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT.
- Thảo luận dùng bút chì gạch chân
- Từ “Anh ....bảo vệ”
- Hình dáng, ngang lưng, hai đầu trống
- Viết bài cá nhân vào vở
- Đọc bài
- Lắng nghe
Kỹ thuật
Thêu móc xích (Tiết 2)
A. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách thêu móc xích
- Thêu được các mũi thêu móc xích
- Học sinh hứng thú học thêu
* Không bắt buộc học sinh nam thực hành thêu để tạo ra sản phẩm, có thể thực hành khâu. HS khéo tay thêu được tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm. Có thể ứng dụng để tạo ra sản phẩm đơn giản.
- Hs tích cực ứng dụng học thêu 
B. Đồ dùng dạy học
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Một mảnh vải trắng, len và chỉ thêu, kim khâu len và kim thêu, phấn vạch, thước và kéo
- Hộp đồ dùng KT 
C. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra: (3’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
II. Dạy bài mới (31’)
+ HĐ3: Học sinh thực hành
 - Gọi học sinh nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích
 - GV nhận xét và củng cố
B1: Vạch dấu đường thêu
B2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu
 - GV nhắc lại một số điểm lưu ý
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 - Nêu yêu cầu và thời gian hoàn thành
 - Cho học sinh thực hành
 - GV quan sát chỉ dẫn và uốn nắn thêu
+ HĐ4: Đánh giá kết quả thực hành
 - GV tổ chức trưng bày sản phẩm
 - GV nêu tiêu chuẩn đánh giá:
* Thêu đúng kỹ thuật
* Các vòng chỉ nối vào nhau như chuỗi mắt xích tương đối bằng nhau
* Đường thêu phẳng, không bị rúm
* Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian
 - Học sinh dựa tiêu chí tự đánh giá
 - GV nhận xét và đánh giá kết quả
III. Củng cố, dặn dò (1’)
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò chuẩn bị bài sau
- Học sinh tự kiểm tra
 - Vài học sinh nhắc lại
 - Học sinh lắng nghe
- Lắng nghe
- Trình bày sự chuẩn bị
- Nắm yêu cầu
- Học sinh lấy dụng cụ thực hành
- Học sinh thực hành làm bài
- Lớp trưng bày sản phẩm
- Học sinh lắng nghe
 - Học sinh tự đánh giá, đánh giá bạn
- Lắng nghe
SINH HOẠT TẬP THỂ LỚP _ TUẦN 14
A. Mục tiêu.	
 - Đánh giá tình hình lớp học trong tuần.
 - Biểu dương gương mặt HS xuất sắc trong học tập và rèn luyện, phê bình HS vi phạm, đề ra biện pháp khắc phục.
 - Phổ biến kế hoạch tuần tiếp theo.
B. Chuẩn bị.
- GV nắm kế hoạch của Trường, Tổ-khối, Liên Đội.
- Lớp trưởng và các tổ trưởng chuẩn bị báo cáo.
C. Lên lớp.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn đinh tổ chức (1’) 
- Bắt hát, phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ giờ sinh hoạt.
2.Đánh giá tình hình tuần qua (12’)
- Yêu cầu lớp trưởng và các tổ trưởng báo cáo tình hình lớp trong tuần.
- Lắng nghe, nắm tình hình.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- Đánh giá nhận xét chung tình hình lớp trong tuần vừa qua
- Biểu dương HS xuất sắc, phê bình HS vi phạm trong tuần
3. Phổ biến kế hoạch (5’) 
- Phổ biến nhiệm vụ, kế hoạch 
Y/c HS thi đua học tập, rèn luyện tốt.
4. Tổ chức sinh hoạt tập thể (10’)
- Tổ chức một số trò chơi nhỏ tập thể
- Tập một số bài hát tập thể cho HS
5. Nhận xét, dặn dò. (2’)
- Nhận xét giờ sinh hoạt
- Dặn HS chuẩn bị cho tuần sau.
- Hát tập thể, lắng nghe nắm yêu cầu, nhiệm vụ.
- Lớp trưởng điều khiển các tổ trưởng báo cáo tình hình các tổ
- Lớp trưởng báo cáo tình hình 
- Phát biểu nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- Biểu dương, rút kinh nghiệm
- Lắng nghe, nắm nhiệm vụ thực hiện
- Chơi trò chơi sinh hoạt tập thể
- Hát vỗ tay
- Lắng nghe, nắm yêu cầu thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docT14.doc