Giáo án lớp 4 – Trường Tiểu học Lê Duẩn - Tuần 12

Giáo án lớp 4 – Trường Tiểu học Lê Duẩn - Tuần 12

TOÁN: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG

I. Mục tiêu: Giúp hs:

- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.

- Làm bài 1, 2ab (ý 1), 3.

II. Đồ dung dạy học: Kẻ bảng phụ bài tập 1.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ (3): Gv yêu cầu hs sửa bài làm nhà. Gv nhận xét

 

doc 16 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 – Trường Tiểu học Lê Duẩn - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12:
Thực hiện từ ngày 12/ 11/2012 đến ngày 16/ 11/012
Thứ hai 
TOÁN: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I. Mục tiêu: Giúp hs:
- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
- Làm bài 1, 2ab (ý 1), 3.
II. Đồ dung dạy học: Kẻ bảng phụ bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ (3’): Gv yêu cầu hs sửa bài làm nhà. Gv nhận xét
3. Bài mới (33’): 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1 (5’): Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
Gv ghi bảng: 4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5 
Yêu cầu hs tính giá trị hai biểu thức rồi so sánh giá trị hai biểu thức, từ đó rút ra kết luận: 
 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5.
Hoạt động 2(7’): Nhân một số với một tổng
Gv phân tích biểu thức rồi hướng dẫn hs rút ra kết luận: Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.
Gv viết dưới dạng biểu thức: 
a x (b + c )= a x b + a x c 
Hoạt động 3 (17’): Thực hành
Bài 1: Gv treo bảng phụ, nói cấu tạo của bảng, hướng dẫn hs tính nhẩm giá trị của các biểu thức với mỗi bộ giá trị của a, b, c để viết vào bảng. Yêu cầu hs tự làm vào vở, gv nhận xét, chữa bài. 
Bài 2 ab(ý 1): Với mỗi ý gọi 2 hs lên bảng tính theo hai cách. Cho hs nhận xét cách làm và két quả của hai cách. Gv nhận xét, chữa bài, ghi điểm.
Bài 3: Gọi hs lên bảng tính, rồi so sánh, giúp hs rút ra kết luận: Khi nhân một tổng với một số ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.
Hoạt động 4(3’): Củng cố - Dặn dò
Gọi hs nêu cách nhân một số với một tổng.
Dặn hs về làm bài trong VBT, chuẩn bị bài tiết sau.
Hs tính rồi so sánh.
Hs nêu
Hs nhắc lại 
Vài hs nhắc lại.
Hs nêu yêu cầu của bài.
Nghe gv hướng dẫn, tự làm bài vào vở.
Hs nêu yêu cầu, tự làm vào vở theo 2 cách:
a. 36 x (7+3)= 36 x10 = 360
36x 7 +36 x3 = 252+ 108 =360
b.Tiến hành tương tự.
Hs nêu yêu cầu.
(3+5) x 4 = 8 x 4 = 32 
3 x 4 + 5 x 4 =12+ 20 =32 
So sánh rồi rút ra kết luận.
Vài hs nhắc lại.
TẬP ĐỌC: “VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành nhà kinh doanh nổi tiếng.
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).
*KNS: Xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, xác định giá trị.
II. Đồ dùng dạy học: bảng phụ ghi nội dung phần đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(3’): 4 HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài Có chí thì nên.
2. Bài mới (33’): 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài (1’)
 Hoạt động 1(10’): Luyện đọc
Hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài
+Đoạn 1: từ đầu đến cho ăn học
+Đoạn 2: tiếp theo đến không nản chí.
+Đoạn 3: tiếp theo đến Trưng Nhị.
+Đoạn 4: phần còn lại.
- Luyện đọc cho hs: quẩy, diễn thuyết, Trưng Trắc,...
+ Gv kết hợp giải nghĩa thêm: người cùng thời
- Gv đọc diễn cảm bài văn 
Hoạt động 2(10’): Tìm hiểu bài
 Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. 
Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
1. Trước khi mở công ty Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
+ Những chi tiết nào chứng tỏ anh rất có chí ? 
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào? .
2. Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với người nước ngoài như thế nào?
4. Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
 Nhờ ý chí vươn lên, thất bại không nản lòng.
Hoạt động 3 (9’): Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Hs nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ Gv hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn: “Bưởi mồ côi.không nản chí. ”
- Gv đọc mẫu. Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.	
Hoạt động 4(3’): Củng cố – dặn dò 
-Nhận xét về con người của Bạch Thái Bưởi ?
- Nhận xét tiết học. Dặn hs về chuẩn bị bài sau.
Hs đọc 2-3 lượt.
Hs đọc.
-Hs luyện đọc theo cặp.
-Một, hai hs đọc bài.
-Hs đọc chú thích
Hs luyện đọc cá nhân.
Các nhóm đọc thầm và lần lượt trả lời các câu hỏi.
Hs đọc đoạn 1 và 2 trả lời câu hỏi 1 và các câu hỏi thêm của gv.
Hs đọc đoạn 3 và 4 và trả lời câu hỏi 2, 4.
- 4 hs nối tiếp đọc toàn bài.
-Từng cặp hs luyện đọc 
-Một vài hs thi đọc diễn cảm.
Là người giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống
KHOA HỌC: SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:Sau bài này hs biết:
- Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên. 
II. Đồ dùng dạy học: Hình trang 48,49 SGK.
-Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được phóng to.
-Mỗi học sinh chuẩn bị một tờ giấy trắng khổ A 4, bút chì đen và bút màu.
III-. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (3’): mây được hình thành như thế nào? Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới (33’):
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1(20’): Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 
- Yêu cầu cả lớp quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên hình 48 SGK, em thấy gì trong hình? 
-Hệ thống lại:
+Các đám mây: mây trắng và mây đen.
+Giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống.
+Dãy núi, từ một dãy núi có dòng suối nhỏ chảy ra, Mây
Mây
Nước
Nước
Mưa
Hơi nước
dưới chân núi phía xa là xóm làng có những ngôi nhà và cây cối
+Dòng suối chảy ra sông, sông chảy ra biển.
+Bên bờ sông là đồng ruộng và ngôi nhà.
+Các mũi tên.
-Treo sơ đồ tuần hoàn của nước trong tự nhiên phóng to lên bảng:
Sơ đồ trang 48 có thể hiểu đơn giản như sau: 
-Em hãy nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
Kết luận: Nước ở hồ, sông, suối, biển không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước.
-Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh, ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo thành các đám mây.
- Các giọt nước ở trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.
Hoạt động 2(9’): Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 
-Yêu cầu hs vẽ sơ đồ trang 49 SGK.
-Yêu cầu hs trình bày bài vẽ.
Hoạt động 3(3’): Củng cố – dặn dò
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. Dặn hs về chuẩn bị bài tiết sau. 
- Quan sát và miêu tả những gì thấy được.
-Hs nêu.
- Hs nhìn sơ đồ nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
-Vẽ sơ đồ như SGK.
Thứ ba
TOÁN: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU
I. Mục tiêu: Giúp hs:
- Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
- Biết giải bài toán và tính giá trị biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số. Làm các bài 1, 3, 4. 
II. Đồ dùng dạy học: Kẻ bảng phụ bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: hát
2. Kiểm tra bài cũ(3’): Gọi 2 hs lên làm BT1 trong VBT trang 66. 
 Gv nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới (33’): 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1 (5’): Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
Gv ghi bảng: 3 x (7 - 5) và 3 x 7 - 3 x 5 
Yêu cầu hs tính giá trị hai biểu thức rồi so sánh giá trị hai biểu thức, từ đó rút ra kết luận: 
 3 x (7 - 5) = 3 x 7 - 3 x 5 
Hoạt động 2(7’): Nhân một số với một hiệu
Gv phân tích biểu thức rồi hướng dẫn hs rút ra kết luận: Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau.
Gv viết dưới dạng biểu thức: 
a x (b - c )= a x b - a x c 
Hoạt động 3 (17’): Thực hành
Bài 1: Gv treo bảng phụ, nói cấu tạo của bảng, hướng dẫn hs tính nhẩm giá trị của các biểu thức với mỗi bộ giá trị của a, b, c để viết vào bảng. Yêu cầu hs tự làm vào vở, gv nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Gọi hs đọc bài, cùng hs phân tích đề bài.
Khuyến khích hs làm theo cách nhân một số với một hiệu. Yêu cầu hs tự làm bài. Gv nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Gọi hs lên bảng tính, rồi so sánh, giúp hs rút ra kết luận: Khi nhân một hiệu với một số ta có thể lần lượt nhân số bị trừ, số trừ với số đó rồi trừ hai kết quả cho nhau.
Hoạt động 4(3’): Củng cố - Dặn dò
Cho hs nhắc lại cách nhân một số với một hiệu
Dặn hs về làm bài trong VBT, chuẩn bị bài tiết sau.
Hs tính rồi so sánh.
3 x (7 - 5) = 3 x 2 = 6
3 x 7 - 3 x 5 = 21 - 15 = 6
Do đó: 3 x (7 - 5) = 3 x 7 - 3 x 5 
Hs nêu
Vài hs nhắc lại.
Hs nêu yêu cầu của bài.
Nghe gv hướng dẫn, tự làm bài vào vở.
Hs đọc đề bài, phân tích đề và làm vào vở, 1 hs lên bảng làm.
 Bài giải:
Cửa hàng còn lại số quả trứng là:
 175 x (40 -10 ) = 5250 (quả)
 Đáp số: 5250 quả trứng 
(7 - 5) x 3 = 2 x 3 = 6 
7 x 3 - 5 x 3 = 21 - 15 =6 
So sánh rồi rút ra kết luận.
	CHÍNH TẢ: NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC
I. MỤC TIÊU:
 - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn.
 - Làm đúng bài 2b.
II. Đồ dùng dạy học: Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to ghi nội dung bài 2b.
1. Kiểm tra bài cũ (3’): Gv đọc cho hs viết bảng con các từ: lặn, biển, trái ngon,...
	 Gv nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới (34’): 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1(17’): Hướng dẫn hs nghe viết.
 a. Hướng dẫn chính tả: 
Gv đọc đoạn viết chính tả.
Hs đọc thầm đo ...  + 405 = 3105
5x36x2 = 5x2x36 =10 x36 =360
42x2x7x5 =42x 10 x7 = 420 x 7 =2940
Chiều rộng sân vận động là :
180 : 2 =90 (m)
Chu vi sân vận động là 
(180 + 90 ) x 2 = 540 (m) Đ/S 540m
TẬP ĐỌC: VẼ TRỨNG 
I - MỤC TIÊU
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Lê-ô-nác-đôđa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô.Biết đọc diễn cảm lời thầy giáo đọc với giọng khuyên bảo ân cần. 
2. Hiểu các từ ngữ trong bài (khổ luyện, kiệt xuất, thời đại Phục hưng ).
Hiểu ý nghĩa truyện: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đôđa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài. 
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Chân dung Lê ô nác đô đa Vin xi trong SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Ổn định tổ chức: Hát 
2. Kiểm tra bài cũ(4’) 3 HS đọc bài Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi và trả lời câu hỏi trong SGK.
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
a. Giới thiệu bài: Vẽ trứng 
Hoạt động 1 . Luyện đọc: (9’)
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: từ đầu đến vẽ được như ý.
+Đoạn 2: phần còn lại.
+Kết hợp giải nghĩa từ trong sách và từ : khổ luyện, kiệt xuất, thời đại Phục Hưng. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn : đọc trôi chảy các tên riêng.
 Hoạt động 2 . Tìm hiểu bài:(9’)
GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
 HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Vì sao trong những ngày đầu học vẽ , cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán?
 suốt mười mấy ngày cậu phải vẽ rất nhiều trứng
Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ thế để làm gì?
 Để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác.
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành đạt như thế nào?
 Lê-ô-nác-đô trở thành danh họa kiệt suất, tác phẩm được bày trân trọng ở nhiều bảo tàng lớn, là niềm tự hào của nhân loại. Ông đồng thờcòn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư, nhà bác học lớn của thời đại phục hưng.
Theo em những nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành hoạ sĩ nổi tiếng?
 Lê-ô-nác-đô là người bẩm sinh có tài, gặp được thầy giỏi, khổ luyện nhiều năm.
Trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
 Là sự khổ công luyện tập của ông.
Hoạt động 3 . Hướng dẫn đọc diễn cảm(9’)
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: từ Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo..được như ý.
	- GV đọc mẫu
	-Từng cặp HS luyện đọc 
	-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố(3’) Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? (Phải khổ công luyện tập mới thành nhân tài.)
Nhận xét tiết học.
Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc.
HS đọc thầm.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
học sinh đọc đoạn 1
học sinh đọc đoạn 2
4 học sinh đọc.
 TẬP LÀM VĂN: KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN.
I - MỤC TIÊU:
Nhận biết được 2 cách kết bài : kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện . 
Bước đầu biết viết kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng 
II CÁC HOẠT ĐỘNG:
1/ Ổn định tổ chức: Hát
2/Kiểm tra bài cũ:(3’) Có mấy cách mở bài trong bài văn kể chuyện ? Đó là những cách nào ? 
3/Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*Giới thiệu bài, ghi đề
* Hoạt động 1: Nhận xét (12’)
-Gọi hs đọc thầm bài “ÔângTrạng thả diều”và gạch đưới phần kết bài
-Cho hs đọc lại đoạn kết bài của truyện. 
-Gv yêu cầu:”Thêm vào cuối câu chuyện một lời đánh giá,nhận xét làm đoạn kết bài ”
-Gọi hs đọc lại phần kết đoạn vừa viết.
-Cả lớp ,Gv nhận xét và ghi lại kết đoạn hay của hs lên bảng.
-Cho hs đọc lại 2 kết đoạn ở bảng phụ và yêu cầu hs nhận xét.
GV chốt lại: Kết bài của Ông trạng thả diều chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận thêm. Đây là kết bài không mở rộng. 
Các kết bài khác: Sau khi cho biết kết cục, có lời đánh giá, bình luận thêm về câu chuyện. Đây là kết bài mở rộng. 
 -Cho hs đọc lại ghi nhớ 
 *Hoạt động 2: Luyện tập (17’)
Bài 1:-Gv nêu yêu cầu đề bài.
 -Cho cả lớp đọc thầm thảo luận và ghi bằng bút chì sau mỗi cách kết bài.
 -Gv gọi hs lần lượt nêu ý kiến.
-Gv kết luận:
Kết bài không mở rộng :a
Kết bài mở rộng: b,c.đ,e
Bài 2:Gv nêu yêu cầu đề bài.
-yêu cầu học sinh tìm phần kết bài và cho biết đó là cách kết bài gì ? 
Một người chính trực: kết bài không mở rông. 
Nỗi dằn vặt của An-drây-ca: kết bài không mở rộng.
Bài 3:
Gv nêu yêu cầu và cho hs làm vào vở.
-Gọi hs đọc kết bài vừa viết.
- Cả lớp ,Gv nhận xét,tuyên dương
-2 HS nhắc lại.
-Vài HS đọc,gạch dưới phần kết bài
-Hs đọc to
-Cả lớp làm nháp
-Hs đọc to
-Hs nhận xét và bổ sung
-3 hs đọc to
-Hs đọc thầm và thảo luận tự ghi cách kết bài
-vài hs nêu miệng,nhận xét
-Hs lắng nghe
Học sinh đọc thầm và nêu , lớp nhận xét đánh giá 
Cả lớp làm bài trong vở
-Vài hs đọc to
4/Củng cố, dặn dò(2’)
 -Gọi hs nêu lại ghi nhớ:Thế nào là kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện? Nhận xét tiết học .
 KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
 I – MỤC TIÊU
Dựa vào gợi ý trong SGK biết chọn và kể được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có cốt truyện, nhân vật, nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống . 
Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện).
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Một số truyện viết về nghị lực (GV và HS sưu tầm): truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4 . Bảng lớp viết Đề bài.
Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý KC), tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Bài cũ
2.Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*Hoạt động 1:Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài(7’)
-Yêu cầu hs đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
-Yêu cầu 4 hs nối tiếp đọc các gợi ý.
-Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện nhắc hs :
+Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể.
+Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc).
+Với chuyện dài hs chỉ cần kể 1-2 đoạn.
*Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện(25’)
-Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Cho hs thi kể trước lớp.
-Cho hs bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
-Đọc và gạch: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, đọc về một người có nghị lực.
-Đọc gợi ý:Nhớ lại những truyện em đã học về người có nghị lực; tìm trong sách báo những truyện tương tự; Kể trong nhóm, lớp và trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
-Ở gợi ý 1 ,2 : hs có thể kể về những nhân vật đã biết trong SGK hoặc ở ngoài. Hs lần lượt giới thiệu nhân vật mình muốn kể.
-Ở gợi ý 3: hs đọc thầm và chuẩn bị kể chuyện.
-Kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
-Hs thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
3.Củng cố, dặn dò(3’)
-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
ĐẠO ĐỨC (Tiết 11)
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ
I - MỤC TIÊU 
-Biết được con cháu phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ để đền đáp công lao ông bà cha mẹ đã sinh thành nuôi dạy mình . 
- HS biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình
II - ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
 - Đồ dùng hoá trang để diễn tiểu phẩm Phần thưởng .
 - Bài hát “ Cho con “- Nhạc và lời : Nhạc sĩ Phạm Trong Cầu . 
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1- Ổn định tổ chức : 
2 - Kiểm tra bài cũ : Tiết kiệm thời giờ (3’)
- Kể những việc em đã làm để tiết kiệm thời giờ ?
3 - Bài mới :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài: (3’)
- Bài hát nói về điều gì ?
- Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu, che chở của cha mẹ đối với mình ? Là người con trong gia đình, em có thể làm gì để vui lòng cha mẹ ? 
Hoạt động 2 :(6’) Thảo luận tiểu phẩm “ Phần thưởng “
+ Đối với ban đóng vai Hưng : Vì sao em lại mời “ bà “ ăn những chiếc bánh mà em vừa được thưởng ?
+ Đề nghị bạn đóng vai “ bà của Hưng “ cho biết : bà cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình? 
-> Hưng yêu kính bà, chăm sóc bà. Hưng là một đứa cháu hiếu thảo. 
 Hoạt động 3 (9’) HS thảo luận nhóm Bài tập 1 (SGK).
- Nêu yêu cầu của bài tập .
-> Kết luận : Việc làm của các bạn Loan ( tình huống b ) , Hoài ( tình huống d ) , Nhâm ( tình huống đ ) thề hiện lòng hiếu thảo với ông bà , cha mẹ ; việc làm của bạn Sinh ( tình huống a ) và bạn Hoàng ( tình huống c ) là chưa quan tâm đến ông bà , cha mẹ .
Hoạt động 4 :(9’) Thảo luận nhóm ( bài tập 2 SGK )
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm .
=> Kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm hS đã đặt tên tranh phù hợp.
- Hát bài Cho con
- HS diễn tiểu phẩm .
- Lớp thảo luận , nhận xét về cách ứng xử .
HS trao đổi trong nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày .
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung.
4 - Củng cố dặn do ø: (3’) 1 – 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK .
- Sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ ca ngợi những đứa con hiếu thảo.
- Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK. Chuẩn bị bài tập 5 , 6 .

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12 lop 4 2012.doc