Giáo án lớp 4 – Trường Tiểu học Lê Duẩn - Tuần 7

Giáo án lớp 4 – Trường Tiểu học Lê Duẩn - Tuần 7

TOÁN : LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu :

- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ.

- Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.

- Làm bài tập 1,2,3.

II. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức :(1')

2. Kiểm tra bài cũ(3) hs thực hiện phép tính : 6589 - 3248

 

doc 21 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 – Trường Tiểu học Lê Duẩn - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thực hiện từ ngày 8/ 10/2012 đến ngày 13/ 10/ 2012
Thứ hai 
TOÁN : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : 
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ. 
- Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
- Làm bài tập 1,2,3.
II. Các hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức :(1')
2. Kiểm tra bài cũ(3’) hs thực hiện phép tính : 6589 - 3248
3. Bài mới (33’):
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu (1')
Hoạt động 1(29'): Luyện tập
Bài 1: Thử lại phép cộng. 
- Gv hướng dẫn mẫu cho hs tự làm vào vở.
Gv giúp hs tự rút ra kết luận: Muốn thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số còn lại thì phép tính làm đúng. 
- Gọi một số hs lên bảng làm bài. Gv cùng hs nhận xét, chữa bài, cho điểm hs.
Bài 2: Làm tương tự bài tập 1.
Bài 3: Khi hs làm hs hỏi cách tìm số hạng chưa biết, số bị trừ chưa biết. 
Hoạt động 2 (3’): Củng cố - Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn hs về chuẩn bị bài tiết sau.
Làm bài trong VBT.
Hs nêu yêu cầu của bài.
- Cùng gv phân tích mẫu, rút ra cách làm. 
-
+
 4 025 thử lại 3 713
 312 312
 3 713 4 025
Các phép còn lại hs tiến hành tương tự. Hs theo dõi chữa bài.
- Nêu cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết, tự làm bài, chữa bài.
 x + 262 = 4848
 x = 4848 - 262
 x = 4586
 x - 707 = 3535
 x = 3535 + 707
 x = 4242
TẬP ĐỌC: TRUNG THU ĐỘC LẬP 
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
- Hs trả lời được các câu hỏi SGK.
 *KNS: Xác định giá trị và đảm nhận trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học: bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:(4’)2 Hs đọc bài Chị em tôi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
2. Bài mới: (34') 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài (2’) (gồm cả chủ điểm và bài mới)
Hoạt động 1(10’): Luyện đọc
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài.
+Đoạn 1: 5 dòng đầu.
+Đoạn 2: Anh nhìn trăng.to lớn, vui tươi.
+Đoạn 3: Phần còn lại.
Kết hợp giải nghĩa từ vằng vặc.
Gv nhận xét, hướng dẫn sửa lỗi cho hs (phát âm, giọng đọc, ngắt nghỉ hơi.)
Luyện đọc từ: làng mạc, mơ tưởng, đầu tiên,..
 Gv đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2(9’): Tìm hiểu bài 
Gv cho hs đọc thầm, đọc to từng đoạn lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em vào thời điểm nào?
1. Trăng trung thu độc lập có gì đẹp ?
2. Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao ?
+ Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập ?
3. Cuộc sống hiện nay có những gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ?
4. Em mơ ước đất nước ta mai sẽ phát triển như thế nào?
Gv gợi ý giúp hs rút ra ý nghĩa của bài.
Hoạt động 3 (9’): Hướng dẫn đọc diễn cảm 
Hs nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ Gv hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: “Anh nhìn trăng vui tươi.”
- Gv đọc mẫu đoạn văn.
Hoạt động 4(3’): Củng cố - dặn dò 
Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
Dặn hs chuẩn bị chuẩn bài: Ở vương quốc tương lai.
Hs đọc nối tiếp 2-3 lượt.
Hs đọc chú giải SGK.
Hs luyện đọc cá nhân.
Hs luyện đọc theo cặp.
Một, hai hs đọc toàn bài.
Các nhóm đọc thầm.
Lần lượt 1 hs trả lời các câu hỏi.
Lớp nhận xét, bổ sung và tự rút ra kết luận.
(Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện,... những nông trường to lớn, vui tươi.)
Hs đọc trong nhóm và thi đọc trước lớp.
Từng cặp hs luyện đọc .
Một vài hs thi đọc diễn cảm.
Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ,
KHOA HỌC : PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ 
I. Mục tiêu: Nêu cách phòng bệnh béo phì:
- Ăn uống hợp lý, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
- Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.
* KNS: giao tiếp hiệu quả, ra quyết định, kiên định. 
II. Đồ dùng dạy học: -Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: 2. Bài cũ:(3’)
 -Thiếu chất đạm sẽ như thế nào? Thiếu vi-ta-min D, thiếu I-ốt sẽ mắc bệnh gì ?
3. Bài mới (33’):
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1:(12’) Tìm hiểu về bệnh béo phì 
- Chia nhóm và phát phiếu học tập
- Nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
*Kết luận:
-Một em bé có thể xem là béo phì khi:
+Có cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và tuổi là 20 %.
+ Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.
+Bị hụt hơi khi gắng sức.
-Tác hại của bệnh béo phì:
+Người béo phì thường mất sự thoải nái trong cuộc sống.
+Người bị béo phì thường giảm hiệu suất lao động và lanh lợi trong sinh hoạt.
+Người bị béo phì có nguy cơ bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, sỏi mật
Hoạt động 2:(15’)Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì 
-Nguyên nhân ngây bệnh béo phì là gì?
-Làm thế nào để phòng tránh bệnh béo phì?
-Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân bạn bị béo phì hay có nguy cơ béo phì?
-Nhận xét và chốt lại các ý chính.
Hoạt động 3 (5’): Củng cố - dặn dò 
- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi đóng vai.
- Gv nêu rõ luật chơi và cách chơi.
- Nhận xét hs chơi.
- Dặn hs chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
-Làm việc nhóm, đại diện các nhóm trình bày.
Trả lời nhiều ý: ăn nhiều, ngủ nhiều,
-Ăn quá nhiều và ít vận động.
- Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm nhai kĩ.
-Giảm ăn vặt, giảm lượng cơm, tăng thức ăn ít năng lượng (rau quả...)
-Năng vận động, luyện tập thể dục thể thao.
-Cho các nhóm sắm vai: mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống để sắm vai do gv gợi ý. 
Thứ ba 
TOÁN : BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ .
-Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ .
-Làm bài tập 1, 2ab, 3 (hai cột ).
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ như SGK chưa đề số.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Bài cũ:(3’) Yêu cầu HS sửa bài về nhà. Gv nhận xét
3. Bài mới (32’): 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động1:(12’) Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ
a. Biểu thức chứa hai chữ: Gv nêu bài toán 
Hướng dẫn HS xác định: muốn biết số cá của hai anh em là bao nhiêu ta lấy số cá của anh cộng với số cá của em 
Gv nêu vấn đề: nếu anh câu được a con cá, em câu được b con cá, thì số cá hai anh em câu được là bao nhiêu?
Gv giới thiệu: a + b là biểu thứa có chứa hai chữ a và b.
Yêu cầu hs nêu thêm vài ví du.ï 
b. Giá trị của biểu thứa có chứa hai chữ
Gv nêu một số giá trị của a và b cho hs tính: Ví dụ nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = ?
Gv hướng dẫn hs tính:
Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5
5 được gọi là gì của biểu thức a + b
Mỗi lần thay chữ a và b bằng số ta tính được gì ?
Hoạt động 2: Thực hành (17’)
Bài 1: Đối với bài 1b, gv hướng dẫn cách làm và làm mẫu: 
+ Nếu c = 15cm và d = 45cm thì c + d =
 15 cm + 45 cm = 60 cm.
Lưu ý: khi thay các giá trị là các số đo độ dài ta cũng thực hiện như đối với số tự nhiên.
Bài 2ab: Tiến hành tương tự như bài 1.
Bài 3 (hai cột): Gv tổ chức cho làm các bài tập trong vở. Theo dõi và giúp đỡ hs yếu, gọi một số hs lên bảng làm.
Thu vở chấm nhận xét, chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò (3’)
Yêu cầu hs nêu vài ví dụ về biểu thức có chứa hai chữ
Dặn hs chuẩn bị bài tiết sau.
HS đọc bài toán, xác định cách giải.
HS nêu: nếu anh câu được 3 con cá, em câu được 2 con cá, có tất cả 3 + 2 con cá; nếu...
Nếu anh câu được a con cá, em câu được b con cá, thì hai anh em câu được a + b con cá.
Hs nêu thêm ví dụ.
Hs tính.
5 được gọi là giá trị của biểu thức a+b
Hs thực hiện trên giấy nháp
Tương tự, cho hs làm việc với các trường hợp a = 4, b = 0 ; a = 0, b = 1
Mỗi lần thay chữ a và b bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a+b
Vài hs nhắc lại.
1Hs đọc và nêu yêu cầu bài 
Theo dõi gv hướng dẫn.
Lớp làm vào vở, một số hs lên bảng làm.
1Hs chữa bài - lớp nhận xét.
Một số hs nêu.
CHÍNH TẢ: GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. MỤC TIÊU:
- NHỚ VIẾT LẠI CHÍNH XÁC, TRÌNH BÀY ĐÚNG MỘT CÁC DÒNG THƠ LỤC BÁT.
- Làm đúng bài tập 2b, 3b.
II. Đồ dùng dạy học: Một số tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2b.
 - Những băng giấy nhỏ để hs chơi trò chơi viết từ tìm được khi làm BT3b.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Ổn địng tổ chức (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)Hs viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. Gv nhận xét 
3. Bài mới (34’):
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs nhớ viết (16’)
 a. Hướng dẫn viết chính tả: 
Cho hs đọc đoạn viết chính tả.
Cho hs luyện viết từ khó vào bảng con: chó săn, hồn, khoái chí, gian dối. 
 b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
Nhắc cách trình bày bài bài thơ.
Tổ chức cho hs nhớ viết 
Hoạt động 2: Chấm và chữa bài.(5’)
Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. Gv nhận xét chung 
Hoạt động 3: HS làm bài tập chính tả (10’)
Bài 2b: Hs đọc yêu cầu hs làm vào vở thực hành hành chính tả.
Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
bay lượn, vườn tược, quê hương, đại dương, tương lai, thường xuyên, cường t ... 2:Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
*Hoạt động 2:(25’)Hướng dẫn hs kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Yêu cầu hs đọc yêu cầu của các bài tập .
-Cho hs kể chuyện theo nhóm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Cho hs thi kể trước lớp.
-Tổ chức cho hs bình chọn bạn kể tốt.
3.Củng cố, dặn dò:(3’)
-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau. 
 -Lắng nghe.
-Hs nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.
-Kể trong nhóm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Thi kể trước lớp, đặt câu hỏi cho bạn kể.
-Bình chọn bạn kể tốt.
Thứ sáu :
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN.
I. Mục tiêu :
1. Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng 
2. Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian .
* KNS: Tư duy sáng tạo; phân tích ; phán đoán.Thể hiện sự tự tin.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: 
2. Bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1:(10’)
 Hướng dẫn HS làm bài 
HS đọc yêu cầu đề bài và phần gợi ý.
GV mở bảng phụ đã viết đề bài và các gợi ý, hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề:
GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài: giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian
Hoạt động 2 : Thực hành (22’)
Cho HS làm bài.
GV nhận xét phần làm bài của học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:(3’)
GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS phát triển câu chuyện giỏi. 
Yêu cầu HS ở nhà hoàn thiện câu chuyện và kể cho người thân nghe. 
HS đọc . Cả lớp đọc thầm.
HS làm bài dựa vào 3 câu hỏi gợi ý
HS kể chuyện trong nhóm.
HS cử đại diện nhóm trình bày miệng 
HS thực hành làm bài trong vở
Vài học sinh trình bày 
ĐẠO ĐỨC: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết 1) 
I. Mục tiêu : 
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của . Biết được ích lợi của tiết kiệm tiền của.
- HS biết tiết kiệm giữ gìn quần áo ,sách vở, đồ dùng, đồ chơi. . . trong sinh hoạt hằng ngày.
* KNS: KN bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của.
II. Các hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức :(1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (4’) Vì sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em ? Em cần thực hiện quyền đó như thế nào ?
3. Dạy bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (1’)
 Hoạt động 2 :(9’) Thảo luận nhóm (các thông tin trang 11 )
- Chia nhóm , yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK.
-> Kết luận : Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
 Hoạt động 3 :(8’) Bày tỏ ý kiến , thái độ (bài tập 1 SGK )
- Lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1, yêu cầu HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu .
- Yêu cầu từng nhóm HS có cùng sự lựa chọn thảo luận giải thích về lí do lựa chọn của mình.
-> Kết luận : Các ý kiến (c) , (d) là đúng.
+ Ý kiến (a), (b) là sai.
Hoạt động 4 :(9’) Thảo luận bài tập 2 (SGK)
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
-> Kết luận về những việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
4- Củng cố dặn dò :(3’)
Giáo viên cùng học sinh hệ thống nội dung bài .
 Dặn HS chuẩn bị giờ sau . Nhận xét tiết học . 
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, thảo luận.
- HS tự lựa chọn theo quy ước :
- Màu đỏ : Biểu lộ thái độ tán thành 
- Màu xanh : Biểu lộ thái độ phản đối .
- Màu trắng : Biểu lộ thái độ phân vân , lưỡng lự .
- Từng nhóm HS có cùng sự lựa chọn thảo luận giải thích về lí do lựa chọn của mình.
 Các nhóm trao đổi thảo luận .
- Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Lớp nhận xét , bổ sung .
TOÁN : TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng .Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phếp cộng trong thực hành tính .BT1 câu a làm dòng 2,3 câu b làm dòng 1,3 và làm BT2.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức(1')
2. Bài cũ (5')
3. Bài mới (30')
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động1:(10’) Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
GV đưa bảng phụ có kẻ như SGK
Mỗi lần GV cho a, b và c nhận giá trị số thì yêu cầu HS tính giá trị của (a + b) + c & của a + (b + c) rồi yêu cầu HS so sánh hai tổng này(so sánh kết quả tính).
Yêu cầu HS nhận xét giá trị của (a + b) + c & của a + (b + c) 
GV ghi bảng: (a + b) + c = a + (b + c)
Yêu cầu HS thể hiện lại bằng lời: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
GV giới thiệu: Đây chính là tính chất kết hợp của phép cộng.
GV nêu ví dụ: Khi tính tổng 185 + 99 + 1 thì làm thế nào để tính nhanh? (GV nêu ý nghĩa của tính chất kết hợp của phép cộng: dùng để tính nhanh)
Hoạt động 2: Thực hành (24’)
GV tổ chức cho hs làm các BT trong SGK
 Hướng dẫn HS thực hiện theo cách thuận tiện nhất. 
 Theo dõi và giúp đỡ hs yếu 
Yêu cầu HS làm bài và chữa bài.
Thu chấm-NX 
4 Củng cố dặn dò (2’)
GV cùng HS hệ thống nộidung bài . Chuẩn bị bài: Luyện tập
Nhận xét tiết học .
HS quan sát
HS tính & nêu kết quả
Giá trị của (a + b) + c luôn bằng giá trị của a + (b + c)
Vài HS nhắc lại
Vài HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng
HS thực hiện & ghi nhớ ý nghĩa của tính chất kết hợp của phép cộng để thực hiện tính nhanh.
HS làm bài
 921 + 898 + 2079
= ( 921 + 2079 ) + 898 = 3898
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả 
 Bài 1 : 1HS đọc nêu yêu cầu 
- Lớp làm vở-1Hs chữa 
Lớp NX
Bài 2 HS làm vở
Bài giải:
Số tiền cả ba ngày
75500000+86950000+14500000
= 1769500009( đồng)
 Đáp số: 176950000 đồng
ĐỊA LÝ: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu: 
- HS nắm được Tây Nguyên là nơi thưa dân nhất nước ta .HS biết mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên : Nam đóng khố ,nữ quấn váy
- Mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Bài cũ: (4’)Tây Nguyên có những cao nguyên nào? 
Chỉ vị trí các cao nguyên trên bản đồ Việt Nam?
Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
3. Bài mới:(30')
Họat động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài 
Hoạt động1: (15 ‘)Hoạt động cá nhân
Quan sát hình 1 & kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?
Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên?
Những dân tộc nào từ nơi khác mới đến sống ở Tây Nguyên? Họ đến Tây Nguyên để làm gì?
Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (12’)
Làng của các dân tộc ở Tây Nguyên gọi là gì?
Làng ở Tây Nguyên có nhiều nhà hay ít nhà?
Nhà rông được dùng để làm gì? Hãy mô tả về nhà rông? (nhà to hay nhỏ? Làm bằng vật liệu gì? Mái nhà cao hay thấp?)
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi
Trang phục của các dân tộc ở Tây Nguyên có đặc điểm gì khác với các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào? Ở đâu?
Đồng bào ở Tây Nguyên có những loại nhạc cụ độc đáo nào?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
4 Củng cố dặn dò (3’)
GV yêu cầu HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
HS đọc mục 1 để trả lời các câu hỏi.
Vài HS trả lời câu hỏi trước lớp.
 Kết luận: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
Các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK & tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo gợi ý của GV
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
Các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK & tranh ảnh về trang phục, lễ hội & nhạc cụ của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo các gợi ý.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
Lớp nhận xét ,bổ sung và rút ra kết luận .
GIÁO DỤC TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP 
I.MỤC TIEU::
 - Nhắc nhở một số em chưa có cha(mẹ) đi họp PHHS .
 -Bình bầu hs có nhiều thành tích trong tuần 7 gắn vào bảng danh dự.
 -Phát động hs quyên góp truyện lập tủ sách của lớp.
II.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1/ Đánh giá công tác tuần qua :
Cả lớp thực hiện tốt nội quy trường lớp . Chất lượng học tập đang dần được nâng cao .Tuy vậy do nguyên nhân khách quan nên tuần qua số lượng HS bị ốm phải nghỉ học nhiều . Riêng môn chính tảvẫn còn nhiều em viết sai lỗi , chữ viết còn xấu .
2/ Kế hoạch tuần 8 :
-Thi đua học tập tốt chào mừng Hội nghị xây dựng kế hoạch năm học của các thầy cô giáo và Đại hội Liên đội .
-Duy trì phong trào đôi bạn cùng tiến .
.-Tiếp tục thực hiện tốt nội quy nhà trường , .
-Thi đua học tập giữa các tổ , nâng cao chất lượng học tập .

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7 lop 4 2012.doc