Giáo án lớp 4 - Trường Tiểu học Xuân Ngọc - Tuần 2

Giáo án lớp 4 - Trường Tiểu học Xuân Ngọc - Tuần 2

Tập đọc

BÀI 3: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

(Tiếp theo)

I) MỤC TIÊU

1) Đọc thành tiếng

- Đọc đúng: Sừng sững, nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp, quang.

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật.

2) Đọc - hiểu

- TN: Sừng sững, lủng củng, chóp bu, nặc nô, kéo bè, kéo cánh, cuống cuồng,

- Hiểu nội dụng chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, Bất hạnh.

II) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc tranh 15 SGK.

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.

III) PHƯƠNG PHÁP

- Hỏi đáp.

- Gợi mở.

- Luyện tập.

- Thực hành.

IV) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 46 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Trường Tiểu học Xuân Ngọc - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 2
Chủ điểm: “Thương người như thể thương thân”
Thứ ngày tháng năm 
Tập đọc
Bài 3: Dế mèn bênh vực kẻ yếu
(Tiếp theo)
I) Mục tiêu
1) Đọc thành tiếng
- Đọc đúng: Sừng sững, nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp, quang.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật.
2) Đọc - hiểu
- TN: Sừng sững, lủng củng, chóp bu, nặc nô, kéo bè, kéo cánh, cuống cuồng,
- Hiểu nội dụng chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, Bất hạnh.
II) Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc tranh 15 SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
III) Phương pháp
- Hỏi đáp.
- Gợi mở.
- Luyện tập.
- Thực hành.....
IV) Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Thời gian
Hoạt động của học sinh
A. ổn định 
B. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm và trả lời về nội dụng của bài.
- Gọi 2 học sinh đọc truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần I) và nêu ý chính của phần I
C. Bài mới 
1’
4’
30’
- Hát.
- 3 học sinh đọc theo yêu cầu lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 học sinh đọc và nêu ý chính của phần I.
1. Giới thiệu
	ở phần 1 của đoạn trích, các em đã biết cuộc gặp gỡ giữa Dế Mèn và Nhà Trò. Dế Mèn đã biết được tình cảnh đánh thương, khốn khó của Nhà Trò và dắt Nhà Trò đi gặp bọn nhện Dế Mèn đã làm gì để giúp Nhà Trò, các em cùng học bài hôm nay.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài Tranh 15 SGK.
a. Luyện đọc
- Gọi 1 học sinh đọc to lớp theo dõi.
- 3 học sinh tiếp nối đọc (lần 1)
- 3 học sinh tiếp nối đọc ( lần 2) 
+) Tìm hiểu phần chú giải.
- Giáo viên đọc mẫu lần 1:
- Chú ý giọng đọc.
b. Tìm hiểu bài
* Đoạn 1
- Yêu cầu học sinh đọc thầm
(?) Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
(?) Với trận điạn mai phục đáng sợ như vậy bọn nhện sẽ làm gì ?
(?) Em hiểu “Sừng Sững”, “lủng củng” nghĩa là thể nào?
(?) Đoạn 1 cho em hình dung ra cảnh gì?
* Đoạn 2
(?) Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ?
(?) Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai ?
(?) Thái độ bọn nhện ra sao khi gặp Dế Mèn?
- Giáo viên tổng kết.
(?) Đoạn 2 giúp em hình dung ra cảnh gì 
* Đoạn 3
- Học sinh đọc.
(?) Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
=> Giảng: Dế Mèn đã phân tích theo lối so sánh bọn nhện giàu có, . Những hình ảnh tương phản đó để bọn nhện nhận thấy chúng hành động hèn hạ, không quân tử 
(?) Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn bọn nhện đã hành động như thế nào?
(?) Từ ngữ “Cuống cuồng” gợi cho em cảnh gì?
(?) ý chính của đoạn 3 này là gì?
- Gọi một học sinh đọc câu hỏi 4
- Học sinh 1: Bọn nhện hung dữ.
- Học sinh 2: Tôi cất tiếng giã gạo.
- Học sinh 3: Tôi thét quăng hẳn.
- Đọc thầm và tiếp nối trả lời.
- Bọn nhện chăng tơ từ bên nọ sang bên kia đường, sừng sững giữa lối đi trong khe đá lủng củng những nhện là nhện rất hung dữ.
- Chúng mai phục để bắt Nhà Trò phải trả nợ.
- Nói theo nghĩa của từng từ theo hiểu biếu của mình.
* Sứng sững: dáng một vật to lớn, đứng chắn ngang tầm mắt.
* Lủng củng: lộn xộn, nhiều, không có trật tự, ngăn nắp, dễ đụng chạm.
- Cảnh trận địa mai phục của bọn nhện rất đáng sợ.
- Chủ động hỏi: Ai đứng chóp bu bọn mày ? Ra đây tao nói chuyện. thấy vị Chúa trùn nhà nhện. Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phành phách.
- Thách thức “ Chóp bu bọn mày là ai?” để ra oai.
- Lúc đầu mụ nhện cái nhảy ra cũng ngang tàng, đánh đá, nặc nô. Sau đó co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo.
- Dế Mèn ra oai với bọn nhện.
- Học sinh đọc to.
- Dế Mèn thét lên, so sánh bọn nhện giầu có, béo múo béo míp mà lại cứ đòi món nợ bé tí tẹo, kéo bẻ kéo cánh để đánh đập Nhà Trò yếu ớt. Thật đáng xấu hổ và còn đe doạ chúng.
- Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dậy tơ chăng lối.
- Cuống cuồng gợi cảnh bọn nhện rất vội vàng, rối rít vì quá lo lắng.
- Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải.
- HS đọc câu hỏi 4 trong SGK
=> Cho học sinh giải nghĩa từng danh hiệu.
Võ sĩ: người sống bằng nghể võ.
Tráng sĩ: người có sứ mạnh và chí khí mạnh mẽ, đi chiến đấu cho một sự nghiệp cao cả.
Chiến sĩ: là người lính, người chiến đấu trong một đội ngũ.
Hiệp sĩ: là người có sức mạnh và lòng hào hiệp sẵn sàng làm việc nghĩa.
- Học sinh cùng trao đổi về kết luận.
=> Kết luận: Tất cả các danh hiệu trên đều có thể đặt cho Dế Mèn song thích hợp nhất đối với hành động mạnh mẽ, kiên quyết, thái độ căm ghét áp bức là danh hiệu Hiệp sĩ.
(?) Đại ý của đoạn trích này là gì?
C. Thi đọc diễn cảm
- Gọi 3 học sinh đọc tiếp nối.
(?) Để đọc đoạn trích cần đọc như thế nào?
- Giáo viên đưa ra đoạn luyện đọc.
- Yêu cầu học sinh thi đọc diễn cảm.
- Cho điểm học sinh.
- KL: Dế Mèn xứng đáng là hiệp sĩ vì Dế Mèn hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức, bất công bênh vực Nhà Trò yếu đuối.
- Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
- Đoạn 1: giọng căng thẳng hồi hộp.
- Đoạn 2: giọng đọc nhah, lời của Dế Mèn dứt khoát, kiên quyết.
- Đoạn 3: giọng hả hê, lời của Dế Mèn rành rọt, mạnh lạc.
- Đánh dấu cách đọc và luyện đọc.
- 5 học sinh thi đọc.
3. Củng cố và dặn dò 
- Qua đoạn trích em học tập được đức tính đáng quý gì của Dế Mèn?
- Nhắc nhở học sinh luôn sẵn lòng bênh vực, giúp đõ những người yếu, ghét áp bức, bất công.
- Nhận xét tiết học.
************************************************************************
toán
Tiết 6: Các số có sáu chữ số
I. Mục tiêu
- Ôn tập các hàng liền kề: 10 đơn vị = 1 chục, 10 chục = 1 trăm, 10 trăm = 1 nghìn, 10 nghìn = 1 chục nghìn, 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn.
- Biết đọcvà viết các số có đến sáu chữ số.
II. Đồ dùng dạy - học
- Các hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn như SGK 
- Các thẻ ghi số có thể gắn được trên bảng.
- Bảng các hàng của số có sáu chữ số.
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
T.gian
Hoạt động của học sinh
A. ổn định:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài 1 phần c, d 
- Kiểm tra vở bài tập của những học sinh khác.
- Nhận xét cho điểm.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:  làm quen với các số có sáu chữ số.
2. Ôn tập về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn: 
- Cho quan sát hình 8 SGK
- Yêu cầu nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề 
+ Mấy đơn vị = 1 chục? (1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?)
+ Mấy chục bằng 1 trăm? (1 trăm bằng mấy chục?) 
+ Mấy trăm bằng một nghìn? (1 nghìn bằng mấy trăm? )
+ Mấy nghìn bằng 1 chục nghìn? 
(một chục nghìn bằng mấy nghìn?)
+ Mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn? (một trăm nghìn bằng mấy chục nghìn?)
- Hãy viết số 1 trăm nghìn?
(?) Số 1 trăm nghìn có mấy chữ số? Đó là những chữ số nào?
2. Giới thiệu số có sáu chữ số:
- Treo bảng các hàng của số có sáu chữ số.
a. Giới thiệu số 432516
- Coi mỗi thẻ ghi số 100000 là một trăm nghìn:
 + Có mấy trăm nghìn?
 + Có mấy chục nghìn?
 + Có mấy nghìn?
 + Có mấy trăm?
 + Có mấy chục?
 + Có mấy đơn vị?
- Gọi học sinh lên bảng viết số trăm nghìn, số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số.
b. Giới thiệu các viết số 432516
- Bạn nào có thể viết số có 4 nghìn, 3 chục nhgìn, 2 nghìn, 5 trăm, một chục, sáu đơn vị?
- Nhận xét đúng sai, hỏi: số 432516 có mấy chữ số ?
(?) Khi viết số này chúng ta bắt đầu viết từ đâu?
- Giáo viên khẳng định như trên.
c. Giới thiệu cách đọc số.
- Bạn nào có thể đọc được số 
- Nếu học sinh đọc đúng, giáo viên khẳng định lại và cho cả lớp đọc.
(?) Các đọc số 432516 và số 32516 có gì giống và khác nhau?
- Viết bảng: 12357 và 312357; 81759 và 381759. 32876 và 632876 và yêu cầu học sinh đọc các số trên.
3. Luyện tập, thực hành:
Bài 1/9: Viết theo mẫu.
- Học sinh gắn các thẻ ghi số vào bảng các hàng của số có sáu chữ số để biểu diễn số 313214, số 523453 và yêu cầu học sinh đọc, viết số này.
- Nhận xét.
- Gắn thêm số khác hoặc học sinh lấy VD đọc, viết số và gắn các thẻ để biểu diễn số.
Bài 2/9: Viết theo mẫu.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài (nếu học sinh yếu, giáo viên có thể hướng dẫn)
- Gọi 2 học sinh lên bảng, một học sinh đọc các số trong bài, học sinh kia viết số.
Bài 3/10: Đọc các số sau.
96315; 796315; 106315; 106827
- Giáo viên viết số lên bảng, chỉ số bất kì và gọi học sinh đọc số. 
Bài 4/10: Viết các số sau.
- GV đọc hoặc một HS khác đọc.
- Nhận xét, sửa sai.
3.Củng cố - dặn dò 
- Tổng kết gìơ học.
- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau. 
1p
3p
30p
- 2 học sinh lên bảng.
- Nghe.
- Quan sát hình và trả lời.
+ 1 đơn vị = 1chục (1 chục = 10 đơn vị)
+ 10 chục = 1 trăm (100 = 10 chục)
+ 10 trăm = 1nghìn (1 nghìn = 10 trăm) 
+ 10 nghìn = 1chục nghìn (1 chục nghìn = 10 nghìn)
+ 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn (1 trăm nghìn = 10 chục nghìn)
- 1 học sinh lên bảng viết cả lớp viết vào giấy nháp 100000
- Số 100000 có 6 chữ số, đó là chữ số 1 và năm chữ số 0 đứng bên phải số 1.
- Học sinh quan sát bảng số.
- Có 4 trăm nghìn.
- Có 3 chục nghìn.
- Có 2 nghìn.
- Có 5 trăm.
- Có 1 chục.
- Có 6 đơn vị.
- Học sinh lên bảng viết số theo yêu cầu.
- 2 học sinh lên bảng viết , cả lớp viết vào bảng con: 432516
- Số 432516 có 6 chữ số.
- Viết từ trái qua phải, theo thứ tự từ hàng cao đến hàng thấp
- 1-2 học sinh đọc, lớp theo dõi.
- Cả lớp đọc 432516
- Khác nhau về cách đọc ở phần nghìn, số 432516 có 432 nghìn, còn 32516 có 32 nghìn; Giống nhau là đọc từ hàng trăm đến hết. 
- Học sinh đọc từng cặp số.
- Lên bảng đọc, viết số. 
- Viết số vào vở bài tập:
a, 313241
b, 523453.
- Học sinh tự làm vào vở bài tập sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm;....
- Mỗi học sinh đọc từ 2 đến 4 số.
- Nhận xét.
- Lên bảng viết số, cả lớp làm vào vở bài tập. Yêu cầu viết số theo đúng thứ tự giáo viên đọc.
- Chữa bài và đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
************************************************************************
đạo đức
Bài 1
Trung thực trong học tập
(Tiết 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS biết:
- Chúng ta cần phải trung thực trong học tập.
- Trung thực trong học tập giúp ta học tập đạt kết quả cao. Được mọi người tin tưởng, yêu quý. Không trung thực trong HT khiến cho kết quả HT giả dối, không thực ch ...  Mục tiêu:
	- Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu. Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
	- Thành thạo khi biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
	- Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập.
ii) Đồ dùng dạy - học :
- GV : Giáo án, SGk, kẻ sẵn bảng như SGK trong bảng phụ.
- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.
iii) Phương pháp:
- Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
iv) các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
1.ổn định tổ chức :
Cho hát, nhắc nhở học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 1:
Xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
213 987 ; 213 897 ; 213 978 ; 213 789
- GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài - Ghi bảng.
b. Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu:
- Y/c HS lên bảng viết số một nghìn, một chục nghìn, một trăm nghìn, mười trăm nghìn.
=> GV: Mười trăm nghìn còn gọi là một triệu, một triệu viết tắt là: 1 000 000.
+ Hướng dẫn HS nhận biết:
1 000 000; 10 000 000; 100 000 000.
+ Lớp triệu gồm các hàng nào?
+ Yêu cầu HS nhắc lại các hàng theo thứ tự từ bé đến lớn.
c. Thực hành : 
* Bài 1/13: Đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu.
- Cho HS đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu.
+ Yêu cầu HS đếm thêm 10 triệu từ 10 triệu đến 100 triệu.
- GV nhận xét chung.
* Bài 2/13: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài , cả lớp làm bài vào vở.
+Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 
*Mẫu: 1 chục triệu 2 chục triệu
 10 000 000 20 000 000
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
* Bài 3/13:Viết các số sau và cho.... 
- GV Yêu cầu HS viết số rồi trả lời câu hỏi:
- GV y/c HS nhận xét và chữa bài vào vở.
* Bài 4/14: Viết theo mẫu.
- Yêu cầu HS đọc đầu bài , sau đó GV phát phiếu học tập cho HS làm bài theo nhóm
- GV nhận xét, chữa bài và đánh giá 
4. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về làm BT/4 + (VBT)
- Chuẩn bị bài sau:
“Triệu và lớp triệu - tiếp theo”
- Chuẩn bị đồ dùng, sách vở
- 1 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
 213 987 > 213 978 > 213 798 > 213 789
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS viết lần lượt
1 000 ; 10 000 ; 100 000 ; 10 000 000
- HS theo dõi và nhắc lại ghi nhớ SGK
+ Lớp triệu gồm các hàng: hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.
+ HS nhắc lại.
- Nêu yêu cầu của BT.
- HS đếm theo yêu cầu:
=> 1 triệu, 2 triệu, 3 triệu, 4 triệu, 5 triệu
 6 triệu, 7 triệu, 8 triệu, 9 triệu, 10 triệu
=> 10 triệu, 20 triệu, 30 triệu, 40 triệu
 50 triệu, 60triệu, 70 triệu, 80 triệu
 90 triệu, 100 triệu.
- HS chữa bài vào vở.
- HS làm bài vào vở. 
 3 chục triệu 4 chục triệu 5 chục triệu
 30 000 000 40 000 000 50 000 000
 6 chục triệu 7 chục triệu 8 chục triệu
 60 000 000 70 000 000 80 000 000
 9 chục triệu 1 trăm triệu 2 trăm triệu
 90 000 000 100 000 000 200 000 000
.
- HS chữa bài vào vở
- HS đọc số và làm BT vào vở.
+ Mười lăm nghìn : 15 000
+ Ba trăm năm mươi : 350
+ Một nghìn ba trăm : 1 300
+ Năm mươi nghìn : 50 000
+ Bảy triệu : 7 000 000
+ Ba mươi sáu triệu : 36 000 000
+ Chín trăm : 900
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS làm bài theo nhóm
- Đại diện các nhóm lên trình bày bài làm của nhóm mình.
- HS chữa bài vào vở
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
************************************************************************
CHíNH Tả
Bài 2: (Nghe - viết)
Mười Năm Cõng Bạn Đi Học
I,Mục đích yêu cầu:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn :’’Mười năm cõng bạn đi học’’
- Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm vần dễ lẫn : s/x, ăn/ăng.
II,Đồ dùng dạy học
- Thầy: Giáo án, sgk 3,4 tờ giấy to viết sẵn nội dung bài tập 2.
- Trò: sách, vở viết
III,Các hoạt động dạy- học
 1, ổn định tổ chức .
 2, KTBC
- Gọi 2H lên bảng viết cả lớp viết vào nháp
-G nhận xét đánh giá .
 3, Bài mới .
- Giới thiệu bài:
 * HD-HS nghe- viết.
-Đọc toàn bài chính tả
-Đọc từng câu hoặc từng (mỗi câu 2 lượt )
-Đọc lại toàn bài.
-Chấm chữa 7-10 bài 
-Nhận xét chung
* Hướng dẫn H làm bài.
Bài 2:
 - Nêu y/c bài tập 
 - Dán 4 tờ giấy đã viết nội dung chuyện 
 - Nhận xét từng bài về:chính tả,phát âm, khả năng hiểu đúng tính khôi hài và châm biếm .
 - Chốt lại lời giải đúng.
Bài 3:
 -Nêu câu đố .
 -Chốt lại lời giải đúng: Trăng.
 4, Củng cố dặn dò
 -Về nhà tìm 10 từ ngữ có vần ăn/ ăng
-Hoa ban, ngang trời.
-Theo dõi trong sgk.
-Đọc thầm lại đoạn văn.
-Viết bài vào vở.
-Soát lại bài.
-Từng cặp H đổi vở soát lỗi cho nhau sửa những chữ viết sai.
-Đọc thầm lại truyện vui Tìm chỗ ngồi suy nghĩ làm bài vào vở.
-4 H/s lên bảng thi làm bài đúng nhanh
-Từng H đọc lại truyện sau khi đã điền từ hoàn chỉnh, sau đó nói về tính khôi hài của truyện vui.
-Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng 
+Lát sau,rằng, phải chăng, xin bà, băn khoăn, không sao, để xem.
+Tính khôi hài của truyện: ông khách ngồi ở đầu hàng ghế tưởng rằng người đàn bà đã giẫm phải chân ông hỏi thăm ông để xin lỗi. Hoá ra bà ta chỉ hỏi để biết mình có trở lại đúng hàng ghế mình đã ngồi lúc nãy không mà thôi .
-2 H đọc lại câu đố .
-Để nguyên, vằng vặc trời đêm 
Thêm sắc màu phấn cùng em tới trường lớp thi giải nhanh-viết lời giải vào bảng con. 
************************************************************************
lịch sử
Bài 2: Làm quen với bản đồ 
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Trình tự các bước sử dụng bản đồ.
- Xác định được bốn hướng chính trên bản đồ theo quy ước.
- Tìm một số đối tượng địa lý dựa vào bảng chú giải của bản đồ.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Phương pháp
- Phân tích, thảo luận, hoạt động nhóm, luyện tập.....
IV. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Thời gian
Hoạt động của học sinh
A. ổn định:
B. Kiểm tra bài cũ:
(?) Bản đồ là gì?
(?) Nêu một số yếu tố của bản đồ?
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (Nêu mục tiêu)
- Ghi đầu bài lên bảng.
2. Nội dung bài: 
1p
3p
30p
- Hát
- Học sinh nêu.
- Học sinh nêu. 
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
* Bước 1: 
(?) Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
- Dựa vào bảng chú giải hình 3 (B/2) để đọc kí hiệu một số đối tượng địa lý.
- Chỉ đường biên giới phần đất liền của VN với các nước láng giềng trên H3 bài 2 và giải thích tại sao biết đó là đường biên giới quốc gia? 
* Bước 2:
- Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam trân bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam hoặc bản đồ hành chính Việt Nam trên tường.
* Bước 3:
(?) Nêu các bước sử dụng bản đồ?
4. Bài tập 
- Tên của khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó được thể hiện trên bản đồ.
- Quan sát hình 3 bài 2 đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lý.
- 2 HS chỉ phần biên giới đất liền của VN với các nước láng giềng trên H3 bài 2.
 Đó là đường biên giới quốc gia vì ta căn cứ vào kí hiệu trong phần chú giải. 
- 2 HS chỉ đường biên giới của Việt Nam trên bản đồ.
- Đọc tên bản đồ để biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì 
- Xem chú giải để biết kí hiệu đối tượng địa lý.
- Dựa voà kí hiệu tìm đối tượng địa lý. 
* Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm.
* Bước 1:
- Học sinh trong nhóm làm các bài tập a,b.
* Bước 2:
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm.
- Các nhóm klhác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên hoàn thiện lại câu trả lời của các nhóm.
Bài tập b, ý3: 
- Các nước láng giềng của Việt Nam là: Trung Quốc, Lào, Cam-pu- chia.
- Vùng biển nước ta là một phần biển Đông.
- Quần đảo của vnL Trường Sa, Hoàng Sa,
- Một số đảo của Việt Nam: Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà,
- Một số sông chính: Sông Hồng, Sông Thái Bình, Sông Tiền Giang, Sông Hậu, 
- Làm bài tập a,b SGK.
- Đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Trao đổi kết quả làm việc sau mỗi phần. 
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- Treo bản đồ hành chính Việt Nam lên 
- Yêu cầu một học sinh lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ bốn hướng chính trên bản đồ.
- Gọi một học sinh lên chỉ vị trí của tình mình đang sống trên bản đồ.
- Gọi một học sinh lên chỉ tên những tỉnh, thành phố giáp với tiỏnh mình.
+ Giáo viên hướng dẫn cách chỉ.
VD: Chỉ một khu vực thì phải khoanh kín theo danh giới của khu vực đó, chỉ một địa điểm thì phải chỉ vào kí hiệu không chỉ vào chữ ghi bên cạnh, chỉ một dòng sông phải chỉ từ đầu nguồn đến cửa sông. 
- Quan sát.
- Một học sinh lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các hướng.
- 1 học sinh chỉ.
- 1 học sinh chỉ và nêu tên. 
5. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho bài sau.
************************************************************************
Sinh hoạt
sinh hoạt lớp tuần 2
I/ yêu cầu
 - HS nắm được ưu, nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II/ lên lớp
	1. Tổ chức: Hát
	2. Bài mới
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	* Nề nếp: Lớp có 21 bạn và đã ổn định về nề nếp học tập ngay sau ngày Khai giảng.
	 	+ Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
	 	+ Đầu giờ trật tự truy bài
	* Học tập: Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảngnhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
	* Lao động vệ sinh: Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ
	* Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
	* Đạo đức: Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè
b. Kết quả đạt được
- Tuyên dương : ......................................................................................................................
.................................................................................................................................................
- Phê bình : .............................................................. ...............................................................
.................................................................................................................................................
c. Phương hướng :
 	- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. Lấy thành tích chào mừng ngày 15.10
 - Khắc phục nhung nhược điểm còn tồn tại 
 - Phát huy ưu điểm đă đạt được trong tuần vừa qua 
	- Tổ chức thành công Tết Trung thu 15/08. Và không có gì sảy ra.
***********************************************************
****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 Tuan 2doc.doc