Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 20 (2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 20 (2 cột)

ĐẠO ĐỨC: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (tiết 1)

I. Mục tiêu:

Nhận thức được:

- Cần phải trung thực trong học tập, giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.

- Biết trung thực trong học tập.

- Biết đồng tình ủng hộ các hành vi trung thực và phê phán những hành động thiếu trung thực trong học tập.

II. Tài liệu và phương tiện:

- Các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 273 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/02/2022 Lượt xem 120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 20 (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ Tư ngày 19 tháng 8 năm 2008
 Tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
 Tô Hoài
I. Mục tiêu:
* Đọc đúng: chùn chùn, năm trước, và các tiếng có thanh ngã.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả , gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
* Đọc hiểu: Nhà Trò, bự, ăn hiếp, mai phục.
*Nội dung: Ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác của Dế Mèn.
II. Đồ dùng: 
- Tranh mimh hoạ sách giáo khoa TV4. Bảng phụ viết sẵn câu nói của Dế Mèn.
- Truyện Dế mèn phiêu lưu kí.
III. Hoạt động dạy và học:
HĐ1: Giới thiệu chủ điểm:
-Yêu cầu HS mở mục lục đọc các chủ điểm ở trong sách.
-Giáo viên giởi thiệu chủ điểm: "Thương người như thể thương thân".
- Hãy mô tả nội dung bức tranh ở chủ điểm.
- Bài đầu tiên của chủ điểm là bài gì?
- Giáo viên giới thiệu tác giả và tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí.
HĐ2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
- Đọc lần: GVkết hợp sửa các lỗi sai.
-Lần2: Kết hợp giải nghĩa các từ khó: cỏ xước, nhà Trò, ăn hiếp, lương ăn
b, Tìm hiểu bài:
- Y/C HS dọc thầm đoạn 1.
- Dế Mèn gặp chị Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
- Chị Nhà Trò được miêu tả như thế nào?
- Qua các chi tiết miêu tả, ta thấy chị Nhà Trò thế nào?
- YC hs đọc thầm đoạn 2.
- Chị NHà Trò đã kể gì về hoàn cảnh của mình?
- Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp đe dọa như thế nào?
- Qua lời kể của Nhà Trò ta thấy được điều gì?
- Học sinh đọc đoạn còn lại
- Sau khi nghe lời kể của Nhà Trò, Dế Mèn đã làm gì?
- Lời nói và việc làm của Dế mèn cho ta thấy Dế Mèn là người thế nào?
- Tìm những cử chỉ nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- Đoạn cuối bài ca ngợi ai, ca ngợi điều gì?
- Trong bài này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
- Hãy nêu các hình ảnh nhân hoá ở trong bài.
- Yêu cầu hs đọc lướt toàn bài.
- Qua câu chuyện, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
- Nêu nội dung và ý nghĩa câu chuyện?
c.Hướng dẫn hs đọc diễn cảm.
- 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn.
+ Đoàn 2: đọc lời kể với giọng đáng thương.
+ Đoạn 3:đọc lời nó của dế Mèn mạnh mẽ thể hiện sự bất bình.
- Giáo viên đọc mẫu đoạn văn. 
- Tổ chức thi đọc diễn cảm
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Qua bài này, các em học tập ở Dế Mèn đức tính gì?
- Chuẩn bị bài "Mẹ ốm".
- Một Hs đọc thành tiếng các chủ điểm.
- Cả lớp đọc thầm.
- học sinh nghe.
- HS nêu .
- Dế Mèn
- HS lắng nghe.
- Đọc nối tiếp 3 đoạn: đọc 1 lần.
- Đọc 2 lần.
- Đọc theo nhóm bàn.
- HS đọc thầm từ đâu ... chẳng bay được xa
-Chị Nhà Trò đang gục đầu khóc
- Đã bé nhỏ lại gầy yếu quá. Hai cánh mỏng cánh yếu chưa quen mở.
 ý1: Hình ảnh chị nhà Trò rất yếu ớt, đáng thương.
- Hs đọc '' Năm trước... ăn thịt em''
- 1 HS đọc lại lời kể của chị Nhà Trò.
- Đe, bắt, vặt chân, vặt cánh, ăn thịt em, 
 ý 2: Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp,đe doạ:
- 1HS đọc lời nói của Dế Mèn.
- Những cử chỉ nói lên tấm lòng nghĩa hiệp Dế Mèn
- Xoè cả hai càng-> phản ứng mạnh mẽ.
- Dắt Nhà trò đi->hành động bảo vệ.
ý 3: Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn
- HS phát biểu tự do
- HS trao đổi, nêu ý nghĩa câu chuyện
- Cả lớp lắng nghe
ý nghĩa: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ những bất công.
- Lớp nhận xét cách đọc qua mỗi đoạn.
- HS đọc thể hiện đoạn 2 .
- 1 em Đọc diễn cảm toàn bài.
Toán: Ôn tập các số đến 100 000
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh ôn tập về:
- Cách đọc, viết, đếm các số đến 100 000
- Phân tích cấu tạo số
- Ôn tính chu vi của một hình.
II. Đồ dùng:
Bảng phụ ghi BT2
III. Các hoạt động dạy-học:
Kiểm tra:
- Trong chương trình lớp 3 các em đã được học đến các số nào?
HĐ1:Ôn lại cách đọc, viết số và các hàng.
-GV viết: 83251; 83001; 80201.
- Yêu cầu HS đọc số và nêu chữ số của từng hàng.
- Nêu quan hệ giữa các hàng liền kề. 
HĐ2: Luyện tập:
 Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu 2 học sinh làm ở bảng, lớp làm vào vở, cho lớp nhận xét bài ở bảng.
Bài tập 2,3: 
GV treo bảng phụ ghi BT2
-Yêu cầu HS quan sát mẫu sau đó nêu
miệng bài làm
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở
Nhắc lại cách tính chu vi của mỗi hình?
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Số 100 000
- Học sinh đọc số, nêu chữ số của từng hàng.
- Lớp nhận xét đúng, sai.
- Học sinh đọc số, viết số
- Nêu chữ số của từng hàng
- Học sinh nêu
- 1 học sinh làm ở bảng phụ
- Lớp làm vào vở
a. 9171= 9000 + 100 + 70 +1
b. 7000 + 300 +50 +1 = 7351
* Tính chu vi các hình
* Đọc kết quả nêu cách làm
- Hình thang: P = 3+4+6+4=17cm
- Hình chữ nhật: P (4+8)x2=24cm
- Hình vuông : P= 5x4=20cm
Đạo đức: Trung thực trong học tập (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
Nhận thức được:
- Cần phải trung thực trong học tập, giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
- Biết trung thực trong học tập.
- Biết đồng tình ủng hộ các hành vi trung thực và phê phán những hành động thiếu trung thực trong học tập.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
III. Các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Xử lý tình huống:
- Yêu cầu học sinh xem tranh và đọc nội dung tình huống.
- Theo em bạn Long có thể có những cách giải quyết nào?
- Nếu em là Long em sẽ làm gì? vì sao?
Giáo viên kết luận: Nhận lời và hứa sẽ sưu tầm và nộp sau là đúng nhất.
- Trung thực trong học tập là thể hiện điều gì? và có lợi như thế nào?
HĐ2: Làm bài tập:
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 ở SGK
-Hãy nêu yêu cầu bài tập 1
GV kết luận: ý chính là trung thực trong học tập.
-a, b, d là thiếu trung thực trong học tập.
- Bài tập 2: Thảo luận nhóm 4
- Nêu yêu cầu bài tập 2.
- GV kết luận:
ý kiến: b, c là đúng
 a là sai
HĐ3: Liên hệ trong lớp:
- HS nêu các việc làm thiếu trung thực
GV chốt ý: Trung thực trong học tập giúp các em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý và tôn trọng.
HĐ4: Hướng dẫn thực hành.
- Tìm thêm về các hành vi trung thực và các hành vi không trung thực trong học tập.
- Xem tranh, đọc nội dung tình huống.
- Học sinh nêu.
-Học sinh thảo luận nhóm bàn.
- Đại diện các nhóm trình bày.
-  Lòng tự trọng
- Được mọi người quý mến.
- 3 HS đọc lại phần ghi nhớ.
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Gọi HS trả lời và trình bày ý kiến - lớp nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS nêu
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trả lời giải thích lý do lựa chọn của nhóm.
-Nêu các hướng khắc phục
 Thứ Năm ngày 20 tháng 8 năm 2008
Toán: Ôn tập các số đến 100 000 (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
 - Ôn tập về 4 phép tính đã họcc, ôn tập về so sánh các số, ôn tập về thứ tự các số hạng trong phạm vi 100 000
- Luyện giải toán về thống kê số liệu.
II. Đồ dùng:
- Vẽ sẵn bảng số ở bài tập 5.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra:
- 2 HS lên bảng chữa bài tập làm thêm ở nhà.
B. Bài mới:
 Hướng dẫn ôn tập:
Bài tập1:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc kết quả của phép tính.
Bài tập 2:
- Yêu cầu gì?
- Yêu cầu học sinh làm vào vở
- Nêu cách thực hiện các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia.
Bài tập 3: BT yêu cầu gì?
- Nêu cách so sánh các số tự nhiên?
- Yêu cầu HS làm vào vở 
Bài tập 4: GV treo bảng phụ
- Yêu cầu HS tự làm vào vở.
Bài tập5: GV nêu bài toán ở bảng phụ.
- Bài toán yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS tính vào vở.
- GV kết luận, chốt lại cách tính chu vi hình tứ giác, hình chữ nhật và hình vuông.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại các dạng toán trong vở BT
- Về nhà làm hết các bài tập ở vở Bài tập toán.
- Tính nhẩm
- HS nối tiếp đọc kết quả nhẩm.
- Đặt rồi tính
- HS nêu
-HS làm vào vở- Đọc kết quả.
-2 HS lên bảng thực hiện
- lớp nhận xét.
- HS nêu cách so sánh
- HS làm vào vở
- Đọc bài làm, lớp nhận xét
- Viết theo thứ tự từ bé đến lớn.
-Viết theo thứ tự từ lớn đến bé.
a. 56731; 65371; 67351; 75631
b. 92678; 82697; 79862; 62978.
- Bác Lan mua tất cả hết bao nhiêu tiền?
- 1 em làm ở bảng phụ.
- Lớp nhận xét
Luyện từ và câu: Cấu tạo của Tiếng
I. Mục tiêu:
- Biết được cấu tạo của tiếng gồm 3 bộ phận âm đầu, vần, thanh.
- Nhận diện được các bộ phận của tiếng - tiếng nào cũng có vần và thanh, từ đó có khái niệm về bộ phần vần nói chung và vần trong thơ nói riêng.
II. Đồ dùng:
Bảng phụ vé sắn sơ đồ của tiếng.
III. Hoạt động dạy và học:
1.Kiểm tra: 
Kiểm tra đồ dùng, sách vở học tập môn Tiếng việt
2. Bài mới:
HĐ1: Nhận xét:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm và đếm xem trong câu tục ngữ có bao nhiêu tiếng?
- Hãy đếm thành tiếng trong câu tục ngữ trên.
- Hãy đánh vần tiếng bầu
Tiếng âm đầu vần thanh
Bầu B âu huyền
- Tiếng bầu gồm mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?
- Hãy nêu các bộ phận của tiếng bầu?
- Chia nhóm phân tích các tiếng còn lại
- Mỗi bàn 3 tiếng.
- Qua phân tích hãy cho biết tiếng do những bộ phận nào tạo thành?
- Trong tiếng việt bộ phận nào không thể thiếu, bộ phận nào có thể thiếu?
- Hãy cho ví dụ?
* Kết luận: Trong tiếng việt mỗi tiếng bắt buộc phải có vần và thanh -thanh ngang không có dấu.
- Hãy vẽ 3 bộ phận của tiếng và nhắc lại ghi nhớ?
HĐ2: Luyện tập.
Bài tập1:
GV yêu cầu các nhóm bàn phân tích tương tự như câu tục ngữ vào vở BT.
Bài tập 2: nêu yêu cầu bài tập
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Nêu cấu tạo của tiếng, trong tiếng việt có mấy thanh
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- có 14 tiếng
- Bầu ơi.
- Bờ âu huyền bầu.
- . 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh
- 2 HS lên bảng chỉ vào sơ đồ và nêu:
âm đầu: B
vần: âu
thanh: huyền
- HS lên chữa bài
- âm đầu, vần và thành tạo thành
- Bộ phận vần và thanh không thể thiếu, bộ phận âm đầu có thể thiếu.
ơi, ai, ưa
- Học sinh nhắc lại
- Nối tiếp nhau nêu VD
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
- Các nhóm phân tích vào vở BT
- Lên chữa bài tập
- HS trao đổi và trả lời
* Tiếng sao bớt, thành ao.
Kể chuyện: Sự tích hồ ba bể.
I. Mục tiêu: 
 Dựa vào tranh và lời kể của giáo viên, học sinh kể lại được toàn bộ câu chuyện. Lời kể tự nhiên, biết thay đổi giọng phù hợp với nội dung cốt chuyện.
- Biết theo dõi, đánh giá, nhận xét bạn kể.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng.
- Tranh minh hoạ SGK (phóng to)
- Tranh ảnh về Hồ ba bể hiện nay?
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ1: Giới thiệu chuyện
HĐ2: GV kể lại câu chuyện
GV kể lần 1: Giọng kể thong thả, rõ ràng, đoạn 2 kể nhanh.
Yêu cầu HS giải nghĩa từ: cầu phúc, giao long, bà goá.
* GV kể lần 2:
- Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ ở bảng.
 - Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào?
- Mọi người đối xử với bà ra sao?
- Ai đã cho bà cụ ăn nghỉ?
- Chuyện gì đã xảy ra trong  ... h sắp xếp hoa văn.
- Giữa mặt là hình ngôi sao.
* ý 1: Sự đa dạng và cách sắp xếp hoa văn của trống đồng ĐS.
- HS đọc thầm đoạn còn lại.
- Là hình ảnh con người hoà với thiên nhiên.
- Lao động, săn bắn, đánh cá, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương
- Vì hình ảnh con người với những hoạt động thường ngày là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn.
- Những hình ảnh chỉ làm đẹp thêm những khát khao của con người.
* ý 2: Hình ảnh con người lao động làm chủ thiên nhiên.
- Vì nó là một vật quý giá nói lên con người VN rất tài hoa, dân tộc VN có nền VH lâu đời.
- HS nêu, GV kết luận.
- 2 HS đọc nối tiếp
- HS nhận xét cách đọc mỗi đoạn
- Phát hiện cách đọc hay.
- Luyện đọc theo cặp
- Luyện đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò:
Đọc diễn cảm toàn bài, chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn: Miêu tả đồ vật (kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
- Thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật.
- Viết đúng y/c của đề bài có mở bài, thân bài và kết luận.
Diễn đạt các ý phải thành câu, lời văn sinh động, tự nhiên.
II. Các hoạt động dạy và học:
A. Bài cũ: Nêu dàn ý một bài văn miêu tả đồ vật:
HS nêu:
1. Mở bài: Giới thiệu đồ vật
2. Thân bài: Tả bao quát ( HD, kích thước, màu sắc).
Tả từng bộ phận: Tả các bộ phận, có đặc điểm nổi bật (kết hợp thể hiện tình cảm của người viết với đồ vật).
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ với đồ vật đã tả.
B. Bài mới:
Đề bài: Hãy tả quyển sách GK tiếng việt lớp 4 tập 2 của em (Chú ý: Kết bài theo kiểu mở rộng).
- HS viết bài: Lưu ý: Nên viết dàn bài nháp rồi mới viết bài 
- Thu bài:
3. Củng cố, dặn dò:
Về đọc trước bài tập làm văn tiết sau.
Toán: Phân số và phép chia số tự nhiên (tiếp)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được kết quả của phép chia số TN cho số TN khác 0 có thể viết thành phân số (trong trường hợp tử số lớn hơn mẫu số).
- Bước đầu biết so sánh phân số với 1.
II. Đồ dùng.
III. Các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Giải quyết vấn đề
- Chia đều 5 quả cam cho 4 người
-5/4 quả cam gồm có bao nhiêu quả cam?
-Hãy so sánh tử số và mẫu số của phân số?
HĐ2: Thực hành:
Bài 1: HS đọc nội dung bài
- GV kết luận
Bài 2: Đọc đề bài:
GVKL: 7/6 chỉ phần tô màu H1.
7/12 chỉ phần tô màu H2
Bài 3: Làm vào vở
- 1 em làm vào bảng lớp.
- Lớp nhận xét
- Vân đã ăn hết 5/4 quả cam
5:4 = 5/4
- Gồm 1 quả cam và 1/4 quả cam
Tử số > mẫu số
* Phân số có tử số > mẫu số => phân số đó >1.
* Phân số có tử số = mẫu số => phân số đó =1.
* Phân số có tử số phân số đó <1.
- HS đọc đề bài
- Tự làm bài: 1 em lên bảng làm
- Làm tương tự bài 1
3. Củng cố, dặn dò:
Muốn so sánh các phân số với 1 ta chỉ cần so sánh tử số và mẫu số của phân số?
- Hãy nêu cách so sánh phân số với 1?
Luyện tiếng việt: Luyện văn miêu tả đồ vật.
I. Mục tiêu: Luyện tập viết một bài văn hoàn chỉnh về tả đồ vật
II. Đề bài: Nhiều năm nay chiếc đồng hồ báo thức, hoặc treo tường là người bạn thân thiết trong gia đình em. Hãy tả chiêc đồng hồ đó.
III. Các hoạt động trên lớp.
HĐ 1: Phân tích đề bài:
Đề bài yêu cầu gì? - HS nêu
- Đồng hồ báo thức khác với đồng hồ treo tay ở chỗ nào?
- Nêu dàn bài chung cho bài văn miêu tả đồ vật.
- áp dụng lập dàn bài cho bài văn tả chiếc đồng hồ báo thức và viết thành bài văn.
- GV nhận xét, chấm bài
- To hơn, để bàn, có chuông báo thức.
- HS nêu.
- HS lập dàn bài
- Viết bài hoàn chỉnh
3. Củng cố, dặn dò:
- Ai viết chưa xong về hoàn chỉnh bài viết.
Thứ 5 ngày tháng 01 năm 2009
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Sức khoẻ
I. Mục tiêu: 
- Mở rộng và tích cực hoá vốn từ thuộc chủ điểm sức khoẻ của HS.
- Cung cấp co HS một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài:
HĐ1: Hứơng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: GV kết luận
a. Luyện tập: tập thể dục, đi bộ, chơi thể thao, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ mát.
b. Vạm vỡ, lực lưỡng, rắn chắc.
Bài 2: Nêu y/c
- Cách chơi: Mỗi tổ cử 1 người viết nhanh lên bảng viết trong vòng 2 phút. Tổ nào viết đúng được nhiều môn thể thao tổ đó thắng.
Bài 3:
- GV kết luận
a. Khoẻ như (trâu, hùm, lực sĩ)
b. Nhanh như (cắt, điện, chớp)
- Y/c HS đọc thuộc các thành ngữ tại lớp.
Bài 4: Người ăn được ngủ được là người ntn?
-1 Hs đọc yêu cầu bài tập
- Thảo luận nhóm 4
- Nêu các phương án trả lời
- Lớp nhận xét và bổ sung
- Thảo luận nhóm bàn
- Sau đó chơi trò chơi thi viết nhanh các môn thể thao em biết.
- Các tổ cử người lên viết
- Tổ trọng tài chấm điểm.
- Y/c HS nêu
- Là người có sức khoẻ tốt. Có sức khoẻ tốt thì sung sướng chẳng khác gì tiên.
- Sức khoẻ quan trọng bậc nhất của con người.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại các câu tục ngữ
Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố một số hiểu biết ban đầu về phân số, quan hệ giữa phép chia số TN và phân số.
- Bước đầu so sánh độ dài một đoạn thẳng bằng mấy phần độ dài một đoạn thẳng khác (trường hợp đơn giản).
II. Các hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài:
HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: HS đọc nội dung bài tập 1.
HS đọc miệng nối tiếp.
Bài 2: Hs đọc đề bài, làm bài vào vở.
Bài 3: Làm tương tự như bài 1
8=8/1; 14=14/1
- GV lưu ý cách trình bày.
Bài 4: HS làm bài vào bảng con
- GV nhận xét
Bài 5: HS đọc đề
- 3 HS đọc nối tiếp số đo đại lương
- HS khác nhận xét.
- Cả lớp làm bài vào vở.
-1 em làm ở bảng lớp.
- Nhận xét và chữa bài
- Cả lớp làm vào bảng con
- 1 em làm ở bảng lớp
- Làm tương tự như bài mẫu
- 1 em làm ở bảng lớp
- Lớp nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Làm hết bài tập ở Vở BTT.
Chính tả: Nghe viết: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng chính tả trình bày đúng bài “Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp”
- Phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn: Ch/tr, uôt/ uôc.
II. Các hoạt động dạy và học:
Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn HS nghe, viết
- GV đọc bài viết
- Nội dung đoạn là gì?
- Trong bài này có từ nào khó viết
- GV đọc bài lần 2
HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập
- HS đọc theo mẫu
- Nói về sự ra đời của chiếc xe đạp
 - Thế kỷ XIX, đạn, lốp.
- HS viết các tiếng khó
- HS viết bài
- Khảo bài
- Số 2, 3 HS làm theo nhóm bàn
- Nêu các phương án trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, tiết học:
- Chuẩn bị tiết sau
Luyện toán: Luyện phân số:
I. Mục tiêu: Luyện so sánh các phân số với 1. Tìm các phân số bằng các phân số đã cho trước.
II. Bài tập: 
1. Cho các phân số:.
- Hãy viết các phân số = 1, >1, <1.
- Mậu số của phân số có thể bằng 0 được không? tại sao?
2. a. Cho phân số 3/7. Hãy tìm phân số bằng phân số đã cho nhưng có tử số là 9 và 12.
3/7 = 9/21 ; 3/7 = 12/28
3. Cho phân số 12/36. Hãy tìm phân số bằng phân số đã cho nhưng có mẫu số: 18, 9 , 3.
12/36 = 6/18 = 3/9 = 1/3
- Hướng dẫn HS làm bài
- Chấm bài, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại các dạng toán về phân số đã làm.
Thứ 6 ngày tháng 01 năm 2009.
Tập làm văn : Luyện tập giới thiệu địa phương
 I .Mục tiêu :1 HS nắm được cách giới thiệu về đia phương qua bài văn mẫu Nét mới ở Vĩnh Sơn 
2 .Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới ở địa phương mình .
3.Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương .
 II. .Đồ dùng dạy,học :
 -Tranh minh hoạ một số nét đổi mới của địa phương em (GV và H/S sưu tầm )
 - Bảng phụ, viết dàn ý của bài giới thiệu.
III.Hoạt động dạy -học 
 1. Giới thiệu bài : (1 -2 phút ) 
Hướng dẫn làm bài tập : (32-33 phút )
Hoạt động 1:Bài tập 1 (10-12 phút ) - H/s nêu yêu cầu bài tập 
GV yêu cầu h/s thảo luận và trả lời câu hỏi - Cả lớp theo dõi SGK 2 em ngồi
a.Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa cùng bàn trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi 
 phương nào?
b.Kể những nét đổi mới trên ?
 Gọi một số học sinh trình bài trước lớp -H/S khác nhận xét bổ sung 
GV kết luận và chốt lại ý đúng : 
Hoạt động 2 :Bài tập 2 (20 -21 phút ) 
GVmuốn có một bài văn giới thiệu hay ,hấp - Tôi muốn giới thiệu về phong trào
dẫn Các em phải nhận ra sự đổi mới của địa giữ gìn làng xóm sạch đẹp
phương nơi mình đang sinh sống - Tôi muốn giới thiệu về công trình
-Em chọn giới thiệu nét đổi mới nào của địa nước sạch của xã tôi 
phương 
-Tiếp nối nhau trình bày nội dung em muốn -Tôi muốn giới thiệu về phong trào
mình ? chống tệ nạn ma tuý ở xã tôi
+Một bài văn giới thiệu có những phần nào ? 
+Mỗi phần cần đảm bảo nội dung gì ? 
GV treo bảng phụ có ghi sẵn dàn ý của một bài - HS trình bày.
giới 
Thi giới thiệu trước lớp .
Cả lớp và GV bình chọn người giới thiệu về - HS cùng bình chọn.
địa phương mình tự nhiên hấp dẫn nhất.
3.Cũng cố : (1 -2 phút )
- Nhận xét giờ học: Yêu cầu học sinh về nhà viết lại vào vở bài giới thiệu của em.
-Sau tiết học, tổ chức cho h/s treo các tranh ảnh về sự đổi mới của địa phương mà gv và h/s đã sưu tầm được. 
Toán: Phân số bằng nhau
I. Mục tiêu: Giúp HS: - Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số
	 - Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của hai phân số
II. Đồ dùng dạy học: Mỗi em hai băng giấy bằng nhau
III. Hoạt động dạy, học:
A. Kiểm tra: GV viết lên bảng:
 1. Tìm một phân số: a. Bé hơn 1; b. Bằng 1; c. Lớn hơn 1
B. Bài mới: Giới thiệu bài (1’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết =và tự nêu tính chất cơ bản của phân số
 So sánh kích thước của 2 băng giấy 
Chia băng giấy thứ nhất thành 4 phần bằng nhau
Tô màu 3 phần
Đã tô màu mấy phần của băng giấy?
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng phụ
- Hai băng giấy bằng nhau
- HS thực hiện trên băng giấy của mình
GV nhận xét rồi thực hiện trên băng giấy của mình, ghi phân số dưới phần đã tô màu
* Hướng dẫn tương tự với băng giấy thứ 2. Rút ra phân số ghi bảng
So sánh 2 phân số và 
Từ phân số làm thế nào để có phân số ?
GV ghi lên bảng: = = 
Từ phân số làm thế nào để có phân số ?
GV ghi lên bảng: = = 
Muốn có phân số bằng phân số đã cho ta làm tn ?
GV: Đó chính là tính chất cơ bản phân số
* Hoạt động 2: (15’). Thực hành
Bài tập 1: (VBT): Gọi 1 HS đọc yêu cầu
Bài tập 2: (SGK): Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
GV rút ra nhận xét (như SGK)
Bài tập 2: (VBT): 1 HS đọc yêu cầu 
GV nhận xét, kết luận làm bài đúng
Đã tô màu băng giấy
Phân số bằng phân số 
Nhân cả tử số và mẫu số với 2
Chia cả tử số và mẫu số cho 2
HS nêu kết luận (như SGK)
Một số HS nhắc lại tính chất
Cả lớp tự làm bài rồi nêu kết quả
Hai HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở. HS chữa bài, rút ra nhận xét
Hai HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào VBT, sau đó chữa bài.
IV. Củng cố, dặn dò: GV khắc sâu kiến thức
- Nhận xét giờ học, dặn bài về nhà./.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_1_den_20_2_cot.doc