Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 4 - Đồng Kim Thạo

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 4 - Đồng Kim Thạo

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS ôn tập về:

- Cách đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.

- Phân tích cấu tạo số.

- Giúp hs yêu thích môn toán, vận dụng cách đọc số, viết số vào trong thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Vẽ sẵn bảng trong BT lên 2 bảng

- HS: Vở toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Khởi động : Cho HS hát

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a) Giới thiệu: Ôn tập các số đến 100 000

b) Các hoạt động:

 

doc 102 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 27/01/2022 Lượt xem 289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 4 - Đồng Kim Thạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai, ngày 24 tháng 8 năm 2009
TẬP ĐỌC
Tiết 1 : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
Ngày soạn: Ngày dạy : 24 / 8 /2009
 MỤC ĐÍCH YỀU CẦU: 
 Giúp HS:
-Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp-bênh vực người yếu.
- Bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức bất công.
II. DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK 
- HS: SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Khởi động: Cho HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
a) Giới thiệu: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 
b) Các hoạt động :
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1 :Luyện đọc 
. Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng đọc trôi chảy hoc HS 
. Cách tiến hành :
- Cho HS đọc nối tiếp nhau 4 đoạn trong bài 
- GV nhận xét cách đọc 
- GV yêu cầu HS đọc lượt 2 và tìm hiểu những từ ngữ khó trong bài .
-Gọi vài HS đọc cả bài .
-Gọi 1HS đọc chú giải
-GV có thể giải thích thêm các từ nếu HS chưa hiểu. 
- GV đọc mẫu toàn bài 
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài .
. Mục tiêu: Giúp HS hiểu nội dung bài 
. Cách tiến hành :
- GV chia lớp thành từng nhóm nhỏ để thảo uận .
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài và tìm trả lời trong SGK trang 5 .
-GV nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .
. Mục tiêu: Luyện giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện.
. Cách tiến hành: 
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài .
- GV hướng dẫn HS cách đọc.
- GV đọc đoạn văn mẫu.
- Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV nhận xét.
 Đọc nối tiếp từng đoạn 
HS thực hiện
1 HS đọc chú giải
HS theo dõi 
 Đọc bài và trả lời câu hỏi 
Nối tiếp nhau đọc
HS lắng nghe
Thi đọc diễn cảm
4. Củng cố:
- Hỏi lại tên bài vừa học.
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài. 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài mới: Mẹ ốm
IV : HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : 
* Rút kinh nghiệm tiết dạy :
TOÁN
Tiết 1 : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
Ngày soạn: Ngày dạy : 24 / 8 /2009
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS ôn tập về: 
- Cách đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.
- Phân tích cấu tạo số.
- Giúp hs yêu thích môn toán, vận dụng cách đọc số, viết số vào trong thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Vẽ sẵn bảng trong BT lên 2 bảng
- HS: Vở toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động : Cho HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Giới thiệu: Ôn tập các số đến 100 000
Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Ôn tập 
. Mục tiêu: Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng
. Cách tiến hành: 
- GV viết số 83 251, yêu cầu HS đọc số và nói rõ các hàng của từng chữ số. 
- GV cho HS nêu lại mối liên hệ giữa hai hàng liền kề.
-Gọi vài HS nêu các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn.
- Cho HS nhắc lại cách tính chu vi của các hình tứ giác.
- GV nhận xét
* Hoạt động 2: Thực hành 
. Mục tiêu: Thực hành làm các bài tập 
. Cách tiến hành .
+ Bài 1 : 
 - Yêu cầu HS nhận xét tìm ra quy luật viết các số trong dãy số này.
 - GV hỏi: Số cần viết sau số 10 000 là số nào? Và tiếp theo nữa là số nào?
 - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở toán.
 - GV gọi HS lên chữa bài.
 + Bài 2 : 
GV yêu cầu HS tự phân tích mẫu và làm bài.
Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau .
Gọi 2 HS lên bảng làm bài .
GV nhận xét và cho điểm
+ Bài 3 :
Cho HS đọc bài mẫu và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gi?
GV yêu cầu HS tự làm bài 
 - GV nhận xét
+ Bài 4 :
 - GV hỏi : BT yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - Cho HS nêu cách tính chu vi của một hình tứ giác
 - Yêu cầu HS làm bài 
 - GV nhận xét và cho điểm HS
.HS trả lời
HS nhận xét
 HS trả lời 
HS cả lớp làm bài vào vở 
HS thực hiện
 2 HS lên bảng làm bài
HS đọc và trả lời
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
HS trả lời
HS nêu 
3 HS lên bảng
Cả lớp nhận xét
4.Củng cố:
- Hỏi lại tên bài.
- Gọi hai HS lên làm toán thi đua. 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập các số đến 100 000
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : 
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
KĨ THUẬT 
Tiết 1 : VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU THÊU 
Ngày soạn: Ngày dạy : 24 / 8 /2009
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
Giúp HS: 
- Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt khâu, thêu.
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ)
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vải, chỉ thêu, chỉ khâu, kim thêu các cỡ, kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Vật liệu, cắt, khâu, thêu.
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu: vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu.
. Mục tiêu: Quan sát, nhận xét về vật liệu khâu thêu .
. Cách tiến hành: 
a) Vải: 
- Yêu cầu HS đọc nội dung a (SGK ).
+ Quan sát màu sắc, hoa văn độ dày, mỏng của một số mẫu vải để nêu một số đặc điểm của vải .
+ Hướng dẫn sử dụng loại vải để thêu 
b) Chỉ:
- Yêu cầu HS đọc nội dung b và trả lời câu hỏi theo hình 1 (SGK)
 - GV giới thiệu một số mẫu chỉ khâu, chỉ thêu và cách chọn chỉ khi khâu, thêu.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo.
. Mục tiêu: Giúp HS biết được đặc điểm và cách sử dụng kéo .
. Cách tiến hành: 
- GV hỏi:
+ Đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải?
+ So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ .?
GV hướng dẫn cách cầm kéo cắt vải .
* Hoạt động 3: Hướng dẫn, quan sát, nhận xét 
. Mục tiêu: Giới thiệu HS biết các dụng cụ thêu, may.
 . Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát hình 6 (SGK) và các dụng cụ để nêu tên, tác dụng của chúng.
. Mục tiêu: Giúp HS biết được đặc điểm và cách sử dụng kim.
- GV nhận xét
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim.
. Mục tiêu: Giúp HS biết được đặc điểm và cách sử dụng kim.
. Cách tiến hành: 
- GV giới thiệu hình minh họa 
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về tác dụng của vê nút chỉ .
* Hoạt động 5: Thực hành khâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
. Mục tiêu: Cho HS thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
. Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 
- GV quan sát, chỉ dẫn giúp đỡ cho những HS còn lúng túng .
- GV đánh giá kết quả thực hành
HS đọc, quan sát và nêu nhận xét
Quan sát hình và trả lời câu hỏi 
HS trả lời
HS theo dõi
HS quan sát và trả lời
HS đọc và trả lời 
HS thực hành theo nhóm
4. Củng cố: 
- Hỏi lại tên bài vừa học.
- Nhắc lại nội dung bài 
- GV nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài mới: Cắt vải theo đường vạch dấu .
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
KỂ CHUYỆN
Tiết 1: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
Ngày soạn: Ngày dạy : 24 / 8 /2009
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyên: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Các tranh minh họa câu chuyện trong SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động: HS hát
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu: Sự tích hồ Ba Bể
Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: GV kể chuyện minh họa
. Mục tiêu: Kể cho học sinh nghe toàn chuyện 
. Cách tiến hành:
- GV kể lần 1: Giọng kể thong thả, rõ ràng, nhanh hơn ở đoạn kể về tai họa trong đêm hội, trở lại khoan thai ở đoạn kết.
- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh họa phóng to trên bảng.
- Dựa vào tranh minh họa, đặt câu hỏi để HS nắm cốt truyện.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn kể từng đoạn.
. Mục tiêu: Kể lại từng đoạn câu chuyện.
. Cách tiến hành: 
- GV chia HS thành từng nhóm.
- Yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi tìm hiểu, kể lại từng đoạn câu chuyện
-Tổ chức cho HS kể trước lớp: Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày.
- Gọi HS nhận xét
* Hoạt động 3: Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện 
. Mục tiêu: Kể lại được toàn bộ câu chuyện 
. Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện trong nhóm 
- Tổ chức cho HS kể trước lớp 
- Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bạn kể hay nhất trong lớp
- GV nhận xét và cho điểm HS kể tốt.
HS lắng nghe
HS lắng nghe 
HS trả lời câu hỏi.
Chia nhóm theo hướng dẫn của GV
HS kể từng đoạn
.Cả lớp nhận xét
4. Cũng cố: 
- Nhắc lại tên bài vừa học
- Câu chuyện cho em biết điều gì?
-GV kết luận: Bất cứ đâu con người cũng có lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đở người khó khăn, hoạn nạn. Những người đó sẽ được đền đáp xứng đáng - gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Kể chuyện đã nghe, đã học
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
TUẦN 1 
Thứ ba, ngày 25 tháng 8 năm 2009
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Tiết 1 : CẤU TẠO CỦA TIẾNG
Ngày soạn: Ngày dạy : 25 / 8 /2009
I .MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1. Nắm được cấu tạo của tiếng gồm 3 bộ phận âm đầu, vần. thanh. Điền được cấu tạo bộ phận của từng tiếng trong câu tục ngữ vào bảng mẫu.
 2. Có thái độ hiểu biết về cuộc sống và con người .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- GV: +Bảng phụ vẽ sẳn sơ đồ cấu tạo của tiếng, có ví dụ điền hình (mỗi bộ phận một màu).
 + Bộ chữ cái ghép tiếng: Chú ý chọn màu chữ khác nhau để phân biệt rõ.
- HS: VBT
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động: Cho HS hát . 
Kiểm tra bài cũ 
Bài mới:
Giới thiệu: Cấu tạo của tiếng.
Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ 
. Mục tiêu: Biết đếm số tiếng, phân tích cấu tạo của tiếng bầu .
. Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS đọc thầm và đếm số tiếng trong hai câu tục ngữ .
- GV yêu cầu HS đánh vần tiếng bầu và ghi lại cách đánh vần vào bảng con.
- Hỏi: Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành ? 
- Yêu cầu HS phân tích những tiếng còn lại
-Yêu cầu HS rút ra nhận xét.
* Hoạt động 2: Ghi nhớ 
. Mục tiêu: Giúp HS ghi nhớ cấu tạo của tiếng
. Cách tiến hành:
- Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK 
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và giải thích cho HS nắm rõ hơn phần ghi nhớ.
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ trong SGK .
* Hoạt động 3: Luyện tập .
. Mục tiêu: Rèn luyện các kĩ năng tìm các bộ phận của tiếng.
. Cách tiến hành: 
+ Bài tập 1: 
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu 
- Cho HS tự làm bài vào VBT
- GV sửa một số từ khó và yêu cầu HS trao đổi vở để kiểm tra lẫn nhau.
+ Bài  ...  sản ở Hoàng Liên Sơn.
. GV kết luận:
. Yêu cầu các nhóm quan sát hình 3, sau đó điền các cụm từ thích hợp vào sơ đồ sau để thể hiện được quy trình sản xuất phân lân 
. GV nhận xét phần trình bày của HS
. GV nhận xét và chốt lại
.
. Tiến hành thảo luận nhóm
+ HS trả lời
 Từng cặp HS dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi.
HS lên bảng chỉ trên bảng đồ.
Tiến hành thảo luận nhóm.
. 
Đại diện các nhóm trả lời
4. Củng cố
- Hỏi lại tựa bài.
- Nêu nội dung
- GV nhận xét tiết học
5. Dặn dò
- Chuẩn bị bài mới: Trung du Bắc Bộ
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Trình bày quy trình sản xuất phân lân.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy.
TOÁN
Tiết 9: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Nhận biết tên gọi, ký hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam, quan hệ của đề-ca-gam, héc-tô-gam với nhau.
- Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng.
- Giúp HS yêu thích môn toán và cẩn thận khi đổi đơn vị.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn trên bảng phụ.
- HS: Vở toán	
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động: HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Yến, tạ, tấn.
+ Cho HS lên bảng làm bài tập
- GV nhận xét
3. Bài mới.
a. Giới thiệu: Bài “ Bảng đơn vị đo khối lượng”
b. Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Giới thiệu đề-ca-gam và héc-tô-gam.
- Mục tiêu: Giúp HS nhận biết tên gọi, ký hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam, quan hệ của đề-ca-gam, héc-tô-gam với nhau.
- Cách tiến hành:
a) Giới thiệu đề-ca-gam:
- GV giới thiệu: để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam người ta còn dùng đơn vị đo là đề-ca-gam.
- 1 đề-ca-gam cân nặng bằng 10gam.
- Đề-ca-gam viết tắt là dag.
- GV viết lên bảng 10g = 1dag
b) Giới thiệu héc-tô-gam:
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng trăm gam người ta còn dùng đơn vị đo là héc-tô-gam.
- 1 héc-tô-gam cân nặng bằng 10 dag = 100 gam
- Héc-tô-gam viết tắc là hg.
- GV viết lên bảng:
10hg = 10dag = 100 gam
* Hoạt động 2: Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng.
- Mục tiêu: Nắm được tên gọi, ký hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng.
- Cách tiến hành:
+ GV yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học.
+ Bao nhiêu gam thì bằng 1 dag?
+ GV viết vào cột dag: 1 dag = 10g.
+ Bao nhiêu đề-ca-gam thì bằng 1 hg?
+ GV hỏi tương tự với các đơn vị khác để hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng như SGK.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Mục tiêu: Giúp HS thực hành cách đổi đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng.
- Cách tiến hành:
+ Bài 1:
- GV viết lên bảng 7 kg = g và yêu cầu HS cả lớp thực hiện cách đổi.
- GV cho HS đổi đúng, nêu cách làm của mình sau đó nhận xét.
- GV viết lên bảng 3 kg 300 g = g và yêu cầu HS đổi.
- GV cho HS tự làm tiếp các phần còn lại.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS
+ Bài 2:
- GV nhắc nhở HS thực hiện phép tính bình thường, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả.
+ Bài 3:
- GV nhắc HS muốn so sánh các số đo đại lượng chúng phải đổi chúng về cùng một đơn vị đo rồi mới so sánh.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
+ Bài 4:
- GV gọi 1 HS đọc đề bài
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét và cho điểm
- HS nghe GV giới thiệu
- HS đọc: 10g bằng 1 đề-ca-gam.
- HS đọc: 1 héc-tô-gam bằng 10 đề-ca-gam bằng 100 gam
- 2,3 HS kể trước lớp
.HS trả lời
.HS lên bảng làm bài
.Cả lớp nhận xét
.HS lăng nghe và làm bài
- 1 HS đọc đề.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài
- Yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học
- Cho HS làm toán thi đua
- GV nhận xét tiết học
5. Dặn dò.
- Chuẩn bị bài mới: Giây, thế kỉ
IV HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Tuyên dương một số em học tích cực
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
TUẦN 4
Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2009
TẬP LÀM VĂN
Tiết 8: LUYÊN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện dơn giản theo gợi ý đã cho sẳn nhân vật, chủ đề câu chuyện.
- Hình thành HS kỹ năng xây dựng cốt truyện.
- Yêu thích làm văn và xây dựng cốt truyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: cho HS hát
2. Kiểm tra bài củ: cốt truyện.
- Kiểm tra 2 HS:
	+ HS 1: Em hãy nhắc lại phần ghi nhớ trong tiết TLV trước (cốt truyện)
	+ HS 2: Em hãy kể lại truyện Cây Khế.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Luyện tập xây dựng cốt truyện.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Xây dựng cốt truyện
- Mục tiêu: Bước đầu thực hành xây dựng cốt truyện.
- Cách tiến hành:
. Cho HS đọc yêu cầu của đề bài
. GV yêu cầu: Đề bài cho trước cho 3 nhân vật: bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên.
. GV hỏi: Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gi?
. GV nhận xét hướng dẫn thêm
* Hoạt động 2: Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt truyện
- Mục tiêu: Giúp HS biết xây dựng cốt truyện theo chủ đề
- Cách tiến hành:
. Yêu cầu HS chọn chủ đề
. GV gợi ý cho HS ở từng chủ đề mà các em chọn
*Hoạt động 3: Thực hành xây dựng truyện
- Mục tiêu: HS xây dựng và kể vắn tắt được câu chuyện
- Cách tiên hành:
. Cho HS làm bài
. Cho HS kể trước lớp
. GV nhận xét và tuyên dương những HS tưởng tượng ra câu chuyện hay và kể hay
. Cho HS viết vào vở cốt truyện mình đã kể
. HS đọc yêu cầu
.HS trả lời
.HS chọn đề
HS lắng nghe
.HS làm bài
.2, 3HS kể trước lớp
.Cả lớp nhận xét
4. Củng cố
- Hỏi lại tên bài vừa học
- Gọi HS nói lại cách xây dựng cốt truyện
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS học tốt
5. Dặn dò
- Chuẩn bị bài mới: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
IV HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Lựa chọn và trưng bày những bài văn hay.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy.
KHOA HỌC
Tiết 8: TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP
 ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Giúp HS:
- Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đam thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể
- Nêu được ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc gia cầm
- Có ý thức ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: . Các hình minh họa ở trang 18, 19 SGK
 . Phôtô phóng to bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm
- HS: SGK
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
- Gọi 2 HS lên bảng:
+ Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
+ Thế nào là một bữa ăn cân đối? Những nhóm thức ăn nào cần ăn đủ, ăn vừa, ăn ít, ăn có mức độ và ăn hạn chế?
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới
a) Giới thiệu: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động dạy
* Hoạt động 1: Trò chơi: “ Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm”
- Mục tiêu: HS nêu được các món ăn chứa nhiều chất đạm.
- Cách tiến hành:
. GV tiến hành trò chơi theo các bước.
. GV yêu cầu: Thành viên trong mỗi đội tiếp nhau lên bảng ghi các món ăn chứa nhiều chất đạm.
. Đội nào ghi được nhiều và đúng tên các món ăn nhất sẽ thắng.
. GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
- Mục tiêu: HS giải thích được vì sao cần thiết phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
- Cách tiến hành:
+ GV treo bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm và yêu cầu HS đọc.
+ GV tiến hành thảo luận nhóm theo định hướng.
. Chia lớp thành các nhóm.
. GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng thông tin vừa đọc, các hình minh họa trong SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Những món ăn nào vừa chứa đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật?
+ Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
+ Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá
. Cho HS lên bảng trình bày
. GV nhận xét, tuyên dương những HS có ý kiến đúng
+ GV yêu cầu HS đọc hai phần đầu của mục bạn cần biết.
- GV kết luận:
* Hoạt động 3: Cuộc thi: “ Tìm hiểu những món ăn vừa cung cấp đạm động vật và đạm thực vật”
- Mục tiêu: HS biết lựa chọn các thức ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật.
- Cách tiến hành:
. GV tổ chức cho HS thi kể về các món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật theo định hướng.
. GV nhận xét
.
.HS tiến hành trò chơi theo hướng dẫn của GV
. Cả lớp nhận xét
. 2 HS tiếp nối nhau đọc to trước lớp
.HS trả lời
.HS trình bày
. Cả lớp nhận xét
. 2 HS đọc to, cả lớp lắng nghe.
.HS kể
.Cả lớp nhận xét, bổ sung
4. Củng cố, dặn dò:
- Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật?
- GV nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn
IV HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Rút kinh nghiệm tiết dạy
CHÍNH TẢ
Tiết 4: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Nhớ- viết đúng 10 dòng thơ đàu và trình bày bài chính tả sạch sẽ, biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/d/gi hoặc vần ân/ âng
- Ý thức giữ gìn tập vở sạch sẽ, viết chữ đẹp
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ chữ cái + Bảng phụ + bảng nhỏ
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Cháu nghe câu chuyện của bà
- Cho 2 HS lên bảng
+ HS1: Viết tên các con vật bắt đầu bằng tr
+ HS 2: Viết tên các con vật bắt đầu bằng ch
- GV nhận xét cho điểm
3. Bài mới
a) Giới thiệu: Truyện cổ nước mình
b) Các hoạt đông:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
- Mục tiêu:Giúp HS nhớ - viết một đoạn trong bài: Truyện cổ nước mình
- Cách tiến hành:
. Cho HS đọc yêu cầu của bài chính tả
. Cho HS đọc thành tiếng đoạn thơ viết chính tả. Cho HS viết những từ ngữ dễ viết sai: Truyện cổ, sâu xa, trắng, rặng dừa
. GV nhắc lại cách viết chính tả bài thơ lục bát.
+ HS nhớ - viết 
+ GV chấm chữa bài
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả ( lựa chọn)
- Mục tiêu: Giúp HS phân biệt ân hay âng
- Cách tiến hành:
. Cho HS đọc yêu cầu của câu b + đọc bài thơ
. GV hướng dẫn HS làm bài tập
. Cho HS làm bài vào vở. Gọi 2 HS lên bảng sữa bài
. GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Chân, dân, dâng, vầng, sân.
- 1 HS đọc to cả lớp lắng nghe
- HS nhớ lại – tự viết bài
- 1 HS đọc to cả lớp lắng nghe
- HS làm bài tập
-Cả lớp nhận xét
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Người viết truyện thật thà
IV HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_1_den_4_dong_kim_thao.doc