TOÁN ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1OO OOO.
I.Mục tiêu:
Giúp HS :
-Ôn tập về đọc viết các số trong phạm vi 100 000.
-Ôn tập viết tổng thành số.
-Ôn tập về chu vi của một hình.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng.
III.Hoạt động trên lớp:
TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯƠNG LONG THÀNH PHỐ HUẾ – TT HUẾ GIÁO ÁN LỚP BỐN Đầy đủ các môn học cho 5 tuần lễ. (TỪ TUẦN 1 ĐẾN TUẦN 5) TUẦN 1 c a b d o0oc a b d Thứ 2 Đạo đức Toán Tập đọc Khoa học Kĩ thuật Thứ 3 Thể dục Toán LTVC Kể chuyện Lịch sử Thứ 4 Tập làm văn Toán Tập đọc Khoa học Mĩ thuật Thứ 5 Thể dục Luyện từ và câu Toán Chính tả Kĩ thuật Thứ 6 Toán Địa lí Tập làm văn Hát nhạc Sinh hoạt Thứ hai ngày tháng năm 20 Đạo đức : TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (t1) I.Mục tiêu: -Học xong bài này HS cần phải trung thực trong học tập, biết được giá trị của sự trung thực. -Biết trung thực trong học tập, đồng tình ủng hộ những hành vi trong trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập. II.Đồ dùng dạy học: -SGK Đạo đức 4. -Các mẫu chuyện,tấm gương về trung thực trong học tập. III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC: GV kiểm tra các phần chuẩn bị của HS. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: Trung thực trong học tập. b.Nội dung: *Hoạt động 1: Xử lý tình huống -GV tóm tắt mấy cách giải quyết chính. a/.Mượn tranh của bạn để đưa cô xem. b/.Nói dối cô là đã sưu tầm và bỏ quên ở nhà. c/.Nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau. GV hỏi: * Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào? -GV căn cứ vào số HS giơ tay để chia lớp thành nhóm thảo luận. -GV kết luận: Cách nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau là phù hợp nhất, thể hiện tính trung thực trong học tập. *Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 1- SGK trang 4) -GV nêu yêu cầu bài tập. +Việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập: a/.Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra. b/.Trao đổi với bạn khi học nhóm. c/.Không làm bài, mượn vở bạn chép. d/.Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra. e/.Giấu điểm kém, chỉ báo điểm tốt với bố mẹ. g/.Góp ý cho bạn khi bạn thiếu trung thực trong học tập. -GV kết luận: +Việc b, d, g là trung thực trong học tập. +Việc a, c, e là thiếu trung thực trong học tập *Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK trang 4) -GV nêu từng ý trong bài tập. a/. Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình. b/. Thiếu trung thực trong học tập là giả dối. c/. Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng. -GV kết luận: +Ý b, c là đúng. +Ý a là sai. 4.Củng cố - Dặn dò: -Tự liên hệ bài tập 6- SGK trang 4 -Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm. Bài tập 5- SGK trang 4. -HS chuẩn bị. -HS nghe. -HS xem tranh trong SGK. -HS đọc nội dung tình huống: Long mải chơi quên sưu tầm tranh cho bài học. Long có những cách giải quyết như thế nào? -HS liệt kê các cách giải quyết của bạn Long -HS giơ tay chọn các cách. -HS thảo luận nhóm. +Tại sao chọn cách giải quyết đó? -3 HS đọc ghi nhớ ở SGK trang 3. -HS phát biểu trình bày ý kiến, chất vấn lẫn nhau. -HS lắng nghe. -HS lựa chọn theo 3 thái độ: tán thành, phân vân, không tán thành. -HS thảo luận nhóm về sự lựa chọn của mình và giải thích lí do sự lựa chọn. -Cả lớp trao đổi, bổ sung. -HS sưu tầm các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập. TOÁN ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1OO OOO. I.Mục tiêu: Giúp HS : -Ôn tập về đọc viết các số trong phạm vi 100 000. -Ôn tập viết tổng thành số. -Ôn tập về chu vi của một hình. II.Đồ dùng dạy học: -GV vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng. III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: -GV hỏi :Trong chương trình Toán lớp 3, các em đã được học đến số nào ? -Trong tiết học này chúng ta cùng ôn tập về các số đến 100 000. -GV ghi tựa lên bảng. b.Dạy –học bài mới; Bài 1: -GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. -GV chữa bài và yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số a và các số trong dãy số b .GV đặt câu hỏi gợi ý HS : Phần a : +Các số trên tia số được gọi là những số gì ? +Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ? Phần b : +Các số trong dãy số này được gọi là những số tròn gì ? +Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ? Như vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đơn vị. Bài 2: -GV yêu cầu HS tự làm bài . -Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài với nhau. -Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS 1 đọc các số trong bài, HS 2 viết số, HS 3 phân tích số. -GV yêu cầu HS cả lớp theo dõi và nhận xét, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: -GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và hỏi :Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -GV yêu cầu HS tự làm bài. -GV nhận xét và cho điểm. Bài 4: -GV hỏi:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào? -Nêu cách tính chu vi của hình MNPQ ,và giải thích vì sao em lại tính như vậy ? -Nêu cách tính chu vi của hình GHIK và giải thích vì sao em lại tính như vậy ? -Yêu cầu HS làm bài . 4.Củng cố- Dặn dò: -GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài cho tiết sau. -Số 100 000. -HS lặp lại. -HS nêu yêu cầu . -2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở bài tập. -Các số tròn chục nghìn . -Hơn kém nhau 10 000 đơn vị. -Là các số tròn nghìn. -Hơn kém nhau 1000 đơn vị. -2 HS lên bảmg làm bài, HS cả lớp làm vào VBT. -HS kiểm tra bài lẫn nhau. -3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. -Cả lớp nhận xét, bổ sung. -HS đọc yêu cầu bài tập . -2 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào VBT .Sau đó , HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn. -Tính chu vi của các hình. -Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó. -Ta lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân tổng đó với 2. -Ta lấy độ dài cạnh của hình vuông nhân với 4. -HS làm bài vào VBT, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài với nhau. -HS cả lớp. TẬP ĐỌC MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC I. Mục tiêu: 1 / Đọc thành tiếng Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ . - Phía bắc ( PB ) : chính trực , Long Xưởng , di chiếu , tham tri chính sự , gián nghị đại phu , - Phía nam ( PN ) : nổi tiếng , Long Xưởng , giúp đỡ , di chiếu , tham tri chính sự , giám nghị đại phu , tiến cử , Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm . Đọc diễn cảm toàn bài , thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung , nhân vật . 2 / Đọc - Hiểu Hiểu các từ ngữ khó trong bài : chính trực , di chiếu , thái tử , thái hậu , phò tá , tham tri chính sự , giám nghị đại phu , tiến cử , Hiểu nội bài : Ca ngợi sự chính trực , thanh liêm , tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – Vị quan nổi tiếng , cương trực thời xưa . Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 36 , SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) . II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần luyện đọc . III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc truyện Người ăn xin và trả lời câu về nội dung . HS1: Em hiểu nội dung ý nghĩa của bài như thế nào ? HS2: Theo em , cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin ? HS3: Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào ? - Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a . Giới thiệu bài - Hỏi : + Chủ điểm của tuần này là gì ? + Tên chủ điểm nói lên điều gì ? - Giới thiệu tranh chủ điểm : Tranh minh họa các bạn đội viên Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đang giương cao lá cờ của Đội . Măng non là tượng trưng cho tính trung thực vì măng bao giờ cũng mọc thẳng . Thiếu nhi là thế hệ măng non của đất nước cần trở thành những con người trung thực . - Đưa bức tranh minh họa và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ? - Đây là một cảnh trong câu chuyện về vị quan Tô Hiến Thành – vị quan đứng đầu triều Lý . Ông là người như thế nào ? Chúng ta cùng học bài hôm nay . a. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trang 36 , SGK . (2 lượt ) - Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài .GV lưu ý sửa chữa lỗi phát âm , ngắt giọng cho từng HS . - Gọi 1 HS đọc phần Chú giải trong SGK . -GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng đọc : Toàn bài : đọc với giọng kể thông thả , rõ ràng . Lời Tô Hiến Thành điềm đạm , dứt khoác thể hiện thái độ kiên định . Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách của Tô Hiến Thành , thái độ kiên quYết theo di chiếu của vua : nổi tiếng , chính trực , di chiếu , nhất định không nghe , không do dự , ngạc nhiên , hết lòng , hầu hạ , tài ba giúp nước. * Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc đoạn 1 . - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : + Tô Hiến Thành làm quan triều nào ? + Mọi người đánh giá ông là người như thế nào ? + Trong việc lập ngôi vua , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ? + Đoạn 1 kể chuyện gì ? - Ghi ý chính đoạn 1 . - Gọi HS đọc đoạn 2 . - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi : + Khi Tô Hiến Thành ốm nặng , ai thường xuyên chăm sóc ông ? + Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao ? ... diệt được: 2000 + 2200 + 1600 + 2750 = 8550 con chuột. +Thôn Đoài diệt được nhiều hơn thôn Đông là: 2200 – 2000 = 200 con chuột. +Thôn Trung diệt được ít hơn thôn Thượng là: 2750 – 1600 = 1150 con chuột. Có 2 thôn diệt được trên 2000 con chuột đó là thôn Đoài và thôn Thượng. -Biểu đồ hình cột, biểu diễn số cây của khối lớp 4 và lớp 5 đã trồng. -Lớp 4A, 4B, 5A, 5B, 5C. -Lớp 4A trồng được 35 cây, lớp 4B trồng được 28 cây, lớp 5A trồng được 45 cây, lớp 5B trồng được 40 cây, lớp 5C trồng được 23 cây. -Khối lớp 5 có 3 lớp tham gia trồng cây, đó là 5A, 5B, 5C. -Có 3 lớp trồng được trên 30 cây đó là lớp 4A, 5A, 5B. -Lớp 5A trồng được nhiều cây nhất. -Lớp 5C trồng được ít cây nhất. -Số cây của cả khối lớp Bốn và khối lớp Năm trồng được là: 35 + 28 + 45 + 40 + 23 = 171 (cây) -HS nhìn SGK và đọc: năm 2001 – 2002 có 4 lớp, năm 2002 – 2003 có 3 lớp, năm 2003 – 2004 có 6 lớp, năm 2004 – 2005 có 4 lớp. -Điền vào những chỗ còn thiếu trong biểu đồ rồi trả lời câu hỏi. -Biểu diễn số lớp Một của năm học 2001 - 2002. -Điền 4, vì đỉnh cột ghi số lớp Một của năm 2001 – 2002. Biểu diễn 3 lớp. -Năm 2002 – 2003 trường Hòa Bình có 3 lớp Một. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp dùng bút chì điền vào SGK. -3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 ý của bài. HS cả lớp làm bài vào vở. -HS cả lớp. ĐỊA LÍ : Tiết :4 TRUNG DU BẮC BỘ I.Mục tiêu : -Qua bài này HS biết mô tả được vúng trung du Bắc Bộ . -Xác lập được mối quan hệ Địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ . -Nêu được qui trình chế biến chè . -Dựa vào tranh, ảnh,bảng số liệu để tìm kiến thức . -Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây . II.Chuẩn bị : -Bản đồ hành chính VN. -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN . -Tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ . III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: Cho HS chuẩn bị tiết học . 2.KTBC : -Người dân HLS làm những nghề gì ? -Nghề nào là nghề chính ? -Kể tên một số khoáng sản ở HLS ? GV nhận xét ghi điểm . 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : 1/.Vùng đồi với đỉnh tròn, sướn thoải : *Hoạt động cá nhân : GV hình thành cho HS biểu tượng về vùng trung du Bắc Bộ như sau : -Yêu cầu 1 HS đọc mục 1 trong SGK hoặc quan sát tranh ,ảnh vùng trung du Bắc Bộ và trả lời các câu hỏi sau : +Vùng trung du là vùng núi ,vùng đồi hay đồng bằng ? +Các đồi ở đây như thế nào ? +Mô tả sơ lược vùng trung du. +Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ . -GV gọi HS trả lời . -GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời -GV cho HS chỉ trên bản đồ hành chính VN treo tường các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,Bắc giang –những tỉnh có vùng đồi trung du . 2/.Chè và cây ăn quả ở trung du : *Hoạt động nhóm : -GV cho HS dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 2 trong SGK và thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý sau : +Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì ? +Hình 1,2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang ? +Xác định vị trí hai địa phương này trên BĐ địa lí tự nhiên VN . +Em biết gì về chè Thái Nguyên ? +Chè ở đây được trồng để làm gì ? +Trong những năm gần đây, ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng loại cây gì ? +Quan sát hình 3 và nêu quy trình chế biến chè . -GV cho HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi . -GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời . 3/.Hoạt động trồng rừng va cây công nghiệp: * Hoạt động cả lớp: GV cho HS cả lớp quan sát tranh, ảnh đồi trọc . -yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau : +Vì sao ở vùng trung du Bắc bộ lại có những nơi đất trống ,đồi trọc ? (vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi ,) +Để khắc phục tình trạng này , người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì ? +Dựavào bảng số liệu , nhận xét về diện tích rừng mới trồng ở Phú Thọ trong những năm gần đây . -GV liên hệ với thực tế để GD cho HS ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây :Đốt phá rừng bừa bãi làm cho diện tích đất trống, đồi trọc mở rộng tài nguyên rừng bị mất, đất bị xói mòn, lũ lụt tăng ; cần phải bảo vệ rừng , trồng thêm rừng ở nơi đất trống . 4.Củng cố : -Cho HS đọc bài trong SGK . -Hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ . -Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ . 5.Tổng kết - Dặn dò: -Dặn bài tiết sau :Tây Nguyên . -Nhận xét tiết học . -HS cả lớp . -HS trả lời . -HS khác nhận xét . -HS đọc SGK và quan sát tranh, ảnh . -HS trả lời . -HS nhận xét ,bổ sung. -HS lên chỉ BĐ . -HS thảo luận nhóm . -HS đại diện nhóm trả lời . -HS khác nhận xét, bổ sung. -HS cả lớp quan sát tranh ,ảnh . -HS trả lời câu hỏi . -HS nhận xét ,bổ sung. -HS lắng nghe . -2 HS đọc bài . -HS trả lời . -HS cả lớp . TẬP LÀM VĂN ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu: - Hiểu thế nào là đoạn văn kể chuyện. Viết được những đoạn văn kể chuyện: lời lẽ hấp dẫn, sinh động, phù hợp với cốt truyện và nhân vật. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện Hai mẹ con và bà tiên trang 54, SGK (phóng to nếu có điều kiên) Giấy khổ to vàbút dạ. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Gọi HS trả lời câu hỏi. 1/. Cốt truyện là gì? 2/.Cốt truyện gồm những phần nào? -Nhận xét câu trả lời của HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: -Các em đã hỉeu cốt truyện là gì. Bài học hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng những đoạn văn kể chuyện dựa vào cốt truyện. b. Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu. -Gọi HS đọc lại truyện Những hạt thóc giốn. -Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu. -Gọi nhóm xong trước dán phiến lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Kết luận lời giải đúng trên phiếu. +Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế:luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho. +Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm, dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người. +Sự việc 3: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực và dũng cảm đã quyết định truyền ngôi cho Chôm. *Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 (3 dòng đầu) *Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 (10 dòng tiếp) *Sự việc 3 được kể trong đoạn 3 (4 dòng còn lại). Bài 2: -Hỏi: + Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn ? +Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2 ? -Trong khi viết văn, những chỗ xuống dòng ở các lời thoại nhưng chưa kết thúc đoạn văn. Khi viết hết đoạn văn chúng ta cần viết xuống dòng. Bài 3: -Gọi HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu HS trả lời cặp đôi và trả lời câu hỏi. -Gọi HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung. -Mỗi đoạn văn kể chuyện có thể có nhiều sự việc. Mỗi sự việc điều viết thành một đoạn văn làm nòng cốt cho sự diễn biến của truyện. Khi hết một câu văn, cần chấm xuống dòng. c.Ghi nhớ: -Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. Nhắc HS đọc thần để thuộc ngay tại lớp. -Yêu cầu HS tìm 1 đoạn văn bất kì trong các bài tập đọc, truyện kể mà em biết và nêu sự việc được nêu trong đoạn văn đó. -Nhận xét, khen những HS lấy đúng ví dụ và hiểu bài. d. Luyện tập: -Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu. -Hỏi: +câu truyện kể lại chuyện gì? +Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu? +Đoạn 1 kể sự việc gì? +Đoạn 2 kể sự việc gì? +Đoạn 3 còn thiếu phần nào? +Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì? -Yêu cầu HS làm bài cá nhân. -Gọi HS trình bày, GV nhận xét, cho điểm HS . 3. Củng cố – dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà việt lại đoạn 3 câu truyện vào vở. -2 HS lên bảng trả lời câu hỏi. -Lắng nghe. -1 HS đọc thành tiếng. -1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. -Trao đổi, hoàn thành phiếu trong nhóm. -Dán phiếu, nhận xét, bổ sung. +Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng. +Ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là 1 đoạn văn. -Lắng nghe. -1 HS đọc thành tiếng yêu cầu SGK. -Thảo luận cặp đôi. -Trả lời: +Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể về một sự việc trong 1 chuỗi sự việc làm cốt truyện của truyện. +Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm xuống dòng. -Lắng nghe. -3 đến 5 HS đọc thành tiếng. -3 đến 4 HS phát biểu: +Đoạn văn “Tô Hiến ThànhLý Cao Tông”trong truyện Một người chính trực kể về lập ngôi vua ở triều Lý. + Đoạn văn “Chị nhà trò đã bé nhỏ vẫn khóc”trong truyện Dế mèn bênh vực kẻ yếu kể về hình dáng yếu ớt, đáng thương của Nhà Trò -2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung và yêu cầu. +Câu chuyện kể về một em bévừa hiếu thảo, vừa trung thực thật thà. + Đoạn 1 và 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu. +Đoạn 1 kể về cuộc sống và hoàn cảnhcủa 2 mẹ con: nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm. +Mẹ cô bé ốm nặng, cô bé đi tìm thầy thuốc. +Phần thân đoạn. +Phần thân đoạn kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơi túi tiền. -Viết bài vào vở nháp. -Đọc bài làm của mình. Hát nhạc .
Tài liệu đính kèm: