Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 8 - Lê Thị Hoài Phương

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 8 - Lê Thị Hoài Phương

I.Mục tiêu : Giúp HS .

- Ôn tập cách cộng trừ các số có ba chữ số .

- Củng cố giải bài toán có lời văn về ít hơn , nhiều hơn .

II. Lên lớp :

1. Bài cũ :

Kiểm tra bài tập trong vở bài tập của các em .

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài : GV nêu Mục tiêu .

b. Luyện tập :

 

doc 165 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 8 - Lê Thị Hoài Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 :
THỨ HAI .	 Ngày soạn : 2009 .
	Ngày dạy : Thứ ... ngày ... tháng ... năm 2009 
 Tiết 1 + 2 : 
Tập đọc : 	CẬU BÉ THÔNG MINH .
I. Mục tiêu :
* Tập đọc : - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : đọc trôi chảy , đọc đúng : hạ lệnh , bình tĩnh , xin sữa , mâm cỗ . Ngắt hơi đúng các chỗ có dấu chấm , phẩy , giữa các cụm từ . 
- Đọc hiểu : 
+ Hiểu nghĩa các từ đã giải nghĩa cuối bài .
+ Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện .
 * Kể chuyện :
- Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh vẽ kể lại được từng đoạn của câu chuyện . Biết phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt , biết thay đổi giọng kể cho phù hợp nội dung .
- Rèn kĩ năng nghe : 
+ Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể .
+ Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn , kể tiếp được lời kể của bạn .
II. Chuẩn bị : 
Tranh minh họa bài tập đọc và truyện kể .
III. Lên lớp:	 	 Tiết 1 :
 Mở đầu :
- GV ghi 8 chủ điểm - giải thích nội dung 8 chủ điểm .
- Giới thiệu chủ điểm : “ Măng non .”
- Giới thiệu bài : “Cậu bé thông minh .”
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài bằng tranh .
2. Luyện đọc :
- GV đọc toàn bài .
- Hướng dẫn HS luyện đọc - giải nghĩa từ .
+ Đọc từng câu : HS đọc nối tiếp - GV theo dõi HS đọc và chú ý sửa sai - giải nghĩa từ khó .
+ Hướng dẫn HS đọc đoạn : HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn .
+ Đọc từng đoạn trong nhóm :HS đọc thầm cho nhau nghe - đại diện nhóm đọc cho lớp nghe .
3. Tìm hiểu bài : 
* HS đọc thầm bài để TLCH : 
- Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm ngưòi tài ? 
 ( Yêu cầu mỗi làng trong vùng phải nộp một con gầ trống biết đẻ trứng .
- Vì sao dân chúng lại lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
 ( ... Vì không thể tìm được con gà trống biết đẻ trứng .)
- Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì ? 
( ...Rèn chiếc kim khâu thành con dao sắc để xẻ thịt chim .)
- Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ? 
( ... Vì làm như vậy nhà vua sẽ nhận ra sự vô lí của mình . ) 
	 Tiết 2 : 
4 . Luyện đọc lại : 
- GV đọc mẫu một vài câu đối thoại .
-Chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 3 em đọc phân vai - lớp nhận xét .
5. Kể chuyện : 
a , GV nêu nhiệm vụ : Quan sát tranh minh họa kể lại từng đoạn câu chuyện.
b, Hướng dẫn kể chuyện .
- Kể từng đoạn của câu chuyện .
+ HS quan sát tranh : Tập kể theo nhóm .
Tranh 1 : - Quân lính đang làm gì ? ( Truyền lệnh của vua ... )
-Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này ? ( ...lo sợ ) 
Tranh 2 : - Trước mặt vua cậu bé đang làm gì ? ( ...kêu khóc ầm ĩ .) 
- Thái độ của nhà vua ntn ? ( ... giận dữ .) 
 Tranh 3 : - Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì ? ( ... rèn chiếc kim khâu thành con dao thật sắc để xẻ thịt chim .)
-Thái độ của nhà vua ntn ? ( ... vui vì đã tìm ra người tài ...) 
+ Đại diện nhóm kể - lớp nhận xét :
-Về nội dung : Kể đúng không , đủ ý không. 
-Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa, dùng từ. 
6. Củng cố dặn dò : 
- Trong câu chuyện em thích ai ? Vì sao? 
- Động viên khen ngợi.
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- GV nhận xét tiết học . 
Tiết 3 : 
Toán :	ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ.
I. Mục tiêu : 
Giúp HS ôn tập ,củng cố cách đọc , viết , so sánh các số có 3 chữ số.
II. Lên lớp : 
1. Giới thiệu bài : GV nêu Mục đích yêu cầu tiết học .
2. Hướng dẫn HS tự luyện tập :
Bài 1 : - HS ghi chú hoặc viết vào chỗ chấm .
 - 1HS đọc kết quả - cả lớp theo dõi tự chữa bài .
Bài 2 : - HS tự điền số vào ô trống để được dãy số tăng dần từ 310 , 311, ... , 319 . Giảm dần :400 , 399 , ... 391 . 
 - HS đọc lại 2 dãy số - cả lớp nghe và sửa chữa bài .
Bài 3 : 
- HS tự diền dấu vào chỗ chấm .
 	303 < 330 199 < 2000 
	615 > 516 ...
- Với trường hợp chép tính khi đến dấu có thể giải thích .
 30 + 100 < 131 	410 – 10 < 400 + 1 
	 130	 400 401 
GV giải thích miệng không cần trình bày viết .
Bài 4 : 
- Yêu cầu HS chỉ ra được số lớn nhất là 735 rồi khoanh vào .
 375 ; 421 ; 573 ; 241 ; 753 ; 142 .
- HS giải thích 735 lớn nhất vì số hàng trăm ở số đó lớn nhất trong tất cả các số hàng trăm của số đã cho .
- Tương tự như trên với dãy số còn lại tìm số bé nhất .
Bài 5 :
- HS làm vào vở . 
a , Theo thứ tự từ bé đến lớn : 162 ; 241; 425 ; 519 ...
b, Theo thứ tự từ lớn đến bé : 830 ; 537 ; 519 ; 425 ...
- HS đổi vở chéo để kiểm tra : 1HS đọc kết quả đúng .
3. Củng cố dặn dò : 
- Bài tập về nhà : HS làm bài vào vở bài tập .
- Nhận xét tiết học . 
Tiết 4 : 
Đạo đức : 	KÍNH YÊU BÁC HỒ 
( TIẾT 1 ) .
1.Mục tiêu : HS biết :
- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại có công lao to lớn , đối với đất nước , vớidân tộc . 
- Tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ .
- Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ .
- HS ghi nhớ và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng .
- HS có tình cảm và kính yêu , biết ơn Bác Hồ .
2. Lên lớp : 
* Khởi động : HS hát bài : Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn TNNĐ . 
a. Giới thiệu : GV nêu Mục tiêu .
b. Nội dung : 
* Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm .
- GV chia nhóm : Quan sát các bức ảnh và đặt tên cho từng bức ảnh .
- HS nói được nội dung mọi bức tranh . 
- HS thảo luận .
- Đại diện nhóm trình bày ( Giới thiệu về 1 bức ảnh ) 
- Thảo luận lớp : 
+ Bác Hồ sinh ngày ...tháng ...năm nào ? 
+ Quê Bác ở đâu ? 
+ Bác Hồ còn có tên gọi nào khác ? 
+ Tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi ? 
+ Bác có công lao to lớn ntn đối với đất nước ta ? 
 Kết luận : GV nói sơ lược về Bác .
* Hoạt động 2 : Kể chuyện : Các cháu vào đây với Bác .
 - Thảo luận : 
+ Qua câu chuyện em thấy tình cảm Bác Hồ và các cháu thiếu nhi ntn ? 
+ Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng biết ơn và kính yêu Bác Hồ ? 
- Kết luận : GV nêu SGK .
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy . 
- 1HS đọc - GV ghi nhanh lên bảng 5 điều Bác Hồ dạy .
- Chia lớp thành 5 nhóm , mỗi nhóm tìm một biểu hiện cụ thể của 1trong 5 điều Bác Hồ dạy .
- Đại diện nhóm trình bày .
* Hướng dẫn thực hành .
- Ghi nhớ và thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy .
- Sưu tầm các bài thơ,bài hát về Bác Hồ kính yêu .
THỨ BA . Ngày soạn : .
 Ngày dạy : Thứ ... ngày ...tháng... năm 2009 .
Tiết 1 : 
Toán : 	CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ .
	( Không nhớ )
I.Mục tiêu : Giúp HS .
- Ôn tập cách cộng trừ các số có ba chữ số .
- Củng cố giải bài toán có lời văn về ít hơn , nhiều hơn .
II. Lên lớp : 
1. Bài cũ :
Kiểm tra bài tập trong vở bài tập của các em .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : GV nêu Mục tiêu .
b. Luyện tập :
Bài 1 : 
- HS tính nhẩm rồi ghi ngay kết quả vào chỗ chấm thực hiện trên bảng lớp .
Bài 2 : 
- HS làm vào vở - HS tự đặt tính rồi tính kết quả .
- HS đổi vở chéo để kiểm tra rồi chữa bài .
Bài 3 : 
- 1HS đọc đề bài toán .
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán .
- Gọi 1HS giải GV ghi bảng .
	Giải :
	Số HS khối 2 là :
 	 245 – 32 = 213 ( học sinh ) 
	Đáp số : 213 học sinh .
Bài 4 :
- HS làm bảng gọi 1HS lên bảng giải . 
- GV cùng HS chữa bài .
	Giải : 
Giá tiền một tem thư là : 
	200 + 600 = 800 ( Đồng )
	Đáp số : 800 đồng .
Bài 5 :
- Yêu cầu HS lập được các phép tính .
	315 + 40 =355	355 – 40 = 315 
	40 + 315 = 355	355 – 315 = 40 
c. Củng cố dặn dò : 
- HS làm bài tập trong vở bài tập .
- GV nhận xét tiết học .
Tiết 2 : 
Tự nhiên và xã hội : HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP .
I. Mục tiêu : Sau bài học HS có khả năng .
- Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra .
- Chỉ và nói tên được các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ .
- Chỉ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào, thở ra .
- Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người .
II. Lên lớp : 
1. Kiểm tra bài cũ : KT sự chuẩn bị của HS .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : GV nêu Mục tiêu .
b. Nội dung : 
* Họat động 1 : Thực hành cách thở sâu .
Bước 1 : Trò chơi .
+ HS hít mũi nín thở .
+ GV : Sau khi nín thở các em cảm giác gì ? 
+ HS : Thở gấp hơn , sâu hơn .
Bước 2 : Thực hành .
- 1HS lên bảng thở sâu , cả lớp quan sát .
- HS cả lớp đứng tại chỗ thực hiện , đặt tay lên ngực theo dõi .
 Nhận xét :
- Lồng ngực thay đổi ntn ?
- So sánh lồng ngực khi hít vào thở ra .
- Nêu ích lợi của việc thở sâu .
Kết luận : HS nêu kết luận .
* Hoạt động 2 : Làm việc với SGK .
Bước 1 : Làm việc theo cặp : HS quan sát H2 người hỏi người trả lời .
HS1 :Bạn hãy chỉ tên các bộ phận của cơ quan hô hấp ? 
HS2 : Bạn hãy chỉ đường đi của không khí ? 
HS1 : Đố bạn biết mũi để làm gì ? 
HS2 : Đố bạn biết khí quản , phế quản có chức năng gì ? 
HS1 : Phổi có chức năng gì ?
HS2 : Hãy chỉ trên hình đường đi của không khí khi ta hít vào, thở ra ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp .
+ Từng cặp hỏi đáp trước lớp . 
* Kết luận : Cơ quan hô hấp thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. 
III . Củng cố dặn dò : 
- Trong cuộc sống hàng ngày vô tình các dị vật làm tắc đường hô hấp thì điều gì sẽ xảy ra ? 
-Nhận xét giờ học .
Tiết 3 :
Mĩ thuật : THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT : 	
XEM TRANH THIẾU NHI .
I. Mục tiêu : 
- HS tiếp xúc , làm quen với tranh thiếu nhi của họa sĩ về đề tái môi trường .
- Biết cach mô tả , nhận xét hình ảnh , màu sắc trong tranh .
- Có ý thức bảo vệ môi trường .
II. Chuẩn bị : 
Tranh vẽ trong SGK .
III. Lên lớp : 
1. Giới thiệu : Xem tranh thiếu nhi .
2. Nội dung : 
* Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét .
- GV giới thiệu tranh vẽ về đề tài môi trường để HS quan sát .
- GV giới thiệu về những hoạt động bảo vệ môi trường trong cuộc sống .
- GV giới thiệu một số tranh của thiếu nhi về các đề tài khác nhau và gợi ý để HS nhận ra :
+ Tranh vẽ đề tài môi trường .
+ Đề tài về môi trường rất phong phú ( trồng cây , chăm sóc cây , bảo vệ rừng...)
* Hoạt động 2 : Xem tranh .
GV treo tranh , HS quan sát TLCH :
+ Tranh vẽ hoạt động gì ? 
+ Những hình ảnh chính phụ trong tranh ?
+ Hình dáng động tác của từng hình ảnh ? 
+ Màu sắc ?
GV : Xem tranh , tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp Xem 
tranh còn có những nhận xét riêng của mình .
* Hoạt động 3 : Nhận xét đánh giá .
- GV nhận xét chung tiết học .
- Khen ngợi động viên những HS và các nhóm có nhiều ý kiến nhận xét hay phù hợp với nội dung tranh .
3. Dặn dò : 
- Chuẩn bị bài sau : Tìm những đồ vật có trang trí đường diềm .
- Nhận xét tiết học . 
Tiết 4 :
Chính tả : ( Tập chép ) CẬU BÉ THÔNG MINH .
I. Mục tiêu : 
1. Rèn kĩ năng viết chính tả .
- Chép chính xác đoạn “ Hôm sau . . . xẻ thịt chim ” .
- Viết đúng và nhớ cách viết hoa tiếng có âm , vần dễ lẫn .
2. Ôn bảng chữ cái .
- Điền đúng 10 chữ  ...  trên phiếu , cả lớp làm vào vở .
- HS làm phiếu xong dán bảng trình bày .
- Lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng .
3. Củng cố dặn dò :
- Nhấn mạnh nội dung bài .
- Nhận xét tiết học .
Tiết 4 :
Thể dục : 	
	 TRÒ CHƠI “ ĐỨNG NGỒI THEO LỆNH ”
	I. Mục tiêu : 
- Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang , dóng hàng . Yêu cầu biết và thực hiện được động tác tương đối chính xác .
- Học động tác đi chuyển hướng phải , trái . Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối đúng . 
- Chơi trò chơi “ Đứng ngồi theo lệnh ” . Yêu cầu biết cách chơi và chơi trò chơi đúng luật .
II. Lên lớp :
1. Phần mở đầu :
- GV nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học .
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập .
- Đứng tại chỗ vỗ tay , hát .
- Giậm chân tại chỗ , đếm to theo nhịp .
- Trò chơi “ Qua đường lội ”.
2. Phần cơ bản :
* Ôn tập hợp hàng ngang , dóng hàng .
- Chia tổ tập luyện , tổ cử người chỉ huy , GV uốn nắn cho HS thực hiện chưa tốt . 
- Cho các tổ thi đua với nhau tổ nào tập hợp nhanh , dóng hàng thẳng sẽ được biểu dương .
* Ôn đi chuyển hướng phải , trái :
- GV nêu tên , làm mẫu động tác , sau đó HS bắt chước làm theo .
- Cho HS ôn tập đi theo đường thẳng trước , rồi mới đi chuyển hướng . Lúc đầu đi chậm để định hình động tác , sau đó đi với tốc độ trung bình và nhanh dần .
- Lớp trưởng điều khiển các tổ tập luyện .
- GV nhắc nhở , uốn nắn cho HS .
* Chơi trò chơi “ Đứng ngồi theo lệnh ”.
Khi GV hô “ Ngồi ! ” hoặc thổi một tiếng còi đanh gọn , dứt khoát thì các em phải nhanh chóng ngồi xuống . Nêu GV hô “ Đứng !” hoặc thổi 2 tiếng còi thì phải đứng lên. Ai thực hiện sai động tác thì phải chạy hoặc nhảy lò cò xung quanh các bạn .
- Cho HS chơi thử , rồi tổ chức cho HS chơi chính thức .
- GV theo dõi uốn nắn HS chơi .
3. Phần kết thúc :
- Cả lớp đi chậm theo vòng tròn , vỗ tay và hát .
- GV cùng HS hệ thống bài , nhận xét lớp .
- GV giao bài tập về nhà : Ôn đi chuyển hướng phải , trái .
	THỨ SÁU :	Ngày soạn : Ngày ... tháng ... năm 2008 .
	Ngày dạy : Thứ ... ngày... tháng ... năm 2008 .
 Tiết 1 : 
Tập làm văn : ( Nghe kể ) KHÔNG NỠ NHÌN . 
 	TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP .
I. Mục tiêu : 
- Rèn kĩ năng nói : HS kể lại và hiểu được nội dung câu chuyện Không nỡ nhìn .
- Rèn kĩ năng tổ chức cuộc họp .
II. Chuẩn bị : 
Viết sẵn các gợi ý về nội dung cuộc họp trên bảng phụ .
III. Lên lớp :
1. Bài cũ : 
- Trả bài và nhận xét về bài tập làm văn Kể lại buổi đầu em đi học .
- Để tổ chức tốt mọt cuộc họp , cần chú ý những gì ?
- Vai trò của người điều khiển cuộc họp như thề nào ?
2. Bài mới :
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
b. Kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn :
- GV kể lại câu chuyện lần 1 sau đó hỏi , HS trả lời :
+ Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt ?
+ Anh ngồi 2 tay ôm lấy mặt .
+ Bà cụ ngồi bên cạnh anh nói gì ?
+ Cháu nhức đầu à ? Có cần đầu xoa không ?
+ Anh trả lời như thế nào ?
+ Không ạ . Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng .
- GV kể lại câu chuyện lần 2 .
- Gọi 1 HS khá kể lại câu chuyện .
- HS kể chuyện theo nhóm .
- Tổ chức cho HS thi kể lại câu chuyện .
+ Em có nhận xét gì về anh thanh niên trong câu chuyện ?
c. Tổ chức cuộc họp tổ :
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2 .
+ Nội dung cuộc họp tổ là gì ?
+ Nêu trình tự một cuộc họp thông thường .
- GV nêu lại những điều cần chú ý khi tiến hành cuộc họp .
d. Tiến hành họp tổ :
- Giao cho các tổ một trong các nội dung mà SGK đã gợi ý, yêu cầu các tổ tiến hành họp tổ .
- GV theo dõi và giúp đỡ HS từng tổ .
e. Thi tổ chức cuộc họp :
- 3 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp , GV là giám khảo .
- Kết luận và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt , đạt kết quả cao .
3. Củng cố dặn dò : 
- HS nêu lại trình tự cuộc họp .
- Nhắc HS về nhà hoàn chỉnh bài viết .
- Nhận xét tiết học .
Tiết 2 : 
Toán : 	BẢNG CHIA 7 .
I. Mục tiêu : Giúp HS .
- Dựa vào bảng nhân 7 để lập bảng chia 7 và học thuộc bảng chia 7 .
- Thực hành chia trong phạm vi 7 và giải toán có lời văn về chia thành 7 phần bằng nhau và chia theo nhóm 7 .
II. Chuẩn bị :
Các tấm bìa , mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn .
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ : 
- 2 HS nhắc lại : Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào ?
- GV kiểm tra vở BTVN của HS .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Bảng chia 7 .
b. Hướng dẫn HS lập bảng chia 7 .
- Nguyên tắc chung lập bảng chia 7 dựa vào bảng nhân 7 :
+ Lập công thức nhân 7 sau đó chuyển từ công thức nhân 7 sang công thức chia 7. + Ví dụ : HS lấy 1 tấm bìa ( 7 chấm tròn ) .
GV hỏi : 7 lấy 1 lần thì bằng mấy ? ( 7 lấy 1 lần bằng 7 ) .
Viết bảng : 7 x 1 = 7 . 
GV chỉ vào tấm bìa và hỏi : Lấy 7 chấm tròn chia thành các nhóm , mỗi nhóm có 7 chấm tròn . Như vậy có mấy nhóm ? ( được 1 nhóm ) .
7 chia 7 được 1 .
Viết bảng : 7 : 7 = 1 
- Làm tương tự với các phép tính còn lại .
- Cho HS đọc bảng chia .
c. Thực hành : 
Bài 1 :
- GV hướng dẫn ; HS tính nhẩm rồi nêu kết quả .
- Cả lớp cùng chữa bài .
Bài 2 :
- GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài .
- Giúp HS hiểu mối quan hệ giữa nhân và chia ( lấy tích chia cho một thừa số thì được thừa số kia ) .
Bài 3 : 
- HS đọc bài toán rồi tìm cách giải .
	Giải : 
	Mỗi hàng có số HS là :
	56 : 7 = 8 ( học sinh )
	Đáp số : 8 học sinh .
Bài 4 :`
- Thực hiện tương tự bài 3 .
	Giải : 
	Số hàng xếp được là :
	 56 : 7 = 8 ( hàng )
	Đáp số : 8 hàng .
3. Củng cố dặn dò :
- Nhấn mạnh nội dung .
- Bài tập về nhà : VBT . 
- Nhận xét tiết học .
Tiêt 3 :
Tập viết :	 ÔN CHỮ HOA : E , Ê .
I. Mục tiêu :
- Củng cố cách viết hoa E , Ê thông qua bài tập ứng dụng .
- Viết đúng đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Ê – đê và câu ứng dụng :
	Em thuận anh hoà là nhà có phúc .
Yêu cầu viết đều nét , đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ .
II. Chuẩn bị :
Mẫu chữ hoa E, Ê.
Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp .
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ : 
- HS nhắc lại câu tục ngữ đã viết tiết trước .
- HS viết bảng : Kim Đồng , Dao sắc .
.2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Trong tiết tập viết hôm nay các em sẽ ôn lại cách viết chữ hoa E, Ê có trong từ và câu ứng dụng .
b. Hướng dẫn viết chữ hoa . 
+ HS quan sát và nêu quy trình viết chữ E, Ê .
+ Treo mẫu các chữ viết hoa E, Ê và gọi HS nhắc lại quy trình viết .
+ GV viết mẫu cho HS quan sát , vừa viết vừa nhắc lại quy trình .
+ HS tập viết bảng con : E, Ê .
* Hướng dẫn viết từ ứng dụng: 
	- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng :
+ GV : Ê-đê là một dân tộc thiểu số , có trên 270 000 người sống chủ yêu ở các tỉnh Đắk Lắk ; Phú Yên ; Khánh Hoà .
- Quan sát và nhận xét :
+ Tên dân tộc Ê-đê viết có gì khác so với tên riêng của người Kinh ?
+ Trong các từ ứng dụng , các chữ có chiều cao như thế nào ?
+ Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
- Viết bảng :
+ Yêu cầu HS viết từ ứng dụng : Ê-đê .
+ GV chỉnh sửa lỗi cho HS .
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng :
+ HS đọc câu ứng dụng .
+ GV giải thích : Câu tục ngữ ý nói anh em thương yêu nhau , sống hoà thuận là hạnh phúc lớn của gia đình .
- Quan sát và nhận xét :
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
+ HS viết vào bảng con từ : Em .
* Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết .
* GV chấm chữa bài .
3. Củng cố dặn dò :
- Nhấn mạnh nội dung .
- Nhận xét tiết học .
Tiết 4 : 
Thủ công :	 GẤP , CẮT DÁN BÔNG HOA
( Tiêt 2 )
I. Mục tiêu :
- HS biết cách gấp , cắt ,dán Bông hoa .
- Gấp , cắt , dán được Bông hoa đúng quy trình .
- Yêu thích sản phẩm gấp , cắt , dán .
II. Chuẩn bị :
- Mẫu các bông hoa năm cánh , bốn cánh , tám cánh được gấp cắt từ giấy màu .
- Tranh quy trình gấp , cắt bông hoa năm cánh , bốn cánh , tám cánh .
- Kéo , thước , giấy màu , hồ dán .	
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ : 
- HS nêu lại quy trình gấp , cắt , dán ngôi sao vàng năm cánh .
- GV nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
b. Nội dung :
* Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát nhận xét . 
.- GV giới thiệu một số bông hoa năm cánh , bốn cánh , tám cánh được gấp , cắt từ giấy màu , yêu cầu HS quan sát và nêu một số nhận xét : Các bông hoa có màu sắc như thế nào ? Các cánh của bông hoa có giống nhau không ? Khoảng cách giữa các bông hoa thế nào ?
-GV treo quy trình và gợi ý để HS nêu cách gấp , cắt bông hoa trên cơ sở nhớ lại bài học trước .
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu . 
* Gấp bông hoa 5 cánh : 
+ Cắt tờ giấy hình vuông có cạnh là 6 ô .
+ Gấp giấy để cắt bông hoa 5 cánh giống cách gấp giấy để cắt ngôi sao 5 cánh .
+ Cắt một đường lượn cong để được bông hoa 5 cánh .
* Gấp cắt bông hoa 4 cánh , 8 cánh :
+ Gấp tờ giấy hình vuông sao cho được 4 phần ( 8 phần ) bằng nhau .
+ Cắt đường lượn cong để được bông hoa 4 cánh , 8 cánh .
- Dán hình các bông hoa :
+ Bố trí bông hoa cắt được vào vị trí thích hợp trên tờ giấy trắng .
+ Nhấc bông hoa ra , lật mặt sau để bôi hồ , sau đó dán vào vị trí đã định .
+ Vẽ thêm cành , lá để trang trí . 
- GV gọi một vài HS thực hiện thao tác gấp , cắt bông hoa 5 cánh , 4 cánh , 8 cánh.
- GV nhận xét và cho HS quan sát lại quy trình gấp cắt bông hoa 5 cánh , 4 cánh , 8 cánh .
- Tổ chức cho HS tập gấp , cắt bông hoa 5 cánh , 4 cánh , 8 cánh .
- HS trưng bày sản phẩm thực hành .
- GV đánh giá những sản phẩm thực hành .
3. Nhận xét dặn dò :
- Nhấn mạnh nội dung . 
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS , tinh thần , thái độ học tập .
- Chuẩn bị tiết sau : Gấp , cắt , dán bông hoa .
Tiết 5 :
HĐTT : 	 SINH HOẠT SAO .
I. Mục tiêu : 
- HS nhận ra ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua .
- HS nắm được kế hoạch tuần tới để thực hiện .
II. Lên lớp :
1. Đánh giá tình hình tuần vừa qua :
* Ưu điểm :
- HS đi học đầy đủ , đúng giờ .
- Học bài và làm bài cũ tương đối đầy đủ , tự giác .
- Có ý thức học tập , chú ý trong giò học : Kiều , Huân , Dinh , Cúc , Hậu , Nhã .
- Ăn mặc gọn gàng , sạch sẽ .
- Vệ sinh lớp học , trường học tốt .
* Khuyết điểm :
- Chưa nghiêm túc trong giờ học : Dương , Cúc , Trông.
- Vắng học thường xuyên : Viên , Kiệt .
- Ăn mang chưa gọn gàng : Công , Xì Lồ , Nhã , Kiệt .
2. Kế hoạch tuần tới :
- Tiếp tục phát huy những mặt mạnh , khắc phục hạn chế tuần qua .
- Duy trì sĩ số , nền nếp lớp học .
- Vận động em Viên , Kiệt đi học đều đặn .
- Cử em Nguyệt , Kiều ,Huân , Dinh , Cúc giúp đỡ em Trông , Chí .
3. Sinh hoạt sao :
- Tổ chức cho HS hát , múa các bài trong chương trình à các bài hát của đội .
- Tổ chức cho Hs chơi các trò chơi đã học .
***@@@***
 TUẦN 8 .
THỨ HAI .	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_tuan_1_den_8_le_thi_hoai_phuong.doc