Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến tuần 7

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến tuần 7

TẬP ĐỌC:

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I.Mục tiêu :

 - Đọc rành mạch trôi chảy, bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn)

 - Hiểu nội dung : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực kẻ yếu, xóa bỏ áp bức bất công.

 Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về 1 nhân vật trong bài. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 - Giáo dục học sinh thương yêu, che chở, bênh vực kẻ yếu hơn mình

II.Đồ dùng:

- Tranh minh hoạ trong SGK.Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí

- Viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

III.Các hoạt động dạy- học:

A.Kiểm tra sách vở và giới thiệu phân môn:

 

doc 145 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 Thứ 2 ngày 23 tháng 8 năm 2010
 Dạy bài thứ 2 
TẬP ĐỌC:	 
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I.Mục tiêu : 
 -	 Đọc rành mạch trôi chảy, bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn) 
 - Hiểu nội dung : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực kẻ yếu, xóa bỏ áp bức bất công.
	Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về 1 nhân vật trong bài. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
 - Giáo dục học sinh thương yêu, che chở, bênh vực kẻ yếu hơn mình 	
II.Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ trong SGK.Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí
- Viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra sách vở và giới thiệu phân môn:
B.Bài mới:
1.Giới thiệu chủ điểm và bài mới.
Giới thiệu nhanh 5 chủ điểm trong tập I và nói qua nội dung từng chủ điểm
Giới thiệu chủ điểm đầu tiên Thương người như thể thương thân
Giới thiệu tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí và trích đoạn của bài học
2.Luyện đọc.
a/ Luyện đọc:
-GV đọc toàn bài (Gọi 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài). 
-GV chia đoạn: 4 đoạn
-HS đọc tiếp nối: + Lượt 1: Gọi 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn.( kết hợp luyện đọc từ khó : bênh vực, chùn chùn, xoè)
 + Lượt 2 : Luyện đọc từng đoạn (tìm hiểu các từ khó ở SHS: thiu thỉu, 
ngắn chùn chùn.)
 +Luyện đọc theo cặp ( nhóm 2) 
-Gọi 1-2 em đọc cả bài.
-GV đọc mẫu.
b/Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4 thảo luận các câu hỏi trong bài sau đó trinh bày
? Đọc thầm đoạn 1: Tìm hiểu Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?( DM đi qua 1 vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá cuội)
? Đọc đoạn 2: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ?(Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu,... kiếm bữa không đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng)
? Đọc đoạn 3: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào? (Trước đây, mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện sau đấy trả chưa đủ thì đã chết... bọn nhện đánh Nhà Trò, chặn đường, đe bắt chị ăn thịt)
?Đọc đoạn 4: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? (Lời của DM: Em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây, ...ăn hiếp kẻ yếu
Cử chỉ và hành động của DM: xoè cả hai bàn tay ra, dắt Nhà Trò đi) 
?HS đọc thầm cả bài, nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó?(Tuỳ theo cảm nhận của HS, GV chỉnh sửa cho phù hợp)
c/Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
- 4 học sinh tiếp nối 4 đoạn của bài 
GV hướng dẫn cách đọc lời kể của Nhà Trò, Dế Mèn 
GV đọc mẫu đoạn “Năm nay  ăn hiếp kẻ yếu”
Học sinh luyện đọc diễn cảm theo căp và thi đọc diễn cảm 
3.Củng cố - dặn dò :
?Nêu ý nghĩa của câu chuyện (GV hướng dẫn HS cách nêu nội dung bài) (Như mục tiêu)
?Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn.(Phải biết bênh vực kẻ yếu đuối hơn mình)
-Dặn đọc lại bài chuẩn bị bài Mẹ ốm
________________________________
TOÁN:	
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I.Mục tiêu : 	Giúp học sinh ôn tập về : 
 -Đọc, viết được các số đến 100 000
	-Biết phân tích cấu tạo số 
	-Rèn tính chính xác, cẩn thận 
II.Các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra sách vở và giới thiệu môn học:
2. Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng.
 a) GVviết số 83 215, yêu cầu HS đọc số này, nêu rõ chữ số hàng ĐV,C, trăm,
 b) Tương tự như trên với các số 83 001, 80 201.
 c) GV cho HS nêu quan hệ giữa2 hàng liền kề.
VD: 1 chục = 10 đơn vị ; 1 trăm = 10 chục
 d) Vài HS nêu : - Các số tròn chục.	- Các số tròn trăm.
- Các số tròn nghìn	- Các số tròn chục nghìn.
2. Thực hành :
Bài 1: Đọc yêu cầu đề bài:
GV vẽ tia số lên bảng.
GV cho HS nhận xét, tìm ra quy luật, viết các số trong dãy số này. HS viết tiếp theo các số 10.000 là số nào? ( 20.000 )
HS tự làm tiếp phần còn lại.
GV hướng dẫn tương tự câu a.
Bài 2 : Nêu yêu cầu đề bài.
GV kẻ bảng như SGK.GV làm mẫu.
HS tự làm.GV chữa bài, nhận xét .
Bài 3: Đọc yêu cầu đề bài:
a, HS tự phân tích cách làm ( mẫu ) và viết được 2 số đầu
HS làm vào vở GV chấm chữa.
b,Làm tương tự câu a.(Hoàn thành dòng 1)
3. Củng cố - dặn dò :
- Gọi HS đọc số, phân tích số : 50 307, 60 805
ĐẠO ĐỨC: 
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TIẾT 1)
I. Mục đích: 
-Nêu được 1 số biểu hiện của trung thực trong học tập.
	-Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
	-Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS
	-Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. 
II.Tài liệu và phương tiên :
SGK đạo đức 4
Các mẫu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III.Các hoạt động :
1.Hoạt động 1:
HS xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống.
HS liệt kê các cách giải quyết.
GV tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính:
+Mượn tranh ảnh của bạn để đưa cô giáo xem.
+Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà.
+Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tập nộp sau.
GV hỏi: Nếu em là Long, em chọn cách nào ? 
GV chọn và chia theo nhóm HS giơ tay. Từng nhóm thảo luận xem vì sao chọn cách giải quyết đó.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện từng nhóm trình bày. Lớp trao đổi bổ sung.
GV kết luận: Cách giải quyết c là phù hợp.
2. HS đọc ghi nhớ.
3. Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân ( bài 1 SGK )
GV nêu yêu cầu: HS làm việc cá nhân, HS trình bày ý kiến, bổ sung.
GV kết luận:+ Cái việc (c) là trung thực trong học tập.
+ Cái việc a,b,d là thiếu trung thực.
4.Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm ( bài tập 2 SGK )
- GV nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu mỗi HS tự lực chọn và đứng vào 1 trong 3 vị trí : tán thành, phân vân, không tán thành.
- Các nhóm thảo luận, giải thích lý do lựa chọn của mình.
- Cả lớp bổ sung.
- GV kết luận b,c là đúng.
5.Hoạt động nối tiếp: 
- HS sưu tầm các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
- Tự liên hệ ( Bài 6 SGK )
- Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm ( Bài tập 5 SGK )
________________________________________________________________
LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
-Biết môn Lịch sử và Địa lý ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
	-Biết môn Lịch sử và Địa lý góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
II.Đồ dùng: 	
- Bản đồ tự nhiên và hành chính Việt Nam.
	- Hình ảnh sinh hoạt của môt số dân tộc.
III.Hoạt động dạy - học :
1. Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu vị trí của đất nước ta và dân cư mỗi vùng.
- HS : Trình bày và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam : Vị trí tỉnh Quảng Trị 
2. Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm 
- GV phát mỗi nhóm 1 tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của 1 dân tộc.
-Yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh đó.
-GV kết luận : Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng, song đều có cùng một tổ quốc, một lịch sử Việt Nam.
3. Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp.
- GV đặt vấn đề : Để tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào kể 1 sự kiện chứng minh điều đó ?
- HS kể sự kiện.- GV kết luận.
4. Củng cố - dặn dò :
- GV hướng dẫn cách học môn địa lý.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
__________________________________________________________________________________ Thứ 3 ngày 24 tháng 8 năm 2010
 Dạy bài thứ 3
TOÁN:
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TIẾP)
I.Mục tiêu : Giúp học sinh ôn tập về:
 -Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến 5 chữ số với số có 1 chữ số. 
 -Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000
 -Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận 
II.Hoạt động dạy- học :
A. Bài cũ:
- 2 HS phân tích số : 80 721 và 91 002 thành tổng.
- GV nhận xét -ghi điểm.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài : GV nói - ghi bài.
2) Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1: (cột1)
HS nêu yêu cầu của bài toán.
HS làm bài vào vở 
HS 1số em lên bảng chữa bài bằng cách tính nhẩm và viết nhanh kết quả
Bài 2a : 
2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
HS nhận xét bài làm của bạn.
HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện tính.
Bài 3:(Dòng 1,2 )
HS đọc thầm.
GV hỏi : Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì?(So sánh 2 số)
HS làm bài vào vở -2 HS lên bảng làm.
HS nhận xét bài làm của bạn. Nêu các so sánh các cặp số trong bài.
GV nhận xét cho điểm.
Bài 4b:
HS tự làm bài.
HS 1số em nêu kết quả . 
3) Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm bài tập ở Vở bài tập toán.
	 _________________________________
CHÍNH TẢ :( Nghe-viết )	
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I.Mục tiêu:
-Nghe - viết và trình bày đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
-Làm đúng các bài tập (2a) phân biệt những tiếng có vần (an, ang) dễ lẫn 
-Học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở sạch 
II.Đồ dùng dạy học :
-3 tờ phiếu khổ to viết sẵn bài tập 2b
-Vở bài tập Tiếng Việt 4, tập 1.
III.Các hoạt động dạy- học:
A/Mở đầu: GV nhắc một số điểm lưu ý về yêu cầu giờ học chính tả.
B/Dạy bài mới :
1.Giới thiệu bài : GV giới thiệu - ghi đề bài.
2.Hướng dẫn HS nghe - viết
-GV đọc đoạn văn cần viết một lượt
-HS theo dõi trong SGK.
-HS đọc thầm đoạn văn cần viết.
-GV nhắc HS 1 số hiện tượng chính tả : Ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào một ô ly và 1 số từ dễ viết sai: cỏ xước, tỉ tê, ...
-HS gấp SGK.
-GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết.
-GV đọc toàn bài 1 lượt. HS soát bài.
-GV chấm- chữa 7-10 bài.
-HS đổi vở soát bài cho nhau.
-GV nhận xét chung.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2b: 
+ HS đọc yêu cầu của bài tập - làm vào vở.
+ 3 HS làm bài vào phiếu khổ to.
+ Lớp chữa bài: - Mấy chú ngan con dàn hàng ngang
	-Lá bàng đang đỏ ngọn cây
	Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
Bài tập 3b:
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
+ HS thi giải câu đố nhanh và viết đúng - viết vào bảng con.
+ GV nhận xét nhanh.
+ Lớp viết vào vở lời giải đúng.
4.Củng cố - dặn dò :
Gv nhận xét giờ học. 
Dặn học sinh về học thuộc 2câu đố bài tập 3
__________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I.Mục tiêu : 
 -Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) - Nội dung ghi nhớ.
 -Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu (mục III).
 -HS khá, giỏi giải được câu đố ở BT3 (mục III) 
 -Học sinh yêu thích môn học 
II.Đồ dùng dạy- học :
Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của Tiếng.
III.Các hoạt động dạy- hoc :
1. Gi ...  nhận xét ,đánh giá
 5. Củng cố -dặn dò: GV nhận xét tiết học; nhắc HS vận dụng kiến thức đã học vào việc phòng các bệnh về đường tiêu hoá.
 _____________________________________
Tập làm văn: 
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN
KỂ CHUYỆN
I.Mục tiêu:
 - Dựa trên hiểu biết về đoạn văn, HS tiếp tục luyện tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuỵên gồm nhiều đoạn (cho sẵn cốt truyện).
 - Bồi dưỡng trí tưởng tượng cho HS 
II. Đồ dùng dạy-học:
 -Tranh MH truyện Ba lưỡi rìu
 	 - Bốn tờ phiếu khổ to, mỗi tờ viết nội dung chưa hoàn chỉnh của một đoạn văn.
III. Hoạt động dạy- học: 
A.Bài cũ: 3HS: Mỗi em nhìn 2 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu phát triển ý dưới tranh thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: 1 HS đọc cốt truyện vào nghề- cả lớp theo dõi SGK
	 GV giới thiệu tranh minh hoạ truyện 
	 HS nêu các sự việc chính trong cốt truyện 
	 GV: Trong cốt truyên trên, mỗi lần xuống dòng đánh dấu một sự việc.
Bài 2: GV nêu yêu cầu.
	 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện: Vào nghề
	 HS làm bài vào vở, 4 HS làm bài trên phiếu và trình bày miệng bài làm .
	 1 số HS khác đọc bài làm 
	 GV kết luận những HS hoàn chỉnh đoạn văn hay nhất. 
3. Củng cố- dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS về xem lại bài và hoàn chỉnh thêm một đoạn văn nữa. 
____________________________________
 Địa lý: 
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu: HS biết:
- Một số dân tộc ở Tây Nguyên
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt,trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên.
- Mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên.
- Dựa vào lược đồ ( bản đồ) tranh ảnh để tìm kiến thức 
- Yêu quý các dân tộc Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc.
II.Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên
III.Hoạt động dạy- học: 
A.Bài cũ: 
 + Tây Nguyên có những cao nguyên nào?
 + Nêu đặc điểm khí hậu ở Tây Nguyên.
B.Bài mới: 
1.Tây Nguyên- nơi có nhiều dân tộc chung sống:
* Hoạt động 1: 
 - HS đọc mục 1 SGK, trả lời câu hỏi: 
 + Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?
 + Trong các dân tộc kể trên, dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên? Những dân tộc nào từ nơi khác đến? 
 + Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt?
 + Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì? 
2.Nhà rông ở Tây Nguyên:
*Hoạt động2: Làm việc theo nhóm
 - HS dựa vào mục 2 SGK và tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng. Thảo luận:
 + Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt?
 + Nhà rông dùng để làm gì? 
 + Sự to, đẹp của nhà rông thể hiện điều gì?
 - HS các nhóm báo cáo kết quả - GV bổ sung
3. Trang phục, lễ hội :
* Hoạt động 3: 
 - HS dựa vào mục 3 SGK và các hình 1, 2, 3, 5, 6 thảo luận:
 + Người dân Tây Nguyên (nam ,nữ) thường mặc như thế nào?
 + Nhận xét về trang phục truyền thốngcủa các dân tộc trong hình 1, 2, 3.
 + Lễ hội ở Tây Nguyên được tổ chức khi nào ? Kể tên1số lễ hội đặc sắc.
 + Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những nhạc cụ độc đáo nào?
 -Đại diện nhóm trình bày kết quả .
 -Các nhóm khác bổ sung. GV chốt ý chính
C.Củng cố - dặn dò: 
 - GV tổng kết nội dung bài , nhận xét giờ học.
 - Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
 _____________________________________
Kỹ thuật:
KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG
(TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
-HS thực hành khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường.
-Có ý thức rèn luyện kỹ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
-GD HS tính cận thận, khéo léo.
II.Đồ dùng dạy – học:
 -GV: Mẫu đường khâu ghép 2 mép vảI bằng các mũi khâu thường có kích thước lớn
 -HS: (Vật liệu và dụng cụ như T1)
III.Hoạt động dạy – học:
A.Giới thiệu bài: Kiểm tra sự CB của HS
B.HS thực hành:
*Hoạt động 1: HS thực hành khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường
-Gọi HS nhắc lại quy trình khâu ghép 2 mép vải.
-GV nhận xét và nêu các bước
+B1: Vạch dấu đường khâu.
+B2: Khâu lược
+B3: Khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường
-HS thực hành,GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
*Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của HS
-GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
-GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+Khâu ghép được 2 mép vải theo cạnh dài của mảnh vải. Đường khâu cách đều mép vải.
+Đường khâu ở mặt trái của 2 mảnh vải tương đối thẳng.
+Các mũi khâu tương đối bằng nhau và cách đều nhau.
+Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
-HS tự đánh giá các sản phẩm trưng bày theo tiêu chuẩn trên
-GV nhận xét- đánh giá kết quả học tập của HS.
C.Nhận xét – dặn dò:
-GV nhận xét sự CB, tinh thần học tập và kết quả học tập của 
-CB bài sau.
_____________________________________________________________
 Thứ 6 ngày tháng năm 2008
Mỹ thuật:
(Đ/c Hằng dạy)
___________________________________
Toán: 
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Giáo dục HS tính khoa học, chính xác.
II.Các hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: 
 - 1HS chữa bài 2 VBT
 - GV kiểm tra VBT
B.Bài mới: 
1.Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng:
 - GV kẻ sẵn bảng như SGK lên bảng, cho HS nêu giá trị cụ thể của a,b,c.
 Chẳng hạn: a = 5, b = 4, c = 6; tự tính giá trị của (a + b) + c và a + (b + c) rồi so sánh kết quả để nhận biết: (a + b) +c = a + (b + c). 
 -GV giúp HS nêu bằng lời: Khi cộng một tổng hai số với một số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. Đây là tính chất kết hợp của phép cộng. 
 -HS vài em nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng
2. Thực hành: 
Bài 1: GV phân tích yêu cầu.
	 HS làm bài vào vở.
	 2HS lên bảng chữa bài.
Bài 2: HS đọc bài toán .
	 HS làm bài vào vở.
	 1 HS chữa bài trên bảng .
	 Lớp nhận xét, thống nhất kết quả .
Bài 3: HS tự làm bài 
	 3HS lên bảng chữa bài .
	 Lớp thống nhất kết quả . 
3.Củng cố, dặn dò: 
 - HS nêu lại tính chất kết hợp của phép cộng.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về xem lại bài và làm VBT
____________________________________
Luyện từ và câu: 
LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI,
TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM
I.Mục tiêu : 
 - Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam để viết đúng 1số tên riêng Việt Nam . 
 - HS có kỹ năng viết đúng tên người, tên địa lý Việt Nam. 
 - Bồi dưỡng thói quen sử dụng tiếng Việt chính xác .
II. Đồ dùng dạy học: 
 -3 tờ phiếu khổ to, mỗi tờ ghi 4 dòng của bài ca dao ở BT1
 - Bản đồ hành chính Việt Nam . 
 - 3 tờ phiếu khổ to kẻ bảng để làm BT2. 
III. Các hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: 
 - 2HS nhắc lại quy tắc viết tên người, tên địa lý Việt Nam và cho ví dụ minh hoạ.
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: GV nêu yêu cầu 
	 1HS đọc nội dung BT1, đọc giải nghĩa từ: Lòng thành 
	 HS làm bài vào vở, 3HS làm bài trên phiếu. 
	 HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả . 
	 Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2: GV treo bản đồ, Giải thích yêu cầu của bài . 
 HS làm bài theo nhóm trên phiếu .
 Đại diện nhóm dán bài 
 Lớp nhận xét, chữa bài .
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học .
- GV nhắc nhở HS ghi nhớ quy tắc và vận dụng tốt quy tắc. Xem trước bài sau
_____________________
Tập làm văn: 
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I.Mục tiêu : 
- Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện .
- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
- Bồi dưỡng trí tưởng tượng, kỹ năng viết văn cho HS.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Một tờ giấy khổ to viết sẵn đề bài và các gợi ý.
III.Hoạt động dạy- học: 
A.Bài cũ: 2HS
 - HS đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện : Vào nghề
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
 - Một HS đọc đề bài và các gợi ý.
 - GV phân tích đề bài và các gợi ý, gạch chân những từ quan trọng: Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước. Hãy kể lai câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
 - HS đọc thầm 3 gợi ý, suy nghĩ làm bài .
 - HS kể chuyện trong nhóm.
 - HS thi kể chuyện trước lớp.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
 - GV chấm 1số bài- nhận xét
3.Củng cố - dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học ; khen những HS làm bài tốt.
 - Yêu cầu HS về nhà sửa lại câu chuyện đã viết, kể lại cho người thân. 
An toàn giao thông: 
ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I.Mục tiêu:
	1.Kiến thức:
 -HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi nhưng phải đảm bảo an toàn.
 -HS hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng quy định mới có thể được đi xe ra đường.
 -Biết những quy định của luật GTĐB đối với người đi xe đạp trên đường.
	2.Kỹ năng:
 Có thói quen đi sát lề đường và luôn luôn quan sát khi đi đường, trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe.
	3.Thái độ:
 -Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em,không đi trên đường đông xe cộ và chỉ đi xe khi thật cần thiết.
 -Có ý thức thực hiện các quy định bảo đảm ATGT.
II.Các hoạt động chính: (Dựa theo tài liệu ở SGV)
*Hoạt động 1: Lựa chọn xe đạp an toàn
*Hoạt động 2: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường
*Hoạt động 3: Trò chơi giao thông.
III.Củng cố:
	Nhắc HS đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
SINH HOẠT
I.Mục tiêu:
	 -Nhận xét những ưu điểm , khuyết điểm trong tuần về: học tập, lao động và các hoạt động khác.
-HS có ý thức sửa chữa và phát huy những mặt tốt đã đạt được.
II.Lên lớp:
1.Lớp trưởng nhận xét các hoạt động trong tuần:
2.GV nhận xét chung:
- Duy trì lớp học bồi và phụ, học có hiệu quả.
-Có ý thức thi đua học tập (biểu hiện rõ qua các tiết thao giảng)
- Một số em có tiến bộ rõ rệt: , Đình Đình, Kiều Trinh. 
- Hầu hết các em ngoan, có ý thức học tập tốt, các em đã học bài và làm bài trước khi lên lớp. 
 - Còn một số em đọc, viết còn quá yếu: em Tuyền, Hoa
 - Các hoạt động khác:
 Vệ sinh: Đã tự giác làm phần vệ sinh khu vực của lớp (vệ sinh khu vực tiểu tiện).
 Vệ sinh cá nhân, trang phục tương đối gọn và sạch. 
 3.Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục học chương trình tuần 8. Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Đăng ký tuần học tốt, thi đua học tốt T2 đón các thầy cô về dự giờ, thăm lớp. 
- Tiếp tục dạy bồi và phụ cho 2 đối tượng G,Y
- T2 rèn chữ, cách trình bày
- LĐ vệ sinh trường lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 17(12).doc