Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - GV: Bùi Thị Tâm

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - GV: Bùi Thị Tâm

Tiết 4: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ

 Môn Lịch sử và Địa lí

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS hiểu biết về thiên nhiên, con người Việt Nam, biết công lao của cha ông trong thời kỳ dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.

- Góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.

- Nắm được một số yêu cầu học môn Lịch sử và Địa lí .

II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính VN.

- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.

 

doc 25 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - GV: Bùi Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009
Buổi sáng.
Tiết 1: Chào cờ
Học sinh tập trung dưới cờ
____________________________
Tiết 2, 3: Tập đọc – Toán.
Đồng chí Hiệu trưởng dạy.
Tiết 4: Lịch sử- Địa lí
 Môn Lịch sử và Địa lí
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu biết về thiên nhiên, con người Việt Nam, biết công lao của cha ông trong thời kỳ dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
- Góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam..
- Nắm được một số yêu cầu học môn Lịch sử và Địa lí .
II.Đồ dùng dạy - học: 
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính VN.
Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài mới:
Hoạt động1: Làm việc cả lớp:
- Giới thiệu vị trí địa lý, hình dáng của đất nước ta và cư dân ở mỗi vùng.
- Em hãy xác định vị trí của nước ta trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- GV tiểu kết hoạt động 1.
Hoạt động 2:Làm việc nhóm:
- GV phát cho mỗi nhóm 1 tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc.
-Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả .
- GV kết luận: Mỗi dân tộc sống trên một đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử Việt Nam.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm đôi.
- Gv đặt vấn đề: Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể được một sự kiện chứng minh điều đó?
- GV kết luận – Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước.
- HS đọc SGK trình bày lại, xác định vị trí của đất nước ta trên bản đồ
- Vài HS lên chỉ bản đồ.
- Học sinh tìm hiểu và mô tả bức tranh đó .
- HS báo cáo kết quả. Lớp theo dõi, nhận xét , bổ sung.
- HS trao đổi theo nhóm đôi, mỗi nhóm cử đại diện trình bày .
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung 
3.Củng cố, dặn dò:
- Em đang sống ở nơi nào trên đất nước ta ?
- Môn Lịch sử- Địa lý giúp em hiểu biết gì ?
GV nhận xét tiết học, liên hệ giáo dục HS lòng yêu đất nước, tự hào dân tộc, hướng dẫn cách học ở nhà.
- Vài học sinh trình bày .
- HS khác nhận xét, bổ sung 
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Buổi chiều
Tiết 1: Tiếng Việt (LT)
Luyện đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (phần 1)
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cách đọc đúng, đọc diễn cảm bài:" Dế Mèn bênh vực kẻ yếu". Nắm chắc nội dung chính của bài.
 - Rèn kĩ năng đọc đúng với HS trung bình, đọc diễn cảm với HS khá, giỏi.
 - Giáo dục học sinh lòng dũng cảm, biết cách bênh vực kẻ yếu.
II.Đồ dùng dạy - học: 
 - Bảng phụ chép câu khó, đoạn văn hay cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1.Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh đọc bài: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" và trả lời câu hỏi 1 SGK
- GV chốt câu trả lời đúng và nhận xét, cho điểm.
 2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn luyện tập
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp theo đoạn trong nhóm.
- Treo bảng phụ, cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn :  ‘Chị Nhà Trò.. vẫn khóc”.
- HD HS đọc phân vai.
- Cho Hs thi đọc diễn cảm.
- HD HS bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay, diễn cảm.
Gv tuyên dương cá nhân, nhóm đọc hay.
c. GV kết hợp hướng dẫn HS trả lời thêm một số câu hỏi sau:
- Em có nhận xét gì về các nhân vật trong bài tập đọc trên? Em yêu thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
- Chọn một hình ảnh nhân hoá trong bài mà em thích nhất rồi chép câu văn có hình ảnh đó vào vở?
- Liên hệ thực tế, giáo dục HS lòng dũng cảm biết bênh vực kẻ yếu.
3.Củng cố, dặn dò:
- Về nhà đọc nhiều lần, chuẩn bị bài sau.
- Gọi 2 Hs đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK. Lớp nhận xét.
- HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm, nhận xét lẫn nhau.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- Một số em đọc to trước lớp. Lớp nhận xét.
 - Hs luyện đọc phân vai theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp bình chọn.
- HS trao đổi nhóm đôi trả lời câu hỏi.
- HS tự làm bài.
 Tiết 2: Thể dục
Giới thiệu chương trình, tổ chức lớp 
Trò chơi : Chuyển bóng tiếp sức .
Tiết 3: Toán (BD)
Ôn tập các số đến 100 000.
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cách đọc,viết, cách so sánh, làm tính với các số đến 100 000
 - Rèn kĩ năng làm tính, giải toán, đọc, viết số.
 - Giáo dục HS tự giác, tích cực học tập.
II.Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1.Kiểm tra bài cũ:
- Tự viết 2 số có 5 chữ số, nêu cách đọc 2 số em vừa viết?
- Viết các số tròn nghìn nhỏ hơn 900.000?
2.Bài mới:
* Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập tiết buổi sáng (nếu có).
*Bài tập luyện thêm:(Bài * HSKG làm thêm)
Bài 1: Đọc các số sau: 1 253; 9 999; 18 540; 
60 005.
GV hỏi thêm về các hàng trong từng số.
Bài 2: Viết các số gồm có:
a.Sáu chục nghìn, năm chục và bốn đơn vị.
b.Mười bảy nghìn, bốn trăm và hai chục.
c.Sáu vạn, năm trăm, ba chục, tám đơn vị.
Bài 3: a. Phân tích các số em vừa viết thành tổng (theo mẫu): M: 60054 = 60000 + 50 + 4.
 b*Thêm các số: abc0, a00bc.
Bài 4*:Tìm x
 a) 7 x X =18 939 + 3826
 b) X : 9 =1325(dư 8)
Bài 5*: a. Viết 3 số có 5 chữ số và có tổng các chữ số bằng 2.
b. Cho các chữ số: 0;1;3;4;6.
Hãy viết số chẵn lớn nhất có 5 chữ số. Ghi lại cách đọc số em vừa viết.
 - Gọi vài em lên chữa bài, thống nhất kết quả.
3.Củng cố, dặn dò: 
 - Giáo viên chốt lại nội dung tiết học.
- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.
- HS làm vở nháp, đọc số vừa viết, lớp nhận xét.
- Một em lên bảng viết, lớp nhận xét.
- HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
HS tự làm, GV gọi HS lên chữa, chốt lại lời giải đúng với các đối tượng HS.
- 3 HS lên bảng, lớp làm vở, đối chiếu kết quả, nhận xét.
- HS làm vở, 1 số em lên bảng.
- HS chú ý cách trình bày
 7 x X = 18 939 + 3826
 7 x X = 22225
 X = 22225 : 7
 X = 3175
- HS tự làm.
- Gọi một học sinh lên chữa bài.
- Học sinh khác nhận xét bài làm của bạn
Đáp số: a. 10001, 20000, 11000
 b. 64310
Thứ ba ngày 09 tháng 9 năm 2009
Buổi sáng
Tiết 1: Chính tả( n-v)
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn viết: “ Một hôm .... vẫn khóc” trong bài tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có phụ âm đầu l/n.
- Giáo dục HS ý thức luyện viết chữ đẹp, giữ vở sạch ngay từ đầu năm học.
II.Đồ dùng dạy - học: 
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1a, 2.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1.Kiểm tra bài cũ:
GV củng cố nề nếp, nêu yêu cầu của phân môn chính tả.
2.Bài mới:
* GV đọc đoạn viết một lượt.
- Nêu nội dung của đoạn viết?
*Hướng dẫn HS viết từ khó.
- HD HS viết đúng 1 số từ khó: cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn.
* GV đọc bài cho HS viết, vừa đọc quan sát nhắc nhở các HS ngồi viết đúng tư thế , viết cẩn thận, sạch đẹp .
* Soát lỗi: GV đọc chậm lại bài viết.
* Chấm bài: GV chấm chữa 10 bài . Trong khi đó các HS trong từng bàn đổi vở cho nhau để soát lỗi . HS có thể đối chiếu SGK để tự chữa những lỗi sai trong bài của mình ra lề vở
* Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả .
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS làm bài
 + Điền vào chỗ trống :
 a, l hay n .
 - GV treo bảng phụ viết sẵn đoạn văn của bài tập và cho HS chơi chạy tiếp sức
 - GV đánh giá kết quả thi đua giữa 3 tổ 
 b, an hay ang :
Tiến hành như phần a
+ Thi gải đố nhanh .
 - GV cho 4 HS đại diện cho 4 tổ lên bảng tìm lời giải đố đúng ghi lên bảng theo hiệu lệnh thước của cô. 
- GV cùng HS đánh giá, cho điểm thi đua giữa các tổ. 
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em viết đẹp. Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
HS nghe.
- HS lắng nghe .
- HS nêu.
- HS tự tìm những từ khó viết và viết vào giấy nháp. 
- 2 HS lên viết bảng.
- HS nghe viết đúng đảm bảo tốc độ.
- HS nghe và soát bài .
- HS đổi vở cho bạn để soát bài và chữa bài.
- HS làm việc cá nhân vào vở bài tập .
- HS chơi trò chơi chạy tiếp sức để điền các âm l hay n vào chỗ trống trong đoạn văn .
( lẫn lộn , nở nang, béo lẳn , chắc nịch, lông mày , loà xoà, làm cho)
- 3 HS đại diện cho 3 tổ lên bảng làm bài. HS còn lại làm việc cá nhân .
- HS nhận xét bạn giải đúng câu đố hay không ? Viết có đúng chính tả từ đó hay không ? 
Đáp án: a) Cái la bàn.
 b) Hoa ban.
Tiết 2 : Toán
Ôn tập các số đến 100 000 (tiếp)
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cách cộng trừ các số có 5 chữ số, nhân (chia) số có 5 chữ số với (cho) số có 1 chữ số. Luyện kỹ năng tính nhẩm.
 - Biết so sánh, sếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000. - Rèn kĩ năng tính nhẩm cộng, trừ, nhân, chia .
 - Giáo dục HS tự giác, tích cực học tập.
II.Đồ dùng dạy - học: 
Bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy - học: 
1.Kiểm tra bài cũ: 
- GVđọc số các số:24579, 56789, 2315, 500867
- Yêu cầu HS viết số.
- GV chốt lời giải đúng và nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới: 
a. Luyện tính nhẩm:
 -Tổ chức cho Hs chơi trò chơi “ Tính nhẩm chuyền”
Ví dụ: 6000 + 2000 – 4000
- HS1: 6000 + 2000 = 8000
- HS2: 8000 – 4000 = 4000.
b.Thực hành:
Bài 1: GV cho HS tính nhẩm:
 - GV chốt kết quả đúng.
Bài 2 : Đặt tính rồi tính.
- Tổ chức cho HS làm, chữa bài và thống nhất kết quả. Củng cố kỹ năng đặt tính và tính đúng. 
Bài 3: Điền dấu >, <, = vào ô trống
- GV hướng dẫn HS phép đầu .
- Gv củng cố lại cách so sánh 2số TN.
Bài 4 :
a) Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé
 65371, 75631, 56731, 67351.
b) Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
 82697; 62987; 92678; 79862
 - GV chấm nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 5: - GV HD cách làm , chốt kiến thức . 
3.Củng cố, dặn dò: 
- Nêu cách so sánh 2số TN ?
- Dặn dò HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau .
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết nháp 
- Học sinh khác nhận xét bài của bạn.
- GV viết một số phép tính nhẩm đơn giản lên bảng để HS luyện tính nhẩm.
- HS nối tiếp nhau nhẩm nhanh. Lớp nhận xét.
 - HS tính nhẩm rồi viết kết quả vào vở .
- HS tự làm , 2HS TB đọc kết quả 
- Lớp đối chiếu kết qảu nhận xét.
- HS nêu lại cách so sánh 2 số TN.
- HS tự làm bài phần còn lại.
- HS tự làm vở .
- 1Hs khá chữa bài .
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Vài Hs nêu.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
 - Học sinh nêu.
Tiết 3: Luyện từ và câu
 Cấu tạo của tiếng
I. Mục tiêu:
 - Nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng.
 - Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng.
 - GD HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II.Đồ dùng dạy - học: 
 - Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ , cấu tạo của tiếng.
 - Bộ chữ cái ghép tiếng.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1.Kiểm tra bài cũ:
GV giới thiệu ND, chương trình luyện từ và câu lớp 4 và kiểm tra sách vở của HS.
2.Bài mới:
a. Phần nhận xét:
- Yêu cầu HS đọc ...  của bà) trong chuyện Ba anh em (BT1 mục III) 
- Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2, mục III)
II.Đồ dùng dạy - học: 
 Bảng phụ kẻ bảng phân loại theo yêu cầu bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện ?
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài :
 b. Phần nhận xét:
Bài 1: Ghi tên các nhân vật trong những truyện em mới học vào nhóm thích hợp:
a) Nhân vật là người.
b) Nhân vật là con vật (đồ vật, cây cối..)
- GV treo bảng phụ, gọi 1 số em lên bảng làm .
- Gv nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 2: Nhận xét về tính cách của các nhân vật.
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi.
- GV nhận xét , đánh giá.
 c. Phần ghi nhớ :
 GV chốt lại ND chính như phần ghi nhớ SGK.
 d. Phần luyện tập :
Bài tập 1: Đọc câu chuyện “Ba anh em” và cho biết nhân vật trong câu chuyện là những ai?
GV hỏi thêm:
- Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào?
- GV liên hệ giáo dục nhân cách cho HS. 
Bài tập 2: Cho tình huống: “Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc. Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo tình huống trên?
- GV hướng dẫn HS trao đổi, tranh luận và đi đến kết luận.
3. Củng cố , dặn dò:
- Thế nào là nhân vật?
- GV nhận xét tiết học- dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 3 HS trả lời .
- HS lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- 4 HS nối tiếp nói tên những truyện các em mới học.
- HS lớp làm bài vào vở nháp.
- HS đọc yêu cầu , thảo luận nhóm đôi 
- Đại diện các nhóm trả lời.
- 3,4 Hs đọc phần ghi nhớ. 
- 1 HS đọc to ND bài tập1.
- Cả lớp đọc thầm lại, quan sát tranh SGK, trả lời câu hỏi: các nhân vật: Ni - ki-ta, Gô-sa, Chi - ôm- ca, bà ngoại.
- Học sinh nêu
- Hs đọc yêu cầu: 
- Hs suy nghĩ, thi kể.
- Cả lớp và Gv nhận xét cách kể của từng em, kết luận.
- Học sinh trả lời, ghi nhớ.
Tiết 3 Khoa học
Trao đổi chất ở người (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy ô xi, thức ăn, nước uống, thải ra khí cácbônic, phân và nước tiểu...
 - Hoàn thành sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
 - Giáo dục HS luôn có ý thức bảo vệ môi trường .
 II.Đồ dùng dạy - học: 
- Giấy, bút vẽ .
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra bài cũ :
- Con người cần gì để duy trì sự sống?
 - GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người 
 *Mục tiêu : Kể ra những gì hằng ngày cơ thể lấy vào và thải ra trong quá trình sống, nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
* Tiến hành :
- GV giao nhiệm vụ cho HS: quan sát và thảo luận theo cặp .
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả 
- Trao đổi chất là gì ?Vai trò ? 
- Gv kết luận .
Hoạt động 2: Thực hành và vẽ sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
*Mục tiêu: Hs biết trình bày sáng tạo những kiến thức đã học về sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường .
* Tiến hành : Hoạt động cá nhân 
- GV yêu cầu HS tự hoàn thành bài.
 -Gv cùng cả lớp nhận xét, đánh giá .
3. Củng cố, dặn dò : 
- Trao đổi chất là gì?
- Gv + Hs chốt Nội dung bài – Liên hệ .
- Dặn dò VN.
- HS trả lời 
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
-Hs thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả 
- Hs đọc mục bạn cần biết rồi trả lời – Trong quá trình trao đổi chất con người lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.
- HS tự làm .Trình bày sản phẩm .
- Học sinh nêu.
Tiết 4 Âm nhạc
Ôn tập ba bài hát và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3.
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát đã học ở lớp 3: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng
- Biết kết hợp vỗ tay (gõ đệm) hoặc vận động theo bài hát.Nhớ một số ký hiệu ghi nhạc đã học.
- Giáo dục HS lòng say mê học hát.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, nhạc cụ, bảng ghi các ký hiệu nhạc.
- Học sinh: Thanh phách, sách giáo khoa, bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra nhạc cụ thanh phách của học sinh.
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
- Yêu cầu HS kể tên những bài hát đã học ở lớp 3. GV chọn 3 bài hát đã học ở lớp 3 cho HS ôn lại. 
- GV bắt nhịp cho HS ôn lần lượt từng bài và sửa sai cho HS.
- Cho HS hát kết hợp một số hoạt động như gõ đệm, vận động kết hợp múa một số động tác.
- Cho HS ôn lại một số ký hiệu ghi nhạc ở lớp 3 các em đã được học.
- Cho học sinh trả lời câu hỏi và làm bài tập 1,2 sách giáo khoa âm nhạc:
- GV cho học sinh nhìn lên bảng đã viết sẵn BT1, BT2 và yêu cầu học sinh làm.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
4. Củng cố dặn dò:
- GV bắt nhịp cho học sinh hát bài “Bài ca đi học”.
- Nhận xét tinh thần giờ học 
- Dặn dò: Về nhà ôn lại các bài hát đã ôn. Chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp hát
- HS lắng nghe
- Quốc ca Việt Nam
- Bài ca đi học
- Cùng múa hát dưới trăng
- HS nêu tên các ký hiệu và tên nốt khuông nhạc
- HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
- Cả lớp hát lại bài hát này 1 lần
Buổi chiều
Tiết 1 Tiếng Việt (BD)
Luyện viết: Bài 1.
I. Mục tiêu:
- HS luyện viết bài 1 trong vở luyện viết lớp 4 theo kiểu chữ tuỳ chọn: chữ đứng hoặc chữ nghiêng.
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ cho HS. 
- Giáo dục HS có ý thức rèn luyện và tự rèn luyện nghiêm túc để chữ viết đúng mẫu, đều, đẹp.
II.Đồ dùng dạy - học: 
GV: bảng phụ có kẻ ô ly nhỏ.
HS: vở luyện viết lớp 4 có mẫu chữ qui định, bảng con, phấn... 
III. Các hoạt động dạy - học: 
 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu vở luyện viết lớp 4 và một số yêu cầu về luyện viết chữ đẹp.
b. Gv hướng dẫn HS luyện viết:
* Hướng dẫn HS ôn luyện các nét cơ bản theo nhóm :
- Nhóm 1 : a, d, đ, q...
- Nhóm 2: e, c, o, x...
- Nhóm 3: l, b, h, ...
- Nhóm 4: n, m, p, ...
* Hướng dẫn HS viết bài viết số 1.
- GV đọc toàn bài viết 1 lần.
- GV đọc cho học sinh luyện viết một số từ khó trên bảng con.
- GV uốn nắn, sửa sai cho HS nhất là HS viết còn xấu.
* Hướng dẫn HS luyện viết bài dưới hình thức tập chép.
* GV chấm bài, nhận xét chung, tuyên dương em viết đúng đẹp.
3. Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học, khen động viên kịp thời HS viết đẹp. 
- Về nhà luyện viết thêm cho đẹp.
- Học sinh kiểm tra chéo theo bàn đồ dùng học tập tiết luyên viết.
- HS luyện viết trên bảng con theo hướng dẫn của GV.
- GV uốn nắn nét chữ cho HS sao cho tương đối đúng mẫu, đúng cỡ, đều, đẹp.
- Học sinh đọc thầm lại tự phát hiện từ khó trong bài.
- Một số em lên bảng viết.
- HS tự chép bài, chú ý luyệ chữ viết đẹp.
- HS lắng nghe rút kinh nghiệm.
- Học sinh nghe.
Tiết 2: Lịch sử- Địa lí
 Làm quen với bản đồ (Tiết1)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, Hs biết:
 - Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định.
 - Một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ.
 - Các kí hiệu của 1 số đối tượng Địa lí thể hiện trên bản đồ.
II.Đồ dùng dạy - học: 
1 số loại bản đồ: thế giới , châu lục , Việt Nam...
III. Các hoạt động dạy - học: 
1.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu vị trí , hình dáng của đất nước ta?
- Môn Lịch sử và Địa lí giúp em hiểu biết gì?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, cho điểm.
2.Bài mới:
a.Bản đồ:
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp:
- GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, Việt Nam,...)
- Em hiểu thế nào là bản đồ?
- GV giúp HS hoàn thành câu trả lời rồi kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân:
- GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời :
- Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào?
- Tại sao cũng vẽ về Việt Nam mà bản đồ hình 3 trong SGK lại nhỏ bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường?
 - GV tổng hợp ý kiến của HS , chốt ý đúng. 
b.Một số yếu tố của bản đồ:
* Tên bản đồ: Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
Cho HS hoàn thiện bảng như SGV.
* Phương hướng
Trên bản đồ người ta quy định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào?
* Tỉ lệ bản đồ(HSKG)
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi sau:
- Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì ?
- Gọi các nhóm lên trình bày kết quả.
GV kết luận.
d) Kí hiệu bản đồ
- Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào?
Hoạt động 4: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ.
Bước 1: Làm việc cá nhân:
Bước 2: Làm việc theo cặp: Hai em thi đố cùng nhau: 1 em vẽ kí hiệu, 1 em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì?
3.Củng cố, dặn dò:
GV + HS hệ thống ND bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
- HS đọc tên, nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ.
- Học sinh nêu.
- HS nhắc lại.
- Người ta thường sử dung ảnh chụp từ máy bay hay vệ tinh, nghiên cứu vị trí các đối tượng cần thể hiện.
- Học sinh trả lời.
- HS quan sát hình3, so sánh với bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường để đưa ra nhận xét.
- HS đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng và thảo luận.
- HS chỉ vào hướng trên bản đồ.
- Học sinh trả lời học sinh khác nhận xét, bổ sung.
 - Cho ta biết khu vực được thể hiện trên bản đồ nhỏ hơn kích thước thật của nó là bao nhiêu lần.
- HS quan sát và trả lời có kí hiệu về đường biên giới, núi, sông, mỏ dầu, mỏ sắt...
Thảo luận nhóm đôi.
HS quan sát và vẽ: Đường biên giới, núi, sông,...
- HS đọc nội dung ghi nhớ.
Tiết 3 Sinh hoạt lớp
ổn định nề nếp lớp.
I. Mục tiêu:
- ổn định nề nếp lớp: Bầu ban cán sự, sắp xếp chỗ ngồi, một số qui định của lớp, nề nếp trực nhật, trực ban....
- HS tự kiểm điểm tình hình trong tuần 1 về các mặt thi đua. Đánh giá cụ thể từng mặt, từ đó có phương hướng phấn đấu cho tuần 2.
 - Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức tự quản của HS.
II. Nội dung:
1. Bầu ban cán sự của lớp.
2. Lớp trưởng điều hành:
- Các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ.
- Lớp trưởng nhận xét các mặt hoạt động trong tuần.
3. GV nhận xét chung về các mặt hoạt động.
- Tuyên dương HS có kết quả học tập tốt, viết chữ đẹp.
- Nhắc nhở HS mắc khuyết điểm cố gắng vươn lên.
4. Phương hướng tuần 2:
+ Phát huy vai trò của cán bộ lớp .
+ Tiếp tục thực hiện tốt nội quy.
+ Hưởng ứng tích cực phong trào thi đua "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong GD", " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
5.Văn nghệ chào mừng năm học mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1(20).doc