I) Mục tiêu yêu cầu:
- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn đo ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật(Nhà Trò, Dế Mèn).
Hiểu các từ ngữ trong bài: Ca ngợi dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bệnh vực người yếu.
Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài(trả lời câu hỏi trong SGK)
II) Chuẩn bị:Tranh minh hoạ(SGK), băng giấy.
III) Các hoạt động dạy học:
1. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu chủ điểm đầu tiên: Thương người như thể thương thân với tranh minh hoạ. Sau đó giới thiệu tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí ( ghi chép về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn ).
Bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là một trích đoạn từ truyện Dế Mèn
Tuần 1 Soạn: 22/8/2009 Giảng:Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2009 Tiết 1: Tập đọc (tiết 1) Dế mèn bênh vực kẻ yếu I) Mục tiêu yêu cầu: - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn đo ảnh hưởng của phương ngữ. - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật(Nhà Trò, Dế Mèn). Hiểu các từ ngữ trong bài: Ca ngợi dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bệnh vực người yếu. Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài(trả lời câu hỏi trong SGK) II) Chuẩn bị:Tranh minh hoạ(SGK), băng giấy. III) Các hoạt động dạy học: 1. Bài mới a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm đầu tiên: Thương người như thể thương thân với tranh minh hoạ. Sau đó giới thiệu tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí ( ghi chép về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn ). Bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là một trích đoạn từ truyện Dế Mèn b. Luyện đọc: - Bài chia làm mấy đoạn? - Hãy nối tiếp đọc 4 đoạn. - Trong bài có ngững từ ngữ nào khó đọc, khó phát âm? - YC HS đọc nối tiếp lần 2: Cho HS luyện đọc câu: Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em. - Chia lớp thành các cặp. GV đọc bài c. Tìm hiểu bài: * Dế Mèn gặp chị Nhà Trò - Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? * Hình ảnh ốm yếu của chị Nhà Trò. - Tìm những hình ảnh nói về chị Nhà Trò? - Những hình ảnh ấy cho thấy chị Nhà Trò như thế nào? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3: * Tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn - Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào? - Lí do tại sao bọn nhện lại bắt lạt chị Nhà Trò? - HS đọc thầm đoạn 4: - Nêu lời nói, cử chỉ của Dế Mèn đối với chị Nhà Trò? - Những lời nói và cử chỉ nào nói lên Dế Mèn có tấm lòng như thế nào? - Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài và trả lời câu hỏi. - Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó? - Bài tập đọc ca ngợi ai? d. Hướng dẫn hs đọc diễn cảm: - Các em thấy thích nhất đoạn nào? GV đọc mẫu đoạn 3. Hướng dẫn hs đọc diễn cảm. HS – GV nhận xét: 1 hs đọc toàn bài.1 HS đọc chú giải. - Bài chia làm 4 đoạn. Đoạn 1: Hai dòng đầu Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo Đoạn 4: Phần còn lại - 4 hs đọc nối tiếp lần 1 - Nhà Trò, đôi chỗ, bữa. - HS phát âm lại. - 4 hs đọc nối tiếp lần 2 - 2-3 HS đọc câu. - HS đọc thầm - Đọc bài theo cặp. - Đọc bài trước lớp. 1 hs đọc toàn bài. HS đọc thầm đoạn 1: - Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần... - HS đọc thầm đoạn 2: - Thân hình bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn. Cánh mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở. - chị Nhà Trò rất yếu ớt. - Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt. - Trước đây, mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. - Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây,đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. - Cử chỉ xoè cả hai càng ra; hành động bảo vệ, che chở: dắt chị Nhà Trò đi. - Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp biết bênh vực kẻ yếu. - Trả lời theo ý thích của mình - Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá - Dế Mèn xoè cả hai càng ra, bảo.. - Dế Mèn dắt Nhà Trò đi một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện 4 HS nối tiếp nhau đọc bài. * Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp bênh vực kẻ yếu. - Đoạn 3. - hs đọc diễn cảm theo cặp. - Thi đọc diễn cảm. 2.Củng cố – dặn dò: Nêu ý nghĩa của bài: - Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn? - GV nhận xét tiết học: Đọc bài, chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------- Tiết 2: Toán(tiết 1) Ôn tập các số đến 100 000 (trang 3) I) Mục tiêu yêu cầu: - Cách đọc, viết các số đến 100 000. - Phân tích cấu tạo số. II) Chuẩn bị: Phiếu học tập III) Các hoạt động dạy học: TG Giáo viên Học sinh 1ph 1. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng của học sinh 14 2. Bài mới. a) Giới thiệu bài: Đọc và phân tích các số sau: 55298, 21345, 67858. GV giứo thiệu vào bài. - Đọc và phân tích các số. 5 b) HD HS ôn tập * Bài 1: GV vẽ tia số. b) 36 000; 37 000; 38 000; 39 000 - HS đọc yêu cầu bài tập 1. - Làm bài vào vở bài tập toán. 1 HS lên bảng chữa bài: 20 000, 40 000, 50 000, 60 000. - Đọc lại các số vừa tmf được trong dãy số. 6 * Bài 2: Viết theo mẫu - Treo bảng phụ lên bảng - Chữ số 6 trong số 16 212 thuộc hàng nào? - HS đọc yêu cầu đầu bài, làm bài vào nháp, lên bảng chữa bài. - Thuộc hàng nghìn. 6 * Bài 3: a)Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu) - Nhận xét bài bạn. b) Viét theo mẫu. - HS đọc yêu cầu đầu bài, làm bài vào nháp. Lên bảng chữa bài. 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1. 3082 = 3000 + 80 + 2 7006 = 7000 + 6 - Nhận xét. - HS làm ý mẫu theo HD của giáo viên. 7000 + 300 + 50 +1 = 7351 3 3. Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học, lưu ý HS ôn tập kỹ cấu tạo số và chuẩn bị bài sau. --------------------------------------------- Tiết 5: Kể chuyện (tiết 1) Sự tích hồ Ba Bể I) Mục tiêu yêu cầu: - Nghe – kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể. - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giầu lòng nhân ái. II) Chuẩn bị:Tranh minh hoạ. III) Các hoạt động dạy học: 1. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Giới thiệu qua chương trình kể chuyện của lớp 4. - Hãy kể tên danh lam thắng cảnh rất nổi tiếng ở Bắc Kạn? (hồ Ba Bể) Vậy hồ Ba Bể có từ bao giờ, do đâu mà có, chúng ta cùng tìm hiểu qua giờ kể chuyện ngày hôm nay. b) Các hoạt động dạy – học. * GV kể chuyện: - GV kể chuyện lần 1. Giải nghĩa một số từ khó. - GV kể chuyện lần 2. Kết hợp chỉ tranh minh hoạ. + Trong buổi lễ phật xuất hiện ai? + Ai là người cho bà cụ ăn xin? + Buổi tối và sáng xảy ra sự việc gì? + Chuyện gì đã xảy ra, kết thúc câu chuyện ntn? * Hướng dẫn hs kể chuyện: - GV nhắc hs trước khi các em kể chuyện. + Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời của GV. + Trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu truyện. - HS – GV nhận xét: liên hệ chủ điểm và giáo dục HS. - Cho cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu truyện nhất. - HS nghe. - Cùng GV giải nghĩa một số từ khó. - Bà cụ ăn xin nhưng không ai cho. - Mẹ con bà goá cho bà ăn và ngủ nhờ. - Bà cụ biến thành con giao long. - Lũ lụt. - HS đọc lần lượt y/c của từng bài tập. - HS kể chuyện theo nhóm 4. - HS kể từng đoạn mỗi em kể 1 tranh. - Kể nối tiếp tranh 1 + 2, tranh 2+3, tranh 3+4. - 1 em kể toàn bộ câu chuyện. - Thi kể chuyện trước lớp. + 2 nhóm nối tiếp thi kể chuyện mỗi em kể 1 tranh. + 2 em thi kể toàn bộ câu chuyện. - HS thảo luận nhóm đôi trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. + Giải thích sự hình thành HBB và ca ngợi những con người có lòng nhân ái. 2. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học: - Về nhà kể chuyện cho cả nhà cùng nghe. Chuẩn bị tiết sau. Tiết 4: Thể dục: (Đồng chí dạy thể dục thực hiện) Tiết 5: Đạo đức: (Tiết 1) Trung thực trong học tập ( Tiết 1 ) I) Mục tiêu yêu cầu: - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. - Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhịm của HS. - Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. II) Chuẩn bị: III) Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở của học sinh. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Em đã bao giờ nhìn bài của bạn chưa? Theo em nhìn bài của bạn là hành động đúng hay sai? Vì sao? b) Các hoạt động dạy - học: *Hoạt động 1: Xử lí tình huống GV nêu câu hỏi, hs thảo luận. GV đưa ra 3 phương án: a.Mượn tranh, ảnh của bạn để đưa cô giáo xem. b. Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà. c. Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau. - Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào? - Chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. HS – GV nhận xét: * Ghi nhớ (SGK trang 4) *Hoạt động 2: Làm việc cá nhân Bài tập 2 sgk: - Theo em, trong những việc làm nào dưới đây, việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập? a. Nhắc bài cho bạn b. Không làm bài tập c. Không chép bài của bạn d. Giấu điểm kém HS – GV nhận xét: * Hoạt động 3:Thảo luận nhóm: - Em hãy bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến dưới đây: a.Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình. b. Thiếu trung thực trong học tập là giả dối. c. Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng. HS – GV nhận xét: - HS xem tranh trong sgk và đọc nội dung tình huống. HS thảo luận nhóm đôI theo từng tình huống. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Cách giải quyết (c) là phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập. * HS đọc mục ghi nhớ: Đọc yêu cầu của bài tập - Các việc ( c ) là trung thực trong học tập. - Các việc ( a, b, d ) là thiếu trung thực trong học tập. - HS suy nghĩ, báo cáo kết quả. Đọc yêu cầu của bài tập: HS thảo luận nhóm đôi: Báo cáo kết quả: - ý kiến ( b, c ) tán thành - ý kiến ( a ) không tán thành 3.Củng cố – dặn dò: HS sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập. Đã bao giờ em thiếu trung thực trong học tập chưa? Chuẩn bị bài sau. Tiết 7: Tự chọn: Ôn toán I) Mục tiêu yêu cầu: - Giúp HS ôn tập và nắm chắc về các số đến 100 000. II) Các hoạt động dạy - học: 1. HD ôn tập. * Bài 1: Đọc và phân tích các số sau; 123045; 326 000; 3561; 10 335, 2360. - GV chú ý đến HS trung bình, yếu. - HS đọc và phân tích số vào vở bài tập. - Lên bảng chữa bài. * Bài 2: Đặt tính rồi tính 5621 + 2465 3280 x 5 25 968 : 3 98721 – 2345 - Cho HS nhận xét chữa bài, chú ý HS yếu. - HS TB, yếu lên bảng làm bài, HS ở dưới làm bài vào vở. * Bài 3: Viết các số sau: 52130; 4952.; 612, 45789, 65987. - Theo thứ tự từ bé đến lớn:.. - Theo thứ tự từ lớn đến bé: .. - HS làm bài tập vào vở, lên bảng chữa bài. 2. Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học, nhắc HS làm bài tập trong vở BTT in sẵn. Soạn: 23/8/2009 Giảng: Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2009 Tiết 1: Anh văn: Đ/c dạy anh văn thực hiện. ----------------------------------------------- Tiết 2: Toán (tiết 2). Ôn tập các số đến 100 000 ( Tiếp theo. T4 ) I) Mục tiêu yêu cầu: - Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số. - Biết so sánh, xếp thứ tự ( ... tiếng có phụ âm đầu l/ n. II) Chuẩn bị:Bảng phụ III) Các hoạt động dạy học: 1. Bài mới a) Giới thiệu bài: Tiết học ngày hôm nay,sẽ giúp các em nghe viết đúng chính tả bài: Dế mèn bênh vực kẻ yếu. Làm đúng các bài tập chính tả theo yêu cầu. b) Các hoạt động dạy - học. * HD nghe – viết. GV đọc đoạn viết Hướng dẫn hs viết từ khó: - GV gọi 3 hs lên bảng - HS – GV nhận xét: - Hướng dẫn hs viết bài: - Ghi tên bài vào giữa dòng, Sau khi chấm xuống dòng chữ đầu dòng viết hoa, viết lùi vào một ô li. - GV đọc bài - GV đọc cho HS soát lại bài, chấm một số bài Nhận xét: *Hướng dẫn hs làm bài tập: Bài 2: Điền vào chỗ chấm l hay n? GV đưa bảng phụ: - Yêu cầu HS đọc lại toàn bài sau khi đã đọc. HS đọc thầm, chú ý tên riêng cần viết hoa. 3 hs viết 3 từ: Cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chũn, - HS gấp sgk . - HS nghe viết bài. - HS đổi vở soát bài cho bạn. Đọc yêu cầu của bài tập HS lên bảng điền: Thứ tự các âm cần điền là: L – n – l – n – l – l – l - HS đọc bài 2.Củng cố – dặn dò: GV nhận xét tiết học, về nhà luyện viết lại bài và chuẩn bị bài sau. --------------------------------------------------- Tiết 6: Ôn Mĩ thuật: Vẽ tự do I: Mục tiêu: - Giúp HS nhớ lại cách trình bày bố cụa của một bước tranh mà các em đã được học ở lớp 3. II. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Ôn tập: - GV nêu YC giờ học. Vẽ một bức tranh tự do theo ý thích của mình. - GV nhắc lại bố cục cử bức tranh. - Cho HS nhắc lại các bước vẽ. - Cho HS thực hành vẽ - GV bao quát lớp giúp đỡ HS gặp khó khăn. - Nhận xét bài vẽ của HS. 3. Dặn dò. - Nhận xét giờ học nhắc HS chú ý hơn trong giờ học mĩ thuật. ----------------------------------------------------- Tiết 6: Sinh hoạt sao: Liên đội thực hiện. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Soạn: ngày 26/ 8/ 2009 Giảng: Thứ sáu ngày 28 tháng 8 năm 2009. Tiêt 1:Luyện từ và câu (tiết 2) Luyện tập về cấu tạo của tiếng. I) Mục tiêu yêu cầu: - Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở bài tập 1. - Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3. II) Chuẩn bị: Bảng phụ II) Các hoạt động dạy học: 1. Bài mới: a) Giới thiệu bài: GT trực tiếp. b) Các hoạt động dạy- học * Bài 1: GV treo bảng phụ lên bảng. - Câu tục ngữ có bao nhiêu tiếng? - Yêu cầu HS làm vào VBT. Tiếng Âm đầu Vần Thanh Khôn kh ôn ngang Ngoan ng oan ngang đối đ ôi Sắc - Tiếng gồm mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào? - HS đọc yêu cầu đầu bài - Đọc câu tục ngữ. - Có 14 tiếng. - HS làm vào vở bài tập, lên bảng chữa bài. - HS nhận xét bài bạn. - Tiếng đầy đủ gồm có 3 bộ phận: Âm đầu , vần, thanh. * Bài 2: Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên? - Vì sao em biết hai tiếng đó bắt vần với nhau? - HS đọc yêu cầu đầu bài, thảo luận nhóm đôi, báo cáo kết quả. - ngoài, hoài. - Vì hai tiếng đó có vần giống nhau. * Bài 3: Treo bảng phụ nghi sắn bài thơ. Chia lớp làm các nhóm mỗi nhóm 4 em. - Nhờ đâu em biết các cặp từ đó giống nhau hoàn toàn hay giống nhau không hoàn toàn? - Cho HS khá giỏi làm thêm bài tập 4, 5. - HS đọc yêu cầu đầu bài. - Thảo luận nhóm, đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Không hoàn toàn: xinh – nghênh + Hoàn toàn: choắt – thoắt - nhờ vào cáu tạo của tiếng. 2. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học, nhắc lại cấu tạo của tiếng - Nhắc HS học bài và chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------------------- Tiết 2: Toán (tiết 5) Luyện tập (trang 7) I) Mục tiêu yêu cầu: - Tính được giá trị biểu thức có chứa một chữ khi thay chữ bằng số. - Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a. II) Chuẩn bị: Bảng phụ III) Các hoạt động dạy học: 1. Luyện tập. a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn hs luyện tập: * Bài 1: Tính giá trị của biểu thức: GV đưa bảng phụ, hướng dẫn: 4 hs lên bảng thực hiện: Cả lớp làm bài trong vở - HS – GV nhận xét: a) A 6 x a 5 6 x 5 = 30 7 6 x 7 = 42 10 6 x 10 = 60 c) A A + 56 50 50 + 56 = 106 26 26 + 56 = 82 100 100 + 56 = 156 b) B 18 : b 2 18 : 2 = 9 3 18 : 3 = 6 6 18 : 6 = 3 d) B 97 – b 18 97 – 18 = 79 37 97 – 37 = 60 90 97 – 90 = 7 * Bài 2: Tính giá trị của biểu thức - HS thảo luận nhóm đôi HS – GV nhận xét: - Lên bảng chữa bài. NX bạn. b) 168 – m x 5 với m = 9 thì 168 – m x 5 = 168 – 9 x 5 = 168 – 45 = 123 * Bài 4: HS đọc nội dung của bài tập a GV tóm tắt P = a x 4 Hãy tính chu vi với A = 3 cm; - HS làm bài vào vở, chữa bài. - Đổi vở soát lỗi. +Với a = 3 cm thì Chu vi hình vuông là: 3 x 4 = 12 cm 2. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học, HD bài về nhà. - Học bài, chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------------------- Tiết 3: Tập làm văn( tiết 2) Nhân vật trong truyện I) Mục tiêu yêu cầu: - Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật ( ND ghi nhớ) - Nhận biết được tính cách của từng người cháu ( qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện 3 anh em. - Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống, đúng tính cách nhân vật.(BT2) II) Chuẩn bị: Bảng phụ. III) Các hoạt động dạy học: 1. Bài mới: a) Giới thiệu bài. - Bài văn kể chuyện khác với bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào ? (Đó là bài văn kể lại một..) - Để giúp các em nắm bắt sâu hơn về nhân vật trong chuyện chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay. b) Các hoạt đọng dạy - học I. Nhận xét: * Bài 1: Ghi tên các nhân vật trong những truyện em mới học vào nhóm thích hợp: HS nêu những chuyện em mới học: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; Sự tích hồ Ba Bể. 1 hs lên bảng làm bài tập. Cả lớp làm bài trong vở. Nhận xét bài bạn trên bảng. HS – GV nhận xét Tên chuyện Nhân vật Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Sự tích hồ Ba Bể Nhân vật là người - Hai mẹ con bà goá. - Bà cụ ăn xin. - Những người dự lễ hội. Nhân vật là vật ( Con vật, đồ vật, cây cối) - Dế Mèn. - Nhà Trò - Bọn nhện - Giao long - Nhân vật trong chuyện có thể là những ai? (là người, con vật, đồ vật, cây cối được nhân hoá.) * Bài 2: Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật: HS thảo luận nhóm đôi. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp. - Dế Mèn ( trong chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ): Nhân vật Dế Mèn khảng - Mẹ con bà goá ( Sự tích hồ Ba Bể ): Mẹ con bà goá giàu lòng nhân hậu: cho bà - Nhờ đâu em biết tính cách của từng nhân vật? ( Nhờ hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.) II: Ghi nhớ: - Nhân vật trong truyện là những ai và có đặc điểm gì? (nêu phần ghi nhớ). III: Luyện tập: * Bài 1: Nhân vật trong câu chuyện sau đây là những ai ? Em có đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không ? vì sao bà có nhận xét như vậy ? - Đọc nội dung câu chuyện, quan sát tranh minh hoạ - HS thảo luận nhóm đôi. Đại diện nhóm trình bày. - HS – GV nhận xét - Nhân vật trong chuyện là ba anh em Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca và bà ngoại - Em đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu. - Bà có nhận xét như vậy là nhờ quan sát hành động của mỗi cháu: + Ni-ki-ta: ăn xong là chạy tót đi chơi, không giúp bà dọn bàn. + Gô-sa lém hắt những mẩu bánh vụn xuống đất để khỏi phải dọn bàn. + Chi-ôm-ca thương bà, giúp bà dọn dẹp. Em còn bết suy nghĩ đến cả những con chim bồ câu, nhặt mẩu bánh vụn trên bàn cho chim ăn. * Bài 2: Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai tình huống: - HS đọc hai tình huống.HS thảo luận nhóm đôi .Báo cáo kết quả . - HS – GV nhận xét: - Nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác, bạn sẽ chạy lại, nâng em bé dậy, phủi bụi và vết bẩn trên quần áo em, xin lỗi em, dỗ em nín khóc - Nếu bạn nhỏ không quan tâm đến người khác, bạn sẽ bỏ chạy, hoặc tiếp tục chạy nhảy, nô đùa mặc em bé khóc. 2.Củng cố – dặn dò - GV nhận xét tiết học: HS nhắc lại phần ghi nhớ. - Học bài, chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------- Tiết 4:Khoa học ( tiết 2) Trao đổi chất ở người I) Mục tiêu yêu cầu: - Nêu đước một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy khí ô - xi, thức ăn, nước uống, thải ra khí các – bô - níc, phân và nước tiểu. - Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường. - Vệ sinh môi trường xung quanh. II) Chuẩn bị: Hình trang 6, 7 sgk. III) Các hoạt động dạy học: 1. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình ? ( thức ăn, nước uống) Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về sự trao đổi chất của con người. b) Các hoạt động dạy - học: * Hoạt động1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người. - Bước 1: Quan sát hình 1 ; Thảo luận theo cặp. - Kể tên những gì được vẽ trong hình 1? - Phát hiện những thứ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người ? - Những yếu tố cần cho sự sống của con người mà không thể hiện được trong hình vẽ ? - Tìm xem cơ thể người lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì trong quá trình sống của mình. - Bước 2: Báo cáo kết quả. HS – GV nhận xét: - Bước 3: KL: - Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã. - Con người, thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được. * Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. Bước 1: Chia lớp thành 3 nhóm: Các nhóm cùng nhau thực hiện vẽ sơ đồ. Bước 2: Trình bày sản phẩm. HS – GV nhận xét: - Nhóm nào hoàn chỉnh đầy đủ và nhanh nhất là nhóm đó chiến thắng. - Mặt trời, nước, cây cối, rau, lợn, gà, vịt, nhà vệ sinh. - Lợn, gà vịt, rau, nhà vệ sinh, nước, ánh sáng. - Không khí. - Con người lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra môi trường các chất: Phân, nước tiểu, khí các- bô- níc. Lấy vào Thải ra Các-bô-níc Cơ thể người Phân Nước tiểu, mồ hôi Thức ăn ô-xi Nước 2. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học: - Học thuộc mục: Bạn cần biết, chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------------------------------- Sinh hoạt lớp tuần 1. I) Lớp trường nhận xét các hoạt động trong tuần 1. II) GV nhận xét chung: 1) Đạo đức: 2) Học tập: 3) TDVS: 4) Lao động: III) Phương hướng hoạt động tuần 2 1. Tiếp tục ổn định tổ chức nề nếp học tập. 2.Tích cực thi đua hai tốt. 3.Tỉ lệ chuyên cần đạt 100%.
Tài liệu đính kèm: