Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 - Hoàng Thị Vân

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 - Hoàng Thị Vân

1.Kiểm tra bài cũ:

 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

2.Bài mới:

 a.Giới thiệu bài:

 - GV hỏi :Trong chương trình Toán lớp 3, các em đã được học đến số nào ?

 - Trong tiết học này chúng ta cùng ôn tập về các số đến 100 000.

 - GV ghi đề lên bảng.

 b.Dạy bài mới:

 Bài 1:

 - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.

 - GV chữa bài và yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số a và các số trong dãy số b .GV đặt câu hỏi gợi ý HS :

 Phần a :

 + Các số trên tia số được gọi là những số gì ?

 + Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?

 Phần b :

 + Các số trong dãy số này được gọi là những số tròn gì ?

 + Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?

 Như vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đơn vị.

 - HS khuyết tật nêu các số tròn chục trên tia số từ 10 đến 100

 Bài 2:

 - GV yêu cầu HS tự làm bài .

 -Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài với nhau.

 - Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS 1 đọc các số trong bài, HS 2 viết số, HS 3 phân tích số.

 - GV yêu cầu HS cả lớp theo dõi và nhận xét, sau đó nhận xét và cho điểm HS.

 Bài 3:a.viết được 2 số ; b.dòng 1

 - GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và hỏi :Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

 - GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét và cho điểm.

- HS khuyết tật viết số 23, 45, 55.

 Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi

 - GV:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

 - Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào?

 - Nêu cách tính chu vi của hình MNPQ ,và giải thích vì sao em lại tính như vậy ?

 - Nêu cách tính chu vi của hình GHIK và giải thích vì sao em lại tính như vậy

 -Yêu cầu HS làm bài. GV nhận xét, ghi điểm

3.Củng cố- Dặn dò:

 - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài:

Ôn tập các số đến 100 000.( t2 )

 

doc 34 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 955Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 - Hoàng Thị Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lịch báo giảng lớp 4
Thứ ngày
Môn
 Tên bài dạy
Thứ 2
23 8/2010
Toán
Tập đọc
Địa lí
Ôn tập các số đến 100 000
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Môn lịch sử và địa lí
Thứ 4
25/8/2010
Toán
Khoa học
Kể chuyện
Tập đọc
Mĩ thuật
Ôn tập các số đến 100 000(TT)
Con người cần gì để sống?
Sự tích Hồ Ba Bể
Mẹ ốm
Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu
 Thứ 5
26/8/2010
Toán
Tập làm văn
LTVC
Kĩ thuật
Âm nhạc
Biểu thức có chứa một chữ
Thế nào là kể chuyện?
Luyện tập về cấu tạo của tiếng
Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (T1)
Ôn tập ba bài hát và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3 
Thứ 6
27/8/2010
Toán
Tập làm văn 
Khoa học
HĐTT
Luyện tập
Nhân vật trong truyện
Trao đổi chất ở người
Ổn định tổ chức lớp
 c a b d o0oc a b d
 Ngày soạn: ngày 18/ 8/ 2010.
 Ngày giảng: Thứ 2 ngày 23/ 8/ 2010.
Toán: Ôn tập các số đến 100 000.
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Ôn tập về đọc, viết được các số trong phạm vi 100 000 ở bài tập1,2.
 - Biết phân tích cấu tạo số ở bài tập3a:viết được 2 số, 3b dòng1
 - HS khá, giỏi làm thêm bài3, 4 
 - HS khuyết tật biết đọc, viết các số trong phạm vi 100 
 - GD:vận dụng làm đúng bài tập, áp dụng tốt trong thực tiễn.
II.Đồ dùng dạy- học: 
 - GV vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng, SGK
 - HS: SGK, bảng con, vở, ....
III.Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 - GV hỏi :Trong chương trình Toán lớp 3, các em đã được học đến số nào ?
 - Trong tiết học này chúng ta cùng ôn tập về các số đến 100 000.
 - GV ghi đề lên bảng.
 b.Dạy bài mới:
 Bài 1:
 - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. 
 - GV chữa bài và yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số a và các số trong dãy số b .GV đặt câu hỏi gợi ý HS :
 Phần a :
 + Các số trên tia số được gọi là những số gì ?
 + Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
 Phần b :
 + Các số trong dãy số này được gọi là những số tròn gì ?
 + Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
 Như vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đơn vị.
 - HS khuyết tật nêu các số tròn chục trên tia số từ 10 đến 100
 Bài 2:
 - GV yêu cầu HS tự làm bài .
 -Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài với nhau.
 - Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS 1 đọc các số trong bài, HS 2 viết số, HS 3 phân tích số.
 - GV yêu cầu HS cả lớp theo dõi và nhận xét, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3:a.viết được 2 số ; b.dòng 1 
 - GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và hỏi :Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm.
- HS khuyết tật viết số 23, 45, 55.
 Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi
 - GV:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào?
 - Nêu cách tính chu vi của hình MNPQ ,và giải thích vì sao em lại tính như vậy ?
 - Nêu cách tính chu vi của hình GHIK và giải thích vì sao em lại tính như vậy 
 -Yêu cầu HS làm bài. GV nhận xét, ghi điểm
3.Củng cố- Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài: 
Ôn tập các số đến 100 000...( t2 )
- HS đưa sgk, đồ dùng học tập lên bàn
- Số 100 000.
- HS nhắc lại.
- HS theo dõi
- HS nêu yêu cầu .
- 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở .
- Các số tròn chục nghìn .
- Hơn kém nhau 10 000 đơn vị.
- Là các số tròn nghìn.
- Hơn kém nhau 1000 đơn vị.
- Các số tròn chục 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, ...
- 2 HS lên bảmg làm bài, HS cả lớp làm vào vở nháp
- HS kiểm tra bài lẫn nhau.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu bài tập .
- 2 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào bảng con. HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
9171 = 9000 + 100 + 70 + 1
3082 = 3000 + 80 + 2
7000 + 300 + 50 + 1 = 7351
- HS viết vào vở 23 = 20 + 3,... 
- Tính chu vi của các hình.
- Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
- Ta lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân tổng đó với 2:( 8 + 4 ) x 2 = 24 ( cm )
- Ta lấy độ dài cạnh của hình vuông nhân với 4.
- 5 x 4 = 20 ( cm ) HS làm vở chấm, 1HS lên chữa bài
- HS cả lớp lắng nghe
Tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( Tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Đọc đúng các từ và câu có âm vần dễ lẫn.:cỏ xước, thui thủi, chỗ mai phục, ... 
 - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật ( Nhà trò, Dế Mèn ) 
 - Hiểu các từ trong bài: bự, mai phục
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu. 
 - Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. (trả lời được câu hỏi trong bài) 
 - HS khuyết tật đọc bài 7 lớp 1 tập 1 trang 16, 17
 - GD: Luôn có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn lúc gặp khó khăn, hoạn nạn
II.Đồ dùng dạy - học: 
 - GV: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn luyện đọc.
 - HS: SGK, đọc trước bài "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu"và trả lời câu hỏi .
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài:Giới thiệu chủ điểm “ Thương người như thể thương thân” .
 b.Dạy học bài mới:
Luyện đọc: - HS khuyết tật đọc bài 7 tr 16, 17 T/V tập 1
 - Gọi HS đọc toàn bài
 - Bài gồm mấy đoạn?
 - Yêu cầu HS nêu.
 - Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn, kết hợp sửa lỗi phát âm, câu cho HS, giải nghĩa từ khó 
- Yêu cầu HS đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- GV nêu giọng đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
 Tìm hiểu bài:
-Y/cầu HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào? 
- Đoạn 1 ý nói gì?
- HS đọc thầm đoạn 2: 
- Tìm những chi nào cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
- Đoạn này nêu lên điều gì?
- HS đọc thầm đoạn 3:
- Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào? 
- Đoạn 3 nhằm nói lên điều gì?
- HS đọc thầm đoạn 4: 
- Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? 
+ Tìm những hình ảnh nhân hoá em thích?
- Đoạn cuối ca ngợi điều gì?
+ Nêu nội dung của bài? Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức bất công.
Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu HS đọc 4 đoạn và tìm giọng đọc thích hợp cho từng đoạn.
- Mời đại diện các dãy thi đọc diễn cảm.
3.Củng cố, dặn dò:
- Em học được điều gì từ Dế Mèn?
- Về nhà đọc bài lại nhiều lần và TLCH. Nêu được nội dung của bài.
- Trình bày SGK lên bàn.
- Nghe.
- HS đọc
- 1HS đọc, lớp theo dõi
- Bài gồm có 4 đoạn.
- HS nêu 4 đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn, luyện đọc đúng, giải nghĩa từ khó SGK 
- HS từng cặp theo bàn đọc với nhau.
- 1 HS đọc, HS còn lại nghe bạn đọc.
- HS nghe.
- Đọc thầm đoạn 1.
- 1-3 HS trả lời. Nhận xét.
- Đi qua vùng cỏ xước nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thấy chị Nhà Trò ngồi khóc bên tảng đá
- Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò.
- Đọc thầm đoạn 2.1-3 HS trả lời. Nhận xét.
- Thân hình nhỏ bé, yếu ớt, người bự những phấn như mới lột.Cánh mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ ăn nên lâm vào cảnh nghèo túng.
- Sự yếu ớt đến tội nghiệp của chị Nhà Trò
- Đọc thầm đoạn 3.1-3 HS trả lời. Nhận xét.
- Trước đây mẹ Nhà Trò vay lương ăn của bọn nhện, chưa trả đủ thì bị chết. Nhà Trò ốm yếu kiếm ăn không đủ, không trả được nợ. Bọn nhện đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt.
- Bọn Nhện ức hiếp, đe dọa Nhà Trò
- HS đọc thầm đoạn 4. 1-2 HS trả lời. Nhận xét
- Lời nói của Dế Mèn, hành động của Dế Mèn 
- HS tìm hìmh ảnh nhân hoá. Nhận xét.
- Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn.
- 2-3 HS nêu lại nội dung.
- HS đọc, nhóm đôi trao đổi tìm giọng đọc, phát biểu.
- 4 HS thi đọc diễn cảm. Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
Lòng dũng cảm, dám bênh vực cho kẻ yếu
- Trao đổi. Phát biểu.
Địa lí: Môn lịch sử và địa lí 
I.Mục đích, yêu cầu
 - Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam,biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. .
 - HS biết được môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới .
 - Hình ảnh 1 số hoạt động của dân tộc ở 1 số vùng .
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu về môn lịch sử và địa lý.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu: Ghi đề bài.
b. Tìm hiểu bài: 
*Hoạt động cả lớp:
 - GV giới thiệu vị trí của nước ta và các cư dân ở mỗi vùng (SGK). – Có 54 dân tộc chung sống ở miền núi, trung du và đồng bằng, có dân tộc sống trên các đảo, quần đảo.
*Hoạt động nhóm:GV phát tranh cho mỗi nhóm.
 - Nhóm I: Hoạt động sản xuất của người Thái
 - Nhóm II: Cảnh chợ phiên của người vùng cao.
 - Nhóm III: Lễ hội của người Hmông.
 -Yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh đó.
 - GV kết luận: “Mỗi dân tộc sống trên đất nước VN có nét Văn hóa riêng nhưng đều có chung một tổ quốc, một lịch sử VN.”
*Hoạt động cả lớp: 
 - Để có một tổ quốc tươi đẹp như hôm nay ông cha ta phải trải qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước. 
 - Em hãy kể 1 gương đấu tranh giữ nước của ông cha ta?
 - GV nhận xét nêu ý kiến –Kết luận: Các gương đấu tranh giành độc lập của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Lê Lợi  đều trải qua vất vả, đau thương. Biết được những điều đó các em thêm yêu con người VN và tổ quốc VN.
4. Củng cố - Dặn dò: 
 - Đọc ghi nhớ chung.
 - Để học tốt môn lịch sử, địa lý các em cần quan sát, thu nhập tài liệu và phát biểu tốt.
 - Xem tiếp bài “Dãy Hoàng Liên Sơn” 
- HS nhắc lại.
- HS trình bày và xác định trên bản đồ VN vị trí tỉnh, TP em đang sống.
- HS các nhóm làm việc.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- 1 à 4 HS kể sự kiện lịch sử.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS theo dõi
- HS tự nêu
- HS cả lớp.
Ngày soạn:18 /8 /2010 Ngày giảng: Thứ 3 ngày24 / 8 /2010.
Đạo đức : Trung thực trong học tập (t1)
I. Mục đích, yêu cầu:
 - HS nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
 - HS khá, giỏi nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.
 - Biết được trung thực trong học tậpgiúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến
 - HS hiểu được trung thực t ... thích vì sao ở ô trống giá trị của biểu thức cùng dòng với 8 x c lại là 40 ?
 - GV hướng dẫn: Số cần điền vào ở mỗi ô trống là giá trị của biểu thức ở cùng dòng với ô trống khi thay giá trị của chữ c cũng ở dòng đó.
 - GV yêu cầu HS làm bài.
 - GV nhận xét và cho điểm.
 Bài 4:( chọn 1 trong 3 trường hợp)
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
 - Nếu hình vuông có cạnh là a thì chu vi là bao nhiêu ?
 - GV giới thiệu: Gọi chu vi của hình vuông là P. Ta có: P = a x 4
 - GV yêu cầu HS đọc bài tập 4, sau đó làm bài.
 - GV nhận xét và cho điểm.
3.Củng cố- Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau: Các số có sáu chữ số
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- Tính giá trị của biểu thức.
- HS đọc thầm.
- Tính giá trị của biểu thức 6 x a.
- Thay số 5 vào chữ số a rồi thực hiện phép tính 
 6 x 5 = 30.
- 2 HS lên bảng làm bài, 1 HS làm phần a, 1 HS làm phần b, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS làm bảng 
- HS nghe GV hướng dẫn, sau đó 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS làm: Với n = 3 thì 23 – 3 + 5 = 15 
- Cột thứ 3 trong bảng cho biết giá trị của biểu thức.
- Là 8 x c.
- Là 40.
- Vì khi thay c = 5 vào 8 x c thì được 8 x 5 = 40.
- HS phân tích mẫu để hiểu hướng dẫn.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Ta lấy cạnh nhân với 4.
- Chu vi của hình vuông là a x 4.
- HS đọc công thức tính chu vi của hình vuông.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
- HS cả lớp.
Tập làm văn: Nhân vật trong truyện 
I.Mục đích, yêu cầu: 
- Giúp HS bước đầu hiểu thế nào là nhân vật.
- Nhận biết được tính cách của từng người cháu ( qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em ( BT1 mục III).
- Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2, mục III). HS khuyết tật biết các nhân vật chính trong truyện 
- HS luôn có tinh thần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.
II.Đồ dùng dạy- học: 
 - Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 1(nhận xét)
 - Tranh truyện Ba anh em.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Thế nào là văn kể chuyện?
+ Kể lại câu chuyện tiết trước.
2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: GV ghi đề.
 b.Tìm hiểu bài:
I. Phần nhận xét:
Bài tập 1:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu. 1 HS nói những truyện em mới học.
-Yêu cầu HS làm vào vở nháp.1 HS làm bảng phụ 
 Tên truyện
 Nhân vật
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Sự tích hồ Ba Bể
Nhân vật là người
Nhân vật là cây cối . . .
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
Ví dụ: Dế Mèn là một nhân vật khảng khái cóp lòng yêu thương....
 *.Rút ra ghi nhớ.
 II.Luyện tập:
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu.
- Quan sát tranh trong SGK.
+ Bà nhận xét tính cách của 3 nhân vật như thế nào?
Ni-ki-ta:(chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình) ........................................
Gô-sa:( láu lĩnh)............................................
Chi-ôm-ca:( nhân hậu,chămchỉ). 
Bài 2:
-1 HS đọc yêu cầu. Lớp trao đổi
- Nhận xét cách kể từng em.
Ví dụ:
Bạn Hùng đang đá bóng. Vô tình bạn Hùng đá bóng trúng vào em lớp 1, em ấy ngã và khóc. Hùng hốt hoảng chạy đến đỡ em bé dậy dỗ em nín khóc và xin lỗi.
3.Củng cố – Dặn dò:
Nhận xét tiết học. Tuyên dương một số em học tốt.Về xem trước bài: Kể lại hành động của nhân vật
- 2-3HS trả lời.
- 1-2 HS. Lớp nghe và nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu. 1 HS nói những truyện em mới học: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể
- HS làm vào vở bài tập.
- Đọc yêu cầu, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- 2-3 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm và theo dõi.
- Trả lời. Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu, tranh luận. Suy nghĩ, thi kể.
- HS cả lớp.
Khoa học : Trao đổi chất ở người 
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
 - Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như lấy vào khí ô-xi, thức ăn, nước uống; thải ra các-bô-níc, phân và nước tiểu. 
 - Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
 - GD: Ý thức tốt trong học tập, ham thích tìm hiểu khoa học.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Các hình minh hoạ trang 6 / SGK.
 - 3 khung đồ như trang 7 SGK và 3 bộ thẻ ghi từ 
 Thức ăn Nước Không khí Phân Nướctiểu 
 Khí các-bô-níc 
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
 - Giống như thực vật, động vật, con người cần những gì để duy trì sự sống?
 - Để có những điều kiện cần cho sự sống chúng ta phải làm gì ?
 - Ở nhà các em đã tìm hiểu những gì mà con người lấy vào và thải ra hàng ngày ?
2.Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Trong quá trình sống, cơ thể người lấy gì và thải ra những gì 
Cách tiến hành:
 § Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp.
 -Yêu cầu: HS quan sát hình minh hoạ trong trang 6 / SGK và trả lời câu hỏi: “Trong quá trình sống của mình, cơ thể lấy vào và thải ra những 
gì ?” Sau đó gọi HS trả lời (Mỗi HS chỉ nói một hoặc hai ý).
 - GV nhận xét các câu trả lời của HS.
 * Kết luận: Hằng ngày cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xy và thải ra ngoài môi trường phân, nước tiểu, khí các-bô-níc.
 - Gọi HS nhắc lại kết luận.
§ Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Yêu cầu HS đọc mục “Bạn cần biết” và trả lời câu hỏi: Quá trình trao đổi chất là gì ?
 - Cho HS 1 đến 2 phút suy nghĩ và gọi HS trả lời, bổ sung đến khi có kết luận đúng.
 * Kết luận:
 - Hằng ngày cơ thể người phải lấy từ môi trường xung quanh thức ăn, nước uống, khí ô-xy và thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc.
 - Quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra những chất riêng và tạo ra năng lượng dùng cho mọi hoạt động sống của mình, đồng thời thải ra ngoài môi trường những chất thừa, cặn bã được gọi là quá trình trao đổi chất. Nhờ có quá trình trao đổi chất mà con người mới sống được.
 * Hoạt động 2: Trò chơi “Ghép chữ vào sơ đồ”.
 - GV: Chia lớp thành 3 nhóm theo tổ, phát các thẻ có ghi chữ cho HS và yêu cầu: + Các nhóm thảo luận về sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường.
 + Hoàn thành sơ đồ và cử một đại diện trình bày từng phần nội dung của sơ đồ.
 + Nhận xét sơ đồ và khả năng trình bày của từng nhóm.
 + Tuyên dương, cho nhóm thắng cuộc 
 * Hoạt động 3: Thực hành: Vẽ sơ đồ trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
Cách tiến hành:
 § Bước 1: GV hướng dẫn HS tự vẽ sơ đồ sự trao đổi chất theo nhóm 2 HS ngồi cùng bàn.
 - Đi giúp đỡ các HS gặp khó khăn.
 § Bước 2: Gọi HS lên bảng trình bày sản phẩm của mình.
 - Nhận xét cách trình bày và sơ đồ của từng nhóm HS.
 - Nếu có thời gian GV có thể cho nhiều cặp HS lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.
 - Tuyên dương những HS trình bày tốt.
 3.Củng cố- dặn dò:
 - Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS hăng hái xây dựng bài.
 - Dặn HS về nhà học lại bài và chuẩn bị bài sau: Vẽ theo mẫu: Vẽ hoa, lá.
- HS 1 trả lời.
- HS 2 trả lời.
- HS trả lời tự do theo suy nghĩ của mình.
- HS lắng nghe.
- Quan sát tranh, thảo luận cặp đôi và rút ra câu trả lời đúng.
+ Con người cần lấy thức ăn, nước uống từ môi trường.
+ Con người cần có không khí ánh sáng.
+ Con người cần các thức ăn như: rau, củ, quả, thịt, cá, trứng, 
+ Con người cần có ánh sáng mặt trời.
+ Con người thải ra môi trường phân, nước tiểu.
+ Con người thải ra môi trường khí các-bô-níc, các chất thừa, cặn bã.
- HS lắng nghe.
- 2 đến 3 HS nhắc lại kết luận.
- 2 HS lần lượt đọc to trước lớp, HS dưới lớp theo dõi và đọc thầm.
- Suy nghĩ và trả lời: Quá trình trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra ngoài môi trường những chất thừa, cặn bã.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- 2 đến 3 HS nhắc lại kết luận.
- Chia nhóm và nhận đồ dùng học tập.
+ Thảo luận và hoàn thành sơ đồ.
+ Nhóm trưởng điều hành HS dán thẻ ghi chữ vào đúng chỗ trong sơ đồ. Mỗi thành viên trong nhóm chỉ được dán một chữ.
+ 3 HS lên bảng giải thích sơ đồ: Cơ thể chúng ta hằng ngày lấy vào thức ăn, nước uống, không khí và thải ra phân, nước tiểu và khí các-bô-níc.
- 2 HS ngồi cùng bàn tham gia vẽ.
- Từng cặp HS lên bảng trình bày: giải thích kết hợp chỉ vào sơ đồ mà mình thể hiện.
- HS dưới lớp chú ý để chọn ra những sơ đồ thể hiện đúng nhất và người trình bày lưu loát nhất.
- HS cả lớp.
Hoạt động tập thể: Ổn định tổ chức lớp 
I.Mục đích, yêu cầu: 
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần.
 - Khắc phục những thiếu sót, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
 - HS có tính kĩ luật tốt, chấp hành tốt mọi quy định của lớp đề ra.
II.Chuẩn bị:
 - Nội dung về các hoạt động của lớp trong tuần qua
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. Đánh giá:
- Gọi lớp trưởng đánh giá chung hoạt động tuần qua.
- Các tổ trưởng đánh giá các hoạt động cụ thể.
- Cá nhân phát biểu.
Nhận xét chung của GV.
 3.Phương hướng:
Lớp trưởng nêu những việc làm tuần tới:
- Duy trì sĩ số 100%
- Lao động vệ sinh tham gia đầy đủ,giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Học bài và làm bài tập đầy đủ.
- Đồng phục theo nghi thức của đội viên
- Hát
- Cả lớp nghe
.
Tổ trưởng đánh giá về học tập, lao động, vệ sinh, các hoạt động khác.
- Ý kiến của cá nhân HS
- Cả lớp nghe
HĐNG: Tập văn nghệ chào mừng khai giảng năm học mới 
I. Mục đích, yêu cầu:
 - HS biết ngày 5-9 là chào mừng khai giảng năm học mới của hằng năm 
 - HS hiểu được ý nghĩa của ngày khai giảng năm học mới và chọn bài hát- múa để biểu diễn trước lớp.
 -GD:HS luôn tôn vinh, quý trọng và biết ơn ngày hội khai giảng năm học mới.
II.Đồ dùng dạy học: 
 -Tìm một số bài hát để tập văn nghệ chào mừng ngày khai giảng. 
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức:
2.Nội dung:
- Gọi HS nêu ý nghĩa của ngày khai trường năm học mới
-GV chốt lại
-Gọi HS kể ra một số bài hát để tập văn nghệ chào mừng khai giảng cho năm học mới
-GV gọi HS lên biểu diễn trước lớp 
-GV nhận xét, tuyên dương và chọn ra nhóm thắng cuộc
3. Củng cố- Dặn dò:
-Chọn tiết mục xuất sắc nhất để biểu diễn trước trường.
Về nhà tập lại hay và tốt hơn.
Chuẩn bị tiết sau:Tìm hiểu truyền thống của nhà trường.
-Hát
- HS nêu 
-HS kể tên bài hát và các nhóm tự tập 
- HS các nhóm biểu diễn. Nhận xét, tuyên dương những nhóm hay nhất

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 nam 2010 2011.doc