A. Mở đầu:
GV giới thiệu 5 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 4 tập 1 và yêu cầu HS đọc tên 5 chủ điểm đó.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
GV hỏi: Bài tập đọc chia làm mấy đoạn?
- GV yêu cầu 1 em khá đọc toàn bài.
- Gọi HS đọc bài theo đoạn.
- Đọc bài theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh ntn?
- Những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu
- Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp đe doạ như thế nào?
- những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- Đọc lướt toàn bài nêu 1 hình ảnh nhân hoá mà em thích? Vì sao em thích?
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn đơn giản, nhẹ nhàng để các em có giọng đọc phù hợp.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu.
- GV uốn nắn, sửa sai.
3. Củng cố – dặn dò:
- Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài .
Tuần 1: Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011 Tập đọc Dế mèn bênh vực kẻ yếu I. Mục đích – Yêu cầu: 1. Đọc lưu loát bài: - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn. - Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật. 2. Hiểu các từ ngữ trong bài:- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công. II. Các KNS cơ bản được giáo dục 1. Hỏi đáp 2. Kn xác định giá trị . 3. Tự nhận thức về bản thân mình III .Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng 1. Xử lí tình huống 2. Đóng vai 3. Thảo luận nhóm . IV . Phươngtiện dạy học - Tranh minh họa SGK. - Băng giấy viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc. V. Tiến trình dạy học Mở đầu: GV giới thiệu 5 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 4 tập 1 và yêu cầu HS đọc tên 5 chủ điểm đó. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: GV hỏi: Bài tập đọc chia làm mấy đoạn? - HS mở SGK - Bài chia làm 4 đoạn: + Đoạn 1: Hai dòng đầu + Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo. + Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo. + Đoạn 4: Phần còn lại. - GV yêu cầu 1 em khá đọc toàn bài. - Cả lớp chú ý nghe, theo dõi. - Gọi HS đọc bài theo đoạn. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn lần 1. - Đọc bài theo cặp. - HS luyện đọc bài theo cặp. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: - Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh ntn? - Những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu - Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp đe doạ như thế nào? - Trước đây, mẹ Nhà Trò có - những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? - Em đừng sợ hãy trở về cùng với tôi đây. - Đọc lướt toàn bài nêu 1 hình ảnh nhân hoá mà em thích? Vì sao em thích? c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: - GV hướng dẫn đơn giản, nhẹ nhàng để các em có giọng đọc phù hợp. - 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài. - Hướng dẫn đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu. - HS đọc diễn cảm đoạn văn đó theo cặp. - Thi đọc diễn cảm trước lớp. - GV uốn nắn, sửa sai. 3. Củng cố – dặn dò: - Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn? - HS trả lời. - Về nhà tiếp tục luyện đọc bài . Toán Ôn tập các số đến 100.000 I.Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập về đọc, viết các số trong phạm vi 100.000. - Ôn tập viết tổng thành số. - Ôn tập về chu vi của 1 hình. II. Đồ dùng: Vẽ sẵn các bảng số trong bài tập 2 lên bảng. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Dạy – học bài mới: + Bài 1: - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập sau đó yêu cầu HS tự làm. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. a) Các số trên tia số được gọi là những số gì? - tròn chục nghìn. - Hai số đứng liền nhau trên tia số hơn kém nhau mấy đơn vị? - hơn kém nhau 10.000 đơn vị. b) Các số trong dãy số này gọi là những số tròn gì? - tròn nghìn. - Hai số đứng liền nhau trong dãy số hơn kém nhau mấy đơn vị? - hơn kém nhau 1.000 đơn vị. - GV: Như vậy bắt đầu từ số thứ 2 trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1.000 đơn vị. + Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. HS: Nêu yêu cầu và tự làm. - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập. - Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra. + Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. - HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. - GV nhận xét và cho điểm. + Bài 4: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - HS: Đọc yêu cầu. ? Muốn tính chu vi của 1 hình ta làm thế nào ? Nêu cách tính chu vi của hình MNPQ và giải thích - Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó. - Vì MNPQ là hình chữ nhật nên ta lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân với 2. ? Nêu cách tính chu vi của hình GHIK - Thu 1 số vở chấm. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà làm các bài tập trong SGK. - Chuẩn bị bài sau. Khoa học Con người cần gì để sống I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Nêu được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình. - Kể ra 1 số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống. II. Đồ dùng dạy - học: - Hình trong SGK, phiếu học tập III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Các hoạt động: a. HĐ1: Động não. * Mục tiêu: HS liệt kê tất cả những gì các em cần cho cuộc sống của mình. * Cách tiến hành: + Bước 1: Kể ra những thứ các em cần dùng hằng ngày để duy trì sự sống của mình? - Ghi các ý của HS lên bảng. HS: mỗi em nêu 1 ý ngắn gọn. Cơm ăn Nước uống Rau quả Quần áo, nhà cửa, vui chơi + Bước 2: - GV tóm tắt lại tất cả những ý kiến của HS: KL: Những điều kiện cần để con người sống và phát triển là: - Điều kiện vật chất: -> Thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gđình, các phương tiện đi lại. - Điều kiện tinh thần văn hóa xã hội -> Tình cảm gđình, bạn bè, làng xóm, b. HĐ2: Làm việc với phiếu học tập và SGK. * Mục tiêu: * Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc với phiếu học tập . - GV phát phiếu học tập. HS: Làm việc với phiếu theo nhóm. + Bước 2: Chữa bài tập. - Đại diện 1 nhóm trình bày trước lớp, các HS khác bổ sung. + Bước 3: Thảo luận cả lớp. HS: Mở SGK và thảo luận lần lượt 2 câu hỏi. ? Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình - cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, ? Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người cần có những gì - nhà ở, quần áo, phương tiện giao thông và những tiện nghi khác. KL: SGK. HS: Đọc phần kết luận. c. Hoạt động 3: Trò chơi cuộc hành trình đến hành tinh khác. - Chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Đạo đức Trung thực trong học tập I.Mục tiêu: 1. Nhận thức được: - Cần phải trung thực trong học tập. - Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng. 2. Biết trung thực trong học tập. 3. Biết đồng tình ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập. II. Các KNS cơ bản được giáo dục 1. KN tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân 2. Kn bình luận , phê phán những hành vi không trung thực trong học tập . . 3. KN làm chủ bản thân mình trong học tập III .Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng 1. Xử lí tình huống 2. Đóng vai 3. Thảo luận nhóm . IV . Phươngtiện dạy học - SGK đạo đức 4. - Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. V. Tiến trình dạy học 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Dạy – học bài mới: * Hoạt động 1: Xử lý tình huống (trang3 SGK). - GV yêu cầu HS xem tranh trong SGK và nêu nội dung tình huống. - HS xem tranh và nêu nội dung . - Liệt kê các cách giải quyết . - Tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính. a. Mượn tranh ảnh của bạn để đưa cô giáo xem. b. Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà. c. Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau. ? Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào HS: Tự ý trả lời. ? Vì sao em chọn cách đó HS: Tự do trả lời (có thể thảo luận theo nhóm) - GV kết luận: Cách c là phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập. - HS đọc phần ghi nhớ SGK. * Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (Bài1 SGK) - Nêu yêu cầu bài tập. - Làm việc cá nhân - HS trình bày ý kiến. - GV kết luận. Việc c là trung thực trong học tập. * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài 2 SGK). - GV nêu từng ý trong bài tập : + Tán thành. + Phân vân. + Không tán thành - Các nhóm thảo luận, giải thích lý do vì sao. - Cả lớp trao đổi bổ sung. - GV kết luận: - HS đọc phần ghi nhớ SGK (1 – 2 em). * Hoạt động nối tiếp: - HS sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập. - Tự liên hệ bản thân. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. Lịch Sử Môn lịch sử và địa lý I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Vị trí địa lý, hình dáng của đất nước ta. - Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung 1 lịch sử, 1 Tổ quốc - Một số yêu cầu khi học môn lịch sử và địa lý. II. Đồ dùng dạy - học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam. - Hình ảnh sinh hoạt của 1 số dân tộc III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. 1. GV giới thiệu vị trí của đất nước ta và các dân cư ở mỗi vùng. HS: Cả lớp nghe và quan sát. 2. HS trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí tỉnh, thành phố mà em đang sống. HS: Quan sát bản đồ và chỉ tỉnh, thành phố mà em đang sống. * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. - GV phát cho mỗi nhóm 1 tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của 1 dân tộc nào đó ở một vùng. HS: Các nhóm quan sát tranh, sau đó mô tả bức tranh hoặc ảnh đó trước lớp. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. => GV kết luận: Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam có nét văn hóa riêng, song đều có cùng 1 Tổ quốc, 1 lịch sử Việt Nam. * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. - GV: Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể được 1 sự kiện chứng minh điều đó? HS: Phát biểu ý kiến. VD: + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. + Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo. + Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. - GV kết luận. * Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011 Chính tả Nghe – viết: Dế mèn bênh vực kẻ yếu I. Mục tiêu: 1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong bài tập đọc “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”. 2. Làm đúng các bài tập, phân biệt những tiếng có âm đầu (l/n) hoặc an/ang dễ lẫn. II. Đồ dùng dạy - học: - Giấy khổ to, bảng quay viết nội dung bài tập 2a. - Vở bài tập Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu và ghi tên bài. - HS: Nghe. 2. Hướng dẫn HS nghe - viết: - GV đọc đoạn văn cần viết 1 lượt to, rõ ràng. - Theo dõi trong SGK. - Đọc thầm lại đoạn cần viết, chú ý tên riêng và những từ dễ viết sai. - Nhắc HS ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi xuống dòng chữ đầu nhớ viết hoa viết lùi vào 1 ô li. Chú ý ngồi viết đúng tư thế. - Đọc từng câu, từng cụm từ cho HS viết. Mỗi câu đọc 2 lượt. HS: Nghe - viết bài vào vở. - Đọc lại bài cho HS soát lỗi. HS: Đối chiếu SGK soát lỗi. - GV nhận xét chung. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 2a: - HS nêu yêu cầu của bài và tự làm bài vào vở. - GV dán 3 tờ phiếu gọi 3 HS lên bảng. HS: Tiếp sức lê ... Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Giới thiệu biểu thức có chứa 1 chữ. a.Biểu thức có chứa 1 chữ: - GV: Gọi HS đọc bài toán. ? Muốn biết Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm như thế nào HS: 2 em đọc bài toán. - Ta thực hiện phép cộng số vở Lan có ban đầu với số vở mẹ cho thêm. - Treo bảng số như SGK và hỏi: ? Nếu mẹ cho Lan 1 quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở HS: có 3 + 1 quyển vở. - GV viết vào bảng - HS: Nêu số vở có trong từng trường hợp. ? Nếu mẹ cho thêm a quyển thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển - GV: 3 + a là biểu thức có chứa 1 chữ. - HS: Lan có 3 + a quyển. b. Giá trị của biểu thức chứa 1 chữ: ? Nếu a = 1 thì 3 + a = ? Khi đó ta nói 4 là giá trị của biểu thức 3 + a. HS: Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4 - Làm tương tự với a = 2, 3, 4 HS:Tìm giá trị của biểu thức 3 + a. ? Khi biết 1 giá trị cụ thể của a . ? Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì? - ta tính được giá trị của biểu thức 3 + a. 3. Luyện tập thực hành: + Bài 1: Tính giá trị biểu thức: 6 + b với b = 4 ? Nếu b = 4 thì 6 + b bằng bao nhiêu? HS: Nêu yêu cầu của bài. - 1 HS làm mẫu. HS: Nếu b = 4 thì 6 + b = 6 + 4 = 10. - Các phần còn lại HS tự làm. 115 – c với c = 7 Nếu c = 7 thì 115 – c = 115 – 7 = 108 + Bài 2:- GV hướng dẫn làm mẫu 1 phần sau đó HS tự làm bài. + Bài 3: Tính giá trị biểu thức: 250 + m với m = 10, m = 80, m = 30 - GV gọi HS chữa bài, đổi chéo vở kiểm tra. - Chấm điểm cho HS. HS: - 1 em đọc để bài và tự làm bài. - 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài. Địa lý Làm quen với bản đồ I. Mục tiêu: Học xong bài HS biết: - Định nghĩa đơn giản bản đồ: Tên phương hướng, tỷ lệ, ký hiệu bản đồ - Các ký hiệu của 1 số đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ. II. Đồ dùng dạy - học: Một số loại bản đồ thế giới, châu lục, Việt Nam, III. Các hoạt động dạy – học: A. Giới thiệu và ghi đầu bài: B. Dạy bài mới: 1. Bản đồ: Làm việc. * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. + Bước 1: - GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, Việt Nam, ) HS: Đọc tên các bản đồ treo trên bảng. - Nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ. VD: + Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt trái đất. + Bước 2: - GV sửa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. => KL:. * Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. + Bước 1: HS: Quan sát H1 và H2 rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình. + Bước 2: - Đại diện HS trả lời. - Sửa chữa và bổ sung. 2. Một số yếu tố của bản đồ: *Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm. + Bước 1: GV nêu các câu hỏi để thảo luận. - Tên bản đồ cho ta biết gì? - Trên bản đồ người ta thường quy định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào? HS: Các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ và thảo luận theo câu hỏi của GV. + Bước 2: - Đại diện các nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác bổ sung. GV KL: * Hoạt động 4: Thực hành vẽ 1 số ký hiệu bản đồ. + Bước 1: Làm việc cá nhân. - HS: Quan sát bảng chú giải ở H3 và 1 số bản đồ khác và vẽ ký hiệu của 1 số đối tượng địa lý như: đường biên giới quốc gia, núi sông, thủ đô, + Bước 2: Làm việc theo cặp. => GV tổng kết bài. HS: 2 em thi đố cùng nhau. - 1 em vẽ ký hiệu, 1 em nói ký hiệu đó thể hiện cái gì. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Thứ sỏu ngày 26 tháng 8 năm 2011 Luyện từ và câu Luyện tập về cấu tạo của tiếng I. Mục tiêu: 1. Phân tích cấu tạo của tiếng trong 1 số câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trước. 2. Hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau trong thơ. II. Đồ dùng dạy – học: - Bảng phụ vẽ sơ đồ cấu tạo tiếng. - Bộ chữ xếp các tiếng. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét cho điểm. HS: 2 em lên bảng làm bài. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 1: HS: - 1 em đọc đầu bài, đọc cả VD mẫu. - Làm việc theo cặp. - Thi giữa các nhóm xem nhóm nào nhanh và đúng. - GV cho điểm các nhóm. + Bài 2: ? Tìm hai tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ HS: Nêu yêu cầu bài tập và đứng tại chỗ trả lời HS: ngoài – hoài (vần giống nhau là oai) + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu bài tập và suy nghĩ làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp. GV: Cùng cả lớp chốt lại lời giải đúng. - Các cặp tiếng bắt vần với nhau: choắt – thoắt xinh – nghênh - Cặp có vần giống nhau hoàn toàn: choắt – thoắt - Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn: xinh – nghênh + Bài 4: Hai tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có vần giống nhau: giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. HS: Đọc yêu cầu bài tập, phát biểu, GV chốt lại ý kiến đúng. + Bài 5: Giải câu đố: Chữ là “bút” HS: 2 – 3 HS đọc yêu cầu của bài và câu đố. - Thi giải đúng và nhanh câu đố bằng cách viết ra giấy và nộp cho cô giáo. 3. Củng cố – dặn dò: - Hỏi lại nội dung bài. - Về nhà học bài, làm bài tập, chuẩn bị trước bài sau. Tập làm văn Nhân vật trong truyện I. Mục tiêu: 1. HS biết: Văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người, là con vật, là đồ vật, cây cối được nhân hóa. 2. Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật. 3. Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản. II. Đồ dùng dạy - học: - Ba, bốn tờ phiếu khổ to kẻ theo yêu cầu bài tập 1. - Vở bài tập Tiếng Việt 4. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 2. Phần nhận xét: + Bài 1: ? Kể tên những truyện các em mới học HS: 1 em đọc yêu cầu bài tập. - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. - Sự tích hồ Ba Bể. GV: Dán 3, 4 tờ phiếu to gọi 3, 4 HS lên bảng làm bài. HS: Cả lớp làm vào vở bài tập. - Nhận xét bài làm trên bảng. GV: Chốt lại lời giải đúng: - Nhân vật là người: - Nhân vật là vật: + Hai mẹ con bà nông dân + Bà cụ ăn xin, con giao long + Những người dự lễ hội + Dế Mèn+ Nhà Trò+ Bọn nhện + Bài 2: Nhận xét tính cách nhân vật. 3. Phần ghi nhớ: GV: Nhắc các em thuộc phần ghi nhớ. HS: 3 – 4 em đọc nội dung phần ghi nhớ, cả lớp đọc thầm theo. 4. Luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm, quan sát tranh minh hoạ, trao đổi và trả lời câu hỏi. ? Nhân vật trong truyện là ai? ? Nhận xét của bà về tính cách của từng cháu - Ba anh em Ni – ki – ta, Gô - sa, Chi - ôm - ca và bà ngoại. + Ni – ki – ta chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình. + Gô - sa láu lỉnh + Chi - ôm – ca nhân hậu, chăm chỉ. ? Em có đồng ý với nhận xét của bà về ? Dựa vào đâu mà bà có nhận xét như vậy - Có. - Dựa vào tính cách và hành động của n vật. + Bài 2: GV: Nhận xét cách kể của từng em. HS: Đọc yêu cầu bài tập. HS: Trao đổi, tranh luận về các hướng sự việc có thể xảy ra và đi tới kết luận: 5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học, khen những em học tốt. Toán Luyện tập I. Mục tiêu:Giúp HS: - Củng cố về biểu thức có chứa 1 chữ. - Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a. II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét và cho điểm. HS: 3 em lên bảng làm bài, dưới lớp nhận xét, sửa chữa. 2. Bài mới: a. Giới thiệu và ghi đầu bài: b. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: Tính giá trị biểu thức: 6 x a với a = 5 ? Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức 6 x a ? Với a = 7 ta làm thế nào a = 10 ta làm thế nào HS: Nêu yêu cầu bài tập. HS: Thay số 5 vào chữ a rồi thực hiện phép tính: 6 x a = 6 x 5 = 30 6 x a = 6 x 7 = 42 6 x a = 6 x 10 = 60 Các phần còn lại HS tự làm. + Bài 2: GV cho cả lớp tự làm sau đó thống nhất kết quả. HS: Nêu yêu cầu bài tập. + Bài 3GV cho HS tự kẻ bảng và viết kết quả vào ô trống. HS: Nêu yêu cầu bài tập và tự làm. + Bài 4: GV vẽ hình vuông độ dài cạnh a lên bảng ? Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào? ? Nếu hình vuông có cạnh là a, thì chu vi là bao nhiêu GV giới thiệu: Gọi chu vi của hình vuông là P. Ta có: P = a x 4 HS: Nêu yêu cầu của bài tập. HS: Lấy số đo 1 cạnh nhân với 4. HS: Chu vi là a x 4 HS: Nêu lại công thức tính chu vi hình vuông. HS: 3 em lên bảng làm bài tập. - Dưới lớp làm vào vở. a) Chu vi hình vuông a là: 3 x 4 = 12 (cm) b) Chu vi của hình vuông là: 5 x 4 = 20 (dm) c) Chu vi của hình vuông là: 8 x 4 = 32 (cm) GV nhận xét và cho điểm. 3. Củng cố – dặn dò:- Nhận xét giờ học. Khoa học Trao đổi chất ở người I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống. - Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất. - Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. II. Đồ dùng dạy - học: - Hình trang 6, 7 SGK. - Giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Con người cần gì để duy trì sự sống - Nhận xét, bổ sung và cho điểm. HS: Trả lời. 2. Bài mới: a. Giới thiệu và ghi đầu bài. b. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người. - Bước 1: GV Giao nhiệm vụ cho HS quan sát và thảo luận theo cặp. HS: Thảo luận theo cặp. + Bước 2: - HS thảo luận, GV đi kiểm tra và giúp đỡ các nhóm. HS: Thực hiện nhiệm vụ trên cùng với bạn. + Bước 3: hoạt động cả lớp. HS: Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. + Bước 4: => KL: SGK. HS: Đọc đoạn đầu trong mục “Bạn cần biết” và trả lời câu hỏi. * Hoạt động 2: Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. - Bước 1: Làm việc theo nhóm hoặc cá nhân. HS: Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo trí tưởng tượng của mình. VD: 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I/ Mục tiêu: - HS thấy được ưu khuyết điểm của lớp mình trong tuần. - Có hướng phấn đấu trong tuần tới. - Giáo dục h/s ý thức tổ chức kỉ luật. II/ Nội dung: 1/ Sơ kết tuần 1 : - Lớp trưởng, lớp phó nhận xét. - GV nhận xét chung: + Chuyên cần: + Học tập: + Lao động – Vệ sinh + Hoạt động giữa giờ: + Các hoạt động khác: - Tuyên dương những h/s có thành tích trong mọi mặt: ............................................. - Phê bình h/s lời học:................................................................................................. 2/ Kế hoạch tuần 2: - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. - Thực hiện tốt mọi hoạt động mà Đội đề ra. - Đóng góp các loại phí đầy đủ
Tài liệu đính kèm: