Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2010-2011 - Ma Khánh Toàn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2010-2011 - Ma Khánh Toàn

I. Mục tiêu:

 1.Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu đã thực hiện thành công ước mơ.

 2. Kĩ năng: - Biết đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc trơn tên riêng nước ngoài.

 - Đọc bài với giọng trang trọng cảm hứng, ca ngợi, khâm phục. Nhấn giọng đọc những từ ngữ nói về ý chí, nghị lực, khát khao hiểu biết của Xi-ôn-cốp-xki.

 3. Thái độ: - Tích cực học tập để thực hiện được những ước mơ của mình.

 II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: Ảnh chân dung Xi-ôn-cốp-xki ( SGK)

 - HS:

 

doc 28 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2010-2011 - Ma Khánh Toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010	
Toán:
Tiết 61
GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - Học sinh biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
	2. Kĩ năng: - Vận dụng tính nhanh, tính nhẩm.
	3. Thái độ: - Tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: 
	- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Tính: 368 x 23 1721 x 45
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
 Ví dụ:
*Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10
- Nêu ví dụ, cho cả lớp đặt tính, tính vào bảng con
Í
 27
 11
 27
 27
297
- Gọi HS nhận xét kết quả 297 với thừa số 27 để rút ra kết luận (Để có 297 ta viết số 9 (là tổng của 2 và 7) xen vào giữa hai chữ số của 27)
- Nêu cách nhân nhẩm 27 với 11 (như SGK)
*Trường hợp tổng hợp hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10: 48 Í 11
- Nêu ví dụ, yêu cầu HS áp dụng cách nhân nhẩm trên để thực hiện 
- Yêu cầu HS làm bài để nhận thấy 4 + 8 là số có hai chữ số, từ đó đề xuất cách làm tiếp.
- Yêu cầu cả lớp đặt tính rồi tính vào bảng con để rút ra cách nhân nhẩm đúng (như SGK)
Í
 48
 11
 48
 48
 528
Nhận xét: Để có 528 ta lấy 4 + 8 = 12 viết 2 vào giữa hai số của 48 ta được 428. Thêm 1 vào 4 của 428 được 528
c) Luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Yêu cầu HS tự làm rồi nêu kết quả
- Nhận xét, chốt lại đáp án
Đáp án:
a) 34 Í 11 = 374
b) 11 Í 95 = 1045
c) 82 Í 11 = 902
Bài 2: Tìm x
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Cho HS làm bài
- Nhận xét, chốt đáp án đúng.
a) x : 11 = 25 b) x : 11 = 78
 x = 25 x 11 x = 78 x 11
 x = 275 x = 858
Bài 3:
- Cho HS nêu yêu cầu bài toán
- Yêu cầu HS tóm tắt, làm bài 
- Chấm, chữa bài
Đáp án:
Bài giải
Số học sinh của khối lớp bốn có là:
11 Í 17 = 187 (học sinh)
Số học sinh của khối lớp Năm có là:
11 Í 15 = 165 (học sinh)
Số học sinh của cả khối Bốn và khối Năm là:
187 + 165 = 352 (học sinh)
 Đáp số: 352 học sinh 
4. Củng cố: 
- Khi nhân 2 số tự nhiên với 11 ta nhẩm như thế nào? 
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài, làm bài 4, chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 2 HS thực hiện
- Cả lớp theo dõi
- Theo dõi, tính vào bảng con
- 1 HS làm trên bảng lớp
 - Nhận xét, rút ra kết luận
- Lắng nghe
- Làm ra nháp, nêu cách làm 
- Làm bài vào bảng con, so sánh, rút ra cách nhân nhẩm
- 1 HS nêu 
- HS làm bài, nêu kết quả
- Theo dõi, nhận xét
- 1 HS nêu
- HS làm vào nháp
- theo dõi
 - 1 HS nêu yêu cầu 
- Tóm tắt, làm bài vào vở
Tập đọc:
Tiết 25
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu:
	1.Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu đã thực hiện thành công ước mơ.
 	2. Kĩ năng: - Biết đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc trơn tên riêng nước ngoài. 
	- Đọc bài với giọng trang trọng cảm hứng, ca ngợi, khâm phục. Nhấn giọng đọc những từ ngữ nói về ý chí, nghị lực, khát khao hiểu biết của Xi-ôn-cốp-xki.
	3. Thái độ: - Tích cực học tập để thực hiện được những ước mơ của mình.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Ảnh chân dung Xi-ôn-cốp-xki ( SGK)
	- HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bài: Vẽ trứng, trả lời câu hỏi về nội dung bài
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu bằng ảnh và lời
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc: 
- Cho HS đọc toàn bài – chia đoạn (4 đoạn)
- Cho HSđọc nối tiếp đoạn
- Sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ câu dài và giải nghĩa từ khó như chú giải SGK 
- Tổ chức cho HS đọc trong nhóm
- Yêu cầu HS đọc toàn bài
- Đọc mẫu toàn bài
* Tìm hiểu nội dung bài
- Cho HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:
+ Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì? (Mơ ước được bay lên bầu trời)
+ Nội dung của đoạn 1? (Mơ ước của Xi-ôn-cốp-xki )
- Cho HS đọc đoạn 2 và 3, trả lời câu hỏi:
+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ như thế nào? (Ông sống kham khổ để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa Hoàng không ủng hộ nhưng ông không nản chí. Ông đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng trở thành phương tiện bay đến các vì sao)
+ Nội dung của đoạn 2 và 3? (Xi-ôn-cốp-xki kiên trì, bền bỉ thực hiện ước mơ của mình.) 
- Cho HS đọc đoạn 4, trả lời câu hỏi:
+ Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì? (Do ông có ước mơ; có nghị lực và quyết tâm thực hiện ước mơ)
+ Nội dung của đoạn 4? (Sự thành công của Xi –ôn-cốp-xki )
- Gợi ý cho HS nêu ý chính
Ý chính: Câu chuyện ca ngợi Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu đã thực hiện được ước mơ tìm đường lên các vì sao.
c) Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm
- Cho HS nêu giọng đọc của bài 
- Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm toàn bài
- Nhận xét
4. Củng cố: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc bài
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm, chia đoạn
- Đọc nối tiếp các đoạn (3 lượt)
- Lắng nghe
- Đọc theo nhóm 2
- 2 HS đọc, lớp nhận xét 
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
 - Suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
 - Suy nghĩ, trả lời
- HS nêu 
- Lắng nghe
- 1 HS nêu giọng đọc
 - 2 HS đọc, lớp nhận xét 
Lịch sử:
Tiết 13
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC
LẦN THỨ HAI (1075 – 1077)
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:- Học sinh biết trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến; kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời nhà Lý.
	- Tường thuật trận quyết chiến trên sông Cầu: Ta thắng được quân Tống là nhờ sự thông minh, dũng cảm. Người tiêu biểu của cuộc kháng chiến này là Lý Thường Kiệt.
	2. Kĩ năng: - Dựa vào tranh ảnh, lược đồ để tìm kiến thức.
	3. Thái độ: - Tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Lược đồ kháng chiến chống quân Tống 
	- HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Vì sao dưới thời Lý nhiều chùa được xây dựng?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK “Cuối năm 1072  rồi rút về” 
- Đặt vấn đề cho HS thảo luận. Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang Tống có 2 ý kiến khác nhau:
+ Để xâm lược nước Tống
+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống
? Em thấy ý kiến nào là đúng, ý kiến nào sai? Vì sao? (Ý kiến thứ 2 là đúng vì: Trước đó vua nhà Lý mới lên ngôi còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược. Lý Thường Kiệt đánh sang đất Tống để triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi sau đó kéo quân về nước)
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ.
- Yêu cầu HS trình bày lại 
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- Đặt vấn đề: Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến? 
- Yêu cầu HS thảo luận rồi báo cáo kết quả
- Nhận xét, bổ sung, kết luận: Do quân ta dũng cảm, Lý Thường Kiệt làm một tướng tài.
 * Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
- Cho HS dựa vào thông tin ở SGK để trình bày kết quả cuộc kháng chiến
* Bài học: SGK
- Yêu cầu HS đọc mục bài học
4. Củng cố:
- Em biết gì về Lý Thường Kiệt?
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 2 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Thảo luận nhóm 2, trả lời.
- Trả lời
- Theo dõi
- 2 HS trình bày, 
- Nhận xét 
- Thảo luận nhóm 2, đại diện nhóm trình bày, nhận xét
- Lắng nghe
- 2 HS trình bày
- 2 HS đọc
Đạo đức:
Tiết 13
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (T2)
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:- Học sinh hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
	2. Kĩ năng: - Biết những hành vi, việc làm thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.
	3. Thái độ: - Có việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: 
	- HS: Sưu tầm các bài thơ, bài hát, mẩu chuyện  về sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Tại sao phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Đóng vai (BT3 – SGK)
- Chia lớp thành 6 nhóm
+ N1, 2,3 thảo luận đóng vai theo tình huống ở tranh 1, 2 (SGK).
+ N4, 5, 6 thảo luận đóng vai theo tình huống ở tranh 2
- Gọi các nhóm lên trình bày
- Kết luận: Con cháu hiếu thảo cần quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ nhất là khi ốm, đau, già yếu.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (BT4 – SGK)
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trình bày
- Khen những HS đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
* Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu đã sưu tầm được (BT5 – SGK)
- Nêu yêu cầu 
- Cho HS sử dụng các tư liệu đã sưu tầm được để giới thiệu.
* Hoạt động tiếp nối:
 Thực hiện các nội dung ở mục: Thực hành (SGK)
- Hát
- 2 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- Thảo luận nhóm, phân vai, đóng vai theo các tình huống trong hình
- Các nhóm trình bày
- Lắng nghe
- 1 HS nêu yêu cầu
- Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày
- Lắng nghe
- 1 số HS giới thiệu
Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2010
Toán:
Tiết 62
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - Biết cách nhân với số có ba chữ số
	- Nhận biết tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ hai, tích riêng thứ ba trong phép nhân với số có ba chữ số.
	2. Kĩ năng: - Thực hành tính nhanh, tính đúng.
	3. Thái độ: - Tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng kẻ sẵn bài 2
	- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Tính nhẩm và nêu kết quả của các phép tính
24 Í 11 = ? 59 Í 11 = ?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Ví dụ: Tìm cách tính 164 Í 123
- Ghi phép tính lên bảng
- Yêu cầu HS áp dụng nhân với một tổng để tính
164 Í 123 = 164 Í (100 + 2 + 3) 
 = 164 Í 100 + 164 Í 2 + 164 Í 3
 = 16400 + 328 + 492 = 20172
- Hướng dẫn học sinh cách đặt tính và tính:
Í
 164
 123
 492
 328
164
20172
- Giới thiệu cho HS về các tích riêng và cách viết từng tích riêng.
- Yêu cầu HS đặt tính và tính lại phép nhân đó.
* Luyện tập:
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS làm vào bảng con
- Yêu cầu HS lên bảng tính kết hợp nêu cách tín ... àm bài theo lối tiếp sức
- Cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3a: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n có nghĩa như sau (nội dung SGK)
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài 
- Gọi HS trả lời
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
+ Đáp án: - Nản chí - Lý tưởng - Lạc lối, lạc hướng.
4. Củng cố: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài, làm bài 2( b), 3( b)
- Hát
- Lớp viết bảng con, 2 HS lên bảng
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
 - HS nêu
- Tìm, viết từ khó ra bảng con
- Theo dõi
- Viết bài vào vở
- Soát lỗi chính tả
- 1 HS nêu 
- HS làm bài vào VBT
- Lên bảng làm bài
- Theo dõi, nhận xét 
- 1 HS nêu 
- Làm bài vào VBT
- 1 số HS phát biểu
- Theo dõi, nhận xét 
Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010
Toán:
Tiết 65
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Ôn tập và củng cố về:
	- Một số đơn vị đo khối lượng, diện tích, thời gian đã học.
	- Phép nhân với số có hai, ba chữ số và một số tính chất của phép nhân.
	- Lập công thức tính diện tích hình vuông.
2. Kĩ năng: - HS thực hiện phép tính đúng.
3. Thái độ: - Tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: 
	- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
65 + 11 x 304 = 65 + 374 = 439 
65 x 11 x 304 = 715 x 304 = 217360
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài 
- Cho HS nêu kết quả, GV ghi lên bảng
- Củng cố bài tập
a)
10kg = 1 yến
50kg = 5 yến
100kg = 1 tạ
1200kg = 12 tạ
b)
1000kg = 1 tấn
8000kg = 8 tấn
10 tạ = 1 tấn
30 tạ = 3 tấn
c)
100cm2 = 1 dm2
800cm2 = 8 dm2
1dm2 = 100 cm2
900dm2 = 9m2
Bài 2: Tính
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài
- Chốt kết quả đúng, củng cố bài tập:
a) 268 Í 235 = 62980
b) 475 Í 205 = 97375
c) 45 Í 12 + 8 = 540 + 8 = 548
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài 
- Nhận xét, củng cố bài tập:
 a) 2 Í 39 Í 5
= (2 Í 5) Í 39
= 10 Í 39
= 390
b) 302 Í 16 + 302 Í 4
= 302 Í (16 + 4)
= 302 Í 20 
= 6040
b) 769 Í 85 - 769 Í 75
= 769 Í (85 - 75)
= 769 Í 10 
= 7690
Bài 4:
- Cho HS đọc bài toán
- Yêu cầu học sinh làm bài 
- Chấm chữa bài:
Bài giải
1 giờ 15 phút = 75 phút
Sau 1 giờ 15 phút hai vòi chảy vào bể được được số lít nước là:
(25 + 15) Í 75 = 3000 (lít)
 Đáp số: 3000 lít nước
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, làm bài 1 ý a, b, c (dòng 3); bài 5.
- Hát
- 2 HS lên bảng, lớp làm ra nháp
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS nêu 
- HS làm bài vào SGK 
- Nêu miệng kết quả
- Theo dõi
- 1 HS nêu 
- Làm bài vào bảng con
- 3 HS làm bài trên bảng lớp
- Theo dõi
- 1 HS nêu 
- Làm bài vào nháp, 2 HS lên bảng.
- Theo dõi
- 1 HS đọc bài toán
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp.
Tập làm văn:
Tiết 26
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - Thông qua luyện tập, củng cố những hiểu biết về một số đặc điểm của văn kể chuyện
	2. Kĩ năng:- Kể lại được câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi với bạn về nhân vật, ý nghĩa chuyện, kiểu mở bài và kết thúc câu chuyện.
	3. Thái độ: - Tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng ghi tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện.
	- HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn học sinh ôn tập:
Bài 1: Đề nào là đề văn kể chuyện trong 3 đề văn cho sẵn: (nội dung SGK)
- Cho HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu HS đọc thầm suy nghĩ và trả lời.
- Gọi học sinh trả lời 
- Nhận xét, chốt câu trả lời 
+ Đáp án: Đề 2 là đề văn kể chuyện vì yêu cầu của đề là phải kể 1 câu chuyện
Bài 2: Kể một câu chuyện về một trong các đề tài sau (nội dung SGK trang 132)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2, 3
- Gọi 1 số HS nói đề tài câu chuyện mình chọn kể
Bài 3: Trao đổi với bạn về câu chuyện em vừa kể về nhân vật; tính cách nhân vật; ý nghĩa câu chuyện và kiểu mở đầu, kết thúc của chuyện.
- Cho HS thực hành kể chuyện
-Tổ chức thi kể chuyện trước lớp
- Cho HS đọc một số kiến thức về văn kể chuyện
4. Củng cố: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài.
- Hát
- Cả lớp theo dõi
- 2 HS đọc nối tiếp 
- HS thực hiện yêu cầu
- HS trả lời 
- Lắng nghe
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS nêu đề tài 
- Kể chuyện theo nhóm 2, kết hợp trao đổi bài tập 3
- 2 – 4 HS kể và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Theo dõi, nhận xét 
- HS đọc 
Mỹ thuật
Tiết 13
Bài 13: vẽ trang trí
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống.
2. Kỹ năng: Học sinh biết cách vẽ và vẽ trang trí được đường diềm theo ý thích. Biết sử dụng đường diềm vào các bài trang trí ứng dụng.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức làm đẹp trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, một số đường diềm cỡ to và đồ vật có trang trí đường diềm. Một số bài trang trí đường diềm của học sinh các lớp trước. Một số họa tiết để sắp xếp vào đường diềm. Kéo giấy màu, hồ dán.
- Học sinh: Sách giáo khoa, giấy vẽ hoặc vở thực hành.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ (1’): 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III. Giảng bài mới:
- Khởi động (2’)
- Giáo viên cho học sinh xem 2 chiếc váy 1 trang trí và 1 không đặt câu hỏi.
? Cái nào đẹp hơn vì sao
? Vậy trang trí đường diềm làm cho đồ vật thế nào
- Vậy hôm nay chúng ta cùng học bài trang trí đường diềm.
- Hát chào giáo viên
- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra.
- Học sinh quan sát và trả lời.
- Cái có trang trí đẹp hơn.
- Làm cho đồ vật đẹp hơn.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5’)
- Quan sát hình 1 đường diềm thường được trang trí ở những vật nào.
- Ngoài những vật có trong tranh em còn thấy những vật gì được trang trí đường diềm nữa.
- Những họa tiết nào được dùng để trang trí đường diềm.
- Quan sát tiếp và cho biết cách sắp xếp các họa tiết có giống nhau không
? Các họa tiết giống nhau thì vẽ như thế nào
- Cái cốc chén, bát đĩa, giấy khen và viên gạch, tường nhà 
- Học sinh trả lời.
- Họa tiết hoa lá, con vật và các hình cơ bản.
- Không giống nhau.
- Vẽ giống nhau và bằng 1 màu vẽ màu để đường diềm thêm đẹp.
Hoạt động 2: Cách vẽ (5’)
- Tìm chiều rộng, cao của đường diềm để vẽ hai đường thẳng cách đều phù hợp với trang giấy.
- Chọn họa tiết.
- Chia ô trên 2 đường thẳng.
- Vẽ họa tiết cho đều nhau.
- Vẽ màu theo ý thích có đậm, nhạt.
Kiểu xen kẽ
Kiểu liên tiếp
Hoạt động 3: Thực hành (20’)
- Giáo viên cho học sinh làm bài độc lập theo dõi, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng trong cách chọn họa tiết.
- Có thể vẽ hoặc cắt dán đều được.
- Học sinh làm bài trang trí đường diềm với những họa tiết tự tìm tòi.
- Màu sắc tự tìm nhưng phải có đậm, nhạt.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’)
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài trang trí đường diềm đẹp và một số bài trang trí đồ vật đẹp treo lên bảng để học sinh nhận xét và xếp loại.
- Động viên khích lệ những học sinh có bài đẹp.
- Dặn dò: Chuẩn bị tốt cho bài học sau.
- Học sinh nhận xét theo gợi ý của giáo viên tự tìm ra bài đẹp và tự đánh giá bài của bạn, của mình.
Kỹ thuật:
Tiết 13
THÊU MÓC XÍCH ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - HS biết thêu cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.
	2. Kĩ năng: - HS bước đầu biết cách thêu các mũi thêu móc xích.
	3. Thái độ: - Hứng thú học thêu và yêu thích sản phẩm của mình.
II. Đồ dùng dạy học
	- GV: Mẫu thêu móc xích; Vải, kim, chỉ, khung thêu, thước, kéo...
	- HS: Vải, kim, chỉ, khung thêu, thước, kéo...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra dụng cụ của học sinh 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 ( SGK) và trả lời câu hỏi:
+ Nêu nhận xét của đường thêu móc xích ? ( Mặt phải là những đường vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích. Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau, nối ttiếp nhau gần giống các mũi khâu đột mau)
+ Thêu móc xích là gì? ( Là cách thêu để tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích )
- Giới thiệu 1 số sản phẩm thêu móc xích.
+ Nêu ứng dụng của thêu móc xích ? ( thêu vỏ gối, khăn mặt, trang trí hoa lá... )
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- Yêu cầu quan sát hình 2 ( SGK) và nêu cách vạch dấu đường thêu móc xích.
- Hướng dẫn HS cách thêu các mũi thêu thứ nhất, thứ 2 và 3.
- Yêu cầu HS quan sát hình 4 ( SGK) và nêu cách kết thúc đường thêu móc xích.
- GV hướng dẫn cách kết thúc đường thêu móc xích.
- GV lưu ý 1 số điều khi thêu.
+ Thêu từ phải qua trái.
+ Mũi thêu được bắt đầu bằng cách tạo thành vòng chỉ đường dấu. 
+ Lên kim, xuống kim đúng vào các điểm trên các đường vạch dấu.
+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
+ Kết thúc đường thêu móc xích bằng cách đưa mũi thêu để xuống kim chặn vòng chỉ. Rút kim, kéo chỉ và lật mặt sau của vải. Cuối cùng luồn kim qua mũi thêu cuối để tạo vòng chỉ và luồn kim qua vòng chỉ để nút chỉ giống như cách kết thúc đường khâu đột.
- Hướng dẫn cách thêu đường thêu móc xích.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Tổ chức cho HS thực hành
- Theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
4. Củng cố: 
- Yêu cầu HS nhận xét sản phẩm của bạn.
5. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau..
- Hát
- Cả lớp theo dõi
- Quan sát, trả lời câu hỏi.
- Quan sát
- Trả lời
- Quan sát, trả lời.
- Theo dõi.
- Quan sát và trả lời.
- Theo dõi
- HS đọc
- HS thực hành.
Sinh hoạt:
NHẬN XÉT TUẦN
I) Nhận xét ưu, khuyết điểm trong tuần:
* Ưu điểm:
	- Thực hiện tương đối tốt các qui định của nhà trường, liên đội và lớp đề ra.
	- Về học tập: Đa số các em đã có ý thức trong học tập
	- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài 
	- Lao động vệ sinh sạch sẽ khu vực được phân công.
* Nhược điểm: 
	- Còn nói chuyện trong lớp. Một số em chưa hoàn thành bài trước khi đến lớp.
II) Phương hướng tuần sau: Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 Tuan 13.doc