Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

TOÁN – TIẾT 1

Tên bài dạy : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

 - Ôn tập về đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.

 - Ôn tập về viết tổng thành số.

 - Ôn tập về chu vi của một hình.

 - Vận dụng vào thực tế hàng ngày

 - KNS: rèn kx năng đọc, viết các số trong phạm vi 100 000, thực hành các bài tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV vẽ sẵn bảng số trg BT 2 lên bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của HS

 

doc 22 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 07/02/2022 Lượt xem 227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 242 tháng 08 năm 20092011
Soạn ngày 2219 tháng 08 năm 200911
TẬP ĐỌC: tiết 1
 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
1-Đọc trơn toàn bài:
	- Đọc đúng các từ và câu.
	- Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện,phù hợp với lời nói của từng nhân vật.
2-Hiểu ý nghĩa câu chuyện:Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hào hiệp,thương yêu người khác,sẵn sàng làm việc nghĩa:bênh vực kẻ yếu đuối,đạp đổ những áp bức bất công trong cuộc sống.
	- HS yếu đánh vần một câu ( YMRang, KPă Liếp, Hùng, Mrao )
 - HS biết yêu thương giúp đỡ bạn bè và mọi người 
 3. KNS: Rèn kĩ năng đọc diển cảm, giúp đỡ bạn bè và mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.
	- Tranh hoặc phim hoạt hình về Dế Mèn phiêu lưu ký(nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 1’Giới thiệu bài:
-HS lắng nghe.
Hoạt động 2: 15’ Hướng dẫn luyện đọc
a/Cho HS đọc:
Cho HS đọc doạn:GV cho HS đọc nối tiếp.Mỗi em đọc một đoạn.
Luyện đọc từ,ngữ dễ đọc sai:Nhà Trò,chùn chùn,thui thủi,xoè,xoè,quãng.
GV ghi từ,ngữ khó đọc lên bảng.
GV hướng dẫn.
GV đọc mẫu.
Cho các cá nhân đọc (2-3 em).
Cho đọc đồng thanh 
Cho HS đọc cả bài.
b/HS đọc thầm chú giải + giải nghĩa từ:
Cho cả lớp đọc chú giải trong SGK.
GV có thể giải nghĩa thêm từ không có trong chú giải mà HS khó hiểu.
c/GV đọc diễn cảm toàn bài một lần:
-Mỗi HS đọc một đoạn (đoạn 1 có thể cho 2 HS đọc).
-HS đọc theo hướng dẫn của GV.
-2 HS đọc cả bài.
-Cả lớp đọc thầm chú giải.
-1,2 em giải nghĩa từ đã có trong chú giải.
Hoạt động 3: 10’ Tìm hiểu bài
* Đoạn 1:
 - Cho HS đọc thành tiếng Đ1.
 - Cho HS đọc thầm đoạn 1.
GV:Cả lớp đọc thầm Đ1 và trả lời câu hỏi sau:
H:Em hãy tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt.
* Đoạn 2:
Cho HS đọc thành tiếng Đ2.
Cho HS đọc thầm Đ2.
GV:Các em đọc thầm Đ2 và hãy cho cô biết:
Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp,đe doạ như thế nào?
*Đoạn 3:
- Cho HS đọc thành tiếng.
-Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
H: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng hào hiệp của Dế Mèn ?
H: Em đã bao giờ thấy một người biết bênh vực kẻ yếu như Dế Mèn chưa ? Hãy kể vắn tắt câu chuyện đó.
H: Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích. Cho biết vì sao em thích ?
-1 HS đọc to,cả lớp lắng nghe.
Những chi tiết đó là:thân hình chị bé nhỏ,gầy yếu,người bự những phân như mới lột.
Cánh chị mỏng ngắn chùn chùn,quá yếu,lại chưa quen mở
-1 HS đọc to,cả lớp lắng nghe.
-Trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện chưa trả được thì đã chết.Nhà Trò ốm yếu kiếm không đủ ăn,không trả được nợ.Bọn nhện đã đánh Nhà Trò,lần này,chúng định chặn đường bắt,vặt chân,vặt cánh,ăn thịt Nhà Trò.
-1 HS đọc to,cả lớp lẵng nghe.
-Lời nói : Em đừng sợ hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
- Cử chỉ: (Dế Mèn khi nghe Nhà Trò nói: )
“ Xòe cả hai càng ra ” “dắt Nhà Trò đi .”
- Cho HS phát biểu 
- HS phát biểu.
Hoạt động 4: 8’ Đọc diển cảm
- GV đọc diễn cảm toàn bài – chú ý:
- GV hướng dẫn đọc
- GV uốn nắn, sửa chữa 
- HS lắng nghe
- HS chú ý, dùng bút chì gạch chân những từ cần nhấn mạnh
- HS luyện đọc theo cặp
- Nhiều HS đọc.
IV.Củng cố dặn dò: 3’
- GV hệ thống lại bài
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS đọc còn yếu về nhà luyện đọc thêm.
- Về nhà tìm đọc truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí ”.
----------------------------------------------
TOÁN – TIẾT 1
Tên bài dạy : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Ôn tập về đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.
 - Ôn tập về viết tổng thành số.
 - Ôn tập về chu vi của một hình.
 - Vận dụng vào thực tế hàng ngày
 - KNS: rèn kx năng đọc, viết các số trong phạm vi 100 000, thực hành các bài tập
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV vẽ sẵn bảng số trg BT 2 lên bảng.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài:.
Dạy-học bài mới:
Bài 1:
- GV: Gọi HS nêu y/c của BT, sau đó y/c HS tự làm bài.
- GV chữa bài & y/c HS nêu quy luật của các số trên tia số a & các số trg dãy số b.
- Hỏi g/ý: Phần a:
+ Các số trên tia số được gọi là những số gì?
+ 2 số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đvị?
Phần b:
+ Các số trg dãy số này gọi là những số tròn gì?
+ 2 số đứng liền nhau trg dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đvị?
Vậy, bắt đầu từ số thứ hai trg dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đvị.
Bài 2:
- GV: Y/c HS tự làm bài.
- Y/c HS đổi chéo vở để ktra bài nhau.
- Gọi 3 HS lên bảng: HS1 đọc các số trg bài, HS2 viết số, HS3 ph/tích số.
- GV: Y/c HS theo dõi & nxét, sau đó nxét & cho điểm HS.
Bài 3:
- GV y/c HS đọc bài mẫu & hỏi: BT y/c cta làm gì?
- GV y/c HS tự làm bài.
- GV nxét, cho điểm HS.
Bài 4:
- GV hỏi: BT y/c cta làm gì?
- Muốn tính chu vi của 1 hình ta làm ntn?
- Nêu cách tính chu vi của hình MNPQ & gthích vì sao em lại tính như vậy?
- Nêu cách tính chu vi của hình GHIK & gthích vì sao em lại tính như vậy?
- Y/c HS làm bài.
- Học đến số 100 000.
- HS: Nêu y/c a&b.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT.
+ Số tròn chục nghìn.
+ Hơn kém nhau 10 000 đvị.
+ Các số tròn nghìn.
+ Hơn kém nhau 1000 đvị.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm VBT.
- HS ktra bài lẫn nhau.
- Vdụ: + HS1 đọc: sáu mươi ba nghìn tám trăm năm mươi.
+ HS2 viết: 63850.
+ HS3 nêu: Số 63850 gồm 6 chục nghìn, 3 nghìn, 8 trăm, 5 chục, 0 đvị.
- HS nêu y/c.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm VBT.
- HS cả lớp nxét bài làm trên bảng.
- HS: Tính chu vi của các hình.
- Muốn tính chu vi của 1 hình, ta tính tổng độ dài các cạnh củahình đó.
- MNPQ là hình chữ nhật: Lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi lấy kquả nhân với 2.
- GHIK là hình vuông: Lấy độ dài cạnh của hình vuông nhân với 4.
- HS là VBT, sau đó đổi chéo ktra nhau.
IV/Củng cố-dặn dò: 2’
- GV: Nxét tiết học.
- GVcùng HS hệ thống lại bài
- Dặn dò: ( Làm các BT về nhà)
---------------------------------------------------
CHÍNH TẢ: Nghe viết
Tiết 1
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1- Nghe và viết đúng chính tả một đoạn văn trong bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
	2- Luyện viết đúng những tiếng có âm vần dễ lẫn l / n, an / ang.
 3- Rèn luyện tínah cẩn thận, óc tìm tòi, học hỏi của học sinh
4- KNS:Rèn kĩ năng chữ viết đúng mẫu và đẹp, kĩ năng trình bày, sử dụng đúng các dấu câu, dấu thanh va thực hành làm các bài tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	Bảng phụ hoặc giấy khổ lớn viết sẵn nội dung bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: 1’
a/ Hoạt động 1: 7’
Hướng dẫn chính tả:
- GV đọc đoạn văn cần viết CT một lượt.
HS đọc thầm lại đoạn văn viết chính tả.
Hướng dẫn HS viết một số từ ngữ dễ sai:cỏ xước,tỉ tê,ngắn chùn chùn ...
GV nhắc HS:ghi tên bài vào giữa dòng.Sau khi chấm xuống dòng,chữ đầu nhớ viết hoa,viết lùi vào một ô li,chú ý ngồi đúng tư thế.
b/Hoạt động 2: 15’
GV đọc cho HS viết chính tả:
GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết.Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2 lượt cho HS viết theo tốc độ viết quy định.
GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt.
c/Chấm chữa bài: 3’
GV chấm từ 5-7 bài.
GV nêu nhận xét chung.
-HS lắng nghe.
-Cả lớp đọc thầm
- HS thực hiện vào bảng con, 1em viết bảng lớp
- HS lắng nghe
-HS viết chính tả.
-HS soát lại bài.
-HS đổi tập cho nhau để rà soát lỗi và ghi ra bên lề trang vở.
d/ Hoạt động 3: 10’
BT2:Điền vào chỗ trống(chọn câu a hoặc câu b)
a/Điền vào chỗ trống l hay n:
Cho HS đọc yêu cầu BT2 + đọc đoạn văn.
GV giao việc:Nhiệm vụ của các em là chọn l hoặc n để điền vào chỗ trống đó sao cho đúng.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày kết quả bài làm:GV treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn.
GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:lẫn nở nang,béo lẳn,chắc nịch,lông mày,loà xoà,làm cho.
b/Điền vào chỗ trống an hay ang:
Cách thực hiện:như ở câu a
Lời giải đúng:
Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi.
 Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
-1 HS đọc to,lớp đọc thầm theo.
-HS nhận nhiệm vụ.
-HS làm bài cá nhân vào vở hoặc VBT.
-HS lên điền vào chỗ trống l hoặc n.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở hoặc VBT.
-HS thực hiện tương tự như câu a
Bài tập 3:Giải câu đố:
Cho HS đọc yêu cầu BT3 + đọc câu đố.
GV giao việc:theo nội dung bài.
a/Câu đố 1:
 - GV đọc lại câu đố 1.
 - Cho HS làm bài.
 - GV kiểm tra kết quả.
 - GV chốt lại kết quả đúng:cái la bàn
b/Câu đố 2:Thực hiện như ở câu đố 1.
Lời giải đúng:hoa ban
-HS đọc yêu cầu BT + câu đố.
- HS nhận việc
-HS lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân + ghi lời giải đúng vào bảng con và giơ bảng con theo lệnh của GV.
-HS chép kết quả đúng vào VBT.
IV/ Củng cố dặn dò: 1’ 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Hướng dẫn HS về nhà chuẩn bị bài cho tuần sau.
--------------------------------------------------------
Kể chuyện : SỰ TÍCH HỒ BA BỂ-tiết 1
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
	1- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ,kể lại được câu chuyện đã nghe.
	2- Nắm được ý nghĩa của câu chuyện:ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể,câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái và khẳng định người giàu lòng lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
 3- HS biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè và mọi người chung quanh.
 4- KNS: kĩ năng quan sát tranh, ghi nhớ nội dung và kĩ năng kể chuyện
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Các tranh minh họa trong SGK (phóng to tranh nếu có điều kiện).
Tranh ảnh về hồ Ba Bể (nếu sưu tầm được).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 1: 5’ GV kể chuyện (2 lần)
GV kể chuyện lần 1:không có tranh (ảnh) minh hoạ:
Kể to rõ.
Biết kể phù hợp với lời nhân vật.
Biết kết hợp lời kể với động tác điệu bộ,cử chỉ.
Không cần kể y nguyên lời trong văn bản.
-HS lắng nghe.
GV kể chuyện lần 2:sử dụng tranh minh hoạ(phóng to).
 * Phần đầu câu chuyện (tranh 1)
 - GV đưa tranh 1 lên bảng lớp (GV:các em vừa quan sát tranh vừa nghe cô kể).
GV kể chuyện:“Ngày xưa”
 * Phần nội dung chính của câu chuyện tranh 2 +3)
 - GV đưa tranh 2 lên bên cạnh tranh 1(GV vừa kể vừa chỉ vào tranh)
 “May sao,đến ngã ba,bà gặp mẹ con nhà kia vừa đi chợ về”
 - GV đưa tranh 3 lên(vừa kể vừa chỉ vào tranh):“Khuya hôm đó”
 * Phần kết của câu chuyện tranh 4)
 “Trong khi tất cả đều ngập chìm trong biển nước”
-HS vừa nghe vừa quan sát tranh theo sự hướng dẫn của GV.
-HS nghe kể + quan sát tranh.
-HS nghe kể + qua ... ó có thể ghép các con chữ thành các vần khác nhau và các tiếng khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ: 4’
Kiểm tra HS làm BT:
GV:Các em phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu “Lá lành đùm lá rách” và ghi vào sơ đồ cho cô.
GV nhận xét + cho điểm.
-2 HS làm bài trên bảng lớp.
-HS còn lại làm vào vở.
Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: 1’
-HS lắng nghe.
2/ Hướng dãn HS làm bài tập: 30’
BTBÀI TOán1:Phân tích cấu tạo của tiếng
Cho HS đọc yêu cầu của bài toánBT1 + đọc câu ca dao.
GV giao việc:theo nội dung bài.
Cho HS làm bài theo nhóm.
Cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm bài theo nhóm trên giấy nháp (hoặc giấy khổ to có kẻ bảng thep mẫu).
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả bài làm của nhóm mình.
-Các nhóm khác nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở hoặc VBT.
Bài tập 2:Tìm tiếng bắt vần với nhau
Cho HS đọc yêu cầu củbài toána BT2.
GV giao vbài toániệc:BT2 yêu cầu các em tìm tiếng bắt vần với nhau trong 2 câu ca bài toándao ở BT1.Các em chỉ ra vần giống nhau là vần gì?
Cho HS làm việc.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
Hai tiếng có vần giống nhau trong hai câu ca dao là ngoài-hoài.Vần giống nhau là oai.
-1 HS đọc to,cả lớp lắng nghe.
-HS làm việc cá nhân.
-Lớp nhậbài toánn xét.
BT3:Tìm cặp tiếng bắt vần với nhau
Cho HS đọc yêbài toánu cầu của BT3 + đọc khổ thơ trích trong bài Lượm của nhà thơ Tố Hữu.
GBÀI TOánV giao việc:BT3 yêu cầu các em phải làm 2 việc:một là ghi lại từng cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ đã cho,hai là chỉ rõ cặp vần nào có vàn giống nhau hoàn toàn,cặp nào có vần giống nhau không hoàn toàn.
Cho HS làm việc theo nhóm.
Cho HS trình bày
GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Các cặp tiếng vần với nhau trong khổ thơ:
choắt – choắt
xinh xinh – nghênh nghênh
Cặp có vần giống nhau hoàn toàn:
loắt – choắt (vần oắt)
Cặp có vần không giống nhau hoàn toàn:
xinh xinh – nghênh nghênh (inh – ênh)
-1 HS đọc,lớp đọc thầm theo.
-Có thể cho HS làm ra giấy to hoặc làm ra giấy nháp.
-Đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở.
Cho HBÀI TOánS đọc yêu cầu BT1.
GV giao nbài toánhiệm vụ:Qua các BT đã làm các em hãy cho cô biết:Thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau?
Cho HS làm bài.
Gv nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
-1 HS đọc to,cả lớp lắng nghe.
-HS trả lời.
-Cho nhbài toániều HS nhắc lại.
BT5:Giải câu đố
Chobài toán HS đọc yêu cầu của BT5.
GV giao nhiệm vụ:theo ý chính bài.
Cho HS làm bài.
GV nhận xét và khen những bạn giải đúng,nhanh.
Chữ bút
Bớt đầu (bỏ âm b) là út
Bớt đuôi + bổ đầu là ú
-2-3 HS đọc,cả lớp lắng nghe.
-HS làm bài ra giấy nháp.
IV/ Củng cố dặn dò: 2’
H:Mỗi tiếng gồm có mấy bộ phận?
H:Bộ phận nào có thể vắng mặt,bộ phận nào bắt buộc phải có mặt trong tiếng.
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà chuẩn bị bài.
-----------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN: tiết 2
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
	1- HS biết:Văn kể chuyện phải có nhân vật.Nhân vật là người,con vật hay đồ vật được nhân hoá.
	2- Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động,lời nói,suy nghĩ của nhân vật.
	3- Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản.
 4-KNS: Rèn kĩ năng xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ vẽ sẵn bảng phân loại các nhân vật trong truyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ: 4’
Kiểm tra 2 HS:
H:Bài văn kể chuyện khác các bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào?
GV nhận xét và cho điểm.
-2HS lần lượt lên trả bài.
-Là bài văn kể lại một hoặc một số sự việc liên quan đến một hay một nhân vậtnhằm nói lên một điều có ý nghĩa.
2/Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 1’
-HS lắng nghe.
b) Hoạt động 1: 10’- Phần nhận xét:(2 bài)
Bài 1:Ghi tên các nhân vật trong truyện đã học vào bảng.
Cho HS đọc yêu cầu của bài 1.
Cho HS trình bày (GV đưa bảng phụ đã kẻ sẵn bảng phân loại lên)
GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
bài 2:Nêu nhận xét về tính cách nhân vật.
Cho HS đọc yêu cầu bài 2.
Cho HS làm bài theo nhóm.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Dế Mèn:
c) Hoạt động 2: 3’-Phần ghi nhớ
Cho HS đọc phần ghi nhớ.
GV chốt lại.
-1 HS đọc to,cả lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân vào giấy nháp.
-HS lên bảng làm bài trên bảng phụ.
-Lớp nhận xét.
-HS ghi lời giải đúng vào vở.
-1 HS đọc to,cả lớp lắng nghe.
-HS đọc to yêu cầu
-HS trao đổi theo nhóm 4.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Lớp nhận xét.
Nhiều HS lần lượt đọc ghi nhớ trong SGK.
d) Hoạt động 3: 15’-Phần luyện tập (2 BT)
Cho HS đọc yêu cầu + đọc truyện “Ba anh em”.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
-1 HS đọc to,cả lớp nghe
-HS trao đổi theonhóm 4.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Lớp nhận xét.
BT2:Dự đoán sự việc xảy ra
Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
ho HS làm bài theo nhóm.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét và chốt lại:
-1 HS đọc to,cả lớp lắng nghe.
-HS trao đổi theo nhóm 4.
-Đại diện nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình.
-Các nhóm khác nhận xét.
IV/ Củng cố dặn dò: 2’
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung ghi nhớ của bài trong SGK.
------------------------------------------------
TOÁN: tiết 5
Tên bài dạy : LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Củng cố về b/thức có chứa 1 chữ, làm quen với các b/thức có chứa 1 chữ có phép tính nhân.
 - Củng cố cách đọc & tính gtrị của b/thức.
 - Củng cố bài toán về th/kê số liệu.
 - Biết cách vận dụng để tìm số chưa biết
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV chép sẵn đề BT 1a,b; BT3 lên bảng phụ hoặc băng giấy.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
 KTBC: 1’
- Gv: Gọi 2 HS lên sửa BT ltập thêm ở tiết trc, đồng thời ktra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm.
Dạy-học bài mới:
*Gthiệu:1’- 
*Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- GV: Treo Bp nd BT1a & y/c HS đọc đề bài.
- Hỏi: Đề bài y/c cta tính gtrị của b/thức nào?
- Làm thế nào để tính đc gtrị b/thức 6xa, với a=5?
- GV: Y/c HS tự làm các phần còn lại.
- GV: Sửa bài phần a,b y/c HS làm tiếp phần c,d.
Bài 2:
- GV: Nhắc HS thay gtrị số vào b/thức rồi th/h các phép tính theo đúng thứ tự.
- GV: Nxét & cho điểm HS.
Bài 3:
- GV: Treo bảng số (như SGK), y/c HS đọc & cho biết cột thứ ba trg bảng cho biết gì?
- Biểu thức đtiên trg bảng là gì?
- Bài mẫu cho gtrị của b/thức 8xc là bn?
- Gthích vì sao ở ô trống gtrị của b/thức cùng dòng với 8xc lại là 40?
- - GV: Y/c HS làm bài. Hdẫn sửa bài & cho điểm.
Bài 4:
- Hỏi: Nêu cách tính chu vi hình vuông?
- Nếu hình vuông có cạnh là a thì chu vi là bn? 
- Gthiệu: Gọi chu vi hình vuông là P. Ta có: P=ax4.
- GV: Hdẫn sửa bài, nxét & cho điểm.
- 3HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nxét bài làm của bạn.
- HS: Nhắc lại đề bài.
- HS: Đọc đề toán.
- HS: Đọc thầm.
- Biểu thức 6xa.
- Thay số 5 vào vào chữ a rồi th/h phép tính 6x5=30.
- 2HS lên bảng làm, mỗi em 1 phần, cả lớp làm VBT (có thể làm vào SGK)
- HS: Đọc đề toán.
- 4HS lên bảng làm bài, cả lớp làm VBT.
(Vd: a/ Với n=7 thì 35+3xn =35+3x7 = 35+21=56).
- Cho biết gtrị của b/thức.
- Là 8xc.
- Là 40.
- Vì khi thay c=5 vào 8xc thì được 8x5=40.
- HS: Ph/tích mẫu để hiểu hdẫn.
- 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm VBT.
- Lấy số đo cạnh nhân với 4.
- Chu vi hình vuông là ax4.
- Đọc CT tính chu vi hình vuông.
- 3HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT
IV/ Củng cố-dặn dò:
- GV hệ thống lại bài
- GV: Tổng kết giờ học, nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------------------
 KHOA HỌC: tiết 2
Bài 2: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
MỤC TIÊU: điều chỉnh: “ giải thích sơ đồ”/ tr 7 = “trình bày sơ đồ..”
 Sau bài học, HS biết :
Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống.
Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
KNS: Rèn kĩ năng thực hành vẽ sơ đồ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các hình trong SGK trang 6, 7.
VBT ; bút vẽ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 3 Vở bài tập Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới (30’) 
- Giới thiệu bài: 1’ Nêu mục tiêu của tiết học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : 12’-Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người
Bước 1 :
- GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát và thảo luận theo cặp các câu hỏi trong SGV trang 25.
Bước 2 :
- Yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm đôi.
- Thảo luận theo cặp.
- GV kiểm tra và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
Bước 3 :
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, mỗi nhóm chỉ cầân nói một hoặc hai ý.
- GV hoặc HS nhận xét phần trình bày của các nhóm.
Bước 4 : GV yêu cầu HS đọc đoạn đầu trong Mục Bạn cần biết và trả lời câu hỏi:
- Trao đổi chất là gì?
- Nêu vai trò cảu sự trao đổi chất với con người thực vật và động vật.
- HS thực hiện, lớp nhận xét
Kết luận:
- Hằng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi và thải ra phân, nước tiểu, khí các bô ních để tồn tại.
- Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.
- Con người, thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì môi trường mới sống được.
Hoạt động 2 :15’- Thự hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giũă cơ thể người với mội trường.
Bước 1 :
- GV yêu cầu HS viết hoặc vẽ sơ đồ và trình bày sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo trí tưởng tượng của mình.
- HS vẽ sơ đồ sự trao đổi chất theo nhóm.
Bước 2 :
- GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm của mình.
- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của mình và ý tưởng của nhóm đã được thể hiện qua hình vẽ như thế nào.
- GV nhận xét xem sản phẩm của nhóm nào làm tốt sẽ được lưu lại treo ở lớp học trong suốt thời gian học về Con người và sức khỏe.
IV/ Củng cố dặn dò: 3’
- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.
- GV nhận xét tiết học.
-- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
-------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_1_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc_2.doc