Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 (Bản mới)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 (Bản mới)

I.Mục tiêu:

 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.(TLCH trong SGK; HTL hai đoạn cuối bài).

II.Đồ dùng:

 -Tranh trong SGK.

 -Bảng phụ viết đoạn luyện đọc

III.Hoạt động trên lớp:

 

doc 35 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 06/01/2022 Lượt xem 485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày tháng năm 2011 
Tập đọc
Bài: ĐƯỜNG ĐI SA PA
I.Mục tiêu:
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.(TLCH trong SGK; HTL hai đoạn cuối bài).
II.Đồ dùng:
 -Tranh trong SGK.
 -Bảng phụ viết đoạn luyện đọc
III.Hoạt động trên lớp:
GV
HS
Hỗ trợ
1. KTBC: 5ph
 -Kiểm tra 2 HS.
 * Trên đường đi con chó thấy gì? Theo em, nó định làm gì ?
 * Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé?
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
 - Giới thiệu bài: 1ph
 HĐ1: Luyện đọc: 13ph
Mt: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
 + Cho HS đọc nối tiếp.
 -GV chia đoạn: 3 đoạn.
 * Đoạn 1: Từ đầu đến liễu rũ.
 * Đoạn 2: Tiếp theo đến tím nhạt.
 * Đoạn 3: Còn lại.
 +Cho HS đọc nối tiếp.
 Luyện đọc từ ngữ khó: Sa Pa, chênh vênh, huyền ảo, vàng hoe, thoắt cái 
 +Cho HS giải nghĩa từ.
 -Cho 1 HS khá đọc, lớp quan sát tranh.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, nhất giọng ở các từ ngữ: chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, trắng xoá, 
Hđ2: Tìm hiểu bài: 12ph
Mt: Hiểu vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
 ¶ Đoạn 1:
 * Hãy miêu tả những điều em hình dung được về cảnh và người thể hiện trong đoạn 1.
¶ Đoạn 2:
 * Em hãy nêu những điều em hình dung được khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn trên đường đi Sa Pa.
 ¶ Đoạn 3:
 * Em hãy miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp Sa Pa ?
 * Hãy tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
 * Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kỳ” của thiên nhiên ?
 * Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào ?
HĐ3: Đọc diễn cảm: 10
Mt: Bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
-Cho HS đọc nối tiếp.
-GV treo bảng phụ, hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn.
-Cho HS thi đọc diễn cảm.
-GV nhận xét và bình chọn HS đọc hay.
-Cho HS nhẩm HTL và thi đọc thuộc lòng.
3. Củng cố, dặn dò: 4ph
- Nd bài này ca ngợi điều gì?
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà HTL.
-Xem trước nội dung bài CT tuần 30.
-HS1 đọc đoạn 1 + 2 bài Con sẻ.
* Con chó thấy một con sẻ non núp vàng óng rơi từ trên tổ xuống. Con chó chậm rãi lại gần 
-HS 2 đọc đoạn 3 + 4.
* Vì con sẻ tuy bé nhỏ nhưng nó rất dũng cảm bảo vệ con 
-HS lắng nghe.
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK.
-HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt).
-HS luyện đọc từ.
-2 HS giải nghĩa từ.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS nghe
-1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
* Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, đi giữa những tháp trắng xoá  liễu rũ.
-1 HS đọc thầm đoạn 2.
* Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu:nắng vàng hoe, những em bé HMông, Tu Dí 
-HS đọc thầm đoạn 3.
* Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: Thoắt cái là vàng rơi  hiếm quý.
* HS phát biểu tự do. Các em có thể nêu những chi tiết khác nhau.
* Vì Phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa.
* Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Tác giả ca ngợi Sa Pa.
-3 HS nối tiếp đọc bài.
- HS gạch chận những từ ngữ GV hd
-Cả lớp luyện đọc đoạn 1.
-3 HS thi đọc diễn cảm.
-Lớp nhận xét.
-HS HTL từ “Hôm sau  hết”.
-HS thi đọc thuộc lòng đoạn vừa học.
- Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước
- HS nghe
Thời gian: 45 phút
Toán
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
 -Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại
 - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
HS làm BT1 (a,b), 3, 4
HS khá giỏi: BT2, 5
 III. Hoạt động trên lớp:
GV
HS
Hỗ trợ
1.KTBC: 5ph
 -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT VN tiết 140.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
2.Bài mới:
 Giới thiệu bài (1ph)
HĐ1: Hướng dẫn luyện tập
Mt: Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại
 - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Bài 1a,b: 
 -Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT.
-GV chữa bài của HS trên bảng lớp.
Bài 2: Dành cho HD khá giỏi
Gọi HS đọc bài, HD HS kẻ bàng sau đó tìm số bé, số lớn.
 Bài 3:
 -Gọi HS đọc đề bài toán.
-Hỏi:
 +Bài toán thuộc dạng toán gì?
+Tổng của hai số là bao nhiêu?
+Hãy tìm tỉ số của hai số. 
-Yêu cầu HS làm bài.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
 -Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
BT5: Dành cho HS khá giỏi
Gọi HS đọc BT
Bài toán dạng toán gì?, cho gì, yêu cầu gì?
Gọi HS lên bảng giải, chữa bài
3.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học.
-Dặn HS về nhà làm lại các bài tập 2,5
- Chuẩn bị bài sau
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe. 
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a) a = 3, b = 4. Tỉ số = .
b) a = 5m ; b = 7m. Tỉ số = .
-Theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra bài của mình.
Tổng hai số
72
120
45
Tỉ số của hai số 
Số bé
12
15
18
Số lớn
60
105
27
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK.
+Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
+Tổng của hai số là 1080.
+Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng số thứ hai.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vàovở.
Tổng số phần bằng nhau
7 + 1 = 8 (phần)
Số thứ nhất: 1080:8 x 7 = 945
Số thứ hai: 1080 : 8 = 135
Đáp số: Số thứ nhất: 945
 Số thứ hai: 135
-HS làm bài vào vở, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Tổ số phấn bằng nhau
2 + 3 = 5 (phần)
Chiều rộng hình chữ nhật: 
125 : 5 x 2 = 50 (m)
Chiều dài hình chữ nhật: 
125: 5 x 3 = 75 (m)
Đáp số: chiều rộng: 50m
 chiều dài: 75 m
HS đọc BT
Dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Nửa chu vi hình chữ nhật
64 : 2 = 32 (m)
Chiều dài hình chữ nhật
(32 + 8) : 2 = 20 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật: 
(32 – 8 ) : 2 = 12 (m)
Đáp số: chiều dài: 20 m
 Chều rộng: 12 m
-HS nghe
Thời gian: 45 phút
Đạo đức
Bài: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (tt)
I.Mục tiêu: 
- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan tới học sinh).
- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật giao thông và vi phạm Luật giao thông . 
 - Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
II.Đồ dùng: 
 -SGK Đạo đức 4.
 -Một số biển báo giao thông.
 -Đồ dùng hóa trang để chơi đóng vai.
III.Hoạt động trên lớp:
GV
HS
Hỗ trợ
1. Ổn định: 1ph
2. Bài cũ: (5ph) Gọi HS nêu ghi nhớ bài tôn trọng Luật giao thông, Nêu VD tôn trọng luật giao thông, trường hợp không tôn trọng luật giao thông 
- Nhận xét
3. Bài mới
- Giới thiệu: 1ph
Hoạt động1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông. (10ph)
Mt: HS biết được biển báo và ý nghĩa của biển báo giao thông
 -GV chia HS làm 3 nhóm và phổ biến cách chơi. HS có nhiệm vụ quan sát biển báo giao thông (khi GV giơ lên) và nói ý nghĩa của biển báo. Mỗi nhận xét đúng sẽ được 1 điểm. Nếu 3 nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy. Nhóm nào nhiều điểm nhất là nhóm đó thắng.
 -GV hoặc 1 HS điều khiển cuộc chơi.
 -GV cùng HS đánh giá kết quả.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 3- SGK/42) (12ph)
Mt: - Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật giao thông và vi phạm Luật giao thông . 
 -GV chia HS làm 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm nhận một tình huống
 Em sẽ làm gì khi:
a/. Bạn em nói: “Luật giao thông chỉ cần ở thành phố, thị xã”.
b/. Bạn ngồi cạnh em trong ôtô thò đầu ra ngoài xe.
c/. Bạn rủ em ném đất đá lên tàu hỏa.
d/. Bạn em đi xe đạp va vào một người đi đường.
đ/. Các bạn em xúm lại xem một vụ tai nạn giao thông.
e/. Một nhóm bạn em khoác tay nhau đi bộ giữa lòng đường.
 -GV kết luận: Mọi người cần có ý thức tôn trọng luật giao thông ở mọi lúc, mọi nơi.
Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn (Bài tập 4- SGK/42) (8ph)
Mt: HS nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
-GV mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả điều tra.
 -GV nhận xét kết quả làm việc nhóm của HS.
ï Kết luận chung :
 Để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.
3.Củng cố, dặn dò: 3ph
 -Chấp hành tốt Luật giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
 -Về xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
Hát
2 hs nêu
-HS tham gia trò chơi.
-HS thảo luận, tìm cách giải quyết.
-Từng nhóm báo cáo kết quả 
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
6 nhóm nhận nhiệm vụ, mỗi nhóm một tình huống
a/. Không tán thành ý kiến của bạn và giải thích cho bạn hiểu: Luật giao thông cần được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
b/. Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài, nguy hiểm.
c/. Can ngăn bạn không ném đá lên tàu, gây nguy hiểm cho hành khách và làm hư hỏng tài sản công cộng.
d/. Đề nghị bạn dừng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn.
đ/. Khuyên các bạn nên ra về, không nên làm cản trở giao thông.
e/. Khuyên các bạn không được đi dưới lòng đường, vì rất nguy hiểm.
-HS lắng nghe.
-Đại diện từng nhóm trình bày.
-Các nhóm khác bổ sung, chất vấn.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp thực hiện.
Thời gian: 40 phút
Thứ ba ngày tháng năm 2011
Luyện từ và câu
Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM
I.Mục tiêu:
- Hiểu các từ du lịch, thám hiểm(BT1,2). Bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở bài tập 3. Biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giảo câu đôd trong bài tập 4.
II.Đồ dùng:
 -Bảng phụ để HS làm BT4.
III.Hoạt động trên lớp:
GV
HS
Hỗ trợ
1. Ổn định: 1ph
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 1ph
Hđ1: Thực hành (39ph)
Mt: Hiểu các từ du lịch, thám hiểm. Bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở bài tập 3. Biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giảo câu đố trong bài tập 4.
 Bài tập 1:
 -GV giao việc: Các em đọc kĩ đề bài và chọn ý đúng trong 3 ý a, b, c đã cho để trả lời.
 -Cho HS trình bày ý kiến.
 -GV nhận xét + chốt lại ý đúng.
 * Bài tập 2:
 -Cách tiến hành như BT1.
 -Lời giải đúng:
 Ý c: Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
 * Bài tập 3: 
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét và chốt lại.
 -Đi một ngày đànghọc một sàn khôn. Nghĩa là: Ai được đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan trưởng thành hơn. Hoặc: Chịu khó đi đây, đi đó để học hỏi, con người mới sớm khôn ngoan, hiểu bi ... trả lời.
-3 HS đọc nội dung ghi nhớ.
-1 HS đọc yêu cầu, lớp lắng nghe.
-HS đọc 3 câu a, b, c và chọn ra câu nói đúng, lịch sự.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS lần lượt phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
 - HS đọc yêu cầu BT4.
 - HS trình bày kết quả.
HS khá, giỏi đặt được hai câu khiến khác nhau với hai tình huống đã cho ở bài tập 4.
-HS nghe
Thời gian: 45 phút
Tập làm văn
Bài: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I.Mục tiêu: 
- Nhận biết được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật (ND ghi nhớ).
- Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà (mục III).
II.Đồ dùng:
 -Tranh trong SGK.
 -Tranh ảnh một số vật nuôi trong nhà.
 -Một số tờ giấy rộng để HS lập dàn ý.
III.Hoạt động trên lớp:
GV
HS
Hỗ trợ
1. KTBC: 5ph
 -Kiểm tra 1 HS.
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 1ph
Hđ1:Phần nhận xét: (17ph)
Mt: Nhận biết được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật.
* Bài tập 1 + 2 + 3 +4:
- Cho HS làm bài.
- GV nhận xét và chốt lại.
 Bài văn có 3 phần, 4 đoạn:
¶ Mở bài (đoạn 1): Giới thiệu con mèo sẽ được tả trong bài.
¶ Thân bài (đoạn 2 + đoạn 3): Đoạn 2: Tả hình dáng con mèo. Đoạn 3: tả hoạt động, thói quen của con mèo.
¶ Kết luận (đoạn 4): Nêu cảm nghĩ của con mèo.
 * Từ bài văn Con Mèo Hoang, em hãy nêu nhận xét về cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
 -GV nhận xét 
* Ghi nhớ:
 -GV nhắc lại một lượt nội dung ghi nhớ + dặn hS học thuộc ghi nhớ.
Hđ2: Phần luyện tập: (18ph)
Mt: Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc: Các em cần chọn một vật nuôi trong nhà và lập dàn ý chi tiết về vật nuôi đó.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại, khen những hS làm dàn ý tốt.
 3. Củng cố, dặn dò: 4ph
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu HS về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả một vật nuôi.
 -Dặn HS về nhà quan sát ngoại hình con mèo, con chó của nhả em hoặc của nhà hàng xóm.
- HS đọc tóm tắt tin tức đã làm ở tiết TLV trước.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-Cả lớp đọc đề bài Con Mèo Hoang.
-Một số HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-HS phát biểu ý kiến.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm dàn bài cá nhân.
- Một số HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
-HS nghe
Thời gian: 45 phút
Lịch sử
Bài: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH (NĂM 1789)
I.Mục tiêu : 
 - Dựa vào lược đồ, tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa.
+ Quân Thanh xâm lược nước ta, chúng chiếm Thăng Long. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh.
+ Ở Ngọc Hồi, Đống Đa (Sáng mùng 5 Tết quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi, cuộc chiến diễn ra quyết liệt, ta chiếm được đồn Ngọc Hồi. Cũng sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử.) quân ta thắng lớn; quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn bỏ chạy về nước.
+ Nêu công lao của Nguyễn Huệ- Quang Trung: đánh bại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập cho dân tộc. 
II.Đồ dùng:
 -Lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789) trong sgk .
 -PHT của HS .
III.Hoạt động trên lớp :
GV
HS
Hỗ trợ
1.KTBC : 5ph
- Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì ?
- Trình bày kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long .
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới : 
- Giới thiệu bài: 1ph
- GV trình bày nguyên nhân việc Nguyễn Huệ (Quang Trung) tiến ra Bắc đánh quân Thanh .
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm (13ph)
Mt: tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa.
- GV phát PHT có ghi các mốc thời gian :
+ Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (1788)
+ Đêm mồng 3 tết năm Kỉ Dậu ( 1789) 
+ Mờ sáng ngày mồng 5 
- GV cho HS dựa vào SGK để điền các sự kiện chính vào chỗ chấm cho phù hợp với các mốc thời gian trong PHT.
- Cho HS dựa vào SGK (Kênh chữ và kênh hình) để thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh .
- GV nhận xét .
Hoạt động 2: làm việc cả lớp (17ph)
Mt: Quân Thanh xâm lược nước ta, chúng chiếm Thăng Long. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh.
+ Ở Ngọc Hồi, Đống Đa (Sáng mùng 5 Tết quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi, cuộc chiến diễn ra quyết liệt, ta chiếm được đồn Ngọc Hồi. Cũng sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử.) quân ta thắng lớn; quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn bỏ chạy về nước.
+ Nêu công lao của Nguyễn Huệ- Quang Trung: đánh bại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập cho dân tộc. 
- GV gợi ý: 
+ Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc?
+ Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là thời điểm nào? Thời điểm đó có lợi gì cho quân ta, có hại gì cho quân địch?
+ Tại trận Ngọc Hồi nhà vua đã cho quân tiến vào đồn giặc bằng cách nào? Làm như vậy có lợi gì cho quân ta?
- GV chốt lại: Ngày nay, cứ đến mồng 5 tết, ở Gò Đống Đa (HN) nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh .
 -GV nhận xét và kết luận .
3.Củng cố, dặn dò: 4ph
- GV cho vài HS đọc bài học .
 -Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài tiết sau : “Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung”.
 -Nhận xét tiết học .
- 2 HS.
-Cả lớp nhận xét .
-HS lắng nghe.
-HS nhận PHT.
-HS thảo luận và điền vào chỗ chấm .
-HS thuật lại diễn biến trận Quang Trung ..
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời theo gợi ý của GV.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-3 HS đọc .
-HS nghe.
Thời gian: 40 phút
Toán
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
 - Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
HS làm BT2, 4.
HS khá, giỏi BT1, 3
II. Đồ dùng:
Kẻ BT1 lên bảng lớp
III. Hoạt động trên lớp:
GV
HS
Hỗ trợ
1.KTBC: 5ph
 -Gọi HS lên bảng làm lại BT 2 của tiết 144 (luyện tập / 151).
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
2.Bài mới:
Giới thiệu bài: 1ph
Hđ1: Hướng dẫn luyện tập (36ph)
Mt: Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
Bài 1: Dành cho HS khá, giỏi
- Gọi HS đọc đề bài
- Kẻ bảng sau đó hd HS tìm số bé, số lớn dựa vào hiêu của hai số và tỉ số của hai số.
Bài 2
- Yêu cầu HS nêu tỉ số của hai số.
- GV nhận xét, sau đó yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi
- Gọi HS đọc bài toán, HD giải vào vở, chữa bài.
Bài 4
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- GV nhận xét và yêu cầu HS làm bài.
- Gọi 1 HS đọc bài làm trước lớp và chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò: 3ph
 -GV tổng kết giờ học.:
 -Dặn HS về nhà làm 1ại bài tập 3 và chuẩn bị bài sau.
-1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe. 
Hs đọc đề bài
HS lên bảng tìm số bé, số lớn điền vào ô trống.
Hiệu hai số
Tỉ số của hai số
Số bé
Số lớn
15
30
45
36
12
48
-1 HS đọc đề bài, HS cả lớp đọc trong SGK.
-Vì giảm số thứ nhất đi 10 lần thì được số thứ hai nên số thứ nhất gấp 10 lần số thứ hai hay số thứ hai bằng số thứ nhất.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Hiệu số phần bằng nhau
 10 – 1 = 9 (phần)
Số thứ nhất: 738 : 9 x 10 = 820
Số thứ hai: 738 : 9 = 82
Đáp số: Số thứ nhất: 820
 Số thứ hai: 82
HS đọc đề bài, chữa bài.
10 túi gạo nếp có:
220 : 22 x 10 = 100 (kg)
12 túi gạo tẻ có: 
220 : 22 x 12 = 120 (kg)
Đáp số: Gạo nếp: 100 kg
 Gạo tẻ: 120 kg
1 HS đọc to, cả lớp đọc trong SGK.
-Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
-1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi để nhận xét và bổ sung ý kiến.
-HS vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán và làm bài.
-HS cả lớp theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài mình.
Tổng số phần bằng nhau:
3 + 5 = 8 (phần)
Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách:
840 : 8 x 3 = 315 (m)
Đoạn đường từ hiệu sách đến trường học:
840 : 8 x 5 = 525 (m)
Đáp số: 315m; 525m.
-HS nghe
Thời gian: 45 phút
SINH HOẠT TẬP THỂ
I.Mục tiêu:
 - HS tự nhận xét tuần 29
 - Tiếp tục rèn kỷ năng tự quản cho HS.
 - Tổ chức sinh hoạt Đội.
 - Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể, rèn luyện lối sống có trách nhiệm đối với tập thể.
II.Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: (15ph)
Sơ kết tuần 29
1. Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ
2. Lớp trưởng tổng kết:
- GV lắng nghe báo cáo, ghi chép tình hình ưu, khuyết.
- Y/c các tổ có ý kiến
* GV chốt ý: Thống nhất tình hình báo cáo của lớp trưởng cũng như ý kiến của tổ. Đề nghị các bạn vi phạm khắc phục ngay tuần sau và tổ trưởng có trách nhiệm quản lý tổ chặt chẽ hơn nữa. Trong tuần có một số bạn học tập rất tốt như: Ngân, Cương, Dự,....
- Y/c HS công bố điểm thi đua các tổ
* Hoạt động 2: Sinh hoạt đội: (10ph)
- Ôn bài Quốc ca, Đội ca.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tuần sau:
( 5ph)
- Duy trì mọi nề nếp của lớp, trường đề ra.
- Thực hiện vệ sinh cho sạch sẽ
- Thi đua học tập dành nhiều điểm 10, thực hiện tốt bài vở ở nhà cũng như ở lớp.
- Nghiêm túc thực hiện nội quy học sinh.
- Về nhà học bài và chuẩn bị làm bài, sách vở, ĐDHT cho ngày học tuần sau.
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo.
+ HS đi học đầy đủ, đúng giờ
chuẩn bị bài vở tốt, thực hiện vệ sinh sạch đẹp.
- Sơ kết thi đua.
- Lớp trưởng tổng kết, cả lớp lắng nghe.
* Ưu điểm:
+ Học tập: Toàn lớp tiếp thu bài tốt, tích cực xây dựng bài, chuẩn bị đầy đủ sách vở và ĐDHT.
+ Nề nếp: Nghiêm túc trong giờ học, thực hiện đúng quy định của lớp đề ra.
+ Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân và lớp học tốt.
* Khuyết điểm:
+ Còn một vài bạn chưa chuẩn bị tốt việc học tập ở nhà như: Nguyền, Nguyện, Chuẩn,......
+ Tình hình nề nếp có bạn còn nói chuyện riêng trong giờ học chưa tập trung lắng nghe thầy giảng, như bạn:Vụ, Dự, B.Khang, Đầy......
+ Tình hình vệ sinh bạn .... không trực một ngày vào (nếu có)
- Đại diện các tổ ý kiến.(nếu có)
- Lắng nghe 
- Lớp trưởng công bố.
- Thực hiện
- HS thực hiện theo KH đề ra của GV phụ trách (đặt biệt là ban cán sự lớp có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc để cùng nhau học tốt.
Thời gian: 30 phút
 Duyệt của BGH. Tổ trưởng Ngày 24 tháng 3 năm 2011
 Giáo viên soạn
 Nguyễn Ngọc Nin

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoantuan30.doc