Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 - Lê Thị Thúy Hòa

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 - Lê Thị Thúy Hòa

I. MỤC TIÊU :

 - nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.

 - Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.

 - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.

 - Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.

* Bổ sung: - HS nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.

 Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNg:

- GV+HS: Các mẩu chuyện,tấm gương về sự trung thực trong học tập

- Dự kiến hoạt động: Thảo luận nhóm. cá nhân thực hành.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 

doc 40 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 - Lê Thị Thúy Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1	 Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2011
Chào cờ
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Đạo đức
Bài 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP(TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU : 
 - nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
 - Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
 - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
 - Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. 
* Bổ sung: - HS nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.
 Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập. 
II. ĐỒ DÙNg:
- GV+HS: Các mẩu chuyện,tấm gương về sự trung thực trong học tập 
- Dự kiến hoạt động: Thảo luận nhóm. cá nhân thực hành.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 
 GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I.Kiểm tra: Hướng dẫn HS chuẩn bị tư thế và dụng cụ học tập.
II.Bài mới: Giới thiệu bài : . TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
*Hoạt động 1 : Xử lí tình huống 
-Cho HS xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống 
-Hỏi HS : Theo em,bạn Long có thể có những cách giải quyết như thế nào?
- Tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính (Ghi bảng ) :
 a) Mượn tranh,ảnh của bạn để đưa cô giáo xem .
 b) Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà .
 c) Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm,nộp sau .
-Nếu em là Long,em sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao ?
-Cho từng nhóm HS thảo luận và trình bày xem vì sao chọn cách đó .
- Tổng kết ý kiến HS,đưa ra kết luận : Cách giải quyết c) là phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập .
- Vậy thế nào là trung thực trong học tập? Trung thực trong học tập có lợi gì?
*Hoạt động 2: Làm việc cá nhân ( bài tập 1, SGK ) 
-GV nêu yêu cầu bài tập . Hướng dẫn HS thảo luận,làm bài tập .
- GV kết luận :+ Việc làm ( c ) là trung thực trong học tập.
 + Các việc ( a ) , ( b ) , ( d ) là thiếu trung thực trong học tập .
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( bài tập 2,SGK )
- GV nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu mỗi HS tự lựa chọn và đứng vào 
1 trong 3 vị trí,quy ước theo 3 thái độ : 
 tán thành / phân vân / không tán thành
-Cho HS các nhóm có cùng sự lựa chọn thảo luận,giải thích lí do lựa chọn của mình . Hướng dẫn HS cả lớp trao đổi,bổ sung .
-GV kết luận: + ý kiến ( b ) , ( c ) là đúng .
 + ý kiến ( a ) là sai .
- Gọi vài HS đọc phần ghi nhớ trong SGK .
III.Hoạt động tiếp nối:
- Dặn HS sưu tầm các mẩu chuyện,tấm gương về trung thực trong học tập
- Tự liên hệ ( bài tập 6 SGK )
-Mỗi nhóm chuẩn bị 1 tiểu phẩm theo chủ đề bài học( bài tập 5)
- Nhận xét tiết học.
-Hát đàu giờ,chuẩn bị sách vở học tập .
- Nghe giới thiệu
-Mở SGK trang 3 .
- Xem tranh minh hoạ và đọc tình huống
- Liệt kê các cách giải quyết có thể của bạn Long trong tình huống .
- Chọn cách giải quyết thích hợp theo ý mình .
-Thảo luận nhóm rồi cử đại diện trình bày lí do vì sao chọn cách đó .
-Cả lớp trao đổi,bổ sung về mặt tích cực, hạn chế của mỗi cách giải quyết.
-Vài HS đọc phần ghi nhớ ở SGK .
- Mở SGK trang 4.
-HS làm việc cá nhân,trình bày ý kiến,trao đổi,chất vấn lẫn nhau .
- Đọc kĩ 3 ý nêu ở bài tập 2 SGK.
- Bày tỏ thái độ:tán thành,phân vân,không tán thành .
- Từng nhóm cùng quan điểm thảo luận giải thích lí do, cả lớp trao đổi,bổ sung.
-3 HS đọc to phần ghi nhớ trong SGK
- HS nghe
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Toán
Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
 I.MỤC TIÊU :
	- HS ôn tập: Cách đọc,viết các số đến 100 000 - Phân tích cấu tạo số .
	- Đọc,viết,phân tích đúng các số trong phạm vi 100 000.
* Bài tập cần làm: 1, 2, 3(a viết được 2 số) b dòng 1.
 II. ĐỒ DÙNG:
GV+HS: sgk, vở bài tập
Dự kiến hoạt động: cá nhân, cả lớp thực hành.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
 GIÁO VIÊN
 HỌC SINH
 I.Kiểm tra: Hướng dẫn HS chuẩn bị dụng cụ học tập.
 II.Dạy bài mới:
 1/ Ôn lại cách đọc số,viết số và các hàng :
 a) Viết số 83251 lên bảng,yêu cầu HS đọc số này,nêu rõ chữ số hàng đơn vị,chữ số hàng chục,chữ số hàng trăm,chữ số hàng nghìn,chữ số hàng chục nghìn là chữ số nào . 
 b)Làm tương tự như trên với số 83001,80201,80001 .
 c)Giữa hai hàng liền kề nhau có quan hệ như thế nào ?
 d)Em hãy nêu :
-Các số tròn chục ?
-Các số tròn trăm ?
- Các số tròn nghìn ?
- Các số tròn chục nghìn ? 
 2/ Thực hành :
Bài 1: a)Hướng dẫn HS nhận xét,tìm ra quy luật viết các số thích hợp vào dãy số này : Số cần viết tiếp theo số 10000 là số nào ? Và sau nữa là số nào ? 
 b) Nêu yêu cầu và hướng dẫn HS: Dãy số này tròn hàng nào ? 
Bài 2: Nêu yêu cầu ,cho HS tự phân tích mẫu (dựa vào phần 1 vừa ôn trên) sau đó tự làm bài này .Chú ý :Số 70 008 đọc là bảy mươi nghìn không trăm linh tám – không đọc là bảy mươi nghìn linh tám . 
Bài 3: Giúp HS tự phân tích cách làm và tự nói :
 a)Mẫu 1: 8723=8000 +700 + 20 + 3 
 Em hiểu cách viết này như thế nào?
 b)Mẫu 2 : 9000 + 200 + 30 + 2 = 9232
 Em hiểu cách viết này như thế nào ?
 -Hướng dẫn HS nêu nhận xét và xác nhận kết quả đúng . 
 III.Củng cố, dặn dò :: Cho HS chơi trò chơi viết nhanh số đúng:
GV nêu yêu cầu về 1 số,HS viết nhanh số đó lên bảng. 
-VD: GV nêu viết số có 5 chữ số mà chữ số hàng trăm là 8,chữ số hàng đơn vị là 1( **8*1) 
 -Dặn HS VN: bài 4
-Nhận xét tiết học và tuyên dương nhắc nhở.
-Lấy SGK,vở toán chuẩn bị học tập .
-Vài HS đọc:Tám mươi ba nghìn hai trăm năm mươi mốt rồi nêu : chữ số hàng đơn vị là số 1 , chữ số hàng chục là 5,chữ số hàng trăm là 2,chữ số hàng nghìn là 3,chữ số hàng chục nghìn là 8.
-Mỗi số ,2HS thực hành đọc và phân tích như trên .
-Hai hàng đơn vị liền kề nhau lớn nhỏ hơn nhau 10 lần.Ví dụ: 1 chục bằng 10 đơn vị,1 trăm bằng 10 chục ,
- Vài HS nêu được các số tròn chục 10,20,30,
-Các số tròn trăm : 100,200,300,400,...
- Các số tròn nghìn :1000,2000,3000,4000,
-Các số tròn chục nghìn : 10000,20000,30000,
-Vẽ tia số lên bảng con rồi điền các số thích hợp vào chỗ có chấm: 20000,40000,50000,60000,
-HS tự tìm ra quy luật rồi làm vào vở bài tập :
( 38 000,39 000,40 000,,42 000 ).Sau đó nêu: đây là các số tròn nghìn .
- Cá nhân HS tự làm bài tập vào vở.Sau đó từng HS nêu kết quả từng bài,cả lớp nhận xét,chữa chung.
-Nêu được cách làm : Viết mỗi số thành tổng các số tròn nghìn,tròn trăm,tròn chục và đơn vị .
-Tự làm các ý còn lại .
-Nêu được cách làm:Viết tổng các số tròn nghìn,tròn trăm,tròn chục và đơn vị thành số.
-Mỗi tổ cử 1 đại diện lên bảng.
-Sau 4 số,cả lớp bình chọn người đúng nhất,nhanh nhất là thắng cuộc .
- HS nghe.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tập đọc
Tiết 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
 I.MỤC TIÊU:
 -Đọc lưu loát toàn bài, đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm , vần dễ lẫn.
 -Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện,với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật(Nhà Trò, Dế Mèn) .
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện:Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu,xoá bỏ áp bức,bất công.
 - Phát hiện được lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài.
 -Qua đó,giáo dục học sinh có lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ người hoạn nạn.
 II.ĐỒ DÙNG: 
 GV+HS: -Tranh trong SGK 
 -Bảng phụ viết sẵn đoạn văn: “Năm trước,vặt cánh ăn thịt em”
 Dự kiến hoạt động : Thực hành luyện đọc. Trả lời câu hỏi.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 I.Kiểm tra:
-Hướng dẫn học sinh ổn định tư thế ,chuẩn bị dụng cụ học tập
-Giới thiệu 5 chủ điểm của SGK Tiếng Việt - tập 1:
II.Bài mới:
1.Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc:
-Cho HS đoc nối tiêp nhau từng đoạn (2-3 lượt )
-Kết hợp khen những em đoc tốt,sửa lỗi cho những HS phát âm sai,ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp.
-Giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó,giải nghĩa các từ đó.
-Giảng thêm từ: ngắn chùn chùn (ngắn quá,trông khó coi)- thui thủi (cô đơn, một mình lặng lẽ, không có ai bầu bạn). 
-GV đọc diễn cảm cả bài 
 b)Tìm hiểu bài: 
-Em hãy đọc thầm phần đầu truyện và tìm những chi tiết cho thấy:
Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? 
-Em hãy đọc thầm đoạn 2 và :
Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? 
-Em hãy đọc thầm đoạn 3 và cho biết:
Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào ? 
-Em hãy đọc thầm đoạn 4 và tìm hiểu:
Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiêp của Dế Mèn?
-Em hãy đọc lướt toàn bài và nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích,cho biết vì sao em thích hình ảnh đó?
 c)Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
-Mời 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
Lưu ý gợi mở thêm cho HS trong quá trình nhận xét các bạn đọc:
III.Củng cố, dặn dò:
-Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?.
- Nhận xét tiết học
-Hát, ngồi ngay ngắn,chuẩn bị sách vở.
-Mở SGK trang 180 ( phần mục lục)
-Quan sát tranh chủ điểm Thương người như thể thương thân, nhận xét về nội dung tranh
-Nghe giới thiệu về tâp truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài
 -Quan sát tranh, nêu nhận xét.
-Hoạt động đọc nối tiếp:Từng dãy nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài đọc theo yêu cầu của giáo viên.
-Đọc thầm phần chú thích ở SGK
-Hai học sinh đọc cả bài.
-Theo dõi cách đọc diễn cảm của GV.
-Đọc thầm đoạn 1 nêu được: Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò 
-Đọc đoạn 2 và nêu: Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột.Cánh chị mỏng,ngắn chùn chùn, quá yếu.
-Đọc đoạn 3 và nêu:Trước đây ,mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện..
-Đọc đoạn 4 và nêu 
-Cả lớp đọc lướt, tìm nêu các hình ảnh nhân hoá theo sở thích.
4HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài.
-HS nhận xét cách đọc của bạn.
-Luyện đọc theo cặp.
-Thi đọc diễn cảm.
-HS nêu
-HS nghe
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Mĩ thuật
Gv chuyên soạn giảng
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Chính tả
Nghe –viết: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
	Phân biệt l/n
I.MỤC TIÊU:
	-Nghe-viết đúng chính tả,trình bày đúng đoạn :”Một hômvẫn khóc” trong bài TĐ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
	- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu l/n dễ lẫn
II.ĐỒ DÙNG: 
-GV: 3 bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2b.
-HS : vở viết chính tả+ BTT.Việt
-Dự kiến hoạt động: cá nhân, cả lớp thực hành.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 GIÁO VIÊN
 HỌC SINH
I.Kiểm tra: Nhắc nhở HS 
II.Dạy bài mới:
 1/Giới thiệu bài:
 2/Hướng dẫn HS nghe-viết :
-Đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK một lượt.
-Cho HS đọc thầm đoạn văn cần viết,nhắc HS chú ý các tên riêng cần viết hoa,những từ ngữ mình dễ viết sai ( cỏ xước,tỉ tê,ngắn chùn chùn,tảng đá cuộ ... - xao
x
đo- đỏ
x
hiu- hiu
x
Củng cố về cấu tạo tiếng.
Bài 3 tr6 Ghi lại các cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau:
Gió đưa cành trúc la đà
 Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
 Mịt mù khói tỏa cành sương
Nhịp chày Yên Thái ,mặt gương Tây Hồ.
..............................................
HS khá giỏi trả lời( la đà)
Củng cố dặn dò: Vẽ lại sơ đồ cấu tạo của tiếng.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 2 tháng 9 năm 2011
Tiếng Anh
Gv chuyên soạn giảng
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tập làm văn
Tiết 2: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I.MỤC TI£U:
 -HS bước đầu hiểu thế nào là nhân vật.Nhân vật trong truyện là người,là con vật,đồ vật,cây cối  được nhân hoá
 - Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật .
 -Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản . 
 II.ĐỒ DÙNG: 
Gv -2 bảng phụ kẻ bảng phân loại theo yêu cầu của bài tập 1 ở SGK.
HS : vở BTTV
Dự kiến hoạt động: cá nhân, cả lớp.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 GIÁO VIÊN
 HỌC SINH
I.Kiểm tra : -Bài văn kể chuyện khác các bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào ?
II.Dạy bài mới :
 1/Giới thiệu bài : Nêu tên bài.
 2/Phần nhận xét :
Bài tập1:
-Các em mới học những truyện nào ? 
-Treo bảng phụ,gọi 2 HS lên bảng làm bài tập,cho HS cả lớp làm vào vở bài tập . GV hướng dẫn HS nhận xét,chốt lại lời giải đúng .
Bài tập 2: Nhận xét tính cách nhân vật
-Cho HS thảo luận trao đổi theo cặp ở nhóm đôi ,phát biểu ý kiến.
 3/Phần ghi nhớ :
- Gọi 4 HS đọc to phần ghi nhớ ở SGK
 4/ Phần luyện tập :
Bài tập 1:
-Cho HS cả lớp đọc thầm,hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ(chú ý hành động rất khác nhau của ba anh em sau bữa ăn)
-Cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi :
 +Nhân vật trong câu chuyện gồm những ai ? 
 +Bà có những nhận xét gì về tính cách của từng đứa cháu? 
+Em có đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng đứa cháu không ?
 + Vì sao bà có nhận xét như vậy ? 
Bài tập 2 :
- Hướng dẫn HS trao đổi,tranh luận về các hướng sự việc có thể diễn ra :
 +Trường hợp bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến em bé thì bạn ấy sẽ làm gì ?
 +Trường hợp bạnnhỏ nói trên không biết quan tâm đến
 người khác thì bạn ấy sẽ làm gì ? 
- Cho HS tiếp tục thi nhau kể,giúp HS cả lớp nhận xét cách kể của từng bạn ,bình chọn bạn kể hay.
 III.Củng cố- Dặn dò :
- Gọi 2 HS đọc lại phần ghi nhớ ở SGK . 
-Chuẩn bị bài sau : Bài văn bị điểm không
-Nhận xét tiết học 
-2HS trả lời:
Đó là bài văn kể lại một hoặc một số sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật nhằm nói lên một điều có ý nghĩa .
- Nghe giới thiệu.
-1HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu,Sự tích hồ Ba Bể .
-Mỗi dãy bàn cử một HS lên làm bài tập ở bảng lớp.
- Cả lớp cùng làm bài tập vào vở .
-Góp ý nhận xét bài làm ở bảng và chữa bài .
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Thảo luận theo cặp ,đại diện 1 số HS trình bày
- 4 HS đọc phần ghi nhớ ,cả lớp theo dõi.
-1HS đọc bài tập 1.
-Cả lớp đọc thầm cả bài .
-Quan sát tranh minh hoạ trang 14 SGK.
-Thảo luận,trả lời các câu hỏi, nêu dược :
 + ba anh em Ni-ki-ta,Gô-sa,Chi-ôm-ca và bà ngoại.
 +Ni-ki-ta chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình,Gô-sa láu lỉnh,Chi-ôm ca nhân hậu chăm chỉ
 +Em đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng đứa cháu.
 + Bà có nhận xét như vậy là nhờ quan sát hành động của mỗi cháu. 
-1HS đọc to nội dung bài tập 2 
- Thảo luận chung nêu được :
+Chạy lại,nâng em bé dậy,phủi bụi và vết bẩn trên quần áo em bé..
 +Bạn ấy bỏ chạy,tiếp tục vui đùa,bỏ mặc em bé khóc,không quan tâm đến việc gì đã xảy ra ... 
 - Nối tiếp nhau kể chuyện theo ý cá nhân.
-Cả lớp góp ý nhận xét về cách kể của bạn,bình chọn bạn kể hay .
-2 HS đọc .
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Toán
TIẾT 5: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
	- Luyện tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ .
	- Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a.
* Bài tập cần làm : 1, 2(2 câu), 4( chọn 1 trong 3 trường hợp).
 II. ĐỒ DÙNG:
	- GV : Bảng phụ kẻ sẵn 4 bảng bài tập ở bài tập 1 trang 7 SGK.
 - HS: Kẻ sẵn bảng bài tập 3 trang 7 vào vở .
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	GIÁO VI£N	HäC SINH
I.Kiểm tra: 
-Nêu ví dụ về biểu thức chứa 1 chữ ?
- Cho chữ 2 giá trị số,rồi tính giá trị biểu thức đó ?
II. Day bài mới :
 1/Giới thiệu : Nêu đề bài .
 2/Thực hành :
Bài 1: Treo bảng phụ đã ghi sẵn 4 bài tập lên bảng .
- Chia lớp thành 4 nhóm,mỗi nhóm làm 1 bài và cử1 đại diện lên làm ở bảng .
-Hướng dẫn HS nhận xét ,chữa chung .
Bài 2(2 c©u): 
-Cho HS tự làm bài tập ở vở,gọi 1 HS làm bài ở bảng lớp .
-Hướng dẫn HS nhận xét ,thống nhất kết quả 
Bài 4 :
- Xây dựng công thức tính : Vẽ lên bảng 1 hình vuông có cạnh là a .Cho HS nêu cách tính chu vi P của hình vuông .
- GV nhấn mạnh : Vận dụng cách tinh giá trị biểu thức chứa 1 chữ đẻ tinh chu vi các hình vuông có cạnh là a khi
a = 3 cm 
- Cho HS tự làm các phần còn lại .
- Gọi 2 HS nêu cách giải và kết quả từng bài .
III.Củng cố - Dặn dò: 
- Dặn HS vÒ nhµ lµm bµi 3, 2+ 4(phÇn cßn l¹i)
- Nhận xét tiết học 
- Cả lớp thực hiện theo yêu cầu của GV lên bảng con .
- Ghi đề bài .
-1HS đoc và nêu cách làm bài .
- Làm việc cá nhân theo nhóm,mỗi nhóm cử 1 đại diện lên làm ở bảng ,
-Nêu nhận xét và chữa chung .
- 1 HS nêu đề bài .
-Tự giải bài tập .
-Kết quả :a) 56 b) 123
-1 HS nêu đề bài .
- Chu vi hình vuông bằng độ dài cạnh nhân với 4
Khi đô dài cạnh bằng a thì chu vi hình vuông là
P = a x 4 .
- Thảo luận rồi nêu : Khi a = 3 cm thì chu vi hình vuông là P = a x 4 = 3 x 4 = 12 ( cm )
-Tính P khi a = 5 dm, a = 8 m .
-2 HS lần lượt nêu cách giải và kết quả .
- HS nghe
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Khoa (LT)
Luyện thêm
Mục tiêu: 
Củng cố kiến thức bài 1: Con người cần gì để sống và bài 2:Trao đổi chất ở người
Đồ dùng dạy học:
GV+HS: Vở bài tập khoa học
Dự kiến hoạt động: cá nhân, cả lớp.
Hoạt động dạy học:
1.Bài 1tr5/ Khoanh vào chữ cái trước cau trả lời đúng:
Những yếu tố nào dưới đây cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
Tình cảm gia đình ,làng xóm, bạn bè.
Nhà ở, các đồ dùng trong nhà, đường giao thông và các phương tiện giao thông.
Không khí, nước, thức ăn , ánh sáng, nhiệt độ thích hợp.
Trường học, bệnh viện, các cơ sở vui chơi, giải trí.
2.Bài 1tr6/ Viết vào chỗ chấm những từ ngữ phù hợp với các câu sau:
Trong quá trình sống, con người lấy.................................... từ .............................và thải ra.......................................những chất............................................................................................Quá trình đó gọi là quá trình..........
Con người động vật và thực vật có...............với..............................thì mới sống được.
3.Bài 3tr6/ Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất gữa cơ thể người với môi trường.
 vẽ sơ đồ:
Thải ra
Lấy vào
 Khí ô-xi Khí các-bô-níc 	
Cơ thể con người
Thức ăn Phân
Nước uống Nước tiểu
4. Củng cố dặn dò: về nhà học thuộc ghi nhớ sgk và làm bài tập còn lại
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Toán (LT)
Luyện thêm
 I.Mục tiêu:
Rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức có chứa một chữ.
 II.Đồ dùng dạy học:
-GV+HS: Vở BT trắc nghiệm tr 6.
-Dự kiến hoạt động: cá nhân, cả lớp
III. Hoạt động dạy học:
Gv hướng dẫn HS làm bài tập:
 Bài 1 tr 6/ Nối biểu thức với giá trị của biểu thức đó, biết rằng: a=6; b=7
13
72
91
12
b x 13
72: a
a x 12
13 x b
91 : b
12 x a
Gv làm mẫu.
 bài 2 tr6/ Nối với chữ số thích hợp
Cho các số có 3 chữ số, tích của ba chữ số trong mỗi số đều bằng 24.
Tìm chữ số còn thiếu.
8
6
4
3
Bài 3 tr6/ Điền số thích hợp vào chỗ chấm trong bài toán, rồi giải bài toán đó:
 Một người bán được...... kg gạo nếp ; số gạo tẻ gấp 4 lần số gạo nếp. Hỏi người đó bán được tất cả bao nhiêu ki lô gam gạo?
GV gợi ý: HS điền số gạo nếp, tìm số gạo tẻ- tìm tất cả gạo nếp và gạo tẻ.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiếng Việt (LT)
Luyện thêm
I. Mục tiêu: 
Luyện tập về xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản
II.Đồ dùng dạy học:
GV+HS: Vở BT trắc nghiệm tr5
Dự kiến hoạt động: cá nhân, cả lớp
III.Hoạt động dạy học:
Gv gợi ý HS kể theo đề bài:
Mẹ ốm, không đi làm được. Em đi gọi anh y sĩ đến khám cho mẹ . Cô bác xóm làng đến hỏi thăm mẹ. Dần dần, mẹ đã đỡ. em rất mừng, muốn làm thật nhiều việc tốt để mẹ vui và mau khỏi bệnh . Em hãy kể lại câu chuyện đó.
Kể chuyện:
......................................................................................
Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào? Nêu ý nghĩa câu chuyện
2.Củng cố dặn dò: Viết lại câu chuyện vào vở.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tin học
GV chuyên soạn giảng
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 1 và kế hoạch tuần 2
I/ yêu cầu
 - HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
 - Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập, ý thức học của HS trong tuần.
II/ lên lớp
	1. Tổ chức : Hát
	2. Bài mới
 a. Nhận định tình hình chung của lớp:
	- Nề nếp : Lớp có .... em đã ổn định dần nề nếp tự quản
	 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
	 + Đầu giờ trật tự truy bài
	- Học tập: Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
	- Lao động vệ sinh: Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ
	- Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
	- Đạo đức: Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè
b. Kết quả đạt được:
	-Tuyên dương: ...........................................................gương mẫu trong các hoạt động của lớp, ngoan ngoãn, chăm học. 
 - Phê bình: Bạn ....................................................còn hay nói tự do trong giờ học.
c. Bình bầu cán bộ lớp: 
 - Lớp đề cử, GVCN thống nhất:
 Lớp trưởng:..................... Lớp phó:..........................
 Tổ trưởng tổ 1,2 3 lần lượt là: ...................................................
d. Phương hướng :
 	 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. Lập thành tích chào mừng ngày 20.10
 - Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại 
 - Phát huy ưu điểm đã đạt được trong tuần vừa qua.
 - Bọc bìa, dán nhãn vở tất cả các sách vở. 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 1(5).doc