Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2012-2013 (Bản 2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2012-2013 (Bản 2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

I. Mục tiêu

- Củng cố cho HS cách đọc, viết các số đến 100000

- Rèn kĩ năng đọc viết các số đến 100000

- GD HS tính cẩn thận, tỉ mỉ

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ (BT1)

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 31 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2012-2013 (Bản 2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1:
Thứ hai ngày 20 tháng 8 năm 2012
Buổi sáng
NGHỈ
Buổi chiều (lớp 4A)
ĐẠO ĐỨC
Trung thực trong học tập
I. Mục tiêu :
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập, hiểu được trung thực trong học tập là thành thật, không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, kiểm tra, trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến, trung thực trong học tập là trách nhiệm của Hs.
- Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong hoc tập.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh vẽ tình huống (HĐ1) 
III. Các hoạt động dạy - học :
1.Giới thiệu bài : 
- Nêu yêu cầu của bài 
2.Nội dung :
HĐ1: Xöû lyù tình huoáng 
- Treo tranh tình huống 
- Yêu cầu nhóm thảo luận, kể ra tất cả các cách giải quyết của Long
- GV ghi ý kiến của các nhóm ở bảng
- Nếu là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào ? Vì sao em chọn cách đó? 
- Theo em hành động nào là hành động thể hiện sự trung thực ? 
- GV nhận xét hành động thể hiện tính trung thực: Nhận lỗi với cô và xin nộp bài sau
- Nêu ý nghĩa của tính trung thực
Kết luận: Trong học tập, chúng ta cần phải trung thực. Khi mắc lỗi gì trong học tập, ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi
- GV rút ra ghi nhớ
HĐ2: Sự cần thiết phải trung thực trong học tập.
- Trong học tập vì sao phải trung thực ?
- Khi đi học, bản thân chúng ta tiến bộ hay người khác tiến bộ? Nếu chúng ta gian trá, chúng ta có tiến bộ được không?
- Kết luận: Học tập giúp ta tiến bộ. Nếu chúng ta gian trá, giả dối, kết quả học tập là không thực chất, chúng ta sẽ không tiến bộ được..
HĐ3: Luyện tập
Bài tập 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Giáo viên kết luận:
+ Các việc (c) là trung thực.
+ Các việc a, b, d là thiếu trung thực.
Bài tập 2: Giáo viên nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu mỗi học sinh tự lựa chọn và đứng vào 3 vị trí quy ước theo 3 thái độ: tán thành, phân vân, không tán thành.
- Giáo viên kết luận: ý kiến (b,c) là đúng; ý kiến (a) là sai.
Kết luận :
-Chúng ta cần làm gì để trung thực trong học tập ?
-Trung thực trong học tập nghĩa là chúng ta không được làm gì ?
HĐ4 : Liên hệ bản thân.
GV nêu câu hỏi :
- Em hãy nêu những hành vi của bản thân mà em cho là trung thực?
- Nêu những hành vi không trung thực trong học tập mà em đã từng biết?
- Tại sao cần phải trung thực trong học tập? Việc không trung thực trong học tập sẽ dẫn đến chuyện gì ?
GV chốt nội dung bài học :
Trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý, tôn trọng.
“Khôn ngoan chẳng lọ thật thà
Dẫu rằng vụn dại vẫn là người ngay”.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung chính của bài.
- Về nhà tìm 3 hành vi thể hiện sự trung thực và 3 hành vi thể hiện sự không trung thực trong học tập mà em biết.
- Lắng nghe
- Quan sát tranh và đọc nội dung tình huống .
- Lập nhóm thực hiện yêu cầu 
* Đại diện trình bày và giải thích lí do
a. Mượn tranh ảnh của bạn để đưa cô giáo xem.
b. Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà.
c. Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau.
Các nhóm nhận xét, bổ sung 
- Nhận lỗi với cô và xin nộp bài sau
*HS nêu theo ý hiểu
- Khi mắc lỗi gì trong học tập, ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi. Trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu mến, tôn trọng .
*HS trả lời. Ví dụ:
+ Trung thực để đạt được kết quả học tập tốt.
+ Trung thực để được mọi người tin tưởng.
- HS trả lời
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
- Học sinh làm việc cá nhân sau đó trình bày ý kiến, trao đổi chất vấn lẫn nhau.
- Học sinh nắm yêu cầu, suy nghĩa và đứng vào 1 trong 3 vị trí mình lựa chọn.
- Nhóm học sinh có cùng lựa chọn thảo luận giải thích lý do lựa chọn của mình
- Cả lớp trao đổi bổ sung.
- Chúng ta cần thành thật trong học tập, dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi
- không nói dối, không quay cóp, không gian lậntrong học tập
- HS liên hệ từ bản thân 
- HS nêu
LỊCH SỬ
Bài 1: Môn Lịch sử và Địa lý
I. Mục tiêu:
- Biết môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 giúp HS hiểu biết thêm về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. Nhận biết đúng các sự vật hiện tượng lịch sử và địa lí .
- Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ
- Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ VN. (HĐ1)
- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.(HĐ2)
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng HT của môn học
2. Bài mới.
HĐ1: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS đọc bài từ đầu đến quần đảo trên biển.
- GV treo bản đồ hành chính địa lý VN.
- GV giới thiệu vị trí của đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng.
 - Em hãy xác định vị trí của nước ta trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam ?
- GV nhận xét.
- Trên đất nước ta VN có bao nhiêu dân tộc sinh sống ? Họ sống ở đâu?
- GV nhận xét.
- Em đang sống ở nơi nào trên đất nước ta?
HĐ2: làm việc nhóm
 + GV phát cho mỗi nhóm một tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc.
 + HS tìm hiểu và mô tả bức tranh ảnh đó.
GVKL: Mỗi dân tộc sống trên đất nước VN có nét văn hoá riêng song đều có cùng một tổ quốc, một lịch sử VN.
HĐ3: Làm việc cả nhóm 
 - GV đặt vấn đề: để có một tổ quốc tươi đẹp như hôm nay ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em có thể kể được một sự kiện chứng minh điều đó?
 - GV nhận xét và kết luận.
HĐ4: Làm việc cả lớp
 - Để học tốt môn lịch sử và địa lý các em cần phải làm gì?
- GV có thể đưa ra một VD cụ thể .
3. Củng cố - dặn dò
- GV củng cố nội dung bài học 
- Nhận xét tiết học
 -Về nhà học bài chuẩn bị bài sau. 
- HS đọc bài 
- HS quan sát.
- HS lên bảng vừa chỉ vừa trình bày.
* Nước Việt Nam bao gồm phần đất liền và vùng biển rộng, phần đất liền có hình S
+ Phía Bắc giáp với Trung Quốc 
+ Phía Tây giáp với Lào và Cam-pu-chia.
+ Phía Đông và phía Nam là vùng biển rộng lớn, vùng biển phía Nam là một bộ phận của biển Đông. Trong vùng biển nước ta có nhiều đảo và quần đảo 
- HS nhận xét và bổ sung.
- Trên đất nước VN có 54 dân tộc sinh sống, có dân tộc sống ở miền núi hoặc trung du; có dân tộc sống ở đồng bằng hoặc ở các đảo và quần đảo trên biển .
- HS nhận xét.
- HS tự xác định theo hoạt động nhóm đôi.
- Các nhóm trả lời (Khu vực phía bắc)
- Nhóm khác nhận xét.
- Nhóm 4 HS .
+Các nhóm làm việc
*Đại diện các nhóm mô tả các hoạt động của bức tranh ảnh mà mình có.
-HS nhắc lại.
* HS phát biểu ý kiến.(VD : Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ)
- HS nhận xét.
- Tập quan sát sự vật, hiện tượng, thu thập tìm kiếm tài liệu lịch sử, địa lí mạnh dạn nêu thắc mắc đặt cây hỏi và tìm câu trả lời. Tiếp đó em nên trình bày kết quả học tập bằng cách diễn đạt của mình.
- HS nhắc lại
TOÁN (TĂNG)
Ôn tập các số đến 100 000
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS cách đọc, viết các số đến 100000
- Rèn kĩ năng đọc viết các số đến 100000
- GD HS tính cẩn thận, tỉ mỉ
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ (BT1)
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Ôn tập kiến thức
- Gọi HS nêu một số ví dụ về các số đến 100000 và nêu tên các hàng của số đó.
- Yêu cầu HS đọc các số: 14567, 27646
- Yêu cầu HS viết số:
+ Ba mươi hai nghìn năm trăm sáu mươi tám
+ Mười chín nghìn ba trăm bốn mươi hai
- Nhận xét, cho điểm
- Củng cố cách đọc, viết các số trong phạm vi 100000
HĐ2: Luyện tập, thực hành
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a. 48798, 48799,.,.., 48802
b. 34587, 34589, ., .., 34595 
c. 27370,,..,27385,..
- Yêu cầu HS đọc đề
- Nêu đặc điểm của các dãy số.
- Yêu cầu HS làm bài
- Yêu cầu HS đọc và phân tích hàng của các số trong các dãy số trên
- Củng cố cách đọc, các hàng của các số đến 100000
Bài 2: Viết các số gồm:
a. 5 chục nghìn, 3 nghìn, 7 trăm, 6 chục, 2 đơn vị
b. 1 chục nghìn, 5 trăm, 9 chục
c. 7 chục nghìn, 2 nghìn, 8 đơn vị
- Yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài
- Yêu cầu HS đọc các số vừa viết
- Củng cố các hàng của các số đến 100000, đọc, viết các số đến 100000
Bài 3: Viết mỗi số sau thành tổng
a. 23651 b. 40807
c. 50092 d. 82006
- Yêu cầu HS đọc đề
- Goi HS nêu cách viết một số thành một tổng.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Nhận xét
- Củng cố cách viết một số thành một tổng
Bài 4: Từ ba chữ số 2, 5, 6 hãy viết các số có 3 chữ số khác nhau.
- Yêu cầu HS đọc đề
- Gọi HS nêu cách làm.
- Yêu cầu HS làm bài
- Có bao nhiêu số vừa lập được
- Nhận xét
- Củng cố cách lập số từ các số cho trước
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- HS nêu ví dụ
*HS nêu được nhiều ví dụ
- HS đọc
- HS viết
- HS đọc đề
*HS nêu: 
a. Các số cách nhau 1 đơn vị
b. Các số cách nhau 2 đơn vị
c. Các số cách nhau 5 đơn vị
- 3HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
Đáp số:
a. 48798, 48799, 48800,48801, 48802
b. 34587, 34589,34591, 34593, 34595 
c. 27370, 27375, 27380, 27385, 27390
- HS đọc và phân tích
*1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
Đáp án:
a. 53762 c. 72008
b. 1059
- HS đọc
- HS đọc đề
*HS nêu
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
Đáp án:
a. 23651 = 20000 + 3000 + 600 + 50 + 1
b. 40807 = 40000 + 800 + 7
c. 50092 = 50000 + 90 + 2
d. 82006 = 80000 + 2000 + 6
- HS đọc đề
*HS nêu cách làm.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
Đáp án:
Từ ba chữ số 2, 5, 6 có thể lập được các số có 3 chữ số khác nhau là:
256, 265, 526, 562, 625, 652
- 6 số
Thứ ba ngày 21 tháng 8 năm 2012
Buổi sáng
NGHỈ
Buổi chiều (lớp 4B)
LUYỆN CHỮ
Luyện viết bài: Âm thanh thành phố
I. Mục tiêu :
- Giúp hs thực hành luyện viết kiểu chữ đứng, chữ nghiêng bài : Âm thanh thành phố.
- Rèn kĩ năng viết đúng, đều, đẹp cả 2 kiểu chữ.
- Giáo dục ý thức viết đúng ,viết đẹp.
II. Đồ dùng : 
- Vở luyện viết quyển 1,2.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: HD đọc và tìm hiểu nội dung:
- GV đọc mẫu bài.
- Hải nghe thấy những âm thanh gì của thành phố?
- Nêu nội dung bài?
- Trong bài có những từ nào khó viết?
- Yêu cầu HS viết ra nháp
- HD cách trình bày
 + Bài được trình bày bao nhiêu dòng?
 + Trong bài có những danh từ riêng nào?
 + Nêu cách trình bày mỗi dòng?
 + Mỗi chữ cách nhau như thế nào?
- GV đọc mẫu lần 2
HĐ2 : Thực hành viết
- GV quan sát nhắc nhở.
- Yêu càu HS viết vào vở
- GV thu vở chấm, nhận xét.
HĐ 3:Củng cố dặn dò.
- Nêu lại nội dung của bài viết
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện viết nhiều hơn
- HS nghe và đọc thầm.
 *HS đọc ... . Xây dựng nề nếp lớp
- GV yêu cầu lớp tự đề ra nội qui chung của lớp
GV chốt, xây dựng nội qui chung yêu cầu cả lớp thực hiện.Cụ thể là:
-Đi học đầy, đủ đúng giờ 
-Học và làm bài đầy đủ
-Tích cực phát biểu ý kiến trong mọi hoạt động 
-Thực hiện tốt các hoạt động của lớp, trường như: lao động, thể dục vệ sinh, sinh hoạt tập thể...
...
Yêu cầu HS thực hiện tốt các nội qui đã đề ra
3. Củng cố, dăn dò
- Yêu cầu HS nhắc lại nội quy đã đề ra
- Nhắc nhở ban cán sự cần làm tốt công việc của mình
- Dặn HS cần thực hiện tốt nội quy của trường, lớp
- HS bình bầu
* Ban cán sự nhận nhiệm vụ 
- Lớp thảo luận đề ra nôi quy của lớp
- Lắng nghe
- HS thưc hiện
CHÍNH TẢ
Nghe - viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. Mục tiêu
- Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Rèn cho HS kĩ năng viết nhanh, viết đẹp
- Giáo dục HS ý thức luyện chữ đẹp
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ (BT2)
III. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm ta bài cũ : 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
- Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe thầy đọc và viết đúng chính tả một đoạn của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Sau đó sẽ làm các bài tập phân biệt những tiếng có phụ âm l/n các em dễ đọc sai, viết sai.
HĐ1 : Hướng dẫn HS nghe viết 
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK 1 lượt.
- Đoạn văn có mấy câu? Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào ? 
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
- GV chấm từ 7- 10 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2 (bảng phụ)
- GV lựa chọn phần a
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập 2 lên bảng lớp. 
- Yêu cầu HS tự làm.
- Nhận xét, chữa bài và tuyên dương HS làm bài đúng, nhanh nhất
3. Củng cố, dăn dò
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng. 
- Dặn dò chuẩn bị bài sau Mười năm cõng bạn đi học. 
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS nhắc lại tên bài.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm lại đoạn văn cần viết 1 lượt.
- . 6 câu, chữ đầu đoan văn viết hoa và lùi vào một ô
- Nhà Trò (tên riêng), các chữ cái đầu câu
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn,
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết bài vào vở
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh trên bảng phụ, HS dưới lớp làm vào VBT.
- Đọc lại lời giải và chữa bài của mình theo lời giải đúng.
Lời giải: 
lẫn nở nangbéo lẳnchắc nịch .lông màyloà xoà.làm cho
- HS trả lời.
TOÁN (TĂNG)
Luyện: Biểu thức có chứa một chữ
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS các kiến thức về biểu thức có chứa môt chữ, giá tri của biểu thức có chứa một chữ
- Rèn cho học sinh biết cách tính giá tri biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ
- Giáo dục HS tính cẩn thận, biết áp dụng vào thực tiễn
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ (BT1)
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Củng cố kiến thức
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về biểu thức có chứa một chữ.
- Yêu cầu HS thay chữ bằng số và tính giá tri biểu thức đó.
- Để tính giá trị biểu thức chứa chữ ta làm thế nào?
- Củng cố về cách tính giá tri biểu thức chứa chữ.
HĐ2: Luyện tập thực hành 
Bài 1: (bảng phụ)
Viết giá trị của biểu thức vào ô trống
x
23567
5308
24186
37402 + x
x - 16479
- Yêu cầu HS đọc đề
- Để tính được biểu thức ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét
- Củng cố cách tính giá trị biểu thức chứa chữ
Bài 2: Tính giá trị các biểu thức sau:
a. 62356 - 43011 : a với a = 3 , a = 9
b. 72073 - b - 33799 với b = 23075
- Yêu cầu HS đọc đề
- Gọi HS nêu thứ tự tính hai biểu thức 
trên.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Nhận xét.
- Củng cố thứ tự tính giá trị biểu thức
Bài 3: Dưa vào một trong ba biểu thức ở bài 2, em hãy đặt một đề toán thích hợp
- Yêu cầu HS đọc đề
- Yêu cầu HS đặt đề toán
- Nhận xét
- GV chọn một đề toán hay để làm đề bài cho HS cùng giải.
- Yêu cầu HS đọc đề và nêu hướng giải
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét
- Củng cố cách đặt đề toán dựa vào biểu thức cho trước.
3. Củng cố, dăn dò
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính giá trị biểu thức có chứa một chữ.
- Nhận xét tiết học
- Dăn HS về nhà làm lai bài
- HS lấy ví dụ
- HS làm
- Ta thay chữ bằng số rồi tính giá trị biểu thức đó.
- HS đọc
- Ta lần lượt thay các giá trị của x vào biểu thức
*3 HS lên bảng làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở
Đáp án:
x
23567
51308
24186
37402 + x
60969
88710
61588
x - 16479
7088
34829
7707
- HS đọc
-HS nêu:
a. Thực hiện phép nhân trước, phép trừ sau
b. Thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
*3 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
Đáp án:
a. Với a = 3 ta có biểu thức:
62356 - 43011 : 3 = 62356 - 14337
 = 48019
Với a = 9 ta có biểu thức:
62356 - 43011 : 9 = 62356 - 4779
 = 57577
b. Với b = 23075 ta có biểu thức
72073 - 23075 - 33799 = 48998 - 33799
 = 15199
- HS đọc đề
- HS đặt đề toán. Ví dụ: Một cửa hàng ngày đầu bán được 62356kg thóc, ngày thứ hai bán được 43011kg thóc, ngày thứ ba bán được bằng ngày thứ hai. Hỏi ngày thứ ba bán được ít hơn ngày đầu bao nhiêu ki - lô -gam thóc?
*HS đặt được nhiều đề toán hay
*HS nêu hướng giải theo đề toán cô giáo chọn
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
Thứ sáu ngày 24 tháng 8 năm 2012
Buổi sáng (lớp 4C + 4D)
TIẾNG ANH
GVC
THỂ DUC
GVC
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Luyện tâp về cấu tạo của tiếng
I. Mục tiêu
- Phân tích cấu tạo của tiếng trong 1 số câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trước..
- Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học( âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở BT1.
- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3. 
- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II . Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng (BT1)
III . Các hoạt động dạy - học :
1.Kiểm tra bài cũ : Cấu tạo của tiếng
Phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu Ơ hiền gặp lành
GV nhận xét ghi điểm
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu bài học 
b. Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1: (bảng phụ)
- Gọi HS đọc yêu cầu - ví dụ
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét
- Trong hai câu trên có tiếng nào không đủ ba bộ phận không?
- Củng cố cấu tạo của tiếng.
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm
- GV nhận xét
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 4:
- Yêu cầu HS đọc đề
- Em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau?
- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng: Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau - giống nhau hoàn toàn hoặc giống nhau không hoàn toàn
- Yêu cầu HS nhắc lại và lấy ví dụ về hai tiếng bắt vần với nhau.
- Củng cố về hai tiếng bắt vần với nhau.
Bài tập 5:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV gợi ý:
- Đây là câu đố chữ (ghi tiếng) nên cầm tìm lời giải là các chữ ghi tiếng.
- Câu đố yêu cầu: bớt đầu tức là bớt âm đầu; bớt cuối tức là bỏ âm cuối
- Yêu cầu HS nêu lời giải
GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
Tiếng có cấu tạo như thế nào? Những bộ phận nào nhất thiết phải có? Nêu ví dụ.
- Nhận xét tiết hc
Cả lớp làm bài vào vở nháp
2 HS lên bảng làm
HS nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm từng cặp và phân tích vào nháp câu: 
 Khôn ngoan đối đáp người ngoài.
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- Đai diện 2 nhóm viết kết quả vào bảng phụ
HS nhận xét
Không có
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi
- Lời giải: hai tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ là: ngoài – hoài (vần giống nhau: oai)
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS suy nghĩ, thi làm bài đúng, nhanh trên bảng con
Lời giải:
+ Các cặp tiếng bắt vần với nhau: choắt – thoắt; xinh – nghênh
+ Cặp có vần giống nhau hoàn toàn: choắt – thoắt (vần: oắt)
+ Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn: xinh – nghênh
- HS đọc yêu cầu của bài tập
*HS nêu theo ý hiểu
- HS nhắc lại và lấy ví dụ
*HS lấy được nhiều ví dụ
HS đọc yêu cầu của bài tập 
HS nghe gợi ý của GV
*HS nêu lời giải: út – ú – bút
Tiếng gồm có 3 bộ phận đó là âm đầu, vần và thanh. Bộ phận vần và thanh nhất thiết phải có.
TOÁN
Luyên tập
I. Mục tiêu
- Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông co độ dài cạnh a. Tính được giá trị của biểu thức có chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
- Rèn cho HS kĩ năng tính toán chính xác , rõ ràng .
- Vận dụng tốt kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày .
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ (BT1)
III.Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS làm bài ở bảng 
Tính giá trị biểu thức 123 + b với b = 145 , b = 561 , b = 30 
- Nhận xét ghi điểm 
2. Nội dung :
Bài 1 (mỗi ý làm một trường hợp)
- Bài tập yêu cầu làm gì ?
- Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài 1a và yêu cầu HS đọc đề bài 
- Làm thế nào để tính giá trị của biểu thức 6 x a với a = 5 
- Yêu cầu HS làm bài
- Các phần khác làm tương tự
- Sửa bài và ghi điểm 
Bài 2 (a, c)
- Gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét ghi điểm 
- Củng cố cách tính giá trị biểu thức có chứa một chữ
 Bài 4 (a)
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông 
- Nếu hình vuông có cạnh là a thì chu vi là bao nhiêu ?
- Gọi chu vi của hình vuông là P, cạnh là a thì công thức tính chu vi là gì?
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét sửa bài cho HS
- Củng cố cách tính chu vi hình vuông
3. Củng cố, dăn dò
- Muốn tính biểu thức có chứa một chữ ta làm thế nào ?
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà làm lại bài. Chuẩn bị bài sau cho tốt hơn .
Cả lớp làm nháp 
Đáp án : b = 268 , 684 , 153
- Tính giá trị của biểu thức
- Tính giá trị của biểu thức 6 x a
* Thay số 5 vào chữ a rồi tính 
- 1 em làm ở bảng phụ, lớp làm vở 
Đáp án : a .42 c. 106
 b .9 d. 79
- 1HS đọc đề
*2 em làm ở bảng , lớp làm VBT
a. 35 + 3 x 7 = 35 + 31 = 56
c. 237 – ( 66 + 34 ) = 237 – 100 = 137 
- Nhận xét bài làm của bạn 
-Ta lấy số đo một cạnh nhân với 4
- Chu vi là a x 4
* P = a x 4
-1 em giải ở bảng . Lớp làm vào vở 
 a. Chu vi hình vuông :
 3x 4 = 12 (cm)
- Nhận xét bài làm của bạn
- Ta chỉ việc thay chữ bằng số rồi tính
Nhận xét giáo án
 Ngày 20 tháng 8 năm 2012 .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_1_nam_hoc_2012_2013_ban_2_cot_chuan_kien.doc