LUYÊN TỪ VÀ CÂU
CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng là gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần và thanh.
- Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói chung.
- HS vận dụng bài học làm tốt bài tập.
II. Chuẩn bị: - Gv: Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ của tiếng; Bộ chữ cái ghép tiếng.
- HS : Vở bài tập, SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Ổn định: Chuyển tiết
2. Bài cũ: Kiểm tra sách vở của học sinh.
3.Bài mới: - Giới thiệu bài – Ghi đề.
Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được cấu tạo các bộ phận của một tiếng, từ đó hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
Tiết 1 TOÁN. ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 ( T2 ) I. Mục tiêu : Giúp HS ôn tập về: - Tính nhẩm; cộng trừ 4 phép tính trong phạm vi 100 000; so sánh các số đến 100 000; luyện tập về bài toán thống kê số liệu. - HS thực hiện đúng các dạng toán trên một cách thành thạo. - Có ý thức tự giác làm bài, tính toán cẩn thận, chính xác và trình bày sạch. II. Chuẩn bị : - Gv : Bảng phụ. - HS : Xem trước bài trong sách. III. Các hoạt động dạy - học : 1. Ổn định : Nề nếp. 2. Bài cũ : Sửa bài tập luyện thêm. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài, ghi đề. Giáo viên Học sinh HĐ1 : Luyện tính nhẩm. - Cho HS tính nhẩm các phép tính đơn giản bằng trò chơi: “ Tính nhẩm truyền”. VD: GV viết các phép tính lên bảng, sau đó gọi HS đầu tiên tính nhẩm và cứ thế gọi tiếp bạn khác với các phép tính nối tiếp. 7000 + 3000 8000 - 2000 6000 : 2 4000 x 2 11000 x 3 42000 : 7 - GV tuyên dương những bạn trả lời nhanh, đúng. HĐ2 : Thực hành - GV cho HS làm các bài tập. - Gọi HS nêu yêu cầu bài 1,2,3 và 4. Bài 1: Bài 2 : - Yêu cầu HS làm vào VBT. Bài 3 :- Gọi 1-2 em nêu cách so sánh. Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Gọi 2 em lên bảng sửa bài, dưới lớp nhận xét. - Sửa bài chung cho cả lớp. Bài 4 :- Yêu cầu HS tự làm bài. Bài 5 :- Cho HS đọc đề, nêu yêu cầu và hướng dẫn cách làm. - GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập 5 ( SGK) lên bảng. Hướng dẫn HS thêm vào bảng số liệu: - Gọi 2 em lên bảng sửa bài, dưới lớp nhận xét. - Sửa bài chung cho cả lớp. - Yêu cầu HS trả vở và sửa bài. - Theo dõi, lắng nghe. -Vài em nhắc lại đề. - Cả lớp cùng chơi. - 1 em nêu yêu cầu. - Thực hiện cá nhân. - Làm bài vào vở. - Đổi vở chấm đúng / sai. - Thực hiện làm bài, rồi lần lượt lên bảng sửa, lớp theo dõi và nhận xét. - Sửa bài nếu sai. 4.Củng cố :- Chấm một số bài, nhận xét – Nhấn mạnh một số bài HS hay sai.. - Hướng dẫn bài luyện tập thêm về nhà. - Giáo viên nhận xét tiết học. LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ I. Mục tiêu Học xong bài ày HS biết: Vị trí địa lí, hính dáng của đất nước ta. Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc. Một số yêu cầu khi học môn lịch sử và địa lí. II. Đồ dùng dạy – học: Bản đồ địa lí tự nhiên Viêït Nam, bản đồ hành chính Việt Nam. Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Ổn định: Chuyển tiết Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng sách vở của HS. Bài mới : Giới thiệu bài Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV giơí thiệu vị trí của đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng. - HS trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí tỉnh mà em đang ở. Hoạt động 2: Làm việc nhóm. - GV phát cho mỗi nhóm một tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó ở một vùng, yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc ảnh đó. - Các nhóm làm việc, sau đó trình bày trước lớp. GV kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất Việt Nam có nét văn hoá riêng song cúng có một tổ quốc, một lịch sử Việt Nam. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp GV đặt vấn đề: Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng và giữ nước. Em nào có thể kể được một sự kiện để chúng minh điều đó? - GV kết luận Hoạt động 4: Hướng dẫn cách học. - HS theo dõi. - Lên bảng chỉ và nêu tên tỉnh mình đang sống. - Nhận tranh ảnh, thảo luận trong nhóm tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc ảnh của nhóm mình. - Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. - 2 – 3 em nhắc lại kết luận. - HS kể theo sự hiểu biết của mình. 4, Củng cố: - Yêu cầu HS nhắc lại những yêu cầu chính của tiết học. LUYÊN TỪ VÀ CÂU CẤU TẠO CỦA TIẾNG I. Mục đích, yêu cầu: - HS nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng là gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần và thanh. - Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói chung. - HS vận dụng bài học làm tốt bài tập. II. Chuẩn bị: - Gv: Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ của tiếng; Bộ chữ cái ghép tiếng. - HS : Vở bài tập, SGK. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Ổn định: Chuyển tiết 2. Bài cũ: Kiểm tra sách vở của học sinh. 3.Bài mới: - Giới thiệu bài – Ghi đề. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được cấu tạo các bộ phận của một tiếng, từ đó hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với nhau trong thơ. Giáo viên Học sinh HĐ1: Tìm hiểu bài. a. Nhận xét: - GV treo bảng phụ ghi sẵn câu tục ngữ trong SGKõ. - Yêu cầu 1: HS đếm số tiếng trong câu tục ngữ. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn Yêu cầu 2: Đành vần tiếng bầu và ghi lại cách đánh vần đó. - GV ghi kết quả của HS lên bảng bằng các màu phấn khác nhau. - Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo tiếng bầu. H: Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành? - GV chốt lại: Tiếng do âm b, vần âu và thanh huyền tạo thành. - Yêu cầu 4: Phân tích các tiếng còn lại và rút ra nhận xét. - GV giao cho mỗi nhóm phân tích 1 tiếng. - Gọi HS lên bảng chữa bài. GV nhận xét và sửa bài cho cả lớp - Yêu cầu HS nhắc lại kết quả phân tích. H: Tiếng do những bộ phận nào tạo thành? H: Những tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng bầu? tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu? - Gọi một vài HS nêu nhận xét chung về cấu tạo của một tiếng. b. Rút ra ghi nhớ. Mỗi tiếng gồm có 3 bộ phận: Aâm đầu, vần và thanh. Tiếng nào cũng có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu. HĐ2: luyện tập. Bài 1 : - Gọi 1 HS đọc đề và nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS làm vào vở bài tập. - Gọi HS lên bảng sửa bài. - Chấm và sửa bài ở bảng theo đáp án gợi ý sau Bài 2 : - Gọi 1 HS đọc đề và nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS làm vào vở bài tập. - Gọi HS lên bảng sửa bài. - Chấm và sửa bài cho cả lớp. Đáp án: là chữ sao - Tất cả HS đếm thầm. - 1-2 em làm mẫu( đếm thành tiếng dòng đầu bằng cách đập nhẹ tay lên mặt bàn). Kết quả là 6 tiếng. - Tất cả lớp làm theo đếm thành tiếng dòng còn lại.( là 8 tiếng). - Cả lớp đánh vần thầm. - 1 HS làm mẫu đánh vần thành tiếng. - Cả lớp đánh vần thành tiếng và ghi lại cách đánh vần vào bảng con: bờ-âu-bâu-huyền-bầu. - HS giơ bảng con báo cáo kết quả. - 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận, trao đổi . - 1-2 HS trình bày kết luận, HS khác nhận xét, bổ sung. - Hoạt động nhóm bàn 3 em. - Đại diện nhóm lên bảng chữa bài. - Theo dõi, sửa bài trên phiếu nếu sai. - HS tự làm - HS tự làm 4 .Củng cố: - Gọi 1HS đọc lại ghi nhớ . - Tuyên dương những em học tốt. - Nhận xét tiết học. ĐẠO ĐỨC TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TIẾT 1) I. Mục tiêu : - Giúp học sinh nhận thức được cần phải trung thực trong học tập. Trung thực trong học tập là không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, bài kiểm tra. - Hình thành và rèn cho học sinh thói quen biết trung thực trong học tập. - Học sinh biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập. II. Chuẩn bị : - GV : Tranh vẽ, bảng phụ. - HS : Xem trước bài, sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. III. Hoạt động dạy và học 1-Ổån định : chuyển tiết 2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh. 3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề Giáo viên Học sinh HĐ1 : Xử lí tình huống. - Cho HS xem tranh SGK và đọc nội dung tình huống. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 em liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống. - Gv tóm tắt thành các cách giải quyết chính. a) Mượn tranh của bạn để đưa cho cô giáo xem. b) Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà. c) Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau. H: Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao chọn cách giải quyết đó? - GV kết luận: Cách giải quyết I là phù hợp nhất, thể hiện tính trung thực trong học tập. Khi mắc lỗi gì ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi. - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. HĐ2: Làm việc cá nhân bài tập1 (SGK). - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1 trong SGK.. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân bài tập 1 - GV lắng nghe HS trình bày và kết luận: + Ý I là trung thực trong học tập. + Ý (a), (b), (d) là thiếu trung thực trong học tập. HĐ3 : Thảo luận nhóm bài tập 2 (SGK). GV nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu HS lựa chọn và đứng vào 1 trong 3 vị trí, quy ước theo 3 thái độ: + Tán thành + Phân vân + Không tán thành - Yêu cầu HS các nhóm cùng sự lựa chọn và giải thích lí do lựa chọn của mình. - GV có thể cho HS sử dụng những tấm bìa màu . VD: Tán thành thì giơ bìa màu đỏ. Không tán thành giơ bìa màu xanh Phân vân thì giơ bìa màu vàng - GV kết luận: Ý kiến (b), (c) là đúng, ý (c) là sai. - GV kết hợp giáo dục HS: H: Chúng ta cần làm gì để trung thực trong học tập? - GV khen ngợi các nhóm trả lời tốt, động viên nhóm trả lời chưa tốt. HĐ4 : Liên hệ bản thân. - GV tổ chức làm việc cả lớp. - Cho HS sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trog học tập. H: Hãy nêu những hành vi của bản thân em mà em cho là trung thực? H: Nêu những hành vi không trung thực trong học tập mà em đã từng biết? - GV chốt bài học: Trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý, tôn trọng. “ Khôn ngoan chẳng lọ thật thà Dẫu rằng vụng dại vẫn là người ngay” - HS quan sát và thực hiện. - Theo dõi, lắng nghe. - Thảo luận nhóm 2 em. - Trình bày ý kiến thảo luận, mời bạn nhận xét. - HS theo dõi. - Một số em trình bày trước lớp. - Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. - Theo dõi, lắng nghe. - Vài em đọc ghi nhớ, lớp theo dõi. - Nêu yêu cầu : Giải quyết các tình huống. - Mỗi HS tự hoàn thành bài tập 1. - HS trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn lẫn nhau. - Nhóm 3 em thực hiện thảo luận. - Các nhóm trình bày ý kiến, cả lớp trao đổi, bổ sung. Lắng nghe và trả lời: cần thành thật trong học tập, dũng cảm nhận lỗi mắc phải, không nói dối, không coi cóp, chép bài của bạn, không nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra. - HS nêu trước lớp. - Tự liên hệ. Lắng nghe và nhắc lại. 4. Củng cố : Hướng dẫn thực hành: - GV yêu cầu HS về nhà tìm 3 hành vi thể hiện sự trung thực, 3 hành vi thể hiện sự không trung thực trong học tập. - Giáo viên nhận xét tiết học. KỂ CHUYỆN SỰ TÍCH HỒ BA BỂ I. Mục đích – Yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. - Hiểu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. 2. Rèn kĩ năng nghe: - Có khả năng tập trung nghe GV kể chuyện, nhớ chuyện. - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn. II. Chuẩn bị : - Gv : Tranh minh hoạ SGK. - HS : Xem trước truyện. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Oåån định : Nề nếp. 2. Bài cũ: - Kiểm tra sách vở của HS. 3. Bài mới: - Giới thiệu, ghi đề. Giáo viên Học sinh HĐ1 : Giáo viên kể chuyện. - Cho HS quan sát tranh minh hoạ câu chuyện : “ Sự tích hồ Ba Bể”. Trong SGK và đọc thầm yêu cầu. - GV kể chuyện 2 lần. - Lần 1 kể bằng lời kết hợp giải nghĩa một số từ khó trong truyện như: + Cầu phúc: cầu xin được hưởng điều tốt lành. + Giao long: loài rắn lớn còn gọi là thuồng luồng. + Bà goá: người phụ nữ có chồng bị chết. + Làm việc thiện: làm điều tốt lành cho người khác. + Bâng quơ: không đâu vào đâu, không có cơ sở để tin tưởng. - Lần 2 kể bằng tranh minh hoạ. - Kể câu chuyện chốt ý từng đoạn. 1. Bà cụ ăn xin xuất hiện trong đêm lễ hội. 2. Bà cụ ăn xin được mẹ con bà goá đưa về nhà. 3. Chuyện xảy ra trong đêm lễ hội. 4. Sự hình thành hồ Ba Bể. HĐ2 : Hướng dẫn HS kể chuyện. - Yêu cầu HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập. * Chú ý : Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn lời của cô. + Kể xong, cần trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Kể chuyện theo nhóm: Đoạn 1 : Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào? Đoạn 2 : Ai cho bà cụ ăn và nghỉ ? Đoạn 3 : Chuyện gì xảy ra trong đêm lễ hội? Đoạn 4 : Hồ Ba Bể hình thành như thế nào? - Yêu cầu 1 học sinh kể cả câu chuyện. b) Thi kể chuyện trước lớp: - Yêu cầu HS kể chuyện nhóm 4 em theo tranh. - Gọi HS xung phong thi kể toàn bộ câu chuyện. - Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi: H. Ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì ? - Cho HS trình bày trước lớp, tổng hợp các ý kiến, chốt ý: Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái ( như mẹ con bà goá) , khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. - GV và cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất để tuyên dương trước lớp. 4. Củng cố: - Gv liên hệ giáo dục HS: Biết quan tâm giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, những người già cả, neo đơn. - Khen ngợi thêm những HS chăm chú nghe kể chuyện và nêu nhận xét chính xác. - Nhận xét tiết học. - Theo dõi quan sát. - Đọc thầm yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK. - Lắng nghe. HS theo dõi. - HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập. - HS kể chuyện theo nhóm bàn. 1–2 em kể mỗi đoạn theo 1 tranh, cả lớp lắng nghe, nhận xét, kể bổ sung. - 1em kể cả câu chuyện -Thực hiện nhóm 4 em kể nối tiếp nhau theo 4 tranh. Lớp theo dõi, nhận xét. - HS xung phong thi kể toàn bộ câu chuyện. Lớp theo dõi, nhận xét. - Thảo luận nhóm bàn. - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Mời bạn nhận xét, bổ sung. 1–2 em nhắc lại ý nghĩa. - Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất. - Lắng nghe, ghi nhận. - Lắng nghe. - Nghe và ghi bài.
Tài liệu đính kèm: