Tiết 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I . Mục tiêu :
- Phân tích cấu tạo của tiếng trong một câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trước.
- Hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
- Các em vận dụng bài học làm tốt bài tập và trình bày sạch sẽ.
II.Chuẩn bị : - Gv : Bảng ậu vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo tiếng và phần vần, bộ xếp chữ.
- HS : Xem trước bài, VBT.
III.Các hoạt động dạy và học :
1.Ổn định : Chuyển tiết
2.Bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng.
Phân tích 3 bộ phận của tiếng trong câu :” Lá lành đùm lá rách” , dưới lớp làm vào nháp Mẫn và Minh lên bảng, sau đó chấm đ/s theo đáp án.
Đáp án:
T1 TOÁN. BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ. I. Mục tiêu : Giúp HS: - Bước đầu nhận biết biểu thức có chứa một chữ. - Biết cách tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể. - Các em tính cẩn thận, chính xác các bài tập và trình bày sạch sẽ. II. Chuẩn bị : - Gv : Bảng phụ vẽ sẵn phần ví dụ để trống các cột. - HS : Xem trước bài. III. Các hoạt động dạy - học : 1. Ổn định : Nề nếp. 2. Bài cũ: “Ôân tập các số đến 10 000”. Bài1: Tính nhẩm. (Ngân) 12 000 + 400 = 12 400 25 000 – 3 000 = 22 000 12 000 + 600 = 12 600 25 000 – 5 000 = 20 000 12 000 = 200 = 12 200 25 000 – 1 000 = 24 000 Bài 2: Tính giá trị của biểu thức. ( 2 em Hồng Minh, Nga lên bảng). ( 75894 – 54689) x 3 13545 +24318 : 3 = 21205 x 3 = 37863 : 3 = 63615 = 12621 - GV chữa bài, nhận xét, ghi điểm cho học sinh. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài - Ghi đề. Giáo viên Học sinh HĐ1 : Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ. a) Biểu thức có chứa một chữ - Gọi 1 HS đọc bài toán ( VD như SGK) . H: Muốn biết Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm như thế nào? - GV nêu dòng đầu của ví dụ: “Lan có 3 quyển vở, mẹ cho thêm 1 quyển vở. Vậy số vở Lan có tất cả bằng số vở đã có cộng với số vở mẹ cho là 3 + 1. - GV gọi 1 HS lên bảng làm tiÕp c¸c dßng sau, dưới lớp làm nháp. - Yêu cầu HS nªu ý kiến nhận xét bài trªn bảng. * Chốt kiến thức trọng tâm của bài: 3 + 1, 3 + 2 , 3 + 0 là các biểu thức có 2 số với một phép tính. - GV nêu vần đề: Nếu thêm a quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển? H: Biểu thức 3 + a có gì khác các biểu thức trên? * GV kết luận: 3 + a là biểu thức có chứa một chữ. b) Giá trị biểu thức có chứa một chữ. H: Nếu thay chữ a bởi số 1 thì 3 + a sẽ viết thành biểu thức của 2 số nào? Và có giá trị bằng bao nhiêu? Vậy: 4 la øgiá trị số của biểu thức 3 + a, khi biết a = 1. - Yêu cầu nhóm 2 em tính giá trị số của biểu thức 3 + a, khi a = 2; a = 3 - Gọi 2 em làm ở bảng lớp. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm ở bảng. Kết luận: Mỗi lần thay chữ a bằng số, ta tính được một giá trị số của biểu thức 3 + a. HĐ2: Thực hành. Bài 1: - Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề và đọc VD mẫu. - Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT. - Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng. - GV sửa bài chung cho cả lớp, yêu cầu HS sửa bài nếu sai. Đáp án: Nếu c = 7 thì 115 – c = 115 - 7 = 108 Nếu = 15 thì a +80 = 15 + 80 =95 . Bài 2: - GV treo bảng phụ vẽ sẵn BT2 lên bảng. - Gọi 1 HS nêu yêu cầu. - Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT. - Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng. - GV sửa bài chung cho cả lớp, yêu cầu HS sửa bài nếu sai. Đáp án: x 8 30 100 125 + x 125+8=133 125+30=155 125+100=225 y 200 960 1350 y-20 200 -20=180 960 -20=940 1350 -20=1330 Bài 3: - Gọi 1 HS đọc đề, nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS làm vào VBT, sau đó 4 HS lên bảng sửa. - Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng. - Sửa bài ở bảng theo đáp án sau. Đáp án: a) Với m = 10 thì 250 + m = 250 + 10 = 260 Với m = 0 thì 250 + m = 250 + 0 = 250 Với m = 80 thì 250 + m = 250 + 80 = 330 Với m = 30 thì 250 + m = 250 + 30 = 280 b) Với n = 10 thì 873 – n = 873 – 10 = 863 Với n = 0 thì 873 – n = 873 – 0 = 873 Với n = 70 thì 873 – n = 873 –70 = 803 Với n = 300 thì 873 – n = 873 – 300 = 573 4. Củng cố : - Gọi 1 HS nhắc lại kết luận về biểu thức có chứa một chữ. H: Bạn nào có thể cho VD về biểu thức có chứa một chữ ? - Giáo viên nhận xét tiết học. - 1 em đọc, lớp theo dõi. lấy số vở Lan có cộng với số vở mẹ cho thêm. -1 em lªn bảng làm, dưới lớp làm nháp. - HS nêu ý kiến. - Theo dõi, lắng nghe. . Lan có tất cả 3+a quyển vở. - Biểu thức 3 + a khác các biểu thức trên là: Biểu thức có chứa một chữ, đó là chữ a. Nếu a = 1 thì 3 + a = 3+1= 4 - Từng nhóm 2 em thực hiện. - 2 em làm ở bảng. - HS nêu ý kiến nhận xét. - Vài em nhắc lại. - 1 HS đọc. Lớp theo dõi, lắng nghe. - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT. - Theo dõi và sửa bài, nếu sai. - 1 HS đọc. Lớp theo dõi, lắng nghe. - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT. - Theo dõi và sửa bài, nếu sai. - 1 HS đọc đề, nêu yêu cầu. Lớp theo dõi. - Cả lớp thực hiện làm vào VBT. 4 em lên bảng sửa. - Theo dõi và sửa bài, nếu sai. - 1 HS nhắc, lớp theo dõi. - Một vài HS lấy VD. 258+n, 3641-y, 45: x, - Lắng nghe. - Theo dõi và ghi bài. Tiết 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG I . Mục tiêu : - Phân tích cấu tạo của tiếng trong một câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trước. - Hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau trong thơ. - Các em vận dụng bài học làm tốt bài tập và trình bày sạch sẽ. II.Chuẩn bị : - Gv : Bảng ậu vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo tiếng và phần vần, bộ xếp chữ. - HS : Xem trước bài, VBT. III.Các hoạt động dạy và học : 1.Ổn định : Chuyển tiết 2.Bài cũõ : - Gọi 2 HS lên bảng. Phân tích 3 bộ phận của tiếng trong câu :” Lá lành đùm lá rách” , dưới lớp làm vào nháp Mẫn và Minh lên bảng, sau đó chấm đ/s theo đáp án. Đáp án: Tiếng Aâm đầu Vần Thanh Lá l a sắc lành l anh huyền đùm đ um huyền lá l a sắc rách r ach sắc 3. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề. Hoạt động dạy. Hoạt động học HĐ1 : Hướng dẫn HS làm các bài tập. Bài 1: - Gọi HS đọc nội dung BT1 và phần VD mẫu trong SGK. - Yêu cầu HS làm việc nhóm 3 em hoàn thành BT1 theo mẫu. 1 nhóm làm trên bảng. - GV qui định nhóm nào làm xong trước nộp lên bàn cô và ghi theo thứ tự, sau đó chấm điểm vào phiếu cho từng nhóm. - GV tổng hợp xem nhóm nào làm đúng và nhanh nhất – Tuyên dương trước lớp. - GV sửa bài trên bảng, yêu cầu nhóm làm sai sửa bài. Đáp án : Tiếng Aâm đầu Vần Thanh Khôn kh ôn ngang ngoan ng oan ngang đối đ ôi sắc đáp đ ap sắc người ng ươi huyền ngoài ng oai huyền gà g a huyền cùng c ung huyền một m ôt nặng mẹ m e nặng chớ ch ơ sắc hoài h oai huyền đá đ a sắc nhau nh au ngang Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT2. - Yêu cầu HS làm bảng con. Giơ bảng kiểm tra cả lớp. Đáp án : hoài – ngoài ( cùng vần oai). Bài 3: - Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài, sau đó làm vào VBT. Đáp án : + Các cặp tiếng bắt vần với nhau: choắt– thoắt, xinh – nghênh. + Cặp có vần giống nhau hoàn toàn: choắt– thoắt ( vần oăt). + Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn: xinh – nghênh ( vần inh- ênh). Bài 4: - Yêu cầu HS đọc đề và trả lời miệng. GV chốt ý: Hai tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Bài 5: - Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài và câu đố. - Yêu cầu HS thi giải đúng, nhanh bằng cách viết ra giấy và nộp cho GV. Yêu cầu các nhóm trình bày lời giải đáp của nhóm mình. Tuyên dương nhóm giải đúng và nhanh. Đáp án : Dòng 1: chữ bút bớt đầu thành chữ út Dòng 2: đầu đuôi bỏ hết thành chữ ú (mập) Dòng 3,4: để nguyên là chữ bút. 4.Củng cố : H: Tiếng có cấu tạo như thế nào? Những bộ phận nào nhất thiết phải có? Nêu VD. - Giáo viên nhận xét tiết học. 5.Dặn dò : -Xem lại bài. Chuẩn bị bài tuần 2. - 1 em đọc, lớp theo dõi, lắng nghe. - Thực hiện nhóm 3 em. - Thi đua giữa các nhóm. - Nhóm nào làm xong trước nộp trước. - Theo dõi. - Sửa bài nếu sai. - 1 HS đọc yêu cầu BT2. - Mỗi em viết nhanh ra bảng con. - Cả lớp thực hiện làm bài vào VBT. - Đổi vở chấm đ/s. - Thực hiện cá nhân. Mời bạn nhận xét, bổ sung ý kiến. - HS đọc đề, nêu yêu cầu của đề. -Thực hiện thi giải nhanh câu đố theo bàn . - Từng nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Vài học sinh nêu và cho VD. Lớp theo dõi. -Theo dõi, lắng nghe. Tiết 3 KHOA HỌC TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI I. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết: - Kể ra những gì hằng ngày cơ thể lấy vào và thải ra trong quá trình sống. - Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất. - Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. II. Chuẩn bị : - GV : Tranh hình SGK phóng to. - HS : Giấy khổ lớn, bút vẽ. III. Các hoạt động dạy - học : 1. Ổn định : Chuyển tiết. 2. Bài cũ : “ Con người cần gì để sống”. H: Nêu những điều kiện cần để con người sống và phát triển? (Lực) H: Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình? (Lan) H: Hơn hẳn những sinh vật khác, con người còn cần những gì? (Li) 3. Bài mới: Giới thiệu bà- Ghi đề. Giáo viên Học sinh HĐ1 : Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người. * Mục tiêu: - HS kể ra những gì hằng ngày cơ thể lấy vào và thải ra trong quá trình sống. - Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất. * Cách tiến hành: Bước 1: - GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát và thảo luận theo nhóm đôi với nội dung sau: + Kể tên những gì được vẽ trong hình 1 SGK/ 6. + Sau đó phát hiện ra những thứ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người được thể hiện trong hình ( ánh sáng, nước, thức ăn). + Phát hiện thêm những yếu tố cần cho sự sống của con người mà không thể hiện được qua hình vẽ như không khí. + Cuối cùng tìm xem cơ thể lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì trong quá trình sống của mình. - GV nghe và ghi tất cả các ý kiến lên bảng. Bước 2: - Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn trên. - Theo dõi, kiểm tra và giúp đỡ thêm cho các nhóm. Bước 3: - Gọi một vài HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Bước 4: - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi để rút ra kết luận. H: Trao đổi chất là gì? H: Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người, động vật và thực vật. - GV tóm tắt lại các ý kiến của HS và rút ra kết luận Kết luận : - Hằng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi và thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc để tồn tại. - Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã. - Con người, thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được. HĐ2 : Thực hành vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. * Mục tiêu: HS trình bày một cách sáng tạo những kiến thức đã học về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm bàn. Bước 2: Trình bày sản phẩm. Gợi ý: Lấy vào Thải ra Ô-xi Các-bô-níc Phân CƠ THỂ NGƯỜI Nước Nước tiểu, mồ hôi Thức ăn Sơ đồ sự trao đổi chất ở người 4.Củng cố : - Gọi 1 HS đọc phần kết luận. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Theo dõi, lắng nghe. - Nhóm 2 em thảo luận theo yêu cầu của GV. - Lần lượt HS trình bày ý kiến. Lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - HS cá nhân trả lời, mời bạn nhận xét, bổ sung. - Theo dõi, lắng nghe. - Vài em nhắc lại. - Đại diện nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến. - Theo dõi sơ đồ và nhắc lại thành lời. 1 HS đọc, lớp theo dõi. - Lắng nghe, ghi nhận. - Nghe và ghi bài. T4 KĨ THUẬT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU. I. Mục tiêu : - HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản dùng để cắt, khâu, thêu. - Biết cách và thực hiện được thao tác sâu chỉ vào kim và vê nút chỉ. - Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động. II. Chuẩn bị : - Gv : một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu: (1số mẫu vải, kim, chỉ, kéo, khung thêu, ). III. Các hoạt động dạy – học : 1. Oån định : Chuyển tiết. 2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3.Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề. Hoạt động dạy Hoạt động học HĐ1 : Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu. a) Vải: - GV yêu cầu HS đọc nội dung a (SGK) và quan sát màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng của 1 số mẫu vải và nêu nhận xét về đặc điểm của vải. - GV nhận xét, bổ sung các câu trả lời của HS và kết luận: - Vải gồm nhiều loại như vải sợi bông, vải sợi pha, xa tanh, lụa tơ tằm, vải lanh, vải sợi tổng hợp với các màu sắc, hoa văn rất phong phú. - Vải là vật liệu chính để may, khâu, thêu thành quần áo, chăn màn, nệm,và nhiều sản phẩm khác cần thiết cho con người. - GV hướng dẫn HS chọn loại vải để khâu, thêu. Nên chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô, dày như vải sợi bông, vải sợi pha. Không nên chọn vải lụa, xa tanh, ni lông vì những vải này mềm nhũn, khó cắt, khó khâu, thêu. b) Chỉ: - GV hướng dẫn HS đọc nội dung b và trả lời câu hỏi theo hình 1 SGK. - GV giới thiệu 1 số mẫu chỉ để minh hoạ đặc điểm chính của chỉ khâu, chỉ thêu. Lưu ý: Muốn có đường khâu, thêu đẹp phải chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dai phù hợp với độ dày và độ dai của vải. * GV kết luận: - Chỉ khâu, chỉ thêu được làm từ các nguyên liệu như sợi bông, sợi lanh, sợi hoá học, tơ,.. và được nhuộm thành nhiều màu hoặc để trắng. - Chỉ khâu thường được quấn quanh lõi tròn bằng gỗ, nhựa hoặc bìa cứng, còn chỉ thêu thường được đánh thành con chỉ cho tiện sử dụng. HĐ 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo . GV hướng dẫn HS quan sát H2 SGK và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải; So sánh sự giống, khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ. - GV sử dụng 2 loại kéo để cho HS quan sát và bổ sung thêm về đặc điểm, hình dáng của 2 loại kéo. - Giới thiệu thêm: Kéo cắt chỉ tức là kéo bấm trong bộ dụng cụ khâu, thêu, may. Lưu ý: Khi sử dụng, vít kéo cần vặn chặt vừa phải, nếu vặn quá chặt hoặc quá lỏng đều không cắt được vải. - Yêu cầu HS quan sát H3 và nêu cách cầm kéo. - GV chỉ định 1-2 HS thực hiện thao tác cầm kéo cắt vải. * GV chốt ý: - Khi cắt tay phải cầm kéo, tay trái giữ vải. Đưa vải vào một nửa lưỡi kéo để cắt. Lưỡi kéo nhọn, nhỏ ở phía dưới để luồn xuống dưới mặt vải khi cắt. - Chú ý đảm bảo an toàn khi sử dụng kéo và không dùng kéo cắt vải để cắt những vật cứng hoặc kim loại. HĐ 3 : Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét một số vật liệu và vật dụng khác. - Yêu cầu HS quan sát H6 SGK. Kêu tên và nêu tác dụng những dụng cụ trong hình. - GV nghe và chốt ý: +Thước may: dùng để đo vải, vạch dấu trên vải. +Thước dây: được làm bằng vải tráng nhựa, dài 150cm, dùng để đo các số đo trên cơ thể. + Khung thêu cầm tay: gồm 2 khung tròn lồng vào nhau. Khung tròn to có vít để điều chỉnh. Khung thêu có tác dụng giữ cho mặt vải căng khi thêu. + Khuy cài, khuy bấm: dùng để đính vào nẹp áo, quần và nhiều sản phẩm may mặc khác. + Phấn may dùng để vạch dấu trên vải. - HS đọc sách và nêu đặc điểm của vải, mời bạn nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe và 1-2HS nhắc lại. Theo dõi. HS cả lớp đọc thầm nội dung b và trả lời câu hỏi: + Hình 1a loại chỉ khâu, may. + Hình 1b loại chỉ thêu. Lần lượt nhắc lại theo bàn. - Vài em nhắc lại. HS quan sát và nêu đặc điểm cấu tạo của kéo: + Kéo dùng trong may, khâu, thêu gồm 2 loại kéo : kéo cắt chỉ và kéo cắt vải. + Kéo cắt vải gồm 2 bộ phận chính là lưỡi kéo và tay cầm. Giữa tay cầm và lưỡi kéo có chốt ( ốc vít) để bắt chéo 2 lưỡi kéo. Lắng nghe. - Quan sát và 1-2 em thực hành cầm kéo cắt vải, HS khác quan sát và nhận xét. - Lắng nghe. - Một vài em nêu, mời bạn nhận xét, bổ sung. Lắng nghe. 4.Củng cố : Gọi 1-2 HS đọc lại phần kiến thức trọng tâm của bài. - Giáo viên nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: