Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 (Bản chuẩn 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 (Bản chuẩn 2 cột)

KHOA HọC

ÔN TậP: CON NGƯờI Và SứC KHỏE (tiết 2)

I MụC TIÊU

 Giúp HS:

 -Củng cố lại kiến thức cơ bản đã học về con người và sức khỏe.

 -Trình bày trước nhóm và trước lớp những kiến thức cơ bản về sự trao đổi chất của cơ thể người và môi trường, vai trò của các chất dinh dưỡng, cách phòng tránh một số bệnh thông thường và tai nạn sông nước.

 -Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 điều khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế.

 -Biết áp dụng những kiến thức cơ bản đã học vào cuộc sống hàng ngày.

 -Luôn có ý thức trong ăn uống và phòng tránh bệnh tật tai nạn.

II.CHUẩN Bị

 -HS chuẩn bị phiếu đã hoàn thành, các mô hình rau, quả, con giống.

 -Ô chữ, vòng quay, phần thưởng.

 

doc 42 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 (Bản chuẩn 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LịCH BáO GIảNG TUầN 10
THứ
MÔN HọC
TÊN BàI HọC
HAI
Tập đọc
 Mĩ thuật
Khoa học
Toán
Đạo đức
 Ôn tập (tiết 1)
Vẽ theo mẫu : Vẽ đồ vật có dạng hình trụ
Ôn tập : Con người và sức khỏe
Luyện tập
Tiết kiệm thời giờ (tiết 2)
BA
Thể dục
Kể chuyện
Luyện T & C
Toán
Kĩ thuật
 Bài 19
 Ôn tập (tiết 2)
 Ôn tập (tiết 3)
Luyện tập chung 
Thêu lướt vặn (tiết 2)
TƯ
Tập đọc
Tập làm văn
Lịch sử
Toán
Địa lí
 Ôn tập (tiết 4)
Ôn tập (tiết 5)
Cuộc kháng chiến chống quân Tống
 Kiểm tra định kì (GK 1) 
Thành phố Đà Lạt
NĂM
Thể dục
Chính tả
Luyện T & C
Toán 
Kĩ thuật
Bài 20
 Ôn tập (tiết 6)
Ôn tập (tiết 7)
Nhân với số có một chữ số
Thêu lước vặn hình hàng rào đơn giản.
SáU
Tập làm văn
Khoa học
Toán
Sinh hoạt lớp
 Ôn tập (tiết 8)
Nước có những tính chất gì.
 Tính chất giao hoán của phép nhân
Thứ hai :
TIếNG VIệT
	ÔN TậP GIữA HọC Kì I (tiết 1)
 I MụC TIÊU 
 1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (HTL), kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc-hiểu (HS trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
 Yêu cầu về kỹ năng đọc thành tiếng: HSđọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HK I của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật). 
 2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm thương người như thể thương thân.
 3. Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng dọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về dọng đọc. 
II.CHUẩN Bị 
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách tiếng việt 4,tập một(gồm cả văn bản thông thường).
+ 12 phiếu – mỗi phiếu ghi tên một bài tập đọc ( Dé Mèn bênh vực kẻ yếu, Thư thăm bạn, Người ăn xin, Một người chính trực, Những hạt thóc giống, Nỗi dành vặt của An-đrây-ca,Chị em tôi, Trung thu độc lập, ở vương quốc tương lai,Đôi giày ba ta mầu xanh, Thưa chuyện với mẹ,Điều ước của vua Mi-đat).
+ 5 phiếu – mỗi phiếu ghi tên một bài tập đọc có yêu cầu HTL (Mẹ ốm, Truyện cổ nước mình, Tre việt nam, Gà trống và cáo, nếu chúng mình có phép lạ.
- Một số tờ phiếu khổ tokẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để học sinh điền vào chỗ trống. 
III/ CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. Giới thiệu bài mới 
-GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 10 : ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn tiếng việt của HS trong 9 tuần qua. 
- Giới thiệu MĐ, YC của tiết học. 
2.Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 1/3 số HS trong lớp)
 -Phần ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng ở các tiết 1,3,5 dành để kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL. GV cần căn cứ vào số HS trong lớp, phân phối thời gian hợp lí để mỗi học sinh đều có điểm. Cách kiểm tra như sau:
-Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài( sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1-2 phút). 
-HS đọc trong SGK(hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm 
3.Bài tập
Bài 2 
-HS đọc yêu cầu của bài. 
-GV nêu câu hỏi: 
+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể ?
+ Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể? thuộc chủ điểm “thương người như thể thương thân”(tuần 1,2,3).
-HS phát biểu, GV ghi bảng:
 -GV phát phiếu 
- Cả lớp và GV nhận xét theo các yêu cầu:
 + Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không?
 + Lời trình bày có rõ ràng mặt lạc không ?
Lắng nghe
HS bốc thăm đọc trước 1 –2’
HS đọc to
HS trả lời
HS đọc đề
HS trả lời
+Đó là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói một điều có ý nghĩa.
 -Dêù Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 1 – tr.4,5 (SGK); phần 2 – trang 15 (SGK). 
 Người ăn xin, tr. 30,31 (SGK).
-HS đọc thầm lại các truyện Dế Mèn bên vực kẻ yếu, Người ăn xin, suy nghĩ, trao đổi theo cặp
-Thảo luận
-Trình bày kết quả
-Những HS làm bài trên phiếu dán nhanh kết quả làm bài lên bảng lớp, trình bày
 - HS sửa bài theo lời giải đúng:
Tên bài
Tác giả
Nhân vật
Nội dung chính
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Tô Hoài
- Dế Mèn
- Nhà Trò
- bọn nhện
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đã ra tay bênh vực.
Người ăn xin
Tuốc-ghê-nhép
- Tôi ( chú bé)
- Ông lão ăn xin
Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin.
 Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu của bài.
-HS tìm nhanh trong hai bài tập đọc nêu trên ( Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin) đoạn văn tương ứng với các giọng đọc, phát biểu. 
-GV nhận xét, kết luận :
a/ Đoạn văn có giọng đọc thiết tha trìu mến : 
b/ Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết : 
c/ Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe 
-HS thi đọc diễn cảm, thể hiện rõ sự khác biệt về giọng đọc ở mỗi đoạn. 
-Gv có thể mời 3 HS thi đọc diễn cảm cùng 1 đoạn hoặc mỗi em đều đọc đồng thời cả 3 đoạn.
4/. Củng cố, dặn dò :
 Những em chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Xem lại quy tắc viết hoa tên riêng để học tốt tiết ôn tập sau.
- GV nhận xét tiết học.
Hoạt động nhóm
Đọc yêu cầu
Thảo luận nhóm
- Là đoạn cuối truyện Người ăn xin “Tôi chẳng biết làm cách nào. nhận được chút gì của ông lão”
-Là đoạn Nhà Trò ( truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 1) kể nỗi khổ của mình : “ Từ năm trước,  vặt cánh ăn thịt em”
- Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện, bênh vực Nhà Trò ( truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 2 ) : “Tôi thét  phá hết các vòng vây đi không ?”
Thi đua đọc diễn cảm.
- HS lắng nghe.
	Mỹ THUậT
Vẹ THEO MẫU
Vẹ Đồ VậT Có DạNG HìNH TRụ
I.MụC TIÊU:
 -HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của các đồ vật có dạng hình trụ.
 -HS biết cách vẽ và vẽ được các đồ vật có dạng hình trụ.
 -HS thêm yêu thích các bức tranh vẽ.
II.CHUẩN Bị:
 *Giáo viên:
 -SGK
 -Sưu tầm tranh, ảnh các đồ vật có dạng hình trụ.
 *Học sinh:
 -Tập vẽ.
 -Sưu tầm tranh, ảnh các loại chai lọ,
III.CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Giới thiệu:
Bài học hôm nay thầy sẽ giới thiệu với các em về cách vẽ các đồ vật có dạng hình trụ.
Ghi tựa bài.
*Hoạt động 1 : 
Quan sát, nhận xét 
-Yêu cầu HS nêu các đồ vật có dạng hình trụ?
-GV giới thiệu một vài bức tranh ảnh về các vật có dạng hình trụ.
-GV thới thiệu một số chai, lọ có dạng hình trụ cho HS xem và quan sát.
+Hình dáng và các bộ phận của nó như thế nào ?
+Nhận xét về đặc điểm nổi bật của đồ vật ấy? 
+Màu sắc của nó như thế nào ?
+Em hãy kể thêm những loại vật nào mà em đã từng thấy, từng biết có dạng hình trụ ?
 -GV nhận xét.
 *Hoạt động 2.
Cách vẽ đơn giản về các vật có dạng hình trụ.
-GV đặt vật mẫu lên bàn và hướng dẫn HS vẽ.
+GV giới thiệu cho HS biết cách vẽ và GV vẽ mẫu cho HS quan sát.
-Vẽ phát hình dáng chung và các nét chính lược bỏ các nét không cần thiết. 
-Nhìn mẫu và chỉnh sửa cho hình đẹp hơn.
-GV cho HS nhắc lại.
-GV cho HS xem lại một vài bức tranh.
*Hoạt động 3 : Thực hành.
-GV cho HS thực hiện.
-GV quan sát giúp đỡ những em yếu.
 *Hoạt động 4 : Nhận xét – Đánh giá.
 -GV chọn một số bài đưa lên và nhận xét.
 -GV Nhận xét đánh giá tiết học.
_Xem trước bài mới.
-Lắng nghe.
-Nhiều HS nhắc lại.
-Chai, lọ, bình thủy, tích đựng nước, ca, li uống nước
-Lắng nghe và theo dõi.
-Lắng nghe và theo dõi.
-HS tự nêu.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát theo dỏi.
 -HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
-HS nhắc lại.
-HS thực hiện.
-Lắng nghe về nhà thực hiện.
KHOA HọC
ÔN TậP: CON NGƯờI Và SứC KHỏE (tiết 2)
I MụC TIÊU 
 Giúp HS:
 -Củng cố lại kiến thức cơ bản đã học về con người và sức khỏe.
 -Trình bày trước nhóm và trước lớp những kiến thức cơ bản về sự trao đổi chất của cơ thể người và môi trường, vai trò của các chất dinh dưỡng, cách phòng tránh một số bệnh thông thường và tai nạn sông nước.
 -Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 điều khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế.
 -Biết áp dụng những kiến thức cơ bản đã học vào cuộc sống hàng ngày.
 -Luôn có ý thức trong ăn uống và phòng tránh bệnh tật tai nạn.
II.CHUẩN Bị 
 -HS chuẩn bị phiếu đã hoàn thành, các mô hình rau, quả, con giống.
 -Ô chữ, vòng quay, phần thưởng.
 -Nội dung thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp.
III.CáC HOạT ĐộNG DạY HọC 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
 - GV kiểm tra việc hoàn thành phiếu của HS.
 -Yêu cầu 1 HS nhắc lại tiêu chuẩn về một bữa ăn cân đối.
 -Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn đổi phiếu cho nhau để đánh giá xem bạn đã có những bữa ăn cân đối chưa ? đã đảm bảo phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa ?
 -Thu phiếu và nhận xét chung về hiểu biết của HS về chế độ ăn uống.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: Ôn lại các kiến thức đã học về con người và sức khỏe.
 * Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề: Con người và sức khỏe.
 + Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
 -Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
 -Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
 -Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá.
+ Cách tiến hành:
-Yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày về nội dung mà nhóm mình nhận được.
 -4 nội dung phân cho các nhóm thảo luận:
 +Nhóm 1:Quá trình trao đổi chất của con người.
+Nhóm 2:Các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể người.
 +Nhóm 3: Các bệnh thông thường.
 +Nhóm 4: Phòng tránh tai nạn sông nước.
 -Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp.
 -Yêu cầu sau mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác đều chuẩn bị câu hỏi để hỏi lại nhằm tìm hiểu rõ nội dung trình bày.
 -GV tổng hợp ý kiến của HS và nhận xét.
* Hoạt động 2: Trò chơi: Ô chữ kì diệu. 
 + Mục tiêu: HS có khả năng: Aùp dung những kiến thức đã học và việc lựa chọn thức ăn hàng ngày.
+ Cách tiến hành:
 -GV phổ biến luật chơi:
 -GV đưa ra một ô chữ gồm 15 ô chữ hàng ngang và 1 ô chữ hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là một nội dung kiến thức đã học và kèm theo lời gợi ý.
 +Mỗi nhóm chơi phải phất cờ để giành được quyền trả lời.
 +Nhóm nào trả lời nhanh, đúng, ghi được 10 điểm.
 +Nhóm nào trả lời sai, nhường quyền trả lời cho nhóm khác.
 +Nhóm thắng cuộc là nhóm ghi được nhiều chữ nhất.
 +Tìm được từ hàng dọc được 20 điểm.
 +Trò chơi kết thúc khi ô chữ hàng dọc được đoán ra.
 -GV tổ chức cho HS chơi mẫu.
 -GV tổ chức cho các nhóm HS chơi.
 -GV nhận xét.
 * Hoạt động 3: Trò chơi: “Ai chọn thức ăn hợp lý ?” 
 - Mục tiêu:áp dụng kiến thức đã học vào việc lựa chọn thức ăn hợp lý.
- Cách t ... ẫn thêm cho những hs còn lúng túng, thực hiện chưa đúng kĩ thật.
4.Củng cố :
 -GV cho hs nhắc lại cách vẽ hàng rào lên vải.
-GV cho hs nêu lại các bước căng vải lên khung thêu .
-GV nhận xét và bổ sung.
5.Dặn dò:
 Về nhà các em xem lại bài và chuẩn bị cho tiết học sau.
-Hát 
-Các tổ báo cáo và kiểm tra sự chuẩn bị của nhau.
-HS nhắc lại tựa bài.
-HS quan sát hình và nêu được tóm tắt đặc điểm hình hàng rào đơn giản được thêu bằng mũi lướt vặn.
 Trong mẫu thêu có hai đường hàng rào ngang và ba đường hàng rào dọc. Các đường hàng rào ngang dào 10cm, các đường hàng rào dọc dài 5cm và cách đều nhau 3cm
-HS nhắc lại cách sử dụng khung thêu cầm tay.
-HS nêu : làm cho mặt vải căng đều để đường thêu, mũi thêu không bị dúm.
-HS nêu được :khung tròn, gồm hai khung lớn và nhỏ để lồng vào nhau. Có ốc vặn cho chặt .
-HS khác nhận xét , bổ sung.
-HS quan sát và trả lời các bước theo mục: a, b, c, d. trong SGK.
-HS khác bổ sung và nhận xét .
-HS quan sát hình 1.
-HS đọc nội dung và quan sát hình 3,4 để nêu cách thêu hình hàng rào đơn giản .
-HS theo dõi những lưu ý trong kỹ thuật.
-HS chuẩn bị thực hiện , kẻ hình hàng rào lên vải và căng vải lên khung thêu để thêu theo mẫu .
-HS nêu các bứơc thực hiện vẽ hàng rào lên vải.
-HS nêu được các bước căng vải lên khung thêu cầm tay.
-HS nhận xét và bổ sung. 
Thứ sáu :
TIếNG VIệT
KIểM TRA 
CHíNH Tả – TậP LàM VĂN (tiết 8)
KHOA HọC
NƯớC Có NHữNG TíNH CHấT Gì ?
I MụC TIÊU 
 Giúp HS:
 -Quan sát và tự phát hiện màu, mùi, vị của nước.
 -Làm thí nghiệm, tự chứng minh được các tính chất của nước: không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hoà tan một số chất.
 -Có khả năng tự làm thí nghiệm, khám phá các tri thức.
II.CHUẩN Bị 
 -Các hình minh hoạ trong SGK trang 42, 43.
 -HS và GV cùng chuẩn bị: HS phân công theo nhóm để đảm bảo có đủ.
 +2 cốc thuỷ tinh giống nhau.
 +Nước lọc. Sữa.
 +Chai, cố, hộp, lọ thuỷ tinh có các hình dạng khác nhau.
 +Một tấm kính, khay đựng nước.
 +Một miếng vải nhỏ (bông, giấy thấm, bọt biển,  ).
 +Một ít đường, muối, cát.
 +Thìa 3 cái.
 -Bảng kẻ sẵn các cột để ghi kết quả thí nghiệm.
III.CáC HOạT ĐộNG DạY HọC 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét về bài kiểm tra.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Hỏi: Chủ đề của phần 2 chương trình khoa học có tên là gì ?
 -GV giới thiệu : Chủ đề này giúp các em tìm hiểu về một số sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và vai trò của nó đối với sự sống của con người và các sinh vật khác. Bài học đầu tiên các em sẽ tìm hiểu xem nước có tính chất gì ?
 * Hoạt động 1: Màu, mùi và vị của nước.
 * Mục tiêu:
 -Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của nước.
 -Phân biệt nước và các chất lỏng khác.
* Cách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động trong nhóm theo định hướng.
 -Yêu cầu các nhóm quan sát 2 chiếc cốc thuỷ tinh mà GV vừa đổ nước lọc và sữa vào. Trao đổi và trả lời các câu hỏi :
 1) Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa ?
 2) Làm thế nào, bạn biết điều đó ?
 3) Em có nhận xét gì về màu, mùi, vị của nước ?
 -Gọi các nhóm khác bổ sung, nhận xét. GV ghi nhanh lên bảng những ý không trùng lặp về đặc điểm, tính chất của 2 cốc nước và sữa.
 -GV nhận xét, tuyên dương những nhóm độc lập suy nghĩ và kết luận đúng: Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
 * Hoạt động 2: Nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía. 
 * Mục tiêu:
 -HS hiểu khái niệm “hình dạng nhất định”.
 -Biết dự đoán, nêu cách tiến hành và tiến hành làm thí nghiệm tìm hiểu hình dạng của nước.
 -Biết làm thí nghiệm để rút ra tính chất chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía của nước.
 -Nêu được ứng dụng thực tế này.
* Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm và tự phát hiện ra tính chất của nước.
 -Yêu cầu HS chuẩn bị: Chai, lọ, hộp bằng thuỷ tinh, nước, tấm kính và khay đựng nước.
 -Yêu cầu các nhóm cử 1 HS đọc phần thí nghiệm 1, 2 trang 43 / SGK, 1 HS thực hiện, các HS khác quan sát và trả lời các câu hỏi.
 1) Nước có hình gì ?
 2) Nước chảy như thế nào ?
 -GV nhận xét, bổ sung ý kiến của các nhóm.
 -Hỏi: Vậy qua 2 thí nghiệm vừa làm, các em có kết luận gì về tính chất của nước ? Nước có hình dạng nhất định không ?
 -GV chuyển việc: Các em đã biết một số tính chất của nước: Không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định có thể chảy tràn lan ra mọi phía. Vậy nước còn có tính chất nào nữa ? Các em cùng làm thí nghiệm để biết.
 * Hoạt động 3: Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. 
 * Mục tiêu:
 -Làm thí nghiệm phát hiện nước thấm qua và không thấm qua một số vật. Nước hoà tan và không hoà tan một số chất.
 -Nêu ứng dụng của thực tế này.
* Cách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Hỏi:
 1) Khi vô ý làm đổ mực, nước ra bàn em thường làm như thế nào ?
 2) Tại sao người ta lại dùng vải để lọc nước mà không lo nước thấm hết vào vải ?
 3) Làm thế nào để biết một chất có hoà tan hay không trong nước ?
 -GV tổ chức chpo HS làm thí nghiệm 3, 4 trang 43 / SGK.
 -Yêu cầu 4 HS làm thí nghiệm trước lớp.
 +Hỏi: Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét 
gì ?
 +Yêu cầu 3 HS lên bảng làm thí nghiệm với đường, muối, cát xem chất nào hoà tan trong nước.
 +Hỏi: 
 1) Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét 
gì ?
 2) Qua hai thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất của nước ?
 3.Củng cố- dặn dò:
 -GV có thể kiểm tra HS học thuộc tính chất của nước ngay ở lớp.
 -Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS đã tích cực tham gia xây dựng bài.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS về nhà tìm hiểu các dạng của nước.
-HS lắng nghe.
-Vật chất và năng lượng.
-HS lắng nghe.
-Tiến hành hoạt động nhóm.
-Quan sát và thảo luận về tính chất của nước và trình bày trước lớp.
1) Chỉ trực tiếp.
2) Vì : Nước trong suốt, nhìn thấy cái thìa, sữa màu trắng đục, không nhìn thấy cái thìa trong cốc.
Khi nếm từng cốc: cốc không có mùi là nước, cốc có mùi thơm béo là cốc sữa.
3) Nước không có màu, không có mùi, không có vị gì.
-Nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS làm thí nghiệm.
-Làm thí nghiệm, quan sát và thảo luận.
-Nhóm làm thí nghiệm nhanh nhất sẽ cử đại diện lên làm thí nghiệm, trả lời câu hỏi và giải thích hiện tượng.
1) Nước có hình dạng của chai, lọ, hộp, vật chứa nước.
2) Nước chảy từ trên cao xuống, chảy tràn ra mọi phía.
-Các nhóm nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-Trả lời.
1) Em lấy giẻ, giấy thấm, khăn lau để thấm nước.
2) Vì mảnh vải chỉ thấm được một lượng nước nhất định. Nước có thể chảy qua những lỗ nhỏ các sợi vải, còn các chất bẩn khác bị giữ lại trên mặt vải.
3) Ta cho chất đó vào trong cốc có nước, dùng thìa khấy đều lên sẽ biết được chất đó có tan trong nước hay không.
-HS thí nghiệm.
-1 HS rót nước vào khay và 3 HS lần lượt dùng vải, bông, giấy thấm để thấm nước.
+Em thấy vải, bông giấy là những vật có thể thấm nước.
+3 HS lên bảng làm thí nghiệm.
1) Em thấy đường tan trong nước; Muối tan trong nước; Cát không tan trong nước.
2) Nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
-HS cả lớp.
TOáN
TíNH CHấT GIAO HOáN CủA PHéP NHÂN
I MụC TIÊU 
 -Giúp HS :
 - Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
 -Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính.
II.CHUẩN Bị 
 -Kẻ sẳn nội dung ở sgk.
III.CáC HOạT ĐộNG DạY HọC 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Kiểm tra bài cũ 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập tiết trước. 
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV ghi tựa.
 b.Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân.
-GV yêu cầu HS thực hiện so sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau.
-GV viết lên bảng biểu thức 5 X 7 và 7 X 5.
-GV cho HS thực hiện vào bảng con rồi so sánh giá trị của hai biểu thức
-GV giới thiệu tiếp một vài cặp số tương tự và cho HS thực hiện rồi nhận xét.
c.Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân.
-GV treo bảng số như sgk.
-GV yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức a X b và b X a.
-GV cho HS thực hiện vào phiếu học tập theo bàn, sau đó so sánh giá trị của biểu thức a X b và b X a.
-Vậy giá trị của biểu thức a X b như thế nào với giá trị của biểu thức b X a ?
-Ta có thể viết a X b = b X a.
-Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a X b và b X a.
-Khi đổi chỗ các thừa số của tích a X b cho nhau thì ta được tích nào ?
-Khi đó giá trị của a X b có thay đổi không ?
-Vậy khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích như thế nào ?
-GV yêu cầu HS nêu lại tính chất và công thức.
d.Luyện tập, thực hành :
Bài 1.
-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu .
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-GV ghi lên bảng ; 
 4 X 6 = 6 X và yêu cầu HS điền số thích hợp vào ô trống.
-HS thực hiện.
-Vì sao lại điền số 4 vào ô trống ?
-HS làm các phần còn lại.
-GV nhận xét sửa sai.
Bài 2
 -GV yêu cầu HS đọc đề.
-GV yêu cầu HS lên bảng thực hiện.
-GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3.
-Yêu cầu HS đọc đề.
-Bài toán cho ta biết gì ?
-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
-HS lên bảng thực hiện.
-GV nhận xét sửa sai.
Bài 4.
-Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài.
-GV nhận xét sửa sai.
3.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-Nhiều HS nhắc lại.
-HS thực hiện.
 5 X 7 = 35, 7 X 5 = 35
-Vậy 5 X 7 = 7 X 5
-HS đọc bảng số.
4 X 8 = 32, 8 X 4 = 32
6 X 7 = 42, 7 X 6 = 42
5 X 4 = 20, 4 X 5 = 20
- Giá trị của biểu thức a X b bằng với giá trị của biểu thức b X a
-HS đọc.
-Hai tích đều có các thừa số là a và b nhưng vị trí lại khác nhau.
-Khi đổi chỗ các thừa số của tích a X b cho nhau thì ta được tích b X a.
 -Không thay đổi.
- Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.
-HS nhắc lại.
-1 HS đọc đề.
-. Điền số thích hợp vào ô trống.
-HS điền số 4.
-Vì khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi
 -HS đọc đề.
 -HS lắng nghe và thưc hiện.
-HS đọc đề.
-Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau.
-HS tìm và nêu.
4 X 2145 = (2100 + 45) X 4
-HS đọc đề.
 a X 1 = 1 X a = a
 a X 0 = 0 X a = 0
-HS nêu :
+ 1 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là chính số đó.
+ 0 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là 0.
-HS lắng nghe về nhà thực hiện.
SINH HOạT CUốI TUầN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 ca nam(2).doc