Giáo án Lớp 4 Tuần 10 - GV: Trần Thị Anh Thi

Giáo án Lớp 4 Tuần 10 - GV: Trần Thị Anh Thi

Toán Tự học (Tiết 20) : ÔN LUYỆN VÀ CHỮA BÀI KIỂM TRA

I.Mục tiêu :

-Củng cố kiến thức đã học : Tính chu vi ,diện tích hình chữ nhật , nắm được các góc nhọn ,vuông ,bẹt ,tù

-Giúp HS nhận thấy được những phần sai bài kiểm tra của mình và củng cố kiến thức cho HS

II.Đồ dùng : VBT

III.Hoạt động dạy và học :

-Hướng dẫn HS chữa bài kiểm tra định kì

+HS tự sửa những bài mình làm sai vào vở

+GV giúp đỡ những HS yếu

-GV cho HS quan sát hình ,tìm cặp cạnh vuông góc , cặp cạnh cắt nhau không vuông góc

+HS quan sát trả lời

+GV nhận xét trả lời

-HS nêu cách tính chu vi ,diện tích HCN

+HS nối tiếp nhau trả lời

GV nhận xét

-Nhận xét tiết học

 

doc 25 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 10 - GV: Trần Thị Anh Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán Tự học (Tiết 20) : ÔN LUYỆN VÀ CHỮA BÀI KIỂM TRA 
I.Mục tiêu : 
-Củng cố kiến thức đã học : Tính chu vi ,diện tích hình chữ nhật , nắm được các góc nhọn ,vuông ,bẹt ,tù 
-Giúp HS nhận thấy được những phần sai bài kiểm tra của mình và củng cố kiến thức cho HS 
II.Đồ dùng : VBT 
III.Hoạt động dạy và học : 
-Hướng dẫn HS chữa bài kiểm tra định kì 
+HS tự sửa những bài mình làm sai vào vở 
+GV giúp đỡ những HS yếu 
-GV cho HS quan sát hình ,tìm cặp cạnh vuông góc , cặp cạnh cắt nhau không vuông góc 
+HS quan sát trả lời 
+GV nhận xét trả lời 
-HS nêu cách tính chu vi ,diện tích HCN 
+HS nối tiếp nhau trả lời 
GV nhận xét 
-Nhận xét tiết học 
Tiếng Việt Tăng cường ( Tuần 10) : ÔN ĐỘNG TỪ 
I/ Mục tiêu:
-HS xác định được động từ 
-Tìm được một số động từ gần gũi với các em 
-HS biết đặt câu với động từ tìm được 
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
* Hoạt động 1: Ôn tập
H: Động từ là từ chỉ gì?
H : Nêu ví dụ về động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái.
- Y/c 1 nêu lại phần ghi nhớ 
-Y/c HS nêu ví dụ để minh hoạ cho phần ghi nhớ 
* Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài 1 :Gạch dưới các động từ trong đoạn văn sau 
 Trái đất này là của chúng mình 
 Quả bóng xanh bay giữa trời xanh 
 Bồ câu ơi ,tiếng chim gù thương mến 
 Hải âu ơi cáhn chim vờn sóng biển 
 Cùng bay nào, cho trái đất quay 
 Cùng bay nào, cho trái đất quay
TC : Thi tìm từ nhanh 
-GVphổ biến luật chơi 
- Cho học sinh tham gia trò chơi
Bài 2: Gạch dưới từ không phải là động từ trong mỗi dãy dưới đây 
a.cho,biếu ,tặng ,lấy ,sách ,mượn 
b.ngồi ,nằm ,đi ,đứng, chạy ,nhanh ,
c.ngủ ,thức ,im, khóc ,cười , hát 
d.hiểu ,phấn khởi ,lo lắng ,hồi hộp ,nhỏ nhắn ,sợ hãi 
-Chọn 1 động từ trong mỗi dãy để đặt câu 
Bài 3: HSKhá,Giỏi : 
- Y/c HS viết một đoạn văn ngắn kể về những hoạt động của mình ở lớp học
 -GV nhận xét 
-Gv chấm một số bài 
* Hoạt động 3: 
-Nhận xét tiết học 
-Dặn về nhà làm những bài mình chưa làm vào vở bài tập 
- 3 HS nhắc lại
- HS lần lượt nêu
1 HS đọc đề 
 Trái đất này là của chúng mình 
 Quả bóng xanh bay giữa trời xanh 
 Bồ câu ơi ,tiếng chim gù thương mến 
 Hải âu ơi cáhn chim vờn sóng biển 
 Cùng bay nào, cho trái đất quay 
 Cùng bay nào, cho trái đất quay
HS tham gia chơi .tìm từ nhanh và đúng 
a.cho,biếu ,tặng ,lấy ,sách ,mượn 
b.ngồi ,nằm ,đi ,đứng, chạy ,nhanh ,
c.ngủ ,thức ,im, khóc ,cười , hát 
d.hiểu ,phấn khởi ,lo lắng ,hồi hộp ,nhỏ nhắn ,sợ hãi 
-1 vài HS đọc đoạn văn mình làm 
- HS làm bài 
Toán Tự học (Tuần 10) : THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT VÀ HÌNH VUÔNG- TÍNH DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu :
- Biết sử dụng thước ê ke để vẽ hình chữ nhật theo độ dài 2 cạnh cho trước
- Biết sử dụng thước có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke để vẽ hình vuông có số đo cạnh cho trước 
- Tính được diện tích hình chữ nhật
II. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: .Cho học sinh hoàn thành bài tập còn lại của buổi sáng
* Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S
a) Một hình tứ giác có 4 góc vuông là hình vuông.
b) Một hình tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình vuông
c) Hình chữ nhật là hình vuông
d) Hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt
Bài 2: Cho hình chữ nhật ABCD
 A B
 C D
a) Hãy kẻ một đoạn thẳng chia hình chữ nhật đó thành một hình vuông và một hình chữ nhật.
b) Đọc tên các hình chữ nhật có trông hình vẽ.
Bài 3: Hãy vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm và chiều rộng 3 cm. Tính diện tích hình chữ nhật trên.
Bài 4: Hãy vẽ hình vuông có cạnh dài 5 cm.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
-Làm miệng bài tập 1
- 1 học sinh lên bảng làm.
- Học sinh làm vở
- Thực hành vẽ hình chữ nhật
 Bài giải:
Diện tích hình chữ nhật là:
 5 x3 = 15 (cm2)
 Đáp số: 15 cm2
- Thực hành vẽ hình vuông
Tiếng Việt (Tiết 1):ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I
I/ Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
* Học sinh khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/phút)
II/ Đồ dung dạy học:
- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1 Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích tiết học và cách bắt thăm bài đọc
2 Kiểm tra tập đọc 
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc
- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi 
- Cho điểm trực tiếp từng HS 
3 Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: 	- Gọi HS đọc y/c 
	- Y/c HS trao đổi và và trả lời câu hỏi: 
+ Những bài tập như thế nào là truyện kể?
+ Hãy tìm và kể lại tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân 
- Ghi nhanh lên bảng 
- Phát phiếu cho từng nhóm. Y/c HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu. Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- KL về lời giải đúng
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c 
- Y/c HS tìm các đoạn văn có giọng đọc như y/c 
- Gọi HS phát biểu ý kiến 
- Nhận xét, KL đoạn văn đúng 
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó 
- Nhận xét khen những HS đọc tốt 
3. Củng cố,dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Y/c những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc
- Dặn HS về nhà ôn lại quy tắc viết hoa
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn b: Cử 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên gắp thăm bài đọc 
- Đọc và trả lời câu hỏi 
- Đọc và trả lời câu hỏi 
- Theo dõi nhận xét 
- 1 HS đọc thành tiếng y/c trong SGK
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi 
- Hoạt động trong từng nhóm 
- Sửa bài (nêu có)
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn tìm được
- Đọc đoạn văn mình vừa tìm được
- Chữa bài 
- Mỗi đoạn 3 HS thi đọc
Chính tả (Tiết 2) : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I
 I/ Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng bài chính tả(tốc độ viết khoảng 75chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả.
- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài); bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết. 
* Học sinh khá, giỏi viết đúng và tương dối đẹp bài chính tả (tốc độ trên 75 chữ/15 phút); hiểu nội dung của bài.
II/ Đồ dùng dạy - học: 
- Một tở phiếu chuyển hình thức thể hiện những bộ phận đặt trong ngoặc kép bằng cách xuống dòng , dung giấy ngoặ ngang đầu dòng 
- Một tờ phiếu khổ to viết sẵn lời giải BT2 + 4, 5 tờ phiếu kẻ bảng ở BT2 để phát riêng cho 4 đến 5 HS
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1 Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu tiết học
2 Viết chính tả:
- GV đọc bài lời hứa. Sau đó 1 HS đọc lại 
- Gọi HS giải nghĩa từ trung sĩ 
- Y/c HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết 
- Hỏi HS về các trình bày khi viết dấu 2 chấm, xuống dòng gạch đầu dòng, mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép
- Đọc chính tả cho HS viết 
- Soát lỗi, thu bài, chấm chính tả 
3 Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc y/c 
- Y/c HS thảo luận cặp đôi và phát biểu ý kiến. GV nhận xét và kết luận câu trả lời đúng 
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c 
- Chia nhóm 4 HS phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. 
- Gọi các nhóm nhận xét, bổ sung 
- Kết luận lời giải đúng 
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- HS về nhà học đọc các bài tập đọc và HTL để chuẩn bị bài sau
- 1 HS đọc. Cả lớp lắng nghe 
- Đọc phần chú giải trong SGK
- Các từ: ngẩng đầu, trận giả, trung sĩ
- 2 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận
- 1 HS đọc thành tiếng y/c trong SGK
- Y/c HS trao đổi, hoàn thành phiếu 
- Sữa bài (nếu sai)
Tiếng Việt (Tiết 3):ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I
I/ Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1
- Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Lập 12 phiếu viết tên từng tờ tập đọc, 5 phiếu viết tên các bài HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng việt 4, tập 1
- Giấy khổ to ghi sẵn lời giải của BT2 + Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền nội dung
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu
2 Kiểm tra đọc
- Tiến hành tương tự như tiết 1
3 Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc y/c 
- Gọi HS đọc tên bài tập đọc là truyện kể ở tuần 4, 5, 6 đọc cả số trang. GV ghi nhanh lên bảng 
- Y/c HS trao đổi, thảo luận để hoàn thành phiếu. Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét. bổ sung
- Kết luận lời giải đúng 
- Gọi HS đọc phiếu đã hoàn chỉnh 
- Tổ chức cho HS đọc từng đoạn hoặc cả bài theo giọng đọc các em tìm đúng 
- Nhận xét tuyên dương HS đọc tốt
3 Củng cố dặn dò:
- Chủ điểm măng mọc thẳng gợi cho em suy nghĩ gì? Những chuyện kể các em vừa . đọc khuyên chúng ta điều gì?
- Nhận xét tiết học
- 1 HS đọc thành tiếng
- Một người chính trực.những hạt giống thóc.Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca. Chị em tôi
- Hoạt động trong nhóm 4 HS 
- chữa bài 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc
- 1 bài 3 HS thi đọc
Tiếng Việt (Tiết 4): ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I
 I/ Mục tiêu:
- Nắm được một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học ( Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ).
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Một tờ phiếu khổ to viiết sẵn lời giải BT1, 2 + Một số phiếu kẻ sẵn bảng để HS các nhóm làm BT1
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Giới thiệu bài:
- Hỏi: Từ tuần 1 đến tuần 9 các em đã học những chủ điểm nào ?
- Nêu nục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn kể chuyện:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc y/c 
- Y/c HS nhắc lại các bài MRVT. 
GV ghi nhanh lên bảng 
- HS phát phiếu cho 6 nhóm HS. Y/c HS trao đổi, thảo luận và làm bài 
- Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng và đọc các từ nhóm mình tìm được
- Gọi các nhóm lên chấm bài của nhau
- Nhận xét tuyên dương
Bài 2: 
- Gọi HS đọc y/c 
- Gọi HS đọc ... nhóm đề xuất cách làm thí nghiệm rồi thực hiện nhận xét kết quả 
- GV có thể ghi nhanh lên bảng báo cáo của các nhóm 
HĐ4: Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất 
- GV tiến hành hoạt động cả lớp 
Hỏi:
+ Khi vô ý làm đổ mực, nước ra bàn em thường làm thế nào?
+ Tại sao người ta lại dung vải để lọc nước 
- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm 3, 4 trang 43 SGK
+ Y/c 4 HS lên làm thí nghiệm trước lớp 
+ Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì?
+ Y/c 3 HS lên bảng làm thí nghiệm với đường, muối, cát xem chất nào hoà tan trong nước 
+ Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì?
- Qua 2 thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất của nước 
3. Củng cố dặn dò 
Tích hợp giáo dục BVMT:Hiện tượng lũ quét ở vùng rừng núi có sức tàn phá rất lớn là do đâu ?
- GV nhận xét tiết học
- Tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài 
- Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết 
- Dặn HS về nhà nhà tìm hiểu các dạng của nước 
- Lắng nghe
- Trả lời: 
+ Vật chất và năng lượng
- Lắng nghe 
- Tiến hành hoạt động nhóm 
+ Quan sát và thảo luận
+ Chỉ trực tiếp
+ Nước không có màu, mùi, vị 
+ Nhận xét bổ sung 
+ Lắng nghe
+ Tiến hành làm thí nghiệm
+ Làm thí nghiệm quan sát và thảo luận 
+ Đại diện của nhóm lên làm thí nghiệm 
+ Nước có hình dạng chai, lọ, hộp, vật chứa nước 
+ Nhận xét bổ sung 
+ Lấy giấy thấm, khăn lau
- HS làm thí nghiệm
+ Em thấy vải, bông, giấy là những vật có thể thấm nước 
+ 3 HS lên bảng làm thí nghiệm
+ Nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số chất 
Địa lý ( tiết 10) : THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT`
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt:
+ Vị trí: nằm trên cao nguyên Lâm Viên.\+ Thành phố có khí hẩutong lành, mát m, có nhiều phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông, thác nước,
+ Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi va fdu lịch.
+ Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loại hoa.
- Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đôd(lược đồ).
- Học sinh khá, giỏi:
 + Giải thích được vì sao Đà Lạt trồng được nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh.
+ Xác lập mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất.
II/ Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Tranh, ảnh về thành phố Đà Lạt 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A.Kiểm tra bài cũ 
- GV y/c 3 HS lên bảng lần lượt trả lời 3 câu hỏi của bài 8
- GV nhận xét 
B.Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu
HĐ1: Vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt 
- GV treo tranh lượt đồ lần lượt đặt câu hỏi về vị trí địa lí và khí hậu Đà Lạt:
+ Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ?
+ Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét ?
+ Với độ cao đó, Đà Lạt có khí hâu ntn?
- GV nêu: Hãy nêu lại các đặc điểm chính về vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt?
HĐ2: Đà Lạt – Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước 
- ChoHS quan sát 2 bức ảnh về Hồ Xuân Hương và thác Cam Li
+ Hãy tìm vị trí của hồ xuân Hương và thác Cam li
+ GV gọi HS lên bảng trình bày ý kiến 
- GV nhận xét 
- Hỏi: Vì sao có thể nói Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước 
HĐ3: Đà Lạt – thành phố du lịch và nghỉ mát 
- GV chia HS thành nhóm nhỏ, phát phiếu thảo luận cho các nhóm và y/c HS thảo luận để hoàn thành nội dung phiếu 
- GV gọi HS trình bày ý kiến trước lớp 
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm 
HĐ4: Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt
- GV y/c HS đọc phần 3 trong SGK, sau đó nêu câu hỏi cho HS cả lớp cùng thảo luận và trả lời 
+ Rau quả ở Đà Lạt được trồng ntn?
+ Vì sao Đà Lạt lại thích hợp trồng các loại rau và hoa xứ lạnh?
+ Kể tên một số các loài hoa, quả, rau của Đà Lạt ?
+ Hoa, quả, rau Đà Lạt có giá trị ntn?
3.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét, dặn dò HS về nhà học thuộc bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài mới
- 3 HS lên bảng thực hiện y/c, HS cả lớp nhận xét câu trả lời của bạn 
- 4 đến 5 HS lên bảng chỉ lược đồ và bản đồ 
+ Lâm Viên
+ 1500 m so với mặt nước biển 
+ Mát mẻ quanh năm
- 1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét 
- HS làm việc theo cặp, cùng chỉ và thuyết minh cho nhau nghe theo các hình minh hoạ trong SGK
- 2 HS lần lượt lên bảng 
- HS đọc SGK và trả lời
- HS tạo thành các nhóm, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS. Cùng đọc SGK và thảo luận. 
- Một số HS đại diện các nhóm trình bày
- Đọc SGK, cùng trao đổi và trả lời câu hỏi của GV 
Khoa học ( Tiết 19): ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập
- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
- Dinh dưỡng hợp lí.
- Phòng tránh đuối nước.
II/ Đồ dùng dạy học: Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề Con người và sức khoẻ 
- Phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống cuủa bản than HS trong tuần qua 
- Các tranh ảnh mô hình hay vật thật về các loại thức ăn
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi 
- Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm 
B.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
HĐ1 : Thảo luận chủ đề: Con người và sức khoẻ
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố hệ thống kiến thức 
* Cách tiến hành:
- Y/c các nhóm thảo luận và trình bày về nội dung mà nhóm mình nhận được
+ 4 nội dung phân cho các nhóm thảo luận
. Quá tình trao đổi chất của con người 
. Các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người 
. Các bệnh thông thường 
. Phòng tránh tai nạn
- Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp 
- Y/c sau mỗi nhóm trình bày các nhóm khác đều chuẩn bị câu hỏi để hỏi lại nhằm tìm rõ nội dung trình bày
- Tổng hợp ý kiến của HS 
- Nhận xét 
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời. HS dưới lớp nhận xét bổ sung 
- Lắng nghe
- Tiến hành thảo luận, sau đó đại diện các nhóm lần lượt trình bày 
- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét bổ sung 
- Các nhóm tiến hành trao đổi các câu hỏi của cấc nhóm đã chuẩn bị
- Các nhóm được hỏi thảo luận và đại diện nhóm trả lời
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
HĐ2: Trò chơi: Ô chữ kì diệu
GV phổ biến luật chơi:
GV đưa ra một lô chữ gồm 15 ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là một nội dung kiến thức đã học và kèm theo lời gợi ý 
Mỗi nhóm chơi phải phất cờ để giành được quyền trả lời
Nhóm nào trả lời nhanh đúng ghi được 10 điểm
Nhóm nào trả lời sai nhường quyền trả lời cho nhóm khác 
Nhóm thắng cuộc là nhóm ghi nhiều điểm nhất 
Tìm được từ hàng dọc được 20 điểm 
Trò chơi kết thúc khi ô chữ hàng dọc được đoán ra 
GV tổ chức cho HS chơi mẫu 
GV tổ chức cho các nhóm HS chơi
GV nhận xét phát phần thưởng 
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ3: Trò chơi: Ai chọn thức ăn hợp lí ?
- GV cho HS tiến hành hoạt động trong nhóm. Sử dụng những mô hình đã mang đến lớp để lựa chọn một bữa ăn hợp lí và giải thích vì sao mình lại lựa chon như vậy 
+ Y/c các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét 
- Nhận xét tuyên dương những nhóm chọn thức ăn phù hợp 
2.Củng cố dặn dò:
- Gọi 2 HS đọc 10 điều khuyên dinh kdưỡng hợp lí
- Dặn HS về nhà mỗi HS vẽ 1 bức tranh để nói với mọi người cùng thực hiện 1 trong 10 điều khuyên dinh dưỡng 
- Dặn HS về nhà học thuộc lại các bài để chuẩn bị kiểm tra 
- Tiến hành hoạt động trong nhóm sau đó trình bày 1 bữa ăn mà nhóm mình cho là đủ chất dinh dưỡng 
+ Trình bày và nhận xét 
- Lắng nghe 
 Kĩ thuật (Tiết 10) :KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI 
 BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA( tiết 1)
I/ Mục tiêu:
 -HS biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
 -Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
* Học sinh khéo tay: Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải )
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.
 +Len (hoặc sợi), khác với màu vải.
 +Kim khâu len, kéo cắt vải, thước, bút chì.. 
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 
B. Dạy bài mới:
 1.Giới thiệu bài: Gấp và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
 2.Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nêu các câu hỏi yêu cầu HS nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu (mép vải được gấp hai lần. Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải và đường khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.Thực hiện đường khâu ở mặt phải mảnh vải).
 -GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép.
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
 -GV cho HS quan sát H1,2,3,4 và đặt câu hỏi HS nêu các bước thực hiện.
 +Em hãy nêu cách gấp mép vải lần 2.
 +Hãy nêu cách khâu lược đường gấp mép vải.
 -GV hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 1 và quan sát hình 1, 2a, 2b (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách gấp mép vải. 
 -GV cho HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
 -GV nhận xét các thao tác của HS thực hiện. Hướng dẫn theo nội dung SGK
 * Lưu ý:
 Khi gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới. Gấp theo đúng đường vạch dấu theo chiều lật mặt phải vải sang mặt trái của vải. Sau mỗi lần gấp mép vải cần miết kĩ đường gấp. Chú ý gấp cuộn đường gấp thứ nhất vào trong đường gấp thứ hai.
 -Hướng dẫn HS kết hợp đọc nội dung của mục 2, 3 và quan sát H.3, H.4 SGK và tranh quy trình để trả lời và thực hiện thao tác.
 -Nhận xét chung và hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. Khâu lược thì thực hiện ở mặt trái mảnh vải. Khâu viền đường gấp mép vải thì thực hiện ở mặt phải của vải( HS có thể khâu bằng mũi đột thưa hay mũi đột mau).
 -GV tổ chức cho HS thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu. 
* Tích hợp PCTNTT: Nhắc nhở học sinh thận trọng khi sử dụng các dụng cụ như: kim, kéo. Cần bảo quản tốt các dụng cụ như: kim, kéo khi để ở nhà ( có em nhỏ).
 3. Nhận xét- dặn dò:	
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. Chuẩn bị tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS quan sát và trả lời.
-HS quan sát và trả lời.
-HS đọc và trả lời.
-HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
-HS lắng nghe.
-HS đọc nội dung và trả lời và thực hiện thao tác.
-Cả lớp nhận xét.
-HS thực hiện thao tác. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10 SUA.doc