Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - GV: Trần Thị Mai Loan

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - GV: Trần Thị Mai Loan

TẬP ĐỌC:

ÔN TẬP (T1)

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút);

bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

- HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đ.văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/phút).

- Đánh giá việc đọc và hiểu văn bản của HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: GV:- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu

 - Hai tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để HS điền vào chỗ trống.

 

doc 19 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - GV: Trần Thị Mai Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10: Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
TẬP ĐỌC: 
ÔN TẬP (T1)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút);
bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
- HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đ.văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/phút). 
- Đánh giá việc đọc và hiểu văn bản của HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: GV:- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu 
 - Hai tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để HS điền vào chỗ trống. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:(4-5’) 
 - Gọi HS đọc bài Điều ước của vua Mi- đát.
 - Nêu nội dung của bài 
 2. Bài mới: (29-30’) a. Giới thiệu bài – Ghi đề 
b. Kiểm tra TĐ và HTL(khoảng 1/3 số HS) 
* Cách kiểm tra như sau:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1-2 phút. 
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu.(lồng câu hỏi ở BT2 vào bài tập 1)
+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể ?
+ Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể? thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân”(tuần 1,2,3).
- Phát phiếu cho HS đọc thầm và hoàn thành phiếu 
- Cả lớp và GV nhận xét
Tên bài
 Tác giả
Nhân vật
Nội dung chính
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Tô Hoài
- Dế Mèn
- Nhà Trò
- bọn nhện
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đã ra tay bênh vực.
Người ăn xin
Tuốc-ghê-nhép
- Tôi ( chú bé)
- Ông lão ăn xin
Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin.
Bài tập 3:
- Cho HS tìm nhanh trong hai bài tập đọc nêu trên với các giọng đọc, phát biểu. 
- GV nhận xét, kết luận :
a) Đoạn văn có giọng đọc thiết tha trìu mến 
b) Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết : 
c) Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe .
- Cho thi đọc diễn cảm, thể hiện rõ sự khác biệt về giọng đọc ở mỗi đoạn. 
3. Củng cố, dặn dò: (3-4’)
- Những em chưa có điểm kiểm tra đọc về nhà tiếp tục luyện đọc.
- Xem lại quy tắc viết hoa tên riêng để học tốt tiết ôn tập sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc và trả lời nội dung của bài
- Lắng nghe
- Bốc thăm đọc trước 1 –2’
- Đọc to khoảng 75 tiếng / phút.
- Trả lời câu hỏi
+ Đó là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói một điều có ý nghĩa.
 -Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 1 phần 2. 
Người ăn xin
- Đọc thầm lại các truyện, suy nghĩ, trao đổi theo cặp
- Đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày
- Là đoạn cuối truyện Người ăn xin 
- Là đoạn Nhà Trò (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 1) kể nỗi khổ của mình: “ Từ năm trước,  vặt cánh ăn thịt em”
- Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện: “Tôi thét  phá hết các vòng vây đi không ?”
- Thi đua đọc diễn cảm.
- Lắng nghe.
TOÁN: 	
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về: 
 - Nhận biết được góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt, đường cao của hình tam giác.
 - Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật.
 - HS có ý thức học tốt toán, biết vận dụng trong thực tiễn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke (cho GV và HS).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ: (4-5’) 
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 7 dm, tính chu vi và diện tích của hình vuông.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : (29-30’) Giới thiệu bài: (1’)
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố các kiến thức về hình học đã học. 
Hướng dẫn luyện tập:
 Bài 1: GV vẽ lên bảng hai hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình.A
B
A
C
B
M
	D C
 - GV có thể hỏi thêm:
+ So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn ?
+ 1 góc bẹt bằng mấy góc vuông ?
 Bài 2:
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC.
- Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC ?
- Hỏi tương tự với đường cao CB.
- GV kết luận: Trong hình tam giác có một góc vuông thì hai cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác.
- Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC ?
 Bài 3:
- GV yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4:
- GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm.
- GV yêu cầu HS nêu rõ các bước vẽ của mình.
- GV yêu cầu HS nêu cách xác định trung điểm M của cạnh AD.
 A B
 M N
 D C
- GV yêu cầu HS tự xác định trung điểm N của cạnh BC, sau đó nối M với N.
- Hãy nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ ?
- Nêu tên các cạnh song song với AB.
3. Củng cố- Dặn dò: (3-4’)
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
a) Góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, ACB, AMB ; góc tù BMC ; góc bẹt AMC.
b) Góc vuông DAB, DBC, ADC; góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD; góc tù ABC.
+ Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông.
+ 1 góc bẹt bằng hai góc vuông.
- Là AB và BC.
- Vì đường thẳng AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác.
- HS trả lời tương tự như trên.
- Vì đường thẳng AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC.
-HS vẽ vào vở, 1 HS lên bảng vẽ và nêu các bước vẽ.
- 1 HS lên bảng vẽ (theo kích thước 6 dm và 4 dm), HS cả lớp vẽ hình vào vở nháp.
- HS vừa vẽ trên bảng nêu.
- 1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Dùng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét. Đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm A, thước trùng với cạnh AD, vì AD = 4 cm nên AM = 2 cm. Tìm vạch số 2 trên thước và chấm 1 điểm. Điểm đó chính là trung điểm M của cạnh AD.
- HS thực hiện yêu cầu.
- ABCD, ABNM, MNCD.
- Các cạnh song song với AB là MN, DC.
- HS cả lớp.
LUYỆN TOÁN: 
ÔN LUYỆN 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt, đường cao của hình tam giác. 
 -Vẽ đựơc hình chữ nhật, hình vuông. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Thước kẻ vạch chia xăng- ti-mét và e ke
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
2. HD luyện tập
Tổ chức, hướng dẫn hs làm các bài tập sau:
Bài 1: (10-12’)
a. Vẽ đường thẳng đi qua A vuông góc với đường thẳng.
b. Vẽ đường thẳng đi qua A song song với đường thẳng đã cho.
Bài 2: ( 14-15’) Cho tam giác ABC.
a. Hãy vẽ đường cao AH của tam giác ABC.
b. Hãy vẽ đường thẳng đi qua C và vuông 
góc với cạnh AC.
Bài 3: (8-9’) Trong hình bên có mấy góc nhọn, góc tù, góc bẹp, góc vuông.
Chữa bài, nhận xét:
HS vẽ vào vở nháp- và đo- 1 h/s lên bảng đo.
3. Củng cố, dặn dò:
	.
 A
 A
 B C
 	A B 
 D	 	C
CHÍNH TẢ: 	 
ÔN TẬP ( Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU:
- Nghe- viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 75 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả
- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài); bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.
- HS khá, giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả (tốc độ trên 75 chữ/ 15 phút); hiểu ND của bài. 
 - HS luôn có ý thức, tính cẩn thận trong khi viết và làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: GV: Giấy khổ to kẻ sẵn bảng BT3 và bút dạ.
 HS: SGK, vở, bút,...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:(3-4’)
 Y/C h/s viết vào bảng con.
-Nhận xét.
2. Bài mới:(29-30’) Giới thiệu bài: - Ghi đề.
* Viết chính tả:
- GV đọc bài Lời hứa. Sau đó 1 HS đọc lại.
- Nội dung của bài cho biết điều gì?
- Gọi HS giải nghĩa từ trung sĩ.
- Yêu cầu HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
- Hỏi HS về cách trình bày khi viết: dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng, mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép.
- Đọc chính tả khoảng 75 chữ /15 phút (HS khá, giỏi viết trên 75 chữ/15 phút), viết đúng và tương đối đẹp.
- Soát lỗi, thu bài.
 * Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận cặp đôi và phát biểu ý kiến. 
a) Em bé được giao nhiệm vụ gì ?
b) Vì sao trời đã tối mà em không về ?
c) Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng làm gì ? 
d) Có thể đưa những bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không ? Vì sao ?
- GV nhận xét và kết luận câu trả lời đúng.
 Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát phiếu cho nhóm 2HS . Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Kết luận lời giải đúng
Các loại tên riêng
Quy tắt viết
Ví dụ
1. Tên riêng, tên địa lí Việt Nam.
Viết hoa chữ cái đầu vủa mỗi tiếng tạo thành tên đó.
-Hồ Chí Minh.
-Điện Biên Phủ.
-Trường Sơn, ...
1. Tên riêng, tên địa lí nước ngoài.
-Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối
Lu-I a-xtơ.
Xanh Bê-téc-bua.
Tuốc-ghê-nhép.
Luân Đôn. Bạch Cư Dị,
3. Củng cố – dặn dò:(5-6’)
- Chấm bài tổ 1.
- Nhận xét, bài chính tả, nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc các bài tập đọc và HTL để chuẩn bị bài sau.
HS viết:san sẻ, củ sắn, xanh xao.
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.
- HS khá, giỏi trả lời
- Đọc phần Chú giải trong SGK.
- Các từ: Ngẩng đầu, trận giả, trung sĩ.
- HS viết bài vào vở
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
- Em được giao nhiệm vụ gác kho đạn.
- Em không về vì đã hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay.
- Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé.
- Không được, trong mẫu truyện trên có 2 cuộc đối thoại. cuộc đối thoại giữa em bé với người khách trong công viên và cuộc đối thoại giữa em bé với các bạn cùng chơi trận giả là do em bé thuật lại với người khách, do đó phải đặt trong dấu ngoặc kép để phân biệt với những lời đối thoại của em bé với người khách vốn đã được đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
-Yêu cầu HS trao đổi hoàn thành phiếu.
- Sửa bài 
- HS thực hiện
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:	
ÔN TẬP ( Tiết 3 )
I. MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc n ... c giúp các em hiểu điều gì?
-GV chốt lại: Con người sống phải có nhựng ước mơ
4.Củng cố dặn dò: (3-4’) 
- Nêu lại ND ôn tập ?
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về ôn tập tiếp theo
- Nhắc lại tên bài học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lần lượt lên bốc thăm và chuẩn bị trong 2 phút
- Lên đọc bài và trả lời câu hỏi trong thăm.
-1-2 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS đọc thầm các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ (tuần 7, 8, 9)
-Các nhóm làm vào bảng 
- Đại diện nhóm dán kết quả.
- Lớp nhận xét.
- 1HS đọc – lớp lắng nghe.
- Các nhóm đọc lại các bài tập đọc là truyện + làm bài và giấy.
- Đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng.
- Trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Phát biểu ý kiến.
- Nghe.
- 1, 2HS nêu lại .
 Thöù naêm ngaøy 21 thaùng 10 naêm 2010
TOÁN: 
NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: 
- Giúp học sinh:Biết thực hiện phép nhânsố có chữ số với số có một chữ số( không nhớ và có nhớ ).
-Ap dụng phép nhân số có sáu chữ số để giải các bài toán có liên quan.
-Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Hỗ trợ HS nêu lời bài giải đầy đủ ý
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:(5-6’) gọi 2 học sinh lên bảng làm bài 3. Nhận xét, sửa sai
2. Bài mới:
HĐ1(8’-10’) Hướng dẫn nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số.
-G/v nêu phép nhân yêu cầu h/s lên bảng thực hiện.
241324 x 2 , 136204 x 4 
-G/v theo dõi- giúp đỡ h/s yếu.
-Gọi h/s nêu cách thực hiện.
-G/v theo dõi giúp đỡ h/s yếu
-G/.v cùng h/s nhận xét bài làm –sửa sai.
HĐ 2:(18’-20’) Áp dụng phép nhân để giải toán có liên quan
Bài tập 1:Gọi h/s nêu yêu cầu của bài.
-Yêu cầu h/s lên bảng thực hiện.
-G/v theo dõi giúp đỡ h/s còn chậm.
Bài tập 2:
-Yêu cầu h/s thực hành trên phiếu học tập.
-Gọi 1 h/s lên bảng làm bài- G/s sửa bài.
Bài 4:
-Gọi h/s đọc đề-tự phân tích đề-giải bài vào vở.
-G/v theo dõi giúp đỡ h/s yếu.
-G/v chấm một số bài –sửa bài cho h/s
4/Củng cố - dặn dò: (2-3’)
-Hệ thống lại bài học.
-Về nhà xem lại bài
-H/s đọc bài –thực hiện -2 em lên bảng thực hiện. 
-H/s lên bảng thực hiện-lớp làm vào vở.
-Nhận xét bài làm của bạn. 
-H/s thực hành trên phiếu học tập.
-Đổi phiếu chấm bài cho bạn
-HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng phụ giải
 Đáp số: 15620 quyển.
TIEÁNG VIEÄT: 
OÂN TAÄP: (TIEÁT 6)
I. MỤC TIÊU: 
Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học.
-Tìm được trong đoạn văn các từ đơn, từ láy, từ ghép, DT,ĐT.
- HS K,G phân biệt được sự khác nhau về cấu tạo của từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy.
-Giáo dục học sinh yêu ngữ pháp Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Gv: Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết, 3,4 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2, một số tờ viết nội dung bài tập 3,4.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:(5-6’) Đặt câu với từ “ trung thực”
H:Nêu tác dụng của dấu2 chấm ?
Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép
2. Bài mới:(28-29’)
HĐ1(10’-12’) Củng cố về cấu tạo tiếng
Mục tiêu: Biết cấu tạo tiếng , xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học.
-Treo b¶ng phơ cho hc sinh ®c ®oan v¨n.
Thảo luận nhóm 2: bài tập 1,2
Gọi học sinh đọc đoạn văn bài tập 1 và yêu cầu bài tập 2
Cả lớp đọc thầm đoạn văn chú chuồn chuồn, tìm tiếng ứng với mô hình đã cho ở BT2
Lưu ý : đối với mỗi mô hình chỉ tìm một tiếng
Giáo viên phát phiếu cho các nhóm làm
Tiếng
âm đầu
Vần
Thanh
a. chỉ có vần và thanh: ao
Ao
Ngang
b. có đủ âm đầu, vần và thanh:( tất cả các tiếng còn lại):dưới, tầm, cánh, chú, chuồn, bây, giờ, là, lũy, tre, xanh, rì, rào
D
T
C
Ch
Ươi
Âm
Anh
U
Sắc
Huyền
Sắc
Sắc
HĐ 2: (15-16’) Ôn tập về từ đơn ,từ phức, từ ghép, từ láy
Mục tiêu:Tìm được trong đoạn văn các từ đơn, từ láy, từ ghép, DT,ĐT
-Làm việc cá nhân
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
Nhắc học sinh xem lướt các bài : Từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy
H:Thế nào là từ đơn?
H: Thế nào là từ láy?
H: Thế nào là từ ghép?
Giáo viên phát phiếu cho từng cặp học sinh trao đổi, tìm trong đoạn văn 3 từ đơn, 3 từ láy, 3 từ ghép
Những học sinh làm xong bài dán kết quả lên bảng lớp, trình bày-Giáo viên chốt ý đúng
Từ đơn
Dưới, tầm, cánh, chú, là, lũy, tre, xanh, trong, bờ, ao, những, gió, rồi, cảnh, còn, tầng,
Từ láy
Rì rào, rung rinh, thung thăng.
Từ ghép
Bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra, ngược xuôi, xanh trong ,Cao vút.
Bài tập 4: gọi học sinh đọc yêu cầu của bài
H: Thế nào là danh từ?
H: Thế nào là động từ?
Giáo viên phát phiếu cho học sinh tìm trong đoạn văn 3 DT, 3ĐT
Những học sinh làm xong bài trình bày kết quả trước lớp
Danh từ: tầm, cánh, chú, chuồn chuồn, tre, gió, bơ, ao, khóm, khoai nước, cảnh, đất nước.
Động từ: rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, ngược xuôi, bay.
3. Củng cố: (4-5’)Giáo viên hệ thống bài yêu cầu học sinh làm thử bài tập ở tiết 7,8
chuẩn bị giấy bút để làm bài kiểm tra cuối kì
Thảo luận nhóm
Học sinh đọc
-4-5 em đọc bài.
Làm việc với phiếu, đại diện nhóm trình bày
Học sinh đọc yêu cầu
Xem lướt các bài
Học sinh trả lời
Từng cặp trao đổi làm bài
Dán kết quả và trình bày
Học sinh đọc yêu cầu 
Trả lời câu hỏi
-Làm việc với phiếu
rình bày kết quả trước lớp
TIẾNG VIỆT: 
ÔN TẬP: (TIẾT 7 – KIỂM TRA)
I. MỤC TIÊU: 
- Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức kỹ năng giữa học kì 1( Nêu ở tiết 1 , ôn tập)
-Đọc hiểu và trả lời được các câu hỏi trong VBT.
-GD tính cẩn thận khi làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 -Bảng phụ, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Luyện đọc : 
 GV cho học sinh đọc đoạn văn ở bảng phụ.
2. Kiểm tra đọc hiểu:Y/C h/s đọc lại văn bản và trả lơi các câu hỏi trong VBT.
- GV quan sát học sinh làm bài- G/đỡ h/s yếulàm bài.
3. Thu chấm:
Thu bài chấm trước 5-6 bài và nhận xét.
Dặn h/s chuẩn bị bài KT tiết 8
- Nhiều học sinh đọc.
- HS làm vào VBT
LUYỆN TIẾNG VIỆT:
ÔN LUYỆN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
Ôn lại, học thuộc các bài tập đọc học thuộc lòng đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Nêu chủ điểm.
- Gọi hs nêu lại các bài tập đọc đã học.
- GV nhận xét, bổ sung thêm.
2. Luyện đọc:
-Yêu cầu học sinh mở sách ra xem lại các bài tập đọc học thuộc lòng đã học. 
- GV nhắc nhở hs những đoạn, những bài cần học thuộc. 
- Cho hs lên trình bày
- Nêu một số câu hỏi bài đọc.
- GV nhận xét, bổ sung
3. Cũng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn lại các bài học thuộc lòng đã học.
- HS nêu lại
- HS mở sách ra tự ôn lại.
- Làm theo hướng dẫn.
- Đọc bài theo yêu cầu.
- Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét câu trả lời của bài.
- Tự ôn bài
 Thöù saùu ngaøy22 thaùng10 naêm 2010
TOÁN : 
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU: 
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
- Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
- Tính chính xác, khoa học khi làm toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ:(4-5’)Bài1. Đặt tính rồi tính: 102426 x 5
Bài 2.Tính: 1036 x 8 + 24573 
2. Bài mới:(32-33’) GV giới thiệu bài, ghi đề bài.
HĐ1: (5-6’)So sánh giá trị của hai biểu thức.
Mục tiêu:Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
-Yêu cầu HS tính và so sánh kết quả các phép tính.
3 x 4 và 4 x 3
2 x 6 và6 x 2
7 x 5 và 5 x 7
HĐ2: (5-6’)Viết kết quả vào ô trống
Mục tiêu: Biết viết kết quả vào ô trống
-Tính kết quả của a x b và b x a với mỗi giá trị cho trước của a, b.
Kết luận: a x b = b x a
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
HĐ3: (20-21’)Thực hành
Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức có liên quan đến các bài tập
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống
Yêu cầu HS làm vào nháp
Nhận xét, sửa sai
Kết luận:
èKhi đổi chỗ các thừa số trong một tích hai thừa số thì tích không thay đổi
Bài 2: Tính
- Yêu cầu HS làm vào nháp
Gợi ý: Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân chuyển phép tính đã cho về phép tính đã học.
a)1357 x 5=6785 b)40263x7=28 1841 
 7 x 853= 853x7=5971 5 x 1326=6630 	
Bài 3: Trong 6 biểu thức có các biểu thức có giá trị bằng nhau, hãy tìm các biểu thức có giá trị bằng nhau.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp làm bài
C1: có thể tính giá trị của các biểu thức, rồi so sánh kết qua để chỉ ra biểu thức bằng nhau
C2: Không cần tính, chỉ cộng nhẩm rồi so sánh thừa số, vận dụng tính chất giao hoán để rút ra kết quả để chỉ ra các biểu thức có giá trị bằng nhau
Bài 4: số?Cho hs làm vở – nhận xét
 Thu một số bài chấm
4/ Củng cố- dặn dò(1-2’):
Làm bài 2,4/58. Chuẩn bị bài: Nhân với 10, 100, 1000Chia với 10, 100, 1000
-2 h/s làm ở bảng lớp- lớp làm vào vở nháp.
-Kết quả của từng cặp hai phép nhân có các thừa số giống nhau.
-Nêu yêu cầu
Tính và làm các phép tính còn lại
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp
-HS làm vào nháp, 3 HS lên bảng làm bài
-Từng cặp thảo luận, đại diện các nhóm nêu cách làm, các nhóm nhận xét , bổ sung
- Làm bài vào vở
TIẾNG VIỆT: TIẾT 8 (Kiểm tra)
LUYỆN TIẾNG VIỆT: ÔN LUYỆN 
 -HD HS bài tập(Tiết 7) ở vở luyện tiếng việt.
SINH HOẠT LỚP: TUẦN 10
I.Mục tiêu:
-Đánh giá các hoạt động tuần qua ,đề ra kế hoạch tuần đến.
-Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể.
-GDHS ý thức tổ chức kỉ luật ,tinh thần làm chủ tập thể.
II.Chuẩn bị:Nội dung sinh hoạt
III.Các hoạt động dạy và học:
1.Đánh giá các hoạt động tuần qua:
a.Hạnh kiểm:
-Các em có tư tưởng đạo đức tốt.
-Đi học chuyên cần ,biết giúp đỡ bạn bè.
-Có ý thức trong học tập , vệ sinh tương đối sạch sẽ
b.Học tập:
- Ôn tập tốt để chuẩn bị thi giữa kì 1.
-Các em có ý thức học tập tốt,hoàn thành bài trước khi đến lớp.
-KT bài 15 phút đầu giờ tốt.
-Một số em có tiến bộ chữ viết. 
*Tồn tại:
-Một số em không học bài: Giang , Hng, NguyƠn §«ng.
- Chữ viết sai nhiều : ViƯt, S¸u, Trc.
c.Các hoạt động khác:
-Tham gia sinh hoạt đội ,sao đầy đủ.
-Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc.
3.Kế hoạch tuần 11:
- Tiếp tục phát huy đôi bạn cùng tiến.
- Thực hiện tốt kế hoạch do nhà trường và đội đề ra.
-Duy trì tốt nề nếp qui định của trường ,lớp.
-Thực hiện tốt “Đôi bạn học tập”để giúp đỡ nhau cùng tiếnbộ.
-Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
-Tiếp tục nộp các khoản tiền
*Biện pháp:
-Động viên ,tuyên dương kịp thời trước mỗi sự tiến bộ của HS.
-Nhắc nhở HS việc học bài và làm bài ở nhà. 
-Liên hệ kịp thời với phụ huynh đối với những học còn yếu.
-Động viên nhắc nhở HS đi học chuyên cần.
IV.Củng cố-dặn dò:
-Chuẩn bị bài vở thứ hai đi thi.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10 Loan 2010 2011.doc