Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Hồ Thị Minh Huệ

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Hồ Thị Minh Huệ

TIÊNG VIỆT: ÔN TẬP TIẾT 2

I. Mục tiêu:

- Nghe - viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 75 chữ / 1 phút ), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bây đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả.

- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng ( Viết Nam và nước ngoài ); bước đầ biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.

* HSKT: Đọc và nhìn sách chép lại 1 trong các bài tập đọc đã học.

II. Đồ dùng dạy học:

 -Giấy khổ to kẻ sẵn bảng BT3 và bút dạ.

 

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Hồ Thị Minh Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Tuần 10
	TIẾNG VIỆT: 	ƠN TẬP	 TIẾT 1
I. Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch, trơi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI ( khoảng 75 tiếng/ 1 phút ); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn; nội dung của cả bài; nhận biết một số hình ảnh, chi tiết cĩ ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
* HSKT: Đọc và nhìn sách chép lại 1 trong các bài tập đọc đã học.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
 -Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 (đủ dùng theo nhóm 4 HS ) và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định: Hát
II Kiểm tra bài cũ
Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi trong bài Điều ước của vua Mi-đát.
III Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra tập đọc:
-Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
-Gọi 1 HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc. 
-Cho điểm trực tiếp từng HS .
3. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu Hs trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
+Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là chuyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân (nói rõ số trang).
-GV ghi nhanh lên bảng.
-Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu, nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu sai).
-Kết luận về lời giải đúng.
-Lần lượt từng HS bốc thăm bài (5 HS ) về chỗ chuẩn bị: cử 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-1 HS đọc. 
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi.
+Những bài tập đọc là truyện kể là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện điều nói lên một điều có ý nghĩa.
+Các truyện kể.
ØDế mèn bênh vực kẻ yếu: phần 1 trang 4,5 , phần 2 trang 15.
ØNgười ăn xin trang 30, 31.
-Hoạt động trong nhóm.
-Sửa bài 
 Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Dế mèn bênh vực kẻ yếu 
Tô Hoài
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò yếu đuối bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực.
Dế Mèn, Nhà Trò, bọn Nhện.
Người ăn xin
Tuốc-ghê-nhép
Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin.
Tôi (chú bé), ông lão ăn xin.
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tìm các đoạn văn có giọng đọc như yêu cầu.
-Gọi HS phát biểu ý kiến.
-Nhận xét, kết luận đọc văn đúng.
-Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó.
-Nhận xét khen thưởng những HS đọc tốt.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn tìm được.
-Đọc đoạn văn mình tìm được.
-Chữa bài 
-Mỗi đoạn 3 HS thi đọc .
 4. Củng cố – dặn dò:
-Dặn HS về nhà ôn lại quy tắc viết hoa.
-Nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
Thứ ngày tháng 10 năm 2010
TIÊNG VIỆT: ƠN TẬP TIẾT 2
I. Mục tiêu: 
- Nghe - viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 75 chữ / 1 phút ), khơng mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bây đúng bài văn cĩ lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả.
- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng ( Viết Nam và nước ngồi ); bước đầ biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.
* HSKT: Đọc và nhìn sách chép lại 1 trong các bài tập đọc đã học.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Giấy khổ to kẻ sẵn bảng BT3 và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu tiết học.
2. Viết chính tả:
-GV đọc bài Lời hứa. Sau đó 1 HS đọc lại.
-Gọi HS giải nghĩa từ trung sĩ.
-Yêu cầu HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
-Hỏi HS về cách trình bày khi viết: dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng, mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép.
-Đọc chính tả cho HS viết.
-Soát lỗi, thu bài, chấm chính tả.
 3. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và phát biểu ý kiến. -GV nhận xét và kết luận câu trả lời đúng.
-1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.
-Đọc phần Chú giải trong SGK.
-Các từ: Ngẩng đầu, trận giả, trung sĩ.
-2 HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
 a. Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả?
Em được giao nhiệm vụ gác kho đạn.
b.Vì sao trời đã tối, em không về?
Em không về vì đã hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay.
c. Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để làm gì?
Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé.
d. Có thể đưa những bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?
-Không được, trong mẫu truyện trên có 2 cuộc đối thoại- cuộc đối thoại giữa em bé với người khách trong công viên và cuộc đối thoại giữa em bé với các bạn cùng chơi trận giả là do em bé thuật lại với người khách, do đó phải đặt trong dấu ngoặc kép để phân biệt với những lời đối thoại của em bé với người khách vốn đã được đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng.
Ø GV viết các câu đã chuyển hình thức thể hiện những bộ phận đặt trong ngoặc kép để thấy rõ tính không hợp lí của cách viết ấy.
(nhân vật hỏi): -Sao lại là lính gác?
(Em bé trả lời) :	-Có mấy bạn rủ em đánh trận giả.
Một bạn lớn bảo:	-Cậu là trung sĩ.Và giao cho em đứng gác kho đạn ở đây.
Bạn ấy lại bảo:	-Cậu hãy hứa là đứng gác cho đến khi có người đến thay.
Em đã trả lời:	-Xin hứa.
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Phát phiếu cho nhóm 4 HS . Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Kết luận lời giải đúng.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
-Yêu cầu HS trao đổi hoàn thành phiếu.
-Sửa bài 
Các loại tên riêng
Quy tắt viết
Ví dụ
1. Tên riêng, tên địa lí Việt Nam.
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
-Hồ Chí Minh.
-Điện Biên Phủ.
-Trường Sơn.
2. Tên riêng, tên địa lí nước ngoài.
-Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối.
Lu-I Pa-xtơ.
Xanh Bê-téc-bua.
Tuốc-ghê-nhép.
Luân Đôn.
Bạch Cư Dị.
4. Củng cố – dặn dò:
-Dặn HS về nhà đọc các bài tập đọc và HTL để chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
Thứ ngày tháng 10 năm 2010
TIÊNG VIỆT: ƠN TẬP TIẾT 3
I. Mục tiêu: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.
* HSKT: Đọc và nhìn sách chép lại 1 trong các bài tập đọc đã học.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Giấy khổ to kể sẵn bảng BT2 và bút dạ.
 -Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, HTL từ tuần 1 đến tuần 9.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu của tiết học.
2. Kiểm tra đọc:
-Tiến hành tương tự như tiết 1.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Gọi HS đọc tên bài tập đọc là truyện kể ở tuần 4,5,6 đọc cả số trang. GV ghi nhanh lên bảng.
-Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Kết luận lời giải đúng.
-Gọi HS đọc phiếu đã hoàn chỉnh.
-Tổ chức cho HS thi đọc từng đoạn theo giọng đọc các em tìm được.
-Nhận xét tuyên dương những em đọc tốt.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Các bài tập đọc:
+Một người chính trực trang 36.
+Những hạt thóc giống trang 46.
+Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca. trang 55.
+Chị em tôi trang 59.
-HS hoạt động trong nhóm 4 HS .
-Chữa bài 
-4 HS tiếp nối nhau đọc (mỗi HS đọc một truyện)
Phiếu đúng:
4. Củng cố – dặn dò:
? Chủ điểm Măng mọc thẳng gợi cho em chủ điểm gì?
? Những truyện kể các em vừa đọc khuyên chúng ta điều gì?
-Dặn những HS chưa có điểm đọc phải chuẩn bị tốt để tiết sau kiểm tra và xem trước tiết 4.
 Thứ ngày tháng 10 năm 2010
TIÊNG VIỆT: ƠN TẬP TIẾT 4
I. Mục tiêu: 
- Nắm được một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thơng dụng ) thuộc các chủ điểm đã học ( Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đơi cánh ước mơ ).
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
* HSKT: Đọc và nhìn sách chép lại 1 trong các bài tập đọc đã học.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Phiếu kẻ sẵn nội dung và bút dạ.
 -Phiếu ghi sẵn các câu tục ngữ thành ngữ.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
? Từ tuần 1 đến tuần 9 các em đã học những chủ điểm nào?
-Nêâu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS nhắc lại các bài mở rộng vốn từ. GV ghi nhanh lên bảng.
-GV phát phiếu cho nhóm 6 HS . Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và làm bài.
-Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng và đọc các từ nhóm mình vừa tìm được.
-Gọi các nhóm lên chấm bài của nhau.
-Nhật xét tuyên dương nhóm tìm được nhiều nhất và những nhóm tìm được các từ không có trong sách giáo khoa.
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Gọi HS đọc các câu tục ngữ, thành ngữ.
-Dán phiếu ghi các câu tục ngữ thành ngữ.
-Yêu cầu HS suy nghĩ để đặt câu hoặc tìm tình huống sử dụng.
-Hs trả lời các chủ điểm:
+Thương người như thể thương thân.
+măng mọc thẳng.
+Trên đôi cánh ước mơ.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-Cá ... a chúng không ?
? Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào?
 -GV nhận xét, kết luận .
 *Hoạt động cả lớp :
 -GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận: “Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta ?”.
-GV kết luận: Nền độc lập của nước nhà được giữ vững ; Nhân dân ta tự hào ,tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc 
4.Củng cố :
 -Cho 2 HS đọc bài học .
 -Cuộc kháng chiến chống quân Tống mang lại kết quả gì ? 
 -GV nhận xét .
5. Dặn dò:
 -Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Nhà Lý dời đô ra Thăng Long”.
 -Nhận xét tiết học .
-3 HS trả lời .
-HS khác nhận xét .
-1 HS đọc .
-HS cả lớp thảo luận và thống nhất ý kiến thứ 2.
-HS các nhóm thảo luận .
-Đại diện nhóm trình bày .
-Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung .
-HS cả lớp thảo luận 
+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại, Nền độc lập của nước nhà được giữ vững ; Nhân dân ta tự hào ,tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.
-HS đọc bài học .
-HS trả lời .
ĐỊA LÍ: THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I.Mục tiêu :
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt:
+ Vị trí: nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
+ Thành phố cĩ khí hậu trong lành, mát mẻ, cĩ nhiều pơhong cảnh đẹp: nhiều rừng thơng, thác nước, ...
+ Thành phố cĩ nhiều cơng trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch.
_ Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loại hoa.
+ Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ.
II.Chuẩn bị :
 -Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
 -Tranh, ảnh về thành phố Đà Lạt (HS, GV sưu tầm )
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC :
 -Nêu đặc điểm của sông ở Tây Nguyên và ích lợi của nó .
 -Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp ở Tây Nguyên.
 -Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại 
rừng ?
 3.Bài mới :
 @.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 @.Phát triển bài :
 1.Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước :
 *Hoạt động cá nhân :
 GV cho HS dựa vào hình 1 ở bài 5, tranh, ảnh, mục 1 trong SGK.
? Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ?
? Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu mét ?
? Với độ cao đó Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào ?
 +Quan sát hình 1, 2 
? Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt .
 -GV cho HS trả lời câu hỏi trước lớp .
 -GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 Ø GV giải thích thêm cho HS
 2. Đà Lạt-thành phố du lịch và nghỉ mát :
 *Hoạt động nhóm :
 -GV cho HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, vào hình 3 ,mục 2 trong SGK để thảo luận theo các gợi ý sau :
? Tại sao Đà Lạt lại được chọn làm nơi du lịch và nghỉ mát ?
? Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát , du lịch ?
 ? Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt .
 -GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình .
 -Cho HS đem tranh, ảnh sưu tầm về Đà Lạt lên trình bày trước lớp .
 -GV nhận xét, kết luận.
 3.Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt :
 * Hoạt động nhóm :
? Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh ?
? Kể tên các loại hoa, quả và rau xanh ở Đà Lạt.
 ? Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, quả, rau xứ lạnh ?
 ? Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào?
4.Củng cố :
 -GV cùng HS hoàn thiện sơ đồ trong phiếu học tập. 
5. Dặn dò:
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau
 -Nhận xét tiết học .
-HS cả lớp hát .
-HS trả lời câu hỏi .
-HS nhận xét và bổ sung .
-HS nhắc lại .
-HS cả lớp .
+ Cao nguyên Lâm Viên
+ Đà Lạt ở độ cao 1500m so với mặt biển
+ Khí hậu quanh năm mát mẻ
+HS chỉ bản đồ .
+HS mô tả .
-HS trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét ,bổ sung.
-HS các nhóm thảo luận .
+ Nhờ có không khí trong lành mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp nên Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch và nghỉ mát.
+ Đà Lạt có những công trình phục vụ cho việc nghỉ mát , du lịch như: khách sạn, sân gôn, biệt thự với nhiều kiểu kiến trúc khác nhau.
-Các nhóm đại diện lên báo cáo kết quả.
-Các nhóm đem tranh, ảnh sưu tầm lên trình bày trước lớp .
+ Vì Đà Lạt có nhiều hoa quả và rau xanh.
+ Lan, hồng, cúc, dâu, mận, bắp cải, súp lơ, 
+ Vì Đà Lạt có khí hậu quanh năm mát mẻ, lạnh nhưng không rét. 
+ Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị dinh dưỡng cao và cung cấp cho nhiều nơi.
-HS các nhóm đại diện trả lời kết quả.
-Cả lớp nhận xét,bổ sung.
KĨ THUẬT: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI 
 BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT ( tiết1 )
I/ Mục tiêu:
- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Khâu viền đuợc đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu cĩ thể bị dúm.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột. 
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Một mảnh vải trắng hoặc màu, len (hoặc sợi), khác với màu vải.
 +Kim khâu len, kéo cắt vải, thước, bút chì.. 
III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:Hát.
2.Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra dụng cụ học tập. 
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Gấp và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nêu các câu hỏi yêu cầu HS nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu (mép vải được gấp hai lần. Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải và đường khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.Thực hiện đường khâu ở mặt phải mảnh vải).
 -GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép.
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
 -GV cho HS quan sát H1,2,3,4 và đặt câu hỏi HS nêu các bước thực hiện.
 +Em hãy nêu cách gấp mép vải lần 2.
 +Hãy nêu cách khâu lược đường gấp mép vải.
 -GV hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 1 và quan sát hình 1, 2a, 2b (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách gấp mép vải. 
 -GV cho HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
 -GV nhận xét các thao tác của HS thực hiện. Hướng dẫn theo nội dung SGK
 * Lưu ý:
 Khi gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới. Gấp theo đúng đường vạch dấu theo chiều lật mặt phải vải sang mặt trái của vải. Sau mỗi lần gấp mép vải cần miết kĩ đường gấp. Chú ý gấp cuộn đường gấp thứ nhất vào trong đường gấp thứ hai.
 -Hướng dẫn HS kết hợp đọc nội dung của mục 2, 3 và quan sát H.3, H.4 SGK và tranh quy trình để trả lời và thực hiện thao tác.
 -Nhận xét chung và hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. Khâu lược thì thực hiện ở mặt trái mảnh vải. Khâu viền đường gấp mép vải thì thực hiện ở mặt phải của vải( HS có thể khâu bằng mũi đột thưa hay mũi đột mau).
 -GV tổ chức cho HS thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu. 
 4.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. Chuẩn bị tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS quan sát và trả lời.
-HS quan sát và trả lời.
-HS đọc và trả lời.
-HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
-HS lắng nghe.
-HS đọc nội dung và trả lời và thực hiện thao tác.
-Cả lớp nhận xét.
-HS thực hiện thao tác. 
KĨ THUẬT: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI 
 BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT ( tiết2 )
I/ Mục tiêu:
- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Khâu viền đuợc đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu cĩ thể bị dúm.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột. 
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Một mảnh vải trắng hoặc màu, len (hoặc sợi), khác với màu vải.
 +Kim khâu len, kéo cắt vải, thước, bút chì.. 
III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 2 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định : Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
 b)HS thực hành khâu đột thưa:
 * Hoạt động 3: HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải
 -GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
 -GV nhận xét, sử dụng tranh quy trình để nêu cách gấp mép vải và cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột qua hai bước:
 +Bước 1: Gấp mép vải.
 +Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . 
 -GV nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm lưu ý đã nêu ở tiết 1.
 -GV tổ chức cho HS thực hành và nêu thời gian hoàn thành sản phẩm.
 -GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng. 
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
 -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm:
 +Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kỹ thuật.
 +Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
 +Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm.
 +Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
 -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
 4 .Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
 - Dặn HS tiết sau tiếp tục thực hành.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
-HS theo dõi.
-HS thực hành .
-HS trưng bày sản phẩm .
-HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
-HS cả lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_10_ho_thi_minh_hue.doc