Giáo án lớp 4 - Tuần 10 năm 2012

Giáo án lớp 4 - Tuần 10 năm 2012

1 . Lớp trưởng điều hành lớp chào cờ

2. Giáo viên đề ra các hoạt động trong tuần 10:

- Thi đua học tập tốt

- Tập trung rèn vở sạch viết chữ đẹp.

- Tập trung ôn tập tốt chuẩn bị cho kì thi giữa kì 1

- Tham gia tốt các hoạt động của trường, của đội.

 

doc 14 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1086Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần 10 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 10
Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012
 Tiết 1 Hoạt động tập thể
1 . Lớp trưởng điều hành lớp chào cờ
2. Giáo viên đề ra các hoạt động trong tuần 10:
- Thi đua học tập tốt 
- Tập trung rèn vở sạch viết chữ đẹp.
- Tập trung ôn tập tốt chuẩn bị cho kì thi giữa kì 1
- Tham gia tốt các hoạt động của trường, của đội.
_________________________________
Tiết 2	Toán
 Tiết 46 . Luyện Tập
 I. Mục tiêu
 - Giúp học sinh củng cố về nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
 - Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
 II. Đồ dùng 
 Thước kẻ, ê ke.
 III. Hoạt động dạy học 
 Hoạt động 1: (4-5’)Kiểm tra Vẽ hình vuông cạnh 4 cm, tính chu vi ,diện tích ?
 - Kể tên các góc mà em đã học?Vẽ một góc tù vào bảng con? So sánh góc tù với góc vuông?
 Hoạt động 2: Luyện tập(32-34’)
 Bài 1. Làm miệng.
 - Làm thế nào mà em biết góc BAM là góc vuông?
 - Tại sao góc AMC là góc bẹt?
 - Hình tứ giác ABCD có những loại góc gì?
 Bài 2. Làm SGK
 Chốt: - Tại sao AB lại là đường cao của tam giác ABC?
 - Đường cao tam giác có đặc điểm gì?
 Bài 3. Làm vở.
 Chốt:- Nêu các bước vẽ hình vuông?
 Bài 4: Làm vở.
 - 2 cạnh như thế nào thì song song với nhau?
 Hoạt động 3: Củng cố dặn dò(2-3’)
 - Thế nào là đường cao trong tam giác?
 * Dự kiến sai lầm.
 - Học sinh không xác định được hết góc ( Khi 1 đỉnh có 2 góc).
 - Nhầm lẫn AH là đường cao
 Rút kinh nghiệm:...
______________________________
Tiết 3	Tập đọc
Ôn tập ( tiết 1 )
i. Mục đích yêu cầu
 1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu của HS 
 2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung , nhân vật của các bài tập đọc là truyền kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân .
 3. Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK . Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc .
ii. Đồ dùng dạy học 
 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc, HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt tập 1 
iii.Các hoạt động dạy học 
A. KTBC(2-3’)
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 2’
2. Kiểm tra tập đọc và HTL (12-15’) 
 Từng HS lên bốc thăm và chọn bài , sau khi bốc thăm được chuẩn bị 1- 2 phút .
 HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu .
 GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc , HS trả lời . -
 GV cho điểm theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo .
3. Bài tập 2 (10-13’) 
 HS đọc yêu cầu của bài 
 ? Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể ?
 ? Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “ Thương người như thể thương thân “
 Gv ghi bảng tên những bài tập đọc đó .
 HS đọc thầm lại các truyện Dế mèm bênh vực kẻ yếu , Người ăn xin sau đó làm bài 
 Hai HS lên bảng làm bài 
 Cả lớp và GV cùng nhận xét 
 Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không ?
 Lời trình bày có rõ ràng mạch lạc không ?
4. Bài tập 3 (10-12’)
 HS đọc yêu cầu của bài 
 HS tìm nhanh đoạn văn tương ứng với các giọng đọc , phát biểu .
 GV nhận xét , kết luận .
5.Củng cố , dặn dò (2-3’)
 GV nhận xét tiết học .
 GV dặn HS xem lại các qui tắc viết hoa tên riêng để học tốt tiết ôn tập sau.
 Rút kinh nghiệm:...
______________________________
Tiết 4 Mĩ thuật
_______________________________________________________________
	Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2012
Tiết 1	tiếng anh
____________________________________
Tiết 2 toán
 Tiết 47 . Luyện tập chung
 I. Mục tiêu 
 - Giúp HS củng cố về cách thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 6 chữ số.
 - áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính nhanh.
 - Hiểu đặc điểm hình vuông, hình chữ nhật. Tính được P và S.
 II. Đồ dùng 
 Ê ke, thước.
 III. Các hoạt động dạy học 
1. Hoạt động 1: Kiểm tra: (3-5’)
 - Vẽ hình chữ nhật có chiều dài = 6 cm; chiều rộng = 3 cm.
2. Hoạt động 2: Luyện tập .
 Bài 1. (6-7’)HS làm bảng con .
 Chốt: + Nêu cách thực hiện phép cộng 2 số?
 + Muốn trừ 2 số ta làm thế nào?
Bài 2. (6-7’)Làm vở
 Chốt: + Để tính bằng cách thuận tiện em đã sử dụng những tính chất nào?
Bài 3. (5-6’) a,b làm miệng
c,Làm bảng con
 Chốt: - Nêu công thức tính PHCN= ?
Bài 4. (9-10’)Làm vở
 Chốt: + Bài toán thuộc loại toán gì?
 + Nêu công thức tìm số lớn? Số bé?
3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò( 2’)
 - Về nhà: làm bài 1/b.
* Dự kiến sai lầm:
 - Bài 2/b: Kết hợp 2 số đầu để tạo thành số tròn chục,nên kết hợp số hạng đầu và số hạng cuối.
 - Tìm chưa hết các cạnh vuông góc với DH.
 Rút kinh nghiệm:.
 .
______________________________
Tiết 3	ôn tập ( tiết 2 )
Chính tả ( nghe- viết )
Lời hứa
i. Mục tiêu 
 - Nghe - viết lại chính xác , trình bày đúng bài Lời hứa 
 - Hệ thống hoá các qui tắc viết hoa tên riêng .
ii. Đồ dùng 
 Bảng phụ viết sẵn lời giải bài tập 2 , 4 .
iii. Hoạt động dạy học 
A.KTBC 
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.
2. Hướng dẫn HS nghe viết 
 GV đọc bài Lời hứa , giải nghĩa từ trung sĩ . HS theo dõi SGK.
 HS đọc thầm lại bài văn , nhắc các em những từ hay viết sai , cách trình bày , cách viết các lời thoại 
 HS viết bài.
 GV chấm 7-10 bài . Nhận xét chung .
3. Dựa vào bài chính tả “ Lời hứa “ , trả lời các câu hỏi .
 Một HS đọc bài tập 2 
 HS làm việc theo cặp , ghi kết quả VBT
 HS phát biểu . Cả lớp và GV nhận xét 
4. Hướng dần HS lập bảng tổng kêt qui tắc viết hoa tên riêng 
 HS đọc yêu cầu của bài .
 HS làm VBT
 Hai HS lên bảng làm bài 
 GV nhận xét và sửa bài 
Các loại tên riêng
Qui tắc viết
Ví dụ
1. Tên người , tên địa lí Việt Nam
Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên đó .
- Lê văn Tám
- Điện Biên Phủ
2. Tên người , tên địa lí nước ngoài
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó . Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối
- Những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt , viết như cách viết tên riêng Việt Nam .
- Lu- i Pa - xtơ
- Xanh Pê-téc-bua
- Bạch Cư Dị
- Luân Đôn
5. Củng cố , dặn dò 
GV nhận xét tiết học 
Chuẩn bị bài sau.
 Rút kinh nghiệm:...
 .
_________________________________
Tiết 4	Luyện từ và câu
Ôn tập (tiết 3)
 I. Mục đích yêu cầu
- Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm các từ ngữ, các thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm. Thương người như thể thương thân, măng mọc thẳng, trên đôi cánh ước mơ.
- Năm được tác dụng của dấu hai chấm.
 II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ
 III. Hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra(2-3’)
- Nêu một số từ ngữ thuộc chủ điểm ước mơ?
- Nêu một số thành ngữ thuộc chủ điểm đó?
 2. Dạy bài mới 
 a, Giới thiệu bài:Ôn tập
 b, Hướng dẫn học sinh ôn tập
 Bài 1/98 (10-12’)
 	- Học sinh đọc yêu cầu
 	- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm. Phát cho mỗi một nhóm 1 phiếu bài tập vẽ theo mẫu SGK.
- Thảo luận, ghi kết quả vào phiếu.
- Các nhóm trình bày bài làm ( dán bảng lớp).
- Một học sinh của nhóm lên chấm chéo bài của nhóm bạn.
- Học sinh đọc lại các từ ngữ thuộc mỗi chủ điểm.
- Giáo viên nhận xét, chữa. Tính điểm thi đua.
 Bài 2/98 (10-12’)
 	- Học sinh đọc yêu cầu
 	 - Giáo viên giúp học sinh hiểu yêu cầu:
 	 - Nhắc lại các chủ điểm ở bài 1?
 	 - Mỗi chủ điểm tìm mấy thành ngữ hoặc tục ngữ?
* Lưu ý: Đặt câu với thành ngữ còn tục ngữ thì nêu hoàn cảnh sử dụng ( nếu học sinh tìm tục ngữ).
 	 - Học sinh làm vở
 	 - Giáo viên chấm, chữa.
Bài 3/98 (10-12’)
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm việc nhóm đôi VBT
- Đại diện nhóm trình bày.
- Học sinh khác bổ sung.
- Giáo viên nhận xét tổng kết
 c, Củng cố, dặn dò
- Tổng kết tiết học
- Dặn chuẩn bị tiết sau
 Rút kinh nghiệm:...
___________________________________________________________
	Thứ tư ngày 24 tháng 10 năm 2012
Tiết 1	Thể dục
Bài 19
I. Mục tiêu
 - Ôn tập bốn động tác vươn thở và tay chân và lưng- bụng, yêu cầu HS nhắc lại được tên thứ tự động tác và thực hiện cơ bản đúng động tác.
 - Học động tác phối hợp: YC thực hiện cơ bản đúng động tác.
 - Trò chơi: “Con cóc là cậu ông trời” YC tham gia trò chơi tương đối chủ động nhiệt tình.
II.Chuẩn bị dụng cụ
Sân tập.
 Còi, các dụng cụ phục vụ trò chơi.
III.Nội dung giảng dạy
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. Phần mở đầu:
1)Nhận xét:
-ổn định tổ chức lớp.
-GV nhận lớp phổ biến ND YC tiết học.
2)Khởi động:
B. Phần cơ bản:
 1.bài thể dục phát triển chung.
+Ôn 4 Động tác vươn thở tay, chân và lưng- bụng:
-GV uốn nắn từng cử động ở mỗi nhịp, và hô chậm.
+Lần 2:
-GV hô nhịp không làm mẫu
+Lần 3: GV vừa hô vừa quan sát sửa cho HS
+Học động tác phối hợp:
+Lần 1: GV nêu tên ĐT, Tập mẫu và phân tích, giảng giải từng nhịp.
+Lần 2: GV vừa hô chậm vừa tập cùng với học sinh.
+Lần 3: GV hô nhịp cho HS tập toàn bộ ĐT
+Lần 4:
-GV quan sát, sửa sai cho các em.
+GV quan sát, nhận xét, đánh giá, biểu dương các tổ thi đua tập tốt.
2) Trò chơi: Con cóc là cậu ông trời.
-GV nêu tên trò chơi.
-Giải thích cách chơi, luật chơi
+GV quan sát, nhận xét, biểu dương những cá nhân chơi đúng luật nhiệt tình.
C. Phần kết thúc:
1) Động tác điều hoà:
2) GV nhận xét tiết học.
-GV hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
6 - 10 phút
18 - 22 phút
2- 3lần ,1lần 2 x 8 nhịp
2 - 3 lần
2 lần
4lần 2x8 nhịp
4 - 6phút
4 - 6 phút
-Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo.
-HS chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện
-Xoay các khớp : cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai
-Chạy nhẹ nhành trên sân trường 
-HS tập, lớp trưởng điều khiển.
-Thi tổ nào tập đúng
-HS tập. 
-HS cả lớp theo dõi từng ĐT mẫu của cô.
-HS tập cùng cô.
-HS nghe nhịp hô tự tập.
- lớp trưởng điều khiển- cả lớp tập
-Các tổ thi đua trình diễn
-HS tập hợp theo đội hình chơi.
-1Nhóm HS chơi mẫu- Lớp quan sát.
- Cả lớp chơi.
-HS tập một số động tác thả lỏng
- Đứng tai chỗ hát Vỗ tay nhịp nhàng.
Tiết 2 Toán
Tiết 48 . Kiểm tra định kỳ I
Đề của Trường
_____________________________
Tiết 3	Kể chuyện
Ôn tập – Kiểm tra
 I. Mục đích yêu cầu 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL
- Hệ thống hoá một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật, giọng đọc của các bài tập đọc là truyện thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.
 II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ
 III. Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra (2-3’)
- Nêu các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm thương người như thể thương thân?
 2. Dạy bài mới 
 a, Giới thiệu bài (1-2’)
- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của giờ học.
 b, Hướng dẫn học sinh ôn tập, kiểm tra
 Bài 1.(12-15’)
- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 10 e ... 
 I. Yêu cầu 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL
- Hệ thống được một số điều cần nhớ về thể loại, nội dung chính, nhân vật, tính cách, cách đọc các bài tập, đọc thuộc chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ.
 II. Đồ dùng
- Bảng phụ
 III. Hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra(2-3’)
 - Nêu các bài tập đọcthuộc chủ điểm :" Măng mọc thẳng" ?
 2. Dạy bài mới : 
a, Giới thiệu bài: (1-2’)Hôm nay chúnh ta tiếp tục ôn tập và kiểm tra
b, Hướng dẫn học sinh ôn tập, kiểm tra.
 Bài 1/98.(10-12’) Giáo viên gọi học sinh bốc thăm bài đọc. Kiểm tra các em còn lại.
 Bài 2/98. (10-12’)Học sinh đọc yêu cầu
 - Các nhóm thảo luận, ghi kết quả.
 - Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, ghi kết quả vào VBT.
 - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
 - Giáo viên nhận xét, tổng kết.
 Bài 3/98(10-12’) - Học sinh đọc yêu cầu.
 - Hãy nêu những bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ?
 - Học sinh nêu.
 - Học sinh thảo luận nhóm đôi
 - Học sinh trình bày – Nhận xét.
c, Củng cố, dặn dò(2-4’)
- Các bài tập đọc thuộc chủ điểm “ Trên đôi cánh ước mơ” vừa học giúp các em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:...
___________________________
Tiết 5 lịch sử
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược 
lần thứ nhất (năm 981)
I. Mục tiêu: HS biết:
 - Lê hoàn lên ngôi vua là hợp với nhu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
 - Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
 - ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.
II. Đồ dùng:
Phiếu học tập của HS.
Hình SGK .
III. Hoạt động dạy- học:
*Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ.
 - Em hãy nêu công lao to lớn của Đinh Bộ Lĩnh?
 - GV giới thiệu bài:
 - HS mở SGK trang 27
*Hoạt động2: Làm việc cả lớp.
 -HS đọc thầm SGK .
 -HS làm việc cá nhân.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
 - Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?
 - Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
 - Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra NTN?
 - Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không?
*Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
 +GV đặt câu hỏi:
 - Thắng lợi của cuộc KC chống Tống đã đem lại được KQ gì cho ND ta?
 *GV Chốt KT: GV tóm tắt lại ý chính.
 +Chốt: Ghi nhớ SGK
 - HS đọc ghi nhớ.
 *Củng cố-Dặn dò:
 - GV cho đọc phần ghi nhớ.
 - Về nhà chuẩn bị tiết sau.
________________________________________________________________
Thứ năm ngày 25 tháng 10 năm 2012
Tiết 1 Toán
 Tiết 49. 	Nhân với số có một chữ số
 I. Mục tiêu 
 Giúp học sinh
 - Biết cách thực hiện phép nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số.
 - Thực hành tính nhân.
 II. Đồ dùng 
 - Bảng phụ
 III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Kiểm tra (3-5’)
HS bảng con 41 345 x 2 = ? 36 402 x 4 = ?
 Nêu cách thực hiện – nhận xét. 
Hoạt động 2: Dạy bài mới (13-15’)
a, Nhân số có 6 chữ số: không nhớ.
 - Giáo viên đưa VD. 241 324 x 2 = ? dựa vào cách nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số – các em làm BC.
 - Học sinh làm bảng.
 - 1 học sinh nêu miệng
 - Giáo viên ghi bảng: 241 324 
 x 2
 482 648.
 b, Nhân số có 6 chữ số: có nhớ.
 - Giáo viên đưa ví dụ: 136 204 x 4 =?
 - Học sinh làm bảng con
+ Nêu cách nhân?
- Giáo viên ghi bảng: 136 204
 x 4 
 544 816 
 + Em có nhận xét gì về 2 phép nhân?
 - Phép nhân không nhớ
 - Phép nhân có nhớ.
 => Phép nhân có nhớ. Ta nhớ vào kết quả lần nhân liền sau.
 - Nêu cách thực hiện phép nhân?
 Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: (5-7’)Làm bảng con.
- Nêu cách nhân?
Bài 2: (4-6’)Làm SGK.
- Nêu cách làm với m = 4.
Bài 3: (7-9’)Làm vở.
=>Chốt: + Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức?
Bài 4: (9-10’)Làm vở.
- Củng cố giải toán 
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò(2-3’)
 * Dự kiến sai lầm
- Còn nhầm lẫn bảng cửu chương.
- Lời giải chưa chính xác.
Rút kinh nghiệm: 
 ..
_____________________________
Tiết 2	Khoa học
Ôn tập: Con người và sức khoẻ ( tiếp theo )
I. Mục tiêu
 Đã soạn ở tiết 1 
II. Đồ dùng dạy học
 - Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề Con người và sức khoẻ.
 - Phiếu ghi tên các đồ ăn, đồ uống của bản thân HS trong tuần qua.
 - Các tranh ảnh, mô hình ( các rau quả, con giống bằng nhựa ) vật thật về các loại thức ăn.
III. Hoạt động dạy học
A. KTBC 
 ? Nêu nguyên tắc khi tập bơi hoằc khi đi bơi ?
B. Dạy bài mới 
Giới thiệu bài 
Hoạt động 3: Trò chơi chọn thức ăn hợp lí?
* Mục tiêu: HS có khả năng: áp dụng những kiến thức đã học vào việc lựa chọn thức ăn hàng ngày.
* Cách thức tiến hành:
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn
 GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Các em sử dụng những thực phẩm mang đến, những tranh ảnh, mô hình về thức ăn sưu tầm để trình bày một bữa ăn ngon và bổ.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
 Các nhón HS làm việc theo gợi ý trên. Nếu có nhiều thực phẩm, HS có thể làm thêm các bữa ăn khác.
Bước 3: Làm việc cả lớp
 - Các nhóm trình bày bữa ăn của nhóm mình. HS nhóm khác nhận xét.
 - GV cho cả lớp thảo luận xem làm thế nào để có một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
 - GV yêu cầu HS về nói lại với cha mẹ và người lớn trong nhà những gì đã học được qua hoạt động này.
Hoạt động 4: Thực hành
 Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí
*Mục tiêu: Hệ thốg hoá nhừng kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế.
* Cách thức tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân
 HS làm việc cá nhân như đã hướng dẫn ở mục Thực hành trang 40 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Một HS trình bày sản phẩm của mình trước cả lớp.
 - GV dặn HS về nhà nói với bố, mẹ những điều đã học và treo bảng này ở chổ thuận tiện, dễ đọc.
Hoạt động 4. Củng cố dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học 
 - Chuẩn bị bài sau : Nước có những tính chất gì ?
_____________________________
Tiết 3	Tập làm văn
Ôn tập ( Tiết 6 )
 I. Mục đích yêu cầu 
 - Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học.
- Tìm hiểu được trong đoạn văn các từ đơn, từ láy, từ ghép, danh từ, động từ.
 II. Đồ dùng Bảng phụ
 III. hoạt động dạy học 
 A. Kiểm tra: (2-3’)
- Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép ? Dấu hai chấm?
 B. Dạy bài mới :
 a. Giới thiệu bài:(1-2’)Ôn tập.
 b. Hướng dẫn học sinh ôn tập.
Bài 1,2/99(10-12’) làm VBT
 - Học sinh đọc thầm
 - Học sinh đọc to yêu cầu cả bài 1,2
a, Tìm tiếng chỉ có vần và thanh?
 - Học sinh làm VBT
b, Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh?
 - Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích vài tiếng?
 => Chốt: Tiếng gồm những bộ phận nào?
Bài 3/99(10-12’)
 - Học sinh nêu yêu cầu
 - Học sinh làm vào vở
 - Tìm trong đoạn văn trên
 + 3 từ đơn
 + 3 từ láy
 + 3 từ ghép
 => Chốt: Thế nào là từ đơn? từ láy? từ ghép?
Bài 4/99(10-12’)
 - Học sinh đọc yêu cầu
 - Học sinh làm vở.
 => Chốt: + Những từ như thế nào được gọi là danh từ?
 + Động từ là gì?
c . Củng cố, dặn dò(2-3’)
 - Cô vừa ôn cho các em những kiến thức nào?( Về tiếng, từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ, động từ ).
 - Về ôn tập để chuẩn bị kiểm tra.
Rút kinh nghiệm:...
___________________________
 Tiết 4 Đạo đức
Tiết kiệm thời giờ
( 2 tiết)
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng:
 1. Hiểu được:
 - Thời giờ là cái quý nhất cần phải tiết kiệm.
 - Cách tiết kiệm thời giờ.
 2. HS biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II. Đồ dùng dạy- học:
Sách đạo đức lớp 4
Mỗi HS có 3 tấm bìa : xanh, đỏ, trắng.
Các truyện tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
III. Hoạt động dạy- học: (Tiết 2)
*Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
+-Nêu YC bài 4.
 - HS Làm bài tập
 - HS trình bày bài và giải thích
 - HS cả lớp tranh luận nhận xét.
+GV kết luận:
 - Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ.
 - Các việc làm b, đ, e , là không phải tiết kiệm thời giờ.
+GV nhận xét khen những HS biết tiết kiệm, nhắc nhở những HS khác.
*Hoạt động2: Thảo luận nhóm .
+Bài tập 4:
+GV chia nhóm, giao nhiệm vụ: 
 - Cả lớp đọc thầm, nêu YC bài tập 4.
 - Mỗi nhóm thảo luận .
 - Đại diện nhóm trình bày, các HS khác chất vấn, nhận xét.
 => GV chốt: Khen ngợi những HS biết tiết kiệm thời giờ, nhắc nhở những HS còn sử dụng lãng phí thời giờ.
*Hoạt động 3: Trình bày giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm.
 - HS trình bày SF đã vẽ hoặc sưu tầm.
 - Trao đổi với nhau về ý nghĩa của từng SF vừa trình bày.
+Kết luận chung: 
 - Thời giờ là thứ quý nhất, cần được sử dụng tiết kiệm.
 - Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả.
* Hoạt động nối tiếp: củng cố, dặn dò
 - Em hãy đọc lại phần ghi nhớ SGK.
 - Thực hành tiết thời giờ trong cuộc sống hàng ngày. 
 +Về học thuộc phần ghi nhớ.
________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2012
Tiết 1	tiếng anh
____________________________________
Tiết 2 Ôn tập (tiết 7)
Kiểm tra định kỳ I
Đọc hiểu – Luyện Từ và câu
Đề của Trường
_____________________________
Tiết 3	Ôn tập (tiết 8)
Kiểm tra định kỳ I
Chính tả - tập làm văn
Đề của Trường
______________________________
Tiết 4 Toán
 Tiết 50 . Tính chất giao hoán của phép nhân
I. Mục tiêu 
 - Giúp học sinh :
 - Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
 - Vận dụng tính chất giao hoán để tính toán.
II. Đồ dùng 
 Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Kiểm tra(3-5’)
 So sánh các kết quả: 
 3 x 4 và 4 x 3
 2 x 6 và 6 x 2
Hoạt động 2: Dạy bài mới (13-15’)
a, Hoạt động 2 (1): So sánh giá trị của 2 biểu thức.
 - Giáo viên đưa biểu thức: 7 x 5 và 5 x 7.
 +So sánh giá trị của biểu thức a x b và b x a?
 + Vì sao?
b, Hoạt động 2 (2): 
 - Giáo viên treo bảng phụ khung kẻ sẵn các cột như SGK. 
 - Học sinh đọc sách SGK
 + So sánh giá trị của a x b và b x a?
 + Từ đó ta rút ra được kết luận gì?
 - Giáo viên ghi: a x b = b x a.
 + Nêu quy tắc?
 + Phép nhân có tính chất gì?
 Hoạt động 3: Luyện tập
 Bài 1. (3-4’) Làm SGK
 => Chốt: - Tại sao em điền là 4 ?
 - Dựa vào đâu mà em điền là 7.
 Bài 2. (6-8’) a.Làm bảng con.
Chốt : Tại sao 7 x 853 lại bằng 853 x 7 ?
b,c làm vở.
 Bài 3. (4-6’)Làm vở
 => Chốt: Dựa vào đâu mà em biết 4 x 2145 = ( 2100 + 45) x 4 ?
Bài 4: (3-5’)Làm SGK
 => Chốt: + Tại sao em điền là 1?
 + Tại sao em điền là 0?
* Dự kiến sai lầm
 -Lúng túng khi làm bài 3
 - Lúng túng không biết biến đổi về 2 biểu thức bằng nhau.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò(2’)
 + Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
 + Người ta sử dụng tính chất giao hoán để làm gì?
Rút kinh nghiệm: 
 ..
_________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10.doc