Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 - Đinh Thị Tâm

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 - Đinh Thị Tâm

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HKI ( TIẾT 2)

I. Mục tiêu

- Nghe- viết đúng bài CT ( tốc độ viết khoảng 75 chữ/ 15 phút); không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày bài văn có lời thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài CT.

- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng ( Việt Nam và nước ngoài ); bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- bảng phụ viết bài chính tả Lời hứa.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 22 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 - Đinh Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10	 Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2010
Chào cờ
-------------------------------------------
Tập đọc
Ôn tập và kiểm tra giữa HKI ( tiết 1)
I, Mục tiêu: 
- Hiểu ND chính của từng đoạn, ND của cả bài; nhận biết được 1 số hình ảnh , chi tiết có ý nghĩa trong bài ; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự 
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/ phút ); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với ND đoạn đọc. 
- Có ý thức tự giác học tập 
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc, HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt tập 1 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
A- Giới thiệu bài mới: - GV giới thiệu bài.
 9 tuần học của chúng ta đã qua đi. Trong tuần học này cô sẽ hướng dẫn các con ôn tập lại những bài đọc thuộc những chủ đề đã học. Trong phạm vi giờ học hôm nay cô sẽ cùng các con ôn lại những bài đọc là truyện kể thuộc chủ đề Thương người như thể thương thân.
B- Kiểm tra và hướng dẫn ôn tập:
 1.Kiểm tra TĐ và HTL:
- GV cho lần lượt từng HS lên bốc thăm và đọc theo yêu cầu trong thăm.
- GV nêu một câu hỏi về nội dung đoạn HS vừa đọc .
- GV đánh giá và cho điểmtheo hướng dẫn .
( Chỉ kiểm tra 1/3 số HS . Số còn lại để kiểm tra vào 2 tiết sau.)
1. Ôn tập :
Bài tập2: ? Theo con những bài tập đọc thế nào là bài văn kể chuyện thuộc chủ đề Thương người như thể thương thân?
? Hãy kể tên các bài đọc đó!
- GV treo bảng phụ và phát giấy cho các nhóm HS rồi hướng dẫn cách làm. 
- GV gọi HS trình bày
Bài tập 3: - GV đọc mẫu.
* Giọng đọc thiết tha, trìu mến: Người ăn xin đoạn Tôi chẳng biết  hết. 
* Giọng đọc thảm thiết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu- phần 1- đoạn Năm trước, gặp trời.. ăn thịt em.
* Giọng đọc mạnh mẽ, răn đe: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu- phần 2- đoạn Dế Mèn đe doạ bọn Nhện.
-GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 4 để chữa cho nhau cách đọc. Cử đại diện tiêu biểu của nhóm lên đọc thi, cố gắng đọc đủ cả 3 loại giọng. GV và HS cùng lựa chọn người có giọng đọc hay nhất.
- GVđọc lại diễn cảm 3 đoạn.
4- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau
* Học sinh mở SGK.
Những bài tập đọc có một chuỗi sự việc gắn với 1 hay một số nhân vật và nói lên một ý nghĩa nào đó là bài văn kể chuyện .
- Các bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu- phần 1+ phần 2 ; Người ăn xin.
- HS làm việc cá nhân: ghi lại tên bài, trang vào giấy nháp. Trả lời miệng.
- HS đọc thầm lại.các bài TĐ đó và làm việc cá nhân vào phiếu.
. Các HS khác nêu nhận xét về phần trả lời của bạn và bổ sung .
+ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu: 
- Tác giả: Tô Hoài.
- ND: Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn Nhện bắt nạt, ức hiếp đã ra tay bênh vực.
- NV chính: Dế Mèn.
- NV phụ: Nhà Trò; Nhện.
 +Người ăn xin: 
- Tác giả: Tuốc- ghê- nhép.
- ND: Ông lão ăn xin và cậu bé qua đường thông cảm sâu sắc với nhau.
- NV chính: Ông lão ăn xin; cậu bé ( nhân vật tôi ).
- 1 hs đọc yêu cầu của bài.
- hs đọc thầm lại các bài và lựa chọn bài, ghi lại tên bài tương ứng ra nháp. Sau đó luyện đọc một đoạn con thích nhất.
-------------------------------------------
Toán
Tiết 46 : Luyện tập
i. Mục tiêu
 Giúp HS củng cố về :
- Nhận biết góc tù , góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác .
- Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật. 
- Vẽ được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- HS vẽ được hình vuông, hình chữ nhật.
ii. đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
iii. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS lên vẽ tam giác, xác định đường cao trong tam giác 
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. GV tổ chức cho HS làm bài tập 
Bài 1 
- HS nêu tên các góc đã học và quan hệ với góc vuông.
- Yêu cầu HS nêu được các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình.
Bài 2 
- Yêu cầu HS giải thích được : 
AH không là đường cao của hình tam giác ABC vì AH không vuông góc với cạnh đáy BC .
AB là đường cao của tam giácABC vì AB vuông góc với cạnh đáy BC .
*KL: Tam giác vuông có 2 cạnh bên vuông góc là đường cao.
Bài 3 
- Yêu cầu HS vẽ được hình vuông ABCD có cạnh AB = 3cm Theo cách vẽ hình vuông có cạnh AB = 3 cm cho trước )
Bài 4 
a, Yêu cầu HS vẽ được hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm , chiều rộng AD = 4 cm 
 - Chấm, chữa bài.
b. HSK- G làm
2. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bi bài sau
- HS làm bảng, lớp làm nháp
- HS nêu miệng
- HS lên bảng dùng êke kiểm tra xác suất
một hai hình.
- HS làm vở, kết hợp giải thích.
- 1 HS nêu lại thế nào là đường cao của tam giác.
- HS rút ra kết luận về đường cao trong tam giác vuông.
- HS nhận xét.
- Làm vở
- HS cả lớp vẽ
b, HS nêu tên các hình chữ nhật: 
ABCD, MNCD, ABNM.
Cạnh AB song song với cạnh MN và cạnh DC
- HS lên bảng chữa bài
------------------------------------------
Luyện từ và câu
Ôn tập và kiểm tra giữa HKI ( tiết 2)
I. Mục tiêu
- Nghe- viết đúng bài CT ( tốc độ viết khoảng 75 chữ/ 15 phút); không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày bài văn có lời thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài CT.
- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng ( Việt Nam và nước ngoài ); bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.
II. Đồ dùng dạy học:
- bảng phụ viết bài chính tả Lời hứa.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Giới thiệu bài :
Giới thiệu bài và định hướng trọng tâm kiến thức của bài học
B.Bài mới :
1. Hướng dẫn HS nghe-viết :
- GV đọc bài “Lời hứa” một lượt (phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải tạo điều kiện cho HS chú ý đến các hiện tượng chính tả cần viết đúng .)
- GV nhắc HS chú ý các từ dễ sai như : trận giả, trung sĩ, Pan-tê-lê-ép 
- GV đọc từng câu hay cụm từ (3 lượt )
- GV đọc lại toàn bài một lượt để cho HS soát bài .
- GV chấm từ 7 đến 10 bài
2. Dựa vào bài chính tả “Lời hứa” để trả lời câu hỏi .
a, Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả ?
b, Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để làm gì ?
c, Vì sao trời đã tối , em không
 về ?
d, Có thể đưa bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép xuống dòng , đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không ? Vì sao ?
Hướng dẫn HS lập bảng tổng kết qui tắc viết tên riêng :
- GV treo bảng phụ chép sẵn đoạn văn đã chuyển hình thức trình bày để HS thấy rõ tính không hợp lí .
+ Tên người , tên địa lí Việt Nam:
+Tên người, tên địa lí nước ngoài:
- GV chốt lại kiến thức .
- Gọi 2 HS lên viết bảng tên riêng VN và nước ngoài.
C. Củng cố –Dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học và dặn dò.
- HS nghe và theo dõi SGK trang 96 
- HS nghe viết đúng cỡ chữ qui định, trình bày sạch đẹp .
- HS đổi vở để soát lỗi cho nhau. HS có thể đối chiếu SGK để tự sửa lỗi viết sai ra lề vở.
- HS đọc nội dung bài 2.
- Từng cặp HS trao đổi, trả lời các câu hỏi a, b, c, d. 
( HSTB lần lượt đọc các câu hỏi của bài tập)
- Em bé được giao nhiệm vụ gác kho đạn .
- Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để đóng khung phần lời nói của em bé trong cuộc đối thoại của em với các bạn em .
- Em không về vì đã hứa không bỏ vị trí khi chưa có người đến thay .
- Không thể vì trong mẩu chuyện trên có hai cuộc đối thoại lồng vào nhau . Đó là cuộc đối thoại giữa em bé với người khách trong công viên và cuộc đối thoại của em bé với các bạn chơi bởi vậy cần để lời thoại của em bé với các bạn chơi vào trong dấu ngoặc kép để phân biệt với lời thoại giữa em bé với người khách .
- HS đọc yêu cầu của bài .
- HS làm theo nhóm vào bảng nhóm, mỗi nhóm hoàn thành một phần và treo lên bảng lớp để nhận xét .
- Cả lớp nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh qui tắc 
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.( Lê Văn Tám)
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó . Nếu bộ phận nào gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có dấu gạch nối . Với những tên được viết theo phiên âm Hán Việt thì viết như cách viết tên riêng Việt Nam.
- HS nhắc lại ( 2-3 em)
- Nhắc HS ôn lại qui tắc để sử dụng thành thạo khi viết.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Toán (ôn)
Thực hành vẽ và tính chu vi 
hình chữ nhật, hình vuông
I, Mục tiêu:
- Củng cố về vẽ hình và tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông. Biết đặt đề toán có liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
- Rèn kĩ năng giải toán có liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
II, Các HĐ dạy - học chủ yếu:
 1,KTBC:
 - Gọi 1 hs lên bảng vẽ hình chữ nhật, hình vuông.
 - Mội hs tìm cặp cạnh song song và vuông góc.
 + NX - CĐ
 2, Dạy - học bài mới:
 a, HD ôn tập:
 * Bài 1: Rèn kĩ năng vẽ hình
 - gv yêu cầu hs vẽ hcn và hình vuông,điền tên các hình.
 - Tìm các cặp cạnh song song và vuông góc.
 + MR:
 ? Tự cho số đo các cạnh và tính chu vi hcn, chu vi hình vuông?
 + NX - Bổ sung
 * Bài 2:Rèn kĩ năng giải toán
 Một thửa ruộng hcn có chu vi là 24m, chiều dài hơn chiều rộng 6m. Tính diện tích thửa ruộng.
 + NX - CĐ
 + MR:
 HS đặt đề toán theo mẫu và giải bài toán
 * Bài 3: Rèn kĩ năng tính nhanh
 - Gv ghi đề bài lên bảng
 4578 + 7895 + 653345 + 5432 + 451 +19
 45535+ 6915 + 4538+2322
 12 + 16 + 20 + 24 + 28 + 32 + 36
 + NX - CĐ
 3, C- D:
 - Nhận xét giờ học 
 - Chuẩn bị bài sau: T36
- 2 hs lên bảng làm
- 2 hs lên bảng vẽ hình
- lớp vẽ vào vở
- hs khác nhận xét - bổ sung
- 1 hs lên bảng tóm tắt và giải bài toán
- lớp làm vào vở
- hs tự đặt đề toán và giải bài toán
- 3 hs lên bảng làm
- lớp làm vào vở
------------------------------------------
ôn luyện
Hoàn thành các bài tập
I. Mục tiêu
- Hoàn thành các bài tập trong VBT.
- Rèn kĩ năng làm bài nhanh, chính xác.
- ý thức tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1.Tiếng Việt : Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm các bài tập đọc và HTL theo 3 chủ điểm đã học kết hợp nhắc lại nội dung của các bài đọc đó 
-Bước 1 : HS hệ thống lại các bài tập đọc và HTL theo từng chủ điểm 
-Bước 2 : GV tổ chức cho lớp luyện đọc và trả lời nội dung bài đọc 
2. Toán : Tổ chức cho HS hoàn thành bài tập trong VBT 
- HS khá tự làm bài và trình bày kết quả bài làm trước lớp 
- HS yếu GV giúp đ ỡ giải từng bài 
*Mở rộng :Một đội công nhân làm đường trong cả hai ngày làm được 260 m đường .Tính quãng đường làm được trong mỗi ngày ? Biết rằng ngày thứ nhất làm kém ngày thứ hai 38 m đường .
---------------------------------------------
Thể dục
 ( GV chuyên dạy)
____________________________________________________________________________
Thứ tư ngày 3 tháng 11 năm 20 ...  theo thể thơ lục bát
- HSTL.
- Những chữ đầu dòng thơ 
-HS luyện viết từ khó
- Nhìn chép bài vào vở.
---------------------------------------
Toán ôn
Ôn: Nhân với số có một chữ số
I, Mục tiêu:
- Củng cố về tính chất giao hoán của phép nhân, giải toán có lời văn
- Rèn kĩ năng nhân và giải toán có lời văn
II, Các HĐ dạy - học chủ yếu:
 1, HĐ1:Hướng dẫn ôn tập
 * Bài 1: Rèn kĩ năng điền dấu
 543 x 6 .....6 x 543
 7543675 x 5 ...........644355 x 4
 765456 + 65765 ......75767 x7
 7648776 - 65675..... 7655 x 8 
 - HS lên bảng thực hiện tính
 - lớp làm vào vở
 + MR:
 - Tự viết phép tính và so sánh
 * Bài 2: Rèn kĩ năng giải toán
 Mỗi xã cấp được 454344 cây giống .Hỏi một huyện có 9 xã cấp được bao nhiêu cây giống.
 - hs làm vào vở
 - một hs lên bảng giải
 * MR: Tự đặt đề toán và giải bài toán
 * Bài 3: rèn kĩ năng tính
 Cho 210 x 5 x 2 Không cần đặt tính , hãy nêu ngay giá trị của các tích dưới đây và giải thích.
 5 x 2 x 210
 2 x 5 x 210
 210 x 2 x5
 + NX - CĐ
 * Bài 4: Đổi chỗ các thừa số để tính tích theo cách thuận tiện nhất.
 a, 4 x 5 x 148
 125 x 4 + 675 x 2 x 3
 800 x 5 x 7
 - NX - CĐ
 3, C - D;
 - Nhận xét giờ học
 - Chuẩn bị bài sau: T40
- hs lần lượt lên bảng làm
- lớp làm vở
- 1 hs lên bảng làm
- lớp làm vở và nhận xét
- hs lên bảng làm 
- lớp làm vào vở và nhận xét
- 2 hs lên bảng làm
- hs khác nhận xét
--------------------------------------------
ôn luyện
Hoàn thành các bài tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hoàn thành các bài tập trong ngày
 Củng cố cho HS:
- Cách thực hiện tính nhân với số có một chữ số
 - Thực hiện thành thạo các phép tính và giải các bài toán có liên quan
II. Các hoạt động dạy- học
1, HĐ1: HD ôn tập
 Bài 1: Rèn KN đổi đơn vị đo
 7 km 9 dam = ..........dam
 15kg 9 dag= .......dag
 11 km 56m = ..........dam ............m
 6kg 8 dag = ..........hg.........g
 * MR:
 - hs tự viết phép tính và thực tính
 + NX - CĐ
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
a. 35761 + 61773 2
b. 2385 4 + 2105 5
 15853 5 - 62608
 6906 7 - 9885 3
Bài 3: 
 Một mét vải xanh giá 25 000 đồng, một mét vải vải trắng giá 18 000 đồng. Mẹ đi chợ mua 4m vải và 3m vải trắng. Hỏi mẹ mua vải hết bao nhiêu tiền?
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV chấm, chữa bài
Bài 4: Rèn kĩ năng giải toán
 Một lớp học có chu vi là 36 m, chiều dài hơn chiều rộng 9m. Tính diện tích lớp học.
- yc hs tóm tắt bài toán và giải bài toán
- nhận xét - cho điểm
3. Củng cố - dặn dò. 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại bài.
- hs lần lượt lên bảng làm
- hs khác nhận xét
- HS nêu cách thực hiện phép tính
- HS làm vở nháp
- 1 HS lên bảng chữa bài
- Yêucầu HS làm bài vào vở
- HS chữa bài, nhận xét
- 1 hs lên tóm tắt và giải bài toán
- hs khác nhận xét
____________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 5 tháng 11 năm 2010
Tập làm văn
Ôn tập và kiểm tra giữa HKI ( tiết 8)
I/ Mục tiêu 
Kiểm tra ( Viết ) theo mức độ cần đạt về kiến thức , kĩ năng giữa HKI : 
- Nghe- viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 75 chữ / 15 phút ) , không mắc qua 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng hình thức bài thơ ( văn xuôi ) 
- Viết được bức thư ngắn đúng ND , thể thức một lá thư .
- Ham đọc sách , yêu thích môn học
II/ Đồ dùng dạy học :
 Bảng phụ 
- Viết rõ đề bài tập làm văn 
- Viết rõ trình tự một bức thư .
- Mỗi HS chuẩn bị một bì thư , một tem thư và giấy viết thư .
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
A. Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu cho HS nắm được mục đích và yêu cầu của tiết học .
B. Bài mới :
1. Chính tả:
* Đoạn văn : 
 Chiều trên quê hương .
 ( SGK trang 102)
- ? Đoạn văn cho chúng ta biết điều gì ?
- Đoạn văn cho biết vẻ đẹp của quê hương vào một buổi chiều .
- GV đọc các từ khó viết , dễ sai và cho HS lên bảng viết .
- Các từ khó :
Buổi chiều , mây trắng , nền trời , cất lên , khiến , nắng chiều , hương lúa .
- GV đọc cho HS viết bài .
-GV đọc lại bài một lượt
2. Tập làm văn :
Đề bài : 
 Viết một bức thư ngắn khoảng 10 dòng cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em .
- Thể loại : Văn viết thư 
- Nội dung : Nói về ước mơ của mình .
- GV cho HS xác định yêu cầu của đề về thể loại và nội dung .
- GV cho HS nhắc lại cách trình bày một lá thư .
- GV treo bảng phụ ghi sẵn trình tự một bức thư 
- GV nhắc HS ghi rõ địa chỉ người gửi và người nhận rồi dán tem .
- Các em có thể xem lại và hoàn chỉnh bức thư và đưa ra bưu điện gửi .
.
- GV đánh giá , cho điểm và rút kinh nghiệm cho cả lớp 
C. Dặn dò :
Nhận xét tiết học
- HS đọc thầm đoạn văn trong SGK trang 102.
- 1 HS đọc to đoạn văn .
 - HS viết bài theo lời đọc của GV.
- HS soát lỗi và sửa lỗi sai nếu có ra lề . HS đổi vở để soát bài cho bạn và chấm bài theo hướng dẫn đánh giá của GV .
- HS đọc yêu cầu của đề TLV .
- HS viết thư .
- HS viết phong bì .
- 1-2 HS đọc và cho các bạn khác góp ý
------------------------------------------
Khoa học
Bài 20: Nước có những tính chất gì?
i . mục tiêu 
- Nêu được 1 số tính chất của nước 
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước 
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà để cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt ,  
- Có ý thức tự giác học tập
ii. Đồ dùng dạy - học
Hình trang 42, 43 SGK
- HS chuẩn bị theo nhóm :
- 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, một cốc đựng nước, một cốc đựng sữa.
- Một số vật chứa nước trong có thể nhìn thấy được.
- Đường, muối, cát ... thìa 
- Một tấm kính, một ít bông. 
iii. các Hoạt động dạy - học
1, KTBC:
 - gọi 2 hs lên bảng kiểm tra bài trước
 - Nx - CĐ
 2, Dạy - học bài mới:
 a, HĐ1: Màu , mùi và vị của nước
 - - yc các nhóm quan sát 2 chiếc cốc thuỷ tinh gv đổ nước lọc và sữa.
 ? Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa?
 ? Em có nhận xét gì về mầu, mùi, vị của nước?
 + KL; Nước không mầu, không mùi, không vị.
 b, HĐ2: Nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía
 - Gv tổ chức cho hs làm thí nghiệm và tự phát hiện tính chất của nước.
 ? Nước có hình gì?
 ? Nước chảy ntn?
 + NX - Bổ sung
 ? Nước có hình dạng nhất định không?
 c, Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
 ? Khi vô ý làm đổ mực, em thường làm ntn?
 ? Tại sao lại dùng vải để lọc nước mà không lo nước thấm vào hết vải?
 - yc hs làm thí nghiệm và nhận xét thí nghiệm.
 + Nx - CĐ
 3, C- D:
 - Nhận xét giờ học
 - Chuẩn bị bài sau: T21
- 2 hs lên bảng đọc bài
- hs khác nhận xét
- hs chỉ trực tiếp
- nước ko màu, ko mùi, ko vị...
- 2 hs nhắc lại
- hs làm thí nghiệm
- hình dạng của chai, lọ... chứa nước
- chảy từ trên cao xuống tràn ra mọi phía
- nước ko có hình dạng nhất định, nó có thể tràn từ trên cao xuống.
- lấy giẻ, giấy thấm để thấm nước
- hs làm thí nghiệm và nhận xét.
-----------------------------------------
Toán
Tiết 50: Tính chất giao hoán của phép nhân
I. Mục tiêu:
- Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân
- Vận dụng tính chất giao hoán cuả phép nhân để tính toán.
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu; bảng phụ, bảng con
 III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
A. Kiểm tra bài cũ
a) Đặt tính rồi tính:
341 231 x 3
410 536 x 4
b) Tính giá trị của biểu thức n x 201 654 với n = 3
 + NX - CĐ
B . Bài mới:
HĐ 1. Tính và so sánh giá trị của biểu thức:
7 x 5 và 5 x 7
Ta có : 7 x 5 = 35
 5 x 7 = 35
Vậy 7 x 5 = 5 x 7
+ Gv chốt lại vấn đề và ghi bảng
HĐ 2. So sánh giá trị của biểu thức a x b và b x a trong bảng sau:( Bảng phụ )
a
b
a x b
b x a
4
8
4x8=32
8x4=32
6
7
6x7=42
7x6=42
5
4
5x4=20
4x5=20
*Ta thấy, giá trị của a x b và của b x a luôn luôn bằng nhau, ta viết:
 a x b = b x a
 KL: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì không thay đổi
+MR: Lấy ví dụ về tính chất giao hoán của phép nhân.
HĐ 3. Luyện tập
Bài 1:Điền số thích hợp vào ô trống:
a) 4x 6 = 6 x 4
 207 x 7 = 7 x 207
b) 3 x5 = 5 x 3
 2138 x 9 = 9 x 2138
Bài 2: Tính:
Các kết quả lần lượt là:
a) 6875 b) 281841 c) 184872
 5971 6630 12843
? Bài này củng cố cho chúng ta về tính chất nào của phép nhân?
Bài 3: Tìm 2 biểu thức có giá trị bằng nhau:
Đáp số:Biểu thức b) có giá trị bằng biểu thức e).
Bài 4 
Điền số?
a x 1 = 1 x a = a
a x 0 = 0 x a = 0
C. C - D:
-HS nêu lại tính chất giao hoán của phép nhân và cho ví dụ minh họa.
- Chuẩn bị bài sau: T51
- 2 HS lên bảng làm bài
- HS cả lớp làm vào nháp
- HS nhận xét 
- HS thực hiện tính và so sánh giá trị của biểu thức
- HS làm việc cá nhân và nêu nhận xét
- HS làm việc cá nhân.
- HS phát biểu trước lớp.
- GV hoàn thành bảng để so sánh giá trị của a x b và b x a. 
- GV nêu câu hỏi gợi mở để HS rút ra được nhận xét.
- HS phát biểu lại tính chất giao hoán và đọc ghi nhớ 
 - 4 hs lên bảng làm
 - lớp làm vở và nhận xét
* HS đọc đề bài 2 và tự làm. 
- 1 HS chữa miệng
- HS cùng bàn đổi vở chữa bài.
- t/c giao hoán
 * HS nêu yêu cầu B3 và tự làm.
- HS lên bảng chữa bài và nêu cách làm. HS dưới lớp nêu cách làm khác.
- HS nhận xét.
= > Rút ra cách làm thuận tiện nhất: 
*HS nêu yêu cầu bài 4 và tự làm vào SGK bằng bút chì.
- 1 HS lên bảng chữa bài và nêu cách làm.
HS nhận xét.
- 2 HS nêu lại tính chất giao hoán của phép nhân.
------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt đội
I. Mục tiêu
- Kiểm điểm về nền nếp của từng Đội viên trong tuần, rút ra ưu, nhược điểm để HS tự sửa chữa.
- Giúp hs thấy được trách nhiệm của người Đội viên, từ đó có ý thức phấn đấu trong học tập và rèn luyện
- Rèn cho HS có ý thức tự giác 
- Rèn nền nếp, tác phong nghiêm túc, kỉ luật Đội
II. Các hoạt động chủ yếu
1. ổn định tổ chức lớp
- GV bắt điệu cho lớp hát 1 bài
2. Nội dung sinh hoạt
- Các phân đội trưởng nhận xét ưu, nhược điểm của các Đội viên.
- GV nhận xét, đánh giá chung
+ Ưu điểm: tuyên dương những em thực hiện tốt, học tập đạt điểm cao trong tuần, trong tháng.
+ Nhược điểm: nhắc nhở những em vi phạm
3. Công tác mới 
- GV phổ biến công tác mới cho hs biết.
+ Thi đua học tập lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo VN 20/ 11.
+ Luyện tập 2 bài múa tập thể
4. Sinh hoạt theo chủ đề
- Thi giải ô chữ về phụ nữ
5. Phương hướng phấn đấu
- GV đưa ra phương hướng phấn đấu cho chi đội của mình.
6. Nhận xét buổi sinh hoạt Đội
- Đọc lời hứa Đội viên
====================================================================
Duyệt ngày......tháng 11 năm 2010
Phó hiệu trưởng
Đỗ Thị Tuyết

Tài liệu đính kèm:

  • docbo giao an 4 theo chuan KTKN BVMT NLTK.doc