Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 (Tổng hợp)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 (Tổng hợp)

 Tiết 2: Tập đọc

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1)

I. Mục tiêu:

- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài TĐ đã học theo tốc độ quy định giữa học kì I ( khoảng 75 tiếng/ phút), bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với ND đoạn đọc.

- Hiểu ND chính của từng đoạn, ND cuả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

- HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/1phút)

II. Đồ dùng:

 - Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL trong 9 tuần đầu.

 - Một tờ phiếu khổ to kẻ sẵn ở BT2 đề HS điền vào chỗ trống.

 

doc 6 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/02/2022 Lượt xem 122Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 (Tổng hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 21 / 10 / 2010
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
	Tiết 1:	Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông .
Bài 1,2,3,4a; Bài4 b: HSKG
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:(5’) 
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới: (27’)
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Luyện tập:
Bài 1:
-GV vẽ hình lên bảng
- Y/C HS dùng êke để kiểm tra các góc trong từng hình 
-GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: 
-Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC?
-GV nhận xét.
Bài 3: 
+ Y/C HS nêu lại cách vẽ hình vuông .
Bài 4: 
+ Y/C HS nhắc lại cách vẽ .
Bài 4(b)
+GV giới thiệu: trung điểm là điểm chính giữa của cạnh .
+Nêu tên các HCN có trong hình vẽ?
+Cạnh AB song song với những cạnh nào?
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
 - Nhận xét, đánh giá giờ học
 - Chuẩn bị bài sau.
- 1HS lên bảng làm lại BT3, lớp nhận xét .
- HS đọc Y/C bài tập 
- 2 HS lên bảng làm
- HS chữa bài, lớp nhận xét.
a)Góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC,ACB, AMB; góc tù BMC; góc bẹt AMC.
b)Góc vuông DAB, DBC, ADC; góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD; góc tù ABC.
-1HS nêu đê bài
- 1 HS lên bảng điền:
- AH là đường cao của hình tam giác ABC S 
- AB là đường cao của hình tam giác ABC Đ 
-Vì đường thẳng AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác.
-HS nêu yêu cầu
- HS dựa vào cách vẽ các đường vuông góc để vẽ được hình vuông.
+1HS lên bảng vẽ, nêu cách vẽ. Lớp vẽ vào vở
 A B
 D C
-1HS nêu yêu cầu
- HS nêu cách vẽ và vẽ 
+ 1HS vẽ bảng lớp, HS khác làm bài vào vở P
-1em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
+ ABCD, CDMN, và MABN
+ Cạnh AB song song với cạnh MN, DC.
 Tiết 2:	Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài TĐ đã học theo tốc độ quy định giữa học kì I ( khoảng 75 tiếng/ phút), bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với ND đoạn đọc.
- Hiểu ND chính của từng đoạn, ND cuả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
- HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/1phút)
II. Đồ dùng:
 - Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL trong 9 tuần đầu.
 - Một tờ phiếu khổ to kẻ sẵn ở BT2 đề HS điền vào chỗ trống.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KTBC: (5’)
 - Gọi 2 HS đọc bài: Điều ước của vua Mi- đát.
- Nêu ND bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: (28’)
 1.Giới thiệu bài: GT ND ôn tập tuần 10, ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra KQ học tập môn TV của HS trong 9 tuần đầu.
2. Kiểm tra TĐ và HTL:
- Hình thức: Y/C từng HS lên bốc thăm chọn bài (Sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1 – 2 phút)
+ GV cho điểm 
3. Hệ thống bài tập:
Bài 2: 
 + Những bài TĐ như thế nào là truyện kể?
+ Hãy kể tên những bài TĐ là truyện kể thuộc chủ điểm “ Thương người như thể thương thân” .
 + Trong từng chuyện có những nhân vật nào? 
Bài 3:
 - Tìm các đoạn văn trong 2 bài TĐ trên có giọng đọc:
 + Trìu mến, thiết tha
 + Thảm thiết
 + Mạnh mẽ, răn đe
 - Y/C HS thi đọc diễm cảm
4. Củng cố, dặn dò:(3’)
 - Nhận xét, đánh giá giờ học
 - Chuẩn bị bài tiếp theo.
- 2 HS đọc, nêu ND bài ; lớp nhận xét
- HS lắng nghe.
+ HS đọc trong SGK( hoặc đọc TL) 1 đoạn hoặc cả bài theo Y/C trong phiếu.
- HS đọc Y/C của đề.
 + Đó là những bài kể 1 chuỗi sự việc có đầu, có cuối liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật để nói lên 1 điều có ý nghĩa.
 + Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, người ăn xin.
 + HS đọc thầm lại các truyện trên và nêu lại được nội dung từng câu chuyện.
 + Dế Mèn bênh vực kẻ yếu( Dế Mèn, Nhà Trò, bọn Nhện)
 + Người ăn xin( Tôi, ông lão ăn xin)
 - HS đọc Y/C đề bài: Tìm nhanh trong 2 bài TĐ đoạn văn:
 + Người ăn xin: “ Tôi chẳng...của ông lão”
 + Dế Mèn: “ Năm trước ... ăn thịt em”
 + Dế Mèn: “ Tôi thét...đi không”
- HS thi đọc, thể hiện rõ sự khác biệt về giọng đọc. 
- HS lắng nghe
 Tiết 3: Đạo đức
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
- Hiểu được: Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm. Cách tiết kiệm thời giờ.
- Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II. Đồ dùng:
- Bộ thẻ ba màu.
- Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
III.Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
-GV nhận xét
B. Bài mới: (27’)
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn luyện tập thực hành:
Hoạt động 1: Bài tập 1.
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- Yêu cầu xác định được các việc làm đúng thể hiện tiết kiệm thời giờ.
- Nhận xét.
+ ý kiến đúng: a, c, d.
+ ý kiến sai: b, đ, e.
Hoạt động 2: Bài tập 4.
- Tổ chức cho hs thảo luận về việc bản thân đã sử dụng thời giờ và dự kiến thời gian biểu của cá nhân trong thời gian tới.
- Nhận xét.
Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm được.
- Tổ chức cho HS trình bày.
- Tổ chức cho HS trao đổi ý kiến.
- Nhận xét, khen ngợi HS chuẩn bị tốt.
* Kết luận chung:
- Thời giờ là cái quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm.
- Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào những việc có ích một cách hợp lí , có hiệu quả.
. 3 Hoạt động nối tiếp.
-Tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày.
- Chuẩn bị bài sau.
-1HS nêu ND phần ghi nhớ
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS xem xét các việc làm, lựa chọn việc làm đúng, sai.
- HS trình bày bài.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS thảo luận theo cặp.
- Một vài cặp trao đổi trước lớp.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS trình bày các tranh, ảnh các tư liệu đã sưu tầm được.
- HS trao đổi về các tư liệu, tranh, ảnh,
- HS nêu lại kết luận.
 Tiết 4:	Khoa học 
ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:	
 Ôn tập các kiến thức về : 
Sự TĐC giữa cơ thể người với môi trường
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Dinh dưỡng hợp lí
Phòng tránh đuối nước.
II. Đồ dùng:
 GV + HS : Mô hình , tranh ảnh về thức ăn đã sưu tầm.
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của dạy
Hoạt động học
A. KTBC: (5’)
 - Các em đã thực hiện chế độ ăn uống của mình ở nhà ntn?
-GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới: (27’)
1. GV giới thiệu: (1’)
2. Tìm hiểu bài:
HĐ1: Trò chơi Ai chọn thức ăn hợp lí: 
 + Y/C HS trình một bữa ăn ngon và bổ 
+ Làm thế nào để có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng?
- GV theo dõi HS.
HĐ2: Thực hành và ghi lại 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí.
+ Y/C HS ghi lại 10 lời khuyên dinh duỡng 
3. Củng cố, dặn dò:(3’)
 - Nhận xét tiết học.
 - Y/C HS nói với bố mẹ những điều đã học và treo bảng này ở chỗ thuận tiện dễ đọc
- 2 HS nêu
- Lớp theo dõi nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS làm việc theo nhóm:
+ HS sử dụng những mô hình, tranh ảnh về thức ăn để trình bày một bữa ăn ngon và bổ.
+Các nhóm trình bày bữa ăn của nhóm mình.
+HS thảo luận theo cặp ( Dựa vào tháp dinh dưỡng để thảo luận) và nêu...
- HS đọc và ghi vào vở Khoa học.
- HS lắng nghe
- HS làm việc cá nhân ( Như mục thực hành T40-SGK)
+ Nhắc lại nội dung đã học.
 Chuẩn bị ở nhà.
 Tiết 5: Lịch sử
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC
LẦN THỨ 2 ( NĂM 981)
I. Mục tiêu: 
-Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân
-Kể lại được d/biến cuộc kh/chiến chống quân Tống xâm lược
-Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến 
-Giảm yêu cầu dựa vào hình 2 trình bày diễn biến cuộc kháng chiến; Câu hỏi 2 (29)
II. Đồ dùng:
 -Hình trong SGK phóng to, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A. KTBC: (5’)
 - Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì ?
-GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới: (27’)
1.GV giới thiệu: (1’)
2. Tìm hiểu bài:
HĐ1: Hoàn cảnh lịch sử: 
- Lê Hoàn đã lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
 - Lê Hoàn lên ngôi vua có được dân chúng ủng hộ không ?
HĐ2: Diễn biến cuộc KC chống quân XL Tống
-Y/C TL nội dung sau (Phát phiếu HT cho các nhóm)
-Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?
 - Quân Tống tiến vào nước ta bằng những con đường nào?
 - Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra NTN?
 - Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không ?
+Treo lược đồ phóng to.Y/C HS thuật lai diễn biến cuộc KC chống quân Tống XL.
HĐ3: Ý nghĩa lịch sử 
 - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại KQ gì cho nhân dân ta?
3. Củng cố – Dặn dò: (3’)
 - Em có những hiểu biết gì về Lê Hoàn?
 - Nhận xét giờ học.
-Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu , lớp theo dõi nhận xét.
- Theo dõi, mở SGK
+ Lê Hoàn lên ngôi vua, ông được quân sĩ ủng hộ và tung hô “ Vạn Tuế”
- Thảo luận và trình bày KQ:
+ Quân Tống sang xâm lược vào đầu năm 981...
+ Tiến cả bằng đường thuỷ và đường bộ
...
-Trận thuỷ quân diễn ra trên sông Bạch Đằng...
 Trên bộ, quân ta chặn đánh quân Tống quyết liệt ở Chi Lăng (Lạng Sơn)...
- Không, ý đồ của chúng đã bị hoàn toàn thất bại trước tài thao lược của Lê Hoàn và lòng yêu nước của nhân dân ta.
 + HS chỉ trên lược đồ 2 vị trí đó và thuật lại diễn biến của trận đánh.
- Thảo luận theo cặp và nêu được :
- Nền độc lập của nước nhà được giữ vững, ND ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.
- HS tự nêu 
Ngày soạn: 22 / 10 / 2010
Ngày dạy: Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
 Tiết 1: Chính tả
 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 2)
I. Mục tiêu : 
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Lời hứa
- Hệ thống hoá các quy tắc viết hoa tên riêng.
II. Đồ dùng:
 - Bảng phụ chuyển hình thức thể hiện những bộ phận trong ngoặc kép.
- Phiếu bài tập 2.
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của dạy
Hoạt động học
A. Bài mới: (32’)
1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài dạy .
2.HD HS nghe – viết :
- GV đọc bài: Lời hứa; giải nghĩa từ : trung sĩ 
+ Lưu ý HS những từ dễ viết sai , cách trình bày , cách viết các lời thoại .
+ Cậu bé trong truyện có phẩm chất gì đáng quý?
 - GV Y/C HS gấp SGK và đọc bài để HS viết -GV đọc lại bài .
 - GV chấm , chữa bài .
3.Dựa vào bài chính tả “Lời hứa”,trả lời các câu hỏi .(BT2 – câu a,b,c,d ).
 - Y/C HS trao đổi theo cặp các câu hỏi BT2.
 - GV nhận xét , kết luận .(dán bảng lời giải)
4. HDHS lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng .
 - Nhắc HS : Nhớ lại kiến thức đã học.
 Phần quy tắc ghi vắn tắt
 - Dán bảng tờ phiếu đã viết sẵn lời giải đúng
5.Củng cố – dặn dò : (3’)
 - Nhận xét tiết học
 - Chuẩn bị bài sau . 
- HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm bài văn .
+ HS luyện viết từ dễ sai vào nháp .
+ HS nêu được: Biết giữ lời hứa của mình .
- HS viết bài vào vở.
- HS soát bài .
- HS nộp vở chấm bài .
- 1HS đọc nội dung bài tập 2.
+ HS trao đổi theo cặp .Sau đó đưa ra kết quả:
a) Em được giao nhiệm vụ gác kho đạn
b) Em không về được vì đã hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người thay.
c) Không được
+ HS đối chiếu KQ .Tự chỉnh sửa .
- HS đọc Y/C của bài 
- HS làm bài vào vở , 4 HS làm bài vào phiếu . sau đó trình bày KQ.
+ QT viết tên người ,tên địa lí VN,VD.
 QT viết tên người ,tên địa lí nước ngoài, VD.
+ Lớp đối chiếu và chữa bài .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_10_nam_hoc_2010_2011_tong_hop.doc