Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột chuẩn nhất)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột chuẩn nhất)

 Môn:ĐẠO ĐỨC

Tiết 10 Bài: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết 2)

I. Mục tiêu :

- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.

- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.

- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí.

-HSKG:Biết được vì sao phải tiết kiệm thời giờ

 Sử dụng hợp lí thời gian học tập,sinh hoat

* Điều chỉnh : Bài tập1, ý a : Thay từ tranh thủ bằng từ liền. Bỏ BT5\

-GDKNS:Kĩ năng xác định giá trị của thời gian là vô giá.

 Kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc,học tập để sử dụng thời gian hiệu quả

 Kĩ năng quản lý thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày

 Kĩ năng bình luận,phê phán việc lãng phí thời gian.

II. Đồ dùng dạy học:

 -Các bảng màu xanh, đỏ, vàng,

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột chuẩn nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SOẠN GIẢNG TUẦN THỨ MƯỜI
NĂM HỌC 2011-2012
Từ ngày 24 đến ngày 28 tháng 10 năm 2011
Thứ ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Thứ 2
24-10-2011
19
46
10
19
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Đạo đức
Khoa học
Tuần 10
Ôn tập và kiểm tra giữa HKI (Tiết 1)
Luyện tập
Tiết kiệm thời giờ (Tiết 2)
Ôn tập về co người và sức khỏe (Tiết 2)
Thứ 3
25-10-2011
47
19
10
10
Toán
LT &C
Kĩ thuật
Chính tả
Luyện tập chung
Ôn tập và kiểm tra giữa HKI (Tiết 2)
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa (Tiết 1)
Ôn tập và kiểm tra giữa HKI (Tiết 3)
Thứ 4
26-10-2011
20
48
19 20
Tập đọc
Toán
TLV
Khoa học
Ôn tập và kiểm tra giữa HKI (Tiết 4)
Kiểm tra định kì giữa HKI
Ôn tập và kiểm tra giữa HKI (Tiết 5)
Nước có những tính chất gì ?
Thứ 5
27-10-2011
20
49
10
LT&C
Toán
Lịch sử
Ôn tập và kiểm tra giữa HKI (Tiết 6)
Nhân với số có một chữ số
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (Năm 981)
Thứ 6
28-10-2011
50
20
10
 10
Toán
TLV
Địa lý
Kể chuyện
Sinh hoạt
Tính chất giao hoán của phép nhân
Kiểm tra giữa HKI(Tiết 7)
Thành phố Đà Lạt
Kiểm tra giữa HKI(Tiết 8)
Tuần 10
Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011
 Môn:TẬP ĐỌC
Tiết 19	Bài: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 1)
I. Mục tiêu :
	* Kiểm tra đọc (lấy điểm)
	- Đọc trôi chảy, rành mạch bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI ( khoảng 75 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
-GDKNS:Hợp tác;ứng phó với căng thẳng;đảm nhận trách nhiệm;giải quyết vấn đề
II. Đồ dùng dạy học :
 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
	- Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2.
III. Các hoạt động dạy-học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức:Nề nếp lớp học
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Đọc đoạn 1 bài Điều ước của vua Mi-đát và trả lời câu hỏi 1/ SGK.
HS2: Đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi 2 trong bài.
-GV nhận xét ,ghi điểm.
3. Bài mới
* HĐ 1. Giới thiệu nội dung yêu cầu của bài.
* HĐ 2. Kiểm tra tập đọc
-Báo cáo sĩ số+Hát
- HS trả lời câu hỏi
-HS lắng nghe,trả lời.
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài về chỗ chuẩn bị.
- Gọi HS đọc và trả lời 1câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS nhận xét.
- Theo dõi và nhận xét.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
*HĐ 3. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 em đọc.
- Yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi.
+ Những bài tập đọc ntn là truyện kể ?
... là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện đều nói lên một điều có ý nghĩa.
+ Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.
+ HS tìm và kể.
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Người ăn xin
- GV ghi nhanh lên bảng.
- Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu.
- Hoạt động trong nhóm.
- Kết luận về lời giải đúng.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Tô Hoài
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đã ra tay bênh vực
Dế Mèn
Nhà Trò 
bọn nhện
Người ăn xin
Tuốc-ghê-nhép
Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin
Tôi
Ông lão ăn xin
* Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 em đọc.
- Yêu cầu HS tìm các đoạn văn có giọng đọc như yêu cầu.
- Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn tìm được.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Đọc đoạn văn mình tìm được.
- Nhận xét, kết luận đoạn văn đúng.
- Chữa bài.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó.
- Mỗi đoạn 3 HS thi đọc.
-Nhận xét, khen những HS đọc tốt.
4. Củng cố ,dặn dò : 
- Nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
- Về nhà ôn lại qui tắc viết hoa.
Bài sau : Ôn tập giữa HKI (tt).
-HS lắng nghe ,thực hiện
-------------***--------------
 Môn:ĐẠO ĐỨC
Tiết 10	Bài: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết 2)
I. Mục tiêu : 
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,hằng ngày một cách hợp lí.
-HSKG:Biết được vì sao phải tiết kiệm thời giờ
 Sử dụng hợp lí thời gian học tập,sinh hoat
* Điều chỉnh : Bài tập1, ý a : Thay từ tranh thủ bằng từ liền. Bỏ BT5\
-GDKNS:Kĩ năng xác định giá trị của thời gian là vô giá.
	Kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc,học tập để sử dụng thời gian hiệu quả
	Kĩ năng quản lý thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày
	Kĩ năng bình luận,phê phán việc lãng phí thời gian.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Các bảng màu xanh, đỏ, vàng,
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:Chuyển tiết
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Thế nào là tiết kiệm thời giờ ? Cho ví dụ ?
HS2: Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì ?
-Nhận xét đánh giá,ghi điểm cho HS.
3. Bài mới: 
* HĐ 1. Giới thiệu bài và ghi đề 
* HĐ 2 : Tìm hiểu việc làm nào là tiết kiệm thời giờ. (BT1)
-Hát
-HS trả lời
-HS lắng nghe.
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân
- HS làm cá nhân
Màu đỏ (tán thành), xanh (không tán thành)
Tình huống 1 : Ngồi trong lớp, Hạnh luôn chú ý nghe thầy giáo, cô giáo giảng bài. Có điều gì chưa rõ, em tranh thủ hỏi ngay thầy cô và bạn bè.
- Đỏ.
Tình huống 2 : Sáng nào thức giậy, Nam cũng nằm cố trên giường. Mẹ giục mãi mới chịu đánh răng, rửa mặt.
- Xanh.
Tình huống 3 : Lâm có thời gian biểu qui định rõ giờ học, giờ chơi, giờ làm việc nhà và bạn luôn thực hiện đúng.
- Đỏ.
Tình huống 4 : Khi đi chăn trâu, Thành thường ngồi trên lưng trâu, vừa tranh thủ học bài.
- Đỏ.
Tình huống 5 : Hiền có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện hoặc xem ti vi.
- Xanh.
Tình huống 6 : Chiều nào Quang cũng đi chơi đá bóng. Tối về, lại xem ti vi, đến khuya mới bỏ sách vở ra học bài.
- Xanh.
- Hỏi : Tại sao phải tiết kiệm thời giờ? Tiết kiệm thời giờ thì có tác dụng gì? Không tiết kiệm thời giờ dẫn đến hậu quả gì ?
- HS trả lời các câu hỏi.
* HĐ 2. Em có biết tiết kiệm thời giờ? (BT4, BT6)
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- HS tự viết ra giấy thời gian biểu của mình.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- HS làm việc theo nhóm. Lần lượt mỗi HS đọc thời gian biểu của mình. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Tổ chức cho HS làm việc cả lớp.
+ Em có thực hiện đúng thời gian biểu của mình không ?
- HS trả lời
+ Em đã tiết kiệm thời giờ chưa ?
- HS trả lời
* HĐ 4. Xem xử lý thế nào ?
- GV cho HS làm việc theo nhóm. Đưa ra tình huống cho HS thảo luận.
- HS làm việc theo nhóm. Đọc các tình huống, giải quyết cử các vai để đóng.
Tình huống 1 : Một hôm, khi Hằng đang ngồi vẽ tranh để làm báo tường thì Mai rủ Hằng đi chơi. Thấy Hằng từ chối, Mai bảo : “Cậu lo xa quá, cuối tuần mới phải nộp cơ mà”.
- Hằng làm thế là đúng vì phải biết sắp xếp công việc hợp lí, không để công việc đến gần mới làm. Đó cũng là tiết kiệm thời giờ.
Tình huống 2 : Đến giờ làm bài, Nam đến rủ Minh học nhóm. Minh bảo Nam còn phải xem xong ti vi và đọc xong bài báo đã.
- Yêu cầu các nhóm sắm vai thể hiện cách giải quyết.
- Minh làm thế là chưa đúng, làm công việc chưa hợp lí. Nam sẽ khuyên Minh đi học bài. Có thể xem ti vi và đọc báo vào lúc khác.
- Tổ chức cho HS làm việc cả lớp.
- 2 nhóm thể hiện 2 tình huống. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Em học tập ai trong 2 trường hợp trên ? Tại sao ?
- HS trả lời và giải thích.
4. Củng cố ,dặn dò:
- Về nhà học bài, thực hành tiết kiệm thời giờ.
- Tìm một câu chuyện về tiết kiệm thời giờ.
Bài sau : Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
------------***-----------
Môn: TOÁN
Tiết 46	 Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
-Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt, đường cao của hình tam giác. 
-Vẽ đựơc hình chữ nhật, hình vuông. 
-GDKNS:Hợp tác;xử lý thông tin;quản lý thời gian;giải quyết vấn đề
II. Đồ dùng dạy học:
-Thước kẻ vạch chia xăng- ti-mét và e ke
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: Chuyển tiết
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng yêu cầu HS vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 7 dm, tính chu vi diện tích của hình vuông ABCD
-Nhận xét, chữa bài, ghi điểm
3. Bài mới:
* HĐ 1. Giới thiệu bài 
* HĐ 2. Thực hành:
Bài tập 1
- GV vẽ lên bảng 2 hình a,b trong bài tập yêu cầu HS ghi tên góc vuông, nhọn,tù bẹt trong mỗi hình.
-Gọi 2 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vở.
-So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn?
+1 góc bẹt bằng mấy góc vuông?
- Nhận xét 
Bài 2
-Yêu cầu HS thảo luận cặp quan sát hình vẽ và nêu các đường cao của hình tam giác ABC ?
-Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC?
-Hỏi tương tự với đường cao BC
KL:Trong hình tam giác có 1 góc vuông thì 2 cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác
-Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC?
Bài tập 3
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 3
-Yêu cầu HS tự vẽ hình, nêu rõ từng bước vẽ của mình
-Nhận xét cho điểm.
Bài 4a:
- GV nêu yêu cầu.
-Yêu cầu tự vẽ hình, nêu rõ các bước vẽ của mình
-Yêu cầu HS nêu cách xác định trung điểm M của cạnh AD
Yêu cầu HS tự xác định trung điểm N của cạnh bC sau đó nối M với N
-Hãy nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ?
-Nêu tên các cạnh song song với AB?
4. Củng cố dặn dò:
-Tổng kết giờ học, dặn hs khá giỏi về nhà làm bài 4b.
-Hát
- 2 HS lên bảng làm bài 
- Nghe, nhắc lại.
- 2 ,3 HS nhắc lại.
-2 HS lên bảng làm bài.
- HS cả lớp làm vào vở 
-Nhọn bé hơn vuông,tù lớn hơn vuông
-Bằng 2 góc vuông
- Một hs nêu yêu cầu.
- HS trả lời
-Vì AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và góc vuông với cạnh BC của tam giác
- HS nêu tương tự.
-Vì AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với BC của hình tam giác. 
-1 em nêu.
-HS vẽ vào vở.
-1 HS lên bảng vẽ và nêu các bước vẽ
- Theo dõi , nắm bắt 
-1 HS lên bảng vẽ HS cả lớp vẽ vào vở 
-HS vừa vẽ trên bảng nêu
-1 HS nêu trước lớp cả lớp, lên bảng vẽ và nhận xét
-Là: ABCD, ABNM, MNCD
-Là: MN và DC
-Nghe, về thực hiện.
----------***----------
 Môn: KHOA HỌC
Tiết 19	 Bài: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (tiết 2)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Sự trao đổi chất của cở thể người với môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Cách phòng tránh một s ...  hỏi và kí hiệu a,b,c để trả lời.
Câu trả lời:
-HS làm xong GV yêu cầu HS kiểm tra bài lại một lần nữa rồi thu bài
3.Củng cố dặn dò:
- nhận xét tiết kiểm tra ,dặn dò tiết sau.
-Lắng nghe
- HS mở SKG/101
- HS đọc bài
-HS làm bài vào giấy thi
- HS kiểm tra lại bài và nộp bài 
-------------***----------
 Môn:TOÁN 
Tiết 50 Bài:TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu :
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 a, b. * Giảm tải bài 2c.
* HS khá, giỏi làm thêm bài 3, 4.
-GDKNS:Lắng nghe tích cực;hợp tác;tìm kiếm sự hỗ trợ;thể hiện sự tự tin
II. Đồ dùng dạy-học: 
 - Bảng phụ kẻ bảng như SGK.
III. Các hoạt động dạy-học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: Chuyển tiết
2. Kiểm tra bài cũ:
-YC 2 HS lên bảng làm bài 3/ 57
-Chấm vở làm ở nhà.
-Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
* HĐ 1. Giới thiệu bài : Trong giờ học này các em sẽ được làm quen với tính chất giao hoán của phép nhân.
* HĐ 2. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân.
-Hát
- HS lên bảng làm
- HS lắng nghe
a) So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau.
- GV viết lên bảng biểu thức 5 x 7 và 7 x 5, sau đó yêu cầu HS so sánh 2 biểu thức này.
- HS nêu 5 x 7 = 35, 7 x 5 = 35. Vậy 5 x 7 = 7 x 5.
- Làm tương tự với một số cặp phép nhân khác.
-HS thực hiện
- GV: Vậy hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
-HS lắng nghe.
b) Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân.
- GV treo bảng số.
- HS đọc.
- Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng.
- 3 HS lên bảng thực hiện.
- GV : Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a=4 và b=8 ?
- Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 32.
- Làm tương tự với các giá trị khác.
- Vậy giá trị của biểu thức a x b luôn ntn so với giá trị của biểu thức b x a ?
... luôn bằng nhau
- Ta có thể viết a x b = b x a.
- HS đọc : a x b = b x a.
- Yêu cầu HS nêu lại kết luận, đồng thời ghi kết luận và công thức về tính chất giao hoán của phép nhân lên bảng.
* HĐ 3. Luyện tập thực hành
* Bài 1: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS làm bài vào vở, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
* Bài 2: a,b
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
a) 1357 x 5 = 6785; 40263 x 7 = 281841
b) 7 x 853 = 5961; 5 x 1326 = 6630
- Nhận xét và cho điểm HS.
- HS nhận xét, chữa bài.
* Bài 3: Hướng dẫn HS khá, giỏi làm thêm.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau.
* Bài 4: Hướng dẫn HS khá, giỏi làm thêm.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự tìm số để điền vào chỗ trống.
- HS làm bài.
- Yêu cầu HS nêu kết luận về phép nhân có thừa số là 1, có thừa số là 0.
- HS nêu : 1 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là chính số đó. 0 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là 0.
4. Củng cố ,dặn dò:
 Nhận xét tiết học.
 Bài sau : Nhân với 10, 100, 1000 ...
 Chia cho 10, 100, 1000 ...
-HS lắng nghe.
 	----------***---------
 Bài:ĐỊA LÍ
Tiết 10:	Môn: THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I. Mục tiêu : 
- Nêu được một số dặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt:
+ Vị trí: nằm trên cao nguyên Lâm Viên
+ Thành phố có khí hậu trong lành,mát mẻ,có nhiều phong cảnh đẹp:nhiều rừng thông,thác nước...
+ Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch
+ Đà Lạt là nơi trồng nhiều rau quả xứ lạnh và nhiều loài hoa
Chỉ được vị trí của thành phoío Đà Lạt trên bản đồ
* HSKG:+ Giải thích vì sao Đà Lạt trrồng được nhiều hoa quả,rau xứ lạnh
 + Xác lập mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu,giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất:nằm trên cao nguyên khí hậu mát mẻ,trong lành trồng nhiều loài hoa,quả,rau xứ lạnh,phát triển du lịch
-GDKNS:Hợp tác ;tìm kiếm sự hỗ trợ;thể hiện sự tự tin;xác định giá trị.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
	- Lược đồ các cao nguyên ở Tây Nguyên (trang 82, SGK)
	- Tranh ảnh về thành phố Đà Lạt.
III. Các hoạt động dạy-học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: Chuyển tiết
2. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS lên bảng trả lời câu hỏi 
-Hát
- Nêu một số đặc điểm của sông ở Tây Nguyên và ích lợi của nó ?
- HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp ở Tây Nguyên ?
- Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng ?
* GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
* HĐ 1. Giới thiệu bài : 
- Hỏi : Qua các bài đã học về Tây Nguyên, bạn nào cho biết Tây Nguyên có thành phố du lịch nổi tiếng nào ?
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết vì sao Đà Lạt lại trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát nổi tiếng của nước ta.
- Thành phố Đà Lạt.
* HĐ 2. Vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt.
- GV treo lên bảng lược đồ các cao nguyên ở Tây Nguyên và bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, yêu cầu HS lên bảng tìm vị trí của thành phố Đà Lạt trên lược đồ và trên bản đồ.
- 4-5 HS lên bảng chỉ lược đồ và bản đồ.
+ Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
+ Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
+ Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét ?
+ Đà Lạt nằm ở độ cao 1500m so với mực nước biển.
+ Với độ cao đó, Đà Lạt có khí hậu ntn ?
+ Khí hậu Đà Lạt mát mẻ quanh năm.
- GV : Hãy nêu lại các đặc điểm chính về vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt ?
- 1 em nêu, lớp theo dõi và nhận xét : Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao khoảng 1500m so với mực nước biển, có khí hậu quanh năm mát mẻ.
* HĐ 3. Đà Lạt - Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước.
- Yêu cầu HS quan sát hai bức ảnh về Hồ Xuân Hương, thác Cam Li và nêu.
- HS hoạt động nhóm đôi.
+ Tìm vị trí của Hồ Xuân Hương và thác Cam Li trên lược đồ khu trung tâm thành phố Đà Lạt ?
+ Hãy mô tả cảnh đẹp Hồ Xuân Hương và thác Cam Li ?
- Gọi HS lên bảng trình bày ý kiến.
- HS trình bày, lớp lắng nghe.
- GV nhận xét, giới thiệu : Hồ Xuân Hương là hồ đẹp nhất nằm ở trung tâm thành phố Đà Lạt. Hồ rộng chừng 5km2, có hình như mảnh trăng lưỡi liềm. Những con đường quanh hồ rợp bóng những hàng thông, hàng tùng reo hát suốt ngày đêm. Khi đi dạo ven Hồ Xuân Hương, có thể nghe thấy tiếng suối chảy róc rách. Một dòng suối đổ vào hồ ở phía Bắc, một dòng thác từ hồ chảy ra phía Nam. Cả hai dòng suối đều mang tên Cam Li. Dòng chảy ra lượn về phía Tây, khi cách hồ 2km thì vượt qua những tảng đá hoa cương lớn tạo thành thác Cam Li, cảnh đẹp nổi tiếng của Đà Lạt.
- Hỏi : Vì sao có thể nói Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước ? Kể tên một số thác nước đẹp của Đà Lạt ?
... vì ở đây có những vườn hoa và rừng thông xanh tốt quanh năm. Thông phủ kín sườn đồi, sườn núi và tỏa hương thơm mát. Đà Lạt có nhiều thác nước đẹp, nổi tiếng như thác Cam Li, thác Pơ-ren ...
- Cho HS xem tranh, ảnh về một số cảnh đẹp của Đà Lạt đã sưu tầm được.
- HS xem tranh, ảnh.
* GV : Đà Lạt có không khí mát mẻ quanh năm, lại có nhiều cảnh đẹp tự nhiên, vì thế du lịch ở Đà Lạt rất phát triển. Chúng ta cùng tìm hiểu về ngành du lịch ở Đà Lạt.
* HĐ 4. Đà Lạt - Thành phố du lịch và nghỉ mát.
- Hỏi : Vì sao Đà Lạt trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát nổi tiếng.
- Có khí hậu quanh năm mát mẻ
- Có các cảnh quan tự nhiên đẹp như : rừng thông, vườn hoa, thác nước, chùa chiền ...
- Có các công trình phục vụ du lịch như : nhà ga, khách sạn, biệt thự, sân gôn ...
- Có các hoạt động du lịch lí thú như : du thuyền, cưỡi ngựa, ngắm cảnh, chơi thể thao ...
- Gọi HS trình bày ý kiến trước lớp.
- 1 số HS trình bày.
- GV tổng kết lại về các điều kiện thuận lợi giúp cho Đà Lạt trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát nổi tiếng.
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ khu trung tâm thành phố Đà Lạt và dựa vào lược đồ để thuyết minh về khu trung tâm thành phố Đà Lạt.
- HS làm việc theo nhóm. Chuẩn bị bài thuyết minh, sau đó lần lượt trình bày trước lớp.
- Nhận xét phần trình bày của các nhóm.
- GV : Ở Đà Lạt, khí hậu trong lành, mát mẻ tạo điều kiện thuận lợi cho cây cối phát triển, chúng ta cùng tìm hiểu về hoa, quả, rau của Đà Lạt.
* HĐ 6. Hoa, quả và rau xanh ở Đà Lạt.
- Yêu cầu HS đọc phần 3 trong SGK.
- HS hoạt động cá nhân.
+ Rau và hoa của Đà Lạt được trồng ntn ?
... được trồng quanh năm với diện tích rộng.
+ Vì sao Đà Lạt thích hợp với việc trồng các cây rau và hoa xứ lạnh ?
... vì Đà Lạt có khí hậu lạnh và mát mẻ quanh năm nên thích hợp với các loài cây xứ lạnh.
+ Kể tên một số các loài hoa, quả, rau của Đà Lạt ?
... các loài hoa như lan, hồng, cúc, lay-ơn ... Các loại quả ngon như dâu tây, đào ... Các loại rau như bắp cải, súp lơ, cà chua ...
+ Hoa, quả, rau Đà Lạt có giá trị ntn ?
... hoa Đà Lạt chủ yếu được tiêu thụ ở các thành phố lớn và xuất khẩu, sau cung cấp cho nhiều nơi ở miền Trung và Nam Bộ ...
* GV kết luận : Ngoài thế mạnh về du lịch, Đà Lạt còn là một vùng hoa, quả, rau xanh nổi tiếng với nhiều sản phẩm đẹp, ngon và có giá trị cao.
- HS nghe giảng.
4. Củng cố ,dặn dò:
- Cho HS giới thiệu tranh ảnh, tư liệu sưu tầm được về thành phố Đà Lạt.
- HS giới thiệu cá nhân hoặc nhóm.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
Bài sau : Ôn tập.
-------------***-----------
Sinh hoạt lớp
I. Yêu cầu
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân
	- HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện tu dưỡng đạo đức 
	- Giáo dục HS có ý thức phấn đấu liên tục vươn lên
II . Lên lớp
	1. Tổ chức : Hát
	2. Bài mới
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	- Nề nếp: Tuần qua lớp đã thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp do trường lớp đề ra.
	- Học tập: Các em chăm học, có ý thức tốt trong học tập, trong lớp chưa tích cực hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Lao động vệ sinh: Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học sạch sẽ, gọn gàng
	- Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
	- Đạo đức: Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè, có ý thức đạo đức tốt
 b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương
 - Phê bình: 
 c. Phương hướng :
 	- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. Lấy thành tích chào mừng này 20.10
	- Tham gia mọi hoạt động của trường lớp đề ra
 -Phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10(4).doc