Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Bế Thị Triều

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Bế Thị Triều

TOÁN : (T47) LUYỆN TẬP CHUNG

I - Mục tiêu: Giúp HS:

- Thực hiện được cộng, trừ các số có đến 6 chữ số.

- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.

- Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến HCN.

- Giáo dục HS tính khoa học, chính xác, lòng say mê học toán, biết vận dụng vào thực tế.

II - Đồ dùng dạy học : Thước ê ke.

III - Các hoạt động dạy - học :

A) Kiểm tra bài cũ: Cho học sinh vẽ hình và nhận biết về các góc đã học.

 Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung.

B) Bài mới:

 

doc 131 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 313Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Bế Thị Triều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
 Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011
TẬP ĐỌC : (T19) 
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I ( Tiết 1 )
I - Yêu cầu cần đạt: 
1. Đọc trôi chảy, rành mạch bài tập đọc đã học theo tốc độ đã quy định giữa học kì I (khoảng 75 tiếng/1 phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp vớI nội dung đoạn đọc.
2. Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bảm tự sự.
II - Đồ dùng dạy - học :
 Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng.
III - Các hoạt động dạy - học :
A - Kiểm tra bài cũ : 
B - Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
2/ Hoạt động 2 : Kiểm tra đọc và học thuộc lòng ( khoảng 1/3 số HS trong lớp)
- Cho HS lên bốc thăm bài.
- Đặt câu hỏi về đoạn HS vừa đọc và ghi điểm.
3/ Hoạt động 3 : Hướng dẫn làm lần lượt các bài 2,3 SGK, cho HS trình bày, rồi chữa bài..
- Kèm cặp HS yếu kém.
4/ Hoạt động 4 : Củng cố - dặn dò
- Tổng kết giờ học.
- Lắng nghe.
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS sử dụng SGK tìm hiểu, trình bày trước lớp
 ---------------------------------------------------------------------------------
 TOÁN : (T46) LUYỆN TẬP
I - Mục tiêu : Giúp HS:
- Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật.
- Giáo dục HS tính khoa học, chính xác, lòng say mê học toán, biết vận dụng vào thực tế.
II - Đồ dùng dạy học
- Thước, com pa, ê ke.
III - Các hoạt động dạy - học :
A - Kiểm tra bài cũ : Cho học sinh lên vẽ lại hình vuông trên bảng 
 Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung.
B - Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2 : Luyện tập
 GV tổ chức cho HS lần lượt làm bài 1,2,3,4a / trang 55, 56 bằng bảng lớp, bảng con, vở.
Bài 1: HS sử dụng thước ê-ke đo và nêu.
Bài 2: HS nêu đường cao của hình tam giác.
A
B
C
H
 Bài 3: HS nêu lại các bước vẽ hình vuông và thực hành. 
Bài 4: Cùng HS xác định và thực hành.
+ Kèm cặp HS yếu kém biết cách làm và hướng dẫn sửa chữa bài.
3.Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
 - Gv tổng kết giờ học. 
- HS sử dụng SGK tìm hiểu đề tự giải, trả lời trên bảng và làm vở
- HS thực hiện.
- Đường cao của hình tam giác xuất phát từ một đỉnh và vuông góc với cạnh đối diện. Từ đó đo và kết luận: AB là đường cao của tam giác ABC.
AH không phải là đường cao của tam giác ABC.
- HS thực hiện.
C
D
B
A
4cm
6cm
--------------------------------------------------------------------------------
CHIỀU
TOÁN: ÔN TẬP
I. Mục tiêu
- Thực hành vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
II. Hoạt động dạy- học
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.Hoạt động 1: Ôn tập
- Hướng dẫn hs làm bài tập trong vở BT
- Chữa bài, nhận xét.
-Thực hành vẽ hình vuông, hình chữ nhật theo sách BT Toán 4 ( kèm cặp hs sinh yếu, kém).
2. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
- Tổng kết giờ học.
- Hs làm bài tập trong vở BT.
- Hs thực hành vẽ.
TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP
I. Mục tiêu
II. Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
hoạt động 1: Luyện đọc
 -Cho hs luyện đọc các bài tập đọc ở tuần 1,2, 3.
 2. hoạt động 2: Luyện viết
- Cho hs luyện viết tên người, tên địa lý Việt Nam, nước ngoài.
 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Tổng kết giờ học.
- hs bốc thăm chọn bài để đọc.
-Hs luyện viết.
-----------------------------------
 KỸ THUẬT : (T10) 
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA ( tiết 1)
I- Mục đích, yêu cầu : HS biết:
- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Cách gấp mép vải và khâu viền gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa đúng quy trình, đúng kỹ thuật, các mũi khâu tương đối đều nhau, đường khâu có thể bị dúm.
- Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II - Đồ dùng dạy học : 
- Vải, kim, chỉ.
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ: Đồ dùng học tập của HS
B) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. 
- GV cho HS thảo luận nhóm quan sát mẫu để nêu nhận xét.
- Giới thiệu một số sản phẩm có đường khâu.
3. Hoạt động 3 : HD thao tác kỹ thuật.
- Cho HS quan sát hình 1, 2, 3 ,4 SGK để nêu các bước thực hiện
- Cho HS lên bảng thực hiện các thao tác.
- Giúp đỡ HS còn lúng túng.
4. Hoạt động 4 :Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học 
- HS thảo luận nhóm, trình bày kết quả thảo luận trước lớp, nhóm khác bổ sung ( nếu có).
- Sử dụng SGK để tìm hiểu.
- HS thực hành và nhận xét các thao tác của bạn.
-----------------------------------------------------------------
 Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011
TOÁN : (T47) LUYỆN TẬP CHUNG
I - Mục tiêu: Giúp HS:
- Thực hiện được cộng, trừ các số có đến 6 chữ số.
- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.
- Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến HCN.
- Giáo dục HS tính khoa học, chính xác, lòng say mê học toán, biết vận dụng vào thực tế.
II - Đồ dùng dạy học : Thước ê ke.
III - Các hoạt động dạy - học : 
A) Kiểm tra bài cũ: Cho học sinh vẽ hình và nhận biết về các góc đã học. 
 Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung.
B) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn, tổ chức HS làm bài
- GV tổ chức cho HS tự làm bài bằng bảng lớp, bảng con, vở và chữa bài. 
Bài 1a : HS tự làm bài trên bảng.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2a : Tính bằng cách thuận tiện nhất
Bài 3b: HS tự làm.
Bài 4: Hướng dẫn HS xác định dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Gv nhận xét và chữa bài 
+ Kèm cặp HS yếu kém.
3.Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
 - Gv tổng kết giờ học. 
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu.
a. 6257 + 989 +743
= (6257 + 743) + 989
= 7000 + 989 = 7989
b. Cạnh DH vuông góc với các cạnh DA; CB; HI.
- Xác định và làm bài. Đáp số: 60 cm2
	---------------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : (T19) 
ÔN TẬP ( Tiết 3 )
I- Mục đích, yêu cầu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng ( Như tiết 1 ).
2. Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.
II - Đồ dùng dạy học:
- Viết nội dung BT 2.
III - Các hoạt động dạy - học:
A) Kiểm tra bài cũ : 
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
2/ Hoạt động 2 : Kiểm tra đọc và học thuộc lòng ( khoảng 1/3 số HS trong lớp)
- Cho HS lên bốc thăm bài.
- Đặt câu hỏi về đoạn HS vừa đọc và ghi điểm.
3/ Hoạt động 3 : Hướng dẫn làm bài 2 SGK: Ghi lại những điều cần ghi nhớ tên bài, nội dung chính, nhân vật, giọng đọc của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng. 
- Cho HS trình bày, rồi chữa bài.
- Kèm cặp HS yếu kém.
4/ Hoạt động : Củng cố, dặn dò
- Tổng kết giờ học
- Lắng nghe.
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS sử dụng SGK tìm hiểu, trình bày trước lớp.
- HS trình bày nội dung của các bài kể chuyện: Một ngườI chính trực; Những hạt thóc giống; Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca; Chị em tôi.
---------------------------------------------------------------------------------
CHÍNH TẢ : (T10) ÔN TẬP (Tiết 2)
I- Mục đích, yêu cầu :
1. Nghe - viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 75 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả.
2. Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài); bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.
II - Đồ dùng dạy học :
- Viết sẵn bài tập 1, 2. 
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : 
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS nghe - viết
- GV đọc bài viết
- Nhắc HS những từ ngữ dễ viết sai, cách trình bày, cách viết các lời thoại.
- GV đọc cho HS viết. 
- Đọc lại toàn bài 1 lượt .HS soát lại bài
- GV thu chấm 7 - 10 bài.
- GV nêu nhận xét chung
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập (bài 2):
 - GV nêu yêu cầu bài, cho HS tự làm
 - GV nhận xét, chữa bài ( nếu có ).
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng.
- GV nêu yêu cầu bài, cho HS tự làm
 - GV nhận xét, chữa bài ( nếu có ).
5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp theo dõi SGK, đọc thầm
- HS luyện viết, chú ý cách trình bày, cách viết lời thoại.
- HS viết chính tả.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau
- Theo dõi nhận xét.
- Đọc nội dung bài và trả lời câu hỏi
- HS đọc, làm bài vào vở và làm bài trên bảng.
 ---------------------------------------------------------------------------------
 CHIỀU
LUYỆN TOÁN: ÔN TẬP
I. Mục tiêu- Ôn tập tổng hợp các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số có đến 5 chữ số.
II. Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Hoạt động 1: Ôn tập
- Ôn tập bảng cửu chương.
- Cho hs làm một số bài tập với các phép tính nhân, chia với số có một chữ số.
2.Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
- Tổng kết giờ học.
- hs đọc thuộc lòng bảng cửu chương
- hs làm bài tập ( hs khá, giỏi làm BT nâng cao).
 TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP
I. Mục tiêu
- Ôn tập các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
II. Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động 1: Ôn tập
- Hướng dẫn hs làm bài trong vở bài tập
- Đánh giá, nhận xét.
- Cho hs thực hành nhân, chia trong sách BT Toán 4.(kèm cặp hs yếu, kém ).
2. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
- Tổng kết giờ học.
-hs làm bài trong vở bài tập.
- hs làm bài tập.
 KỂ CHUYỆN: (T10) ÔN TẬP ( Tiết 4 )
I- Mục đích, yêu cầu :
1. Nắm được một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) thuộc chủ điểm đã học: Thương người như thể thương thân; Măng mọc thẳng; Trên đôi cánh ước mơ.
2. Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
II - Đồ dùng dạy học 
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : 
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS ôn tập : 
Bài tập1 : 
 - GV nêu yêu cầu bài, cho HS xem lại 5 bài thuộc chủ điểm trên, Ghi tên và số trang lên bảng. Yêu cầu HS làm theo nhóm.
 - GV nhận xét, chữa bài.
Bài tập 2: HS tìm các thành ngữ, tục ngữ đã gắn với 3 chủ điểm.
- GV nhận xét ... t động học
1 Hoạt động 1: Ôn tập
- Hướng dẫn HS làm các bài tập trong VBT ( kèm cặp HS yếu kém, phụ đạo Hs khá, giỏi).
- Nhận xét, đánh giá kết quả.
2. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
- Tổng kết giờ học.
- Hs làm bài trong VBT ( HS khá, giỏi làm bài tập nâng cao.
-----------------------------------------------------
Thứ năm ngày 02 tháng 12 năm 2010
TOÁN : (T79) 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Biết chia cho số có ba chữ số. 
- Giáo dục HS tính khoa học, chính xác; lòng say mê học toán; biết vận dụng vào thực tế đời sống. Bài 1a,2.
II. Đồ dùng dạy học 
III. Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : Cho học sinh lên làm tính trên bảng .
 Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2 : Luyện tập
- GV tổ chức cho HS lần lượt làm bài 1a, 2/ trang 87 bằng bảng lớp, bảng con, vở. 
+ Kèm cặp HS yếu kém biết cách làm và hướng dẫn sửa chữa bài.
Bài 1: Kết quả: 2 32 20
Bài 2: Số gói kẹo có trong 24 hộp là:
120 x 24 = 2880 (gói)
Nếu mỗi hộp chứa 160 gói, để xếp hết số gói kẹo trên cần số hộp là: 2880 : 160 = 18 (hộp)
Đáp số: 18 hộp
3.Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò
 - Gv tổng kết giờ học. 
- Lắng nghe
- HS trả lời.
- HS sử dụng SGK tìm hiểu, giải trên bảng và làm vở.
 -----------------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : (T32) 
CÂU KỂ
I. Mục đích, yêu cầu :
- HS hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể trong đoạn văn (BT1, mục III)
- Biết đặt một vài câu kể, tả, trình bày ý kiến (BT2).
II. Đồ dùng dạy học 
- Phiếu viết nội dung BT1 (Phần luyện tập).
III. Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : 
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2: 
- GV làm việc với cả lớp, kết hợp vấn đáp và giảng giải
a) Phần nhận xét:
- GV cho HS đọc nội dung các yêu cầu trong phần nhận xét và làm bài tập 1, 2, 3 trang 161/SGK.
b) Phần ghi nhớ: 
- Kết luận SGK. 
3 - Hoạt động 3: Luyện tập
Cách tiến hành: Cho HS làm theo nhóm, cá nhân
- Bài 1: HS trao đổi, làm và trả lời, GV nhận xét.
+ Chiều chiều  thả diều thi: kể sự việc.
+ Cánh diều mềm  cánh bướm: tả cánh diều.
+ Chúng tôi vui  nhìn lên trời: kể sự việc & nói lên tình cảm
+ Tiếng sáo diều  trầm bổng: tả tiếng sáo diều.
+ Sáo đơn, sáo kép,vì sao sớm: nêu ý kiến, nhận định.
- Bài 2: HS làm việc cá nhân, mỗi em viết khoảng 3 đến 5 câu kể theo 1 trong 4 bài đã nêu.
- Kèm cặp HS yếu kém.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
4 - Hoạt động 4: Củng cố - Tổng kết
- Đặt câu hỏi để HS nêu lại phần ghi nhớ trong Sgk. 
- Lắng nghe
- Cả lớp theo dõi SGK đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- 2-3 HS đọc lại phần ghi nhớ SGK, lớp đọc thầm
- HS sử dụng SGK tự tìm hiểu và thực hiện các yêu cầu của bài.
- HS thực hiện cá nhân
- HS trả lời.
 -----------------------------------------------------------------
LỊCH SỬ : (T16) 
CUỘC KHÁNG CHIẾN 
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
- Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên, thể hiện:
+ Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào nhau hai chữ Sát Thát và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
+ Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo (thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và dành thắng lợi; hoặc việc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng).
- Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ: Bài Nhà Trần và việc đắp đê và trả lời câu hỏi sau bài học
 Nhận xét ghi điểm cho từng HS. Nhận xét chung.
B) Dạy bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
2) Hoạt động 2 : Tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần.. Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc SGK và điền vào phiếu bài tập.
- GV và HS nhận xét.
 + KL: Quân Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta ba lần.Cả ba lần, vua tôi, quân dân nhà Trần đều đồng lòng, mưu trí đánh thắng quân xâm lược.
- H: Việc quân dân nhà Trần ba lần rút quân khỏi Thăng Long là đúng hay sai?
- GV và HS nhận xét.
3) Hoạt động3: Củng cố nội dung bằng hình thức thảo luận nhóm.
- KL: Ghi lại nội dung phần ghi nhớ SGK
- HS nghe.
- HS thực hiện và trình bày .
- HS thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết quả. Sau đó các nhóm khác bổ sung.
- HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi. Sau đó các em khác bổ sung.
- HS thảo luận và trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
- HS nêu nội dung bài.
----------------------------------------------------------------
 	Thứ sáu ngày 04 tháng 12 năm 2010
TOÁN : (T80) 
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (TT)
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Giúp HS biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).
- Giáo dục HS tính khoa học, chính xác; lòng say mê học toán; biết vận dụng vào thực tế đời sống. Bài 1,2b.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : Cho HS thực hiện tính trên bảng.
 Nhận xét và ghi điểm cho từng HS. Nhận xét chung.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2 : Hd HS tìm hiểu bài
a) Trường hợp chia hết
- GV nêu phép tính : 41535 : 195 = ?
- GV giúp HS ước lượng.
b) Trường hợp chia có dư
- GV nêu phép tính :80120 : 245 = ?
- KL: Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
- GV tổ chức cho HS lần lượt làm bài 1, 2b/ trang 88 bằng bảng lớp, bảng con, vở.
+ Kèm cặp HS yếu kém biết cách làm và hướng dẫn sửa chữa bài.
Bài 1: Kết quả: a. 203 b. 435 dư 5
Bài 2: 89 658 : x = 293
 x = 89 658 : 293 
 x = 306
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
 - Gv tổng kết giờ học. 
- Lắng nghe
- HS đặt tính và tính từ trái sang phải.
- HS thực hiện tương tự
- HS sử dụng SGK tìm hiểu giải trên bảng và làm vở
- Chữa bài nếu sai
 -------------------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN: (T32) 
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục đích, yêu cầu :
- Dựa vào dàn ý đã lập (TLV tuần 15), viết được một bài văn miêu tả đồ chơi em thích với 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
II. Đồ dùng dạy học :
III. Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ: 
B) Dạy bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
2. Hoạt động 2 : HD HS làm bài.
- Cho HS đọc đề bài.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý trong SGK
- Hd HS xây dựng kết cấu ba phần của một bài văn miêu tả.
+ Chọn cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp.
+ Viết từng đoạn thân bài.
+ Chọn cách kết bài.
- HS viết bài. Nhắc HS cách trình bày, cách viết hoa tên riêng, chú ý các từ ngữ hay viết sai.
- Quan sát HS làm bài.
- Thu bài chấm
3. Hoạt động 3 : Củng cố
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS nối tiếp đọc gợi ý
- HS thực hiện
- HS viết bài
 ---------------------------------------------------------------------------
ĐỊA LÝ : (T16) 
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
I. Mục tiêu : Giúp HS biết:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội .
+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
+ Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học lớn của đất nước.
- Chỉ được thủ đô Hà Nội trên lược đồ (bản đồ).
- Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam
III. Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : 
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2: Hà Nội – thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. (Làm việc cả lớp): 
- Yêu cầu HS tìm vị trí thủ đô Hà Nội ở lược đồ trong SGK và chỉ vị trí thủ đô Hà Nội trên bản đồ.
+ Cho biết, từ tỉnh Đăk Nông em có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện giao thông nào?
+ KL: Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, nơi có con sông Hồng chảy qua.
3. Hoạt động 3: Thành phố cổ đang ngày càng phát triển. (Làm việc theo nhóm)
- Yêu cầu HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, đọc SGK, thảo luận và hoàn thành câu hỏi:
* Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi?
* Khu phố cổ có đặc điểm gì?
* Khu phố mới có đặc điểm gì?
* Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của hà Nội?
+ KL: Các phố cổ nằm ở gần hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội đang được mở rộng và hiện đại hơn.
4. Hoạt động 4: Hà Nội – trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
- Yêu cầu HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, đọc SGK, thảo luận và hoàn thành câu hỏi:
+ Nêu ví dụ cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của cả nước.
- KL: Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học hàng đầu của nước ta.
4. Hoạt động 4: Củng cố
- Nêu câu hỏi củng cố nội dung chính của bài.
- Liên hệ ngoài thực tế.
- HS thực hiện
- HS tìm hiểu và trình bày trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung .
- HS tự đọc trong Sgk và thảo luận trả lời các câu hỏi . Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- HS trình bày, các HS khác nhận xét.
----------------------------------------------------------
 CHIỀU
LUYỆN TOÁN: ÔN TẬP
 I. Mục tiêu
- Thực hành chia cho số có ba chữ số thông qua các bài tập.
II. Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Hoạt động 1: Ôn tập
- Hướng dẫn HS làm các bài tập trong VBT ( kèm cặp HS yếu kém, phụ đạo Hs khá, giỏi).
- Nhận xét, đánh giá kết quả.
2. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
- Tổng kết giờ học.
- Hs làm bài trong VBT ( HS khá, giỏi làm bài tập nâng cao.
 ..
LUYỆN TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP
I. Mục tiêu
- thực hành viết một bài văn miêu tả đồ vật hoàn chỉnh dựa vào dàn ý tuần 15.
II. Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động 1: Thực hành
- Dựa vào dàn ý đã lập, yêu cầu HS viết bài văn miêu tả đồ vật hoàn chỉnh.
 Gv nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
- Tổng kết giờ học.
- HS thực hành viết bài.
- Đọc kết quả.
- Nhận xét kếtquả của bạn.
SINH HOẠT LỚP: (T16)
- Nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm tuần qua.
 	- Phương hướng, kế hoạch tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_10_nam_hoc_2011_2011_be_thi_trieu.doc