Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Bùi Thị Điều

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Bùi Thị Điều

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Nhận biết góc tù; góc bẹt; góc nhọn; góc vuông và đường cao của hình tam giác.

 - Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.

2. Kĩ năng: - Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật có độ dài cho trước.

 - Xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.

3. Thái độ: - Tích cực học tập

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: Ê-ke; thước kẻ

 - HS: Ê-ke; thước kẻ

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 30 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 343Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Bùi Thị Điều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10:
Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011
Toán
Tiết 46: 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nhận biết góc tù; góc bẹt; góc nhọn; góc vuông và đường cao của hình tam giác.
	- Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
2. Kĩ năng: - Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật có độ dài cho trước.
	- Xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
3. Thái độ: - Tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Ê-ke; thước kẻ
	- HS: Ê-ke; thước kẻ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Vẽ hình vuông có cạnh là 8 cm. Tính diện tích hình vuông đó.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: Nêu các góc vuông, góc tù, góc bẹt, góc nhọn có trong mỗi hình (SGK trang 55)
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu cả lớp quan sát hình ở SGK và nêu trước lớp 
- Cho HS lên bảng chỉ vào hình vẽ để nêu tên các góc ở từng hình.
Nhận xét, kết luận chốt câu trả lời đúng:
 A
 M
 B C
+ Hình a: Góc vuông: BAC - Góc nhọn: ABC, ABM, MBC, ACB, AMB - Góc tù: BMC - Góc bẹt: AMC
 A B
 D C
+ Hình b: Góc vuông: DAB, DBC, ADC - Góc nhọn: ABD, ADB, BDC, BCD - Góc tù: ABC.
Bài tập 2: Đúng ghi Đ; sai ghi S vào ô trống
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài 
- Gọi HS lên bảng làm bài, 
- Gọi HS nhận xét 
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ Đáp án:
AH là đường cao của hình tam giác ABC S
AB là đường cao của hình tam giác ABC Đ
Bài tập 3: 
- Cho HS nêu yêu cầu A 3cm B
- Yêu cầu HS tự vẽ ra nháp
- 1 HS vẽ trên bảng
- Kiểm tra, nhận xét 
 C D
Bài tập 4: 
- Cho 1 HS nêu yêu cầu 
- Cho HS làm bài 
- Chấm, chữa bài
a) Vẽ hình chữ nhật ABCD có AB = 6 cm; AD = 4 cm
 A 6cm B
 4 cm M N
 C D 
b) Tên các hình chữ nhật: ABCD; ABNM; MNCD
- Các cạnh song song với cạnh AB là MN; DC
4. Củng cố: 
- Nêu cách vẽ hình chữ nhật, hình vuông.
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài.
- Hát
-1 HS lên bảng
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS nêu 
- Quan sát trả lời
- 2 HS lên bảng, nêu tên các góc
- Nhận xét
- Theo dõi, lắng nghe
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Làm bài vào SGK 
- 2 HS lên bảng chữa bài kết hợp giải thích cách làm
- Nhận xét 
- 1 HS nêu 
- Vẽ hình ra nháp
- 1 HS vẽ trên bảng
- 1 HS nêu 
- HS làm bài vào vở
Tập đọc:
Tiết 19: 
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA TẬP ĐỌC – HỌC THUỘC LÒNG (T1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - Kiểm tra lấy điểm tập đọc, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu
	- Hệ thống được một số điều ghi nhớ về nội dung nhân vật của các bài tập đọc, bài kể chuyện thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân” 
	2. Kĩ năng: - Đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu năm; biết ngắt nghỉ sau các dấu câu; giữa các cụm từ; biết đọc diễn cảm văn bản nghệ thuật.
	- Đọc diễn cảm đúng những đoạn văn ở từng bài bằng giọng đọc phù hợp.
	3. Thái độ: Tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ lần 1 đến tuần 9.
	- HS: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung ôn tập và kiểm tra:
* Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (10 em)
- Gọi HS lên bốc thăm, chuẩn bị và đọc bài 
- Đặt câu hỏi cho HS trả lời.
- Cho điểm
(Nếu HS đọc chưa đạt cho luyện đọc tiếp để giờ sau kiểm tra)
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 2: Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân” vào bảng theo mẫu (SGK).
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể? (Những bài kể một chuỗi sự việc có đầu, có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa)
+ Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân?” (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; Người ăn xin)
- Cho HS làm bài 
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
- Cả lớp theo dõi
- HS bốc thăm chọn bài, chuẩn bị 2 phút, đọc bài, trả lời câu hỏi
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc
- Làm vào vở bài tập
- Lắng nghe
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Tô Hoài
Dế Mèn ra tay bênh vực chị Nhà Trò khi bị bọn nhện ức hiếp
Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện
Người ăn xin
Tuốc- ghê - nhép
Sự cảm thông sâu sắc giữa cậu bé qua đường và người ăn xin
Tôi (chú bé); ông lão ăn xin
Bài tập 3: Trong các bài tập đọc trên tìm đoạn văn có giọng đọc:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS trả lời
- Nêu nhận xét, kết luận:
a) Thiết tha trìu mến: Đoạn cuối truyện “Người ăn xin” từ “tôi chẳng biết  của ông lão”
b) Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết: Đoạn “chị Nhà Trò kể nỗi khổ của mình từ “Gặp khi trời  ăn thịt em”
c) Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, dăn đe: Từ “tôi thét  phá hết các vòng vây đi không?”
- Cho HS đọc diễn cảm 3 đoạn trên 
4. Củng cố:
- Khi đọc diễn cảm cần chú ý điều gì?
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về tiếp tục luyện đọc, chuẩn bị bài sau.
- HS đọc 
- Suy nghĩ, trả lời
- Lắng nghe
- 3 HS đọc
Lịch sử
Tiết 10: 
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT
(Năm 981)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
	- Lê Hoàn lên ngôi là phù hợp
	- Biết được diễn biến của cuộc khởi nghĩa chống quân Tống và ý nghĩa của cuộc kháng chiến thắng lợi.
2. Kĩ năng: - Dựa vào tranh ảnh, lược đồ để tìm kiến thức.
3. Thái độ: - Tôn trọng và biết ơn các anh hùng dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Lược đồ và các hình SGK 
	- HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy nêu tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất?
- Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Cho HS đọc thông tin ở SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào? (Đinh Toàn lên ngôi vua còn quá nhỏ, nhà Tống sang xâm lược nước ta. Lê Hoàn đang giữ chức Thập đạo tướng quân được mọi người tin tưởng, chọn làm vua)
+ Lê Hoàn lên ngôi vua có được dân ủng hộ không? (Được nhân dân và quần thần ủng hộ )
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Cho HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào? (Năm 981)
+ Chúng tiến vào nước ta theo những đường nào? (Theo đường thuỷ qua sông Bạch Đằng và đường bộ theo đường Lạng Sơn).
+ Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu? Như thế nào? (Theo đường thuỷ, vua Lê trực tiếp chỉ huy chống giặc ở sông Bạch Đằng. Ông cho cắm cọc ở sông để chặn thuyền chiến  giặc thua. Trên bộ: Quân ta chặn đánh ở Chi Lăng, giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến thắng lợi.)
- Cho HS thuật lại cuộc kháng chiến chống quân Tống
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Cho HS đọc thông tin ở SGK.Thảo luận, trả lời câu hỏi 
+ Kháng chiến chống quân Tống thắng lợi đem lại kết quả gì? (Giữ vững được nền độc lập, đem lại cho nhân dân niềm tự hào, niềm tin ở sức mạnh dân tộc)
- Cho HS đọc mục bài học
4. Củng cố: 
- Trong bài có những nhân vật lịch sử nào?
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 2 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
 - Trả lời câu hỏi
- Thảo luận theo nhóm 2
- Trả lời các câu hỏi
- HS quan sát trên lược đồ thuật lại
- Đọc SGK, thảo luận nh óm 2, trả lời câu hỏi
- 2 HS đọc 
Đạo đức:
Tiết 10: 
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu thời giờ là cái quí nhất, cần phải tiết kiệm.
2. Kĩ năng: HS biết cách tiết kiệm thời giờ
3. Thái độ: Biết quí trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: 
	- HS: Sưu tầm các câu chuyện và tấm gương về tiết kiệm thời giờ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu lại ghi nhớ của bài đã học ở tiết 1
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
Bài tập 4 
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS thảo luận nhóm
+ Em đã biết tiết kiệm thời giờ chưa? Trao đổi với bạn về những việc mà em đã làm để tiết kiệm thời giờ?
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp
- Nhận xét
* Hoạt động 2: Trình bày, giới thiệu tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm
- Cho HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu đã sưu tầm được về chủ đề đã học
- Nhận xét, khen ngợi
4. Củng cố:
- Em đã thực hiện tiết kiệm thời giờ như thế nào?
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà thực hiện theo bài học.
- Hát
- 1 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS nêu 
- Thảo luận nhóm 2, trao đổi thông tin với bạn bè
- HS trình bày trước lớp
- Theo dõi, nhận xét 
- Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa các tranh vẽ, tư liệu đã trình bày
Thứ ba ngày 21 tháng 10 năm 2010
Toán:
Tiết 47: 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục ti êu:
	1. Kiến thức: - Cách thực hiện phép cộng, trừ các số có 6 chữ số.
	- Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
	- Đặc điểm chung của hình vuông, hình chữ nhật. 
	2. Kĩ năng:- Thực hiện đúng các phép tính cộng trừ các số có 6 chữ số.
	- Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật
	3. Thái độ: - HS tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng vẽ sẵn hình bài 3.
	- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Vẽ hình vuông ABCD có cạnh AB = 4cm
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài 
- Gọi HS lên bảng làm bài
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, củng cố bài tập
a)
+
386259
 -
726485
260837
452936
647096
273549
b)
+
528946
 -
435260
 73529
 92753
602475
342507
Bài tập 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Gọi học sinh nêu yêu cầu 
- Tiến hành tương tự bài 1
a)
6257 + 989 + 743 = (6257 + 743) + 989
 = 7000 + 989 = 7989
b)
5798 + 322 + 4678 = 5798 + (322 + 4678) 
 = 5798 + 5000 = 10798
Bài tập 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài 
- Gọi HS trình bày miệng ý a,b
- Ý c 1 HS làm trên bảng lớp
- Nhận xét, chốt lại đáp án đúng:
 A B I
 D C H
a) Hình vuông BIHC có cạnh BC = 3 cm nên cạnh của hình vuông BIHC là 3 cm
b) Cạnh DH của hình vuông với cạnh AD; BC; IH 
c) Chiều dài của hình chữ ... 
- Làm VBT
- GV hướng dẫn sửa bài
 1, Hòn Đất
 2, Vùng biển
 3, Sóng biển, cửa biển, xóm lưới,làng biển, lưới.
 4, Vòi vọi
 5, Chỉ có vần và thanh
 6, Oa oa,da dẻ,vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa.
 7, Thần tiên
 8, Ba từ : (chị Sứ, Hòn Đất, Ba Thê)
- Tuyên dương những HS làm tốt.
.............................................................
Kể chuyện:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA TẬP ĐỌC – HỌC THUỘC LÒNG (tiết 3)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc – học thuộc lòng
	- Hệ thống hoá một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật. Giọng đọc của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Măng mọc thẳng”.
	2. Kĩ năng: - Đọc bài tốt và nêu được nội dung chính của các bài tập đọc.
	3. Thái độ: tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc – học thuộc lòng (như tiết 1)
 Bảng phụ ghi sẵn lời giải của bài tập 2.
	 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài mới:a) Giới thiệu bài
b) Kiểm tra tập đọc – học thuộc lòng ( 8 em)
Tiến hành như tiết 1
Bài tập 2:- Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu tìm tên các bài theo yêu cầu của bài tập rồi nêu miệng
- Ghi lên bảng:
+ Tuần 4: Một người chính trực
+ Tuần 5: Những hạt thóc giống
+ Tuần 6: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca; Chị em tôi
- Hát
- Cả lớp theo dõi
- Rút thăm chuẩn bị và đọc bà- HS tìm và nêu miệng
- HS đọc và làm bài vào VBT
- 1 số HS trình bày
- HS đọc
* Đáp án: 
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Giọng đọc
Một người chính trực
Ca ngợi lòng ngay thẳng, sự chính trực của Tô Hiến Thành
Tô HiếnThành Đỗ Thái Hậu
Thong thả, rõ ràng, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách của Tô Hiến Thành
Những hạt thóc giống
Chôm trung thực, dũng cảm được vua truyền ngôi
Chôm, nhà vua
Khoan thai, chậm rãi. Giọng Chôm ngây thơ, lo lắng. Giọng nhà vua ôn tồn, dõng dạc
Nỗi  
 An-đrây-ca
Tình thương yêu và ý thức trách nhiệm của An-đrây-ca đối với người thân
An-đrây-ca và mẹ
Trầm buồn, xúc động
Chị em tôi
Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em
Cô chị, cô em, người cha
Nhẹ nhàng; hóm hỉnh; lời cha ôn tồn. Cô chị lễ phép, bực tức. Cô em thản nhiên
4. Củng cố:- Những truyện vừa ôn muốn nói với chúng ta điều gì? (phải trung thực, tự trọng, như măng mọc thẳng)
5. Dặn dò:- Về chuẩn bị cho tiết ôn tập sau.
Âm nhạc
(GV chuyên dạy)
Khoa học:
Tiết 20: 
NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết một số tính chất của nước 
 2. Kĩ năng: - Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của nước 
	- Làm thí nghiệm để biết nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía; thấm qua một số vật; hoà tan một số chất.
 3. Thái độ: - Có ý thức tiết kiệm nước và vận động mọi người cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Đồ dùng để làm thí nghiệm; 2 cốc thuỷ tinh. Chai lọ đựng nước trong suốt. Khay đựng nước; 1 tấm kính; một miếng vải; bông; 1 túi ni lon; đường, muối, cát, thìa.
	- Trò: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu 10 lời khuyên về dinh dưỡng ?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Phát hiện ra màu, mùi, vị của nước 
- Cho HS quan sát cốc đựng nước, đựng sữa và trả lời câu hỏi: 
+ Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa? (cốc nước trong suốt, cốc sữa trắng đục)
+ Làm thế nào để bạn biết? (có thể nếm, ngửi hoặc nhìn)
- Gợi ý cho HS nêu kết luận về màu, mùi, vị của nước 
- Kết luận: Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
* Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước 
- Giúp HS hiểu khái niệm “hình dạng nhất định” bằng cách sử dụng một số chai, lọ đặt ở các vị trí khác nhau.
- Yêu cầu HS quan sát các chai lọ, đưa ra nhận xét
- GV chốt lại: Chai, lọ, cốc ở bất kỳ vị trí nào thì hình dạng của chúng không thay đổi
- Cho HS làm thí nghiệm rót nước vào 1/3 chai đậy nắp, đặt chai ở các vị trí khác nhau rồi nhận xét 
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày
KL: Nước không có hình dạng nhất định
* Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
- Cho HS làm thí nghiệm: đổ nước lên mặt tấm kính nằm nghiêng trên một khay nằm ngang.
- Yêu cầu HS đưa ra kết luận: (nước luôn chảy từ trên cao xuống thấp và lan ra mọi phía)
* Hoạt động 4: Phát hiện tính thấm nước 
- Cho HS làm thí nghiệm nhúng vải; giấy; bọt biển  vào nước và đổ nước vào túi ni lon
- Yêu cầu HS rút ra nhận xét: (nước thấm qua và không thấm qua một số vật)
* Hoạt động 5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan một số chất 
- Yêu cầu HS cho một ít muối, cát, đường vào 3 cốc nước khác nhau, khoắng đều rồi nêu nhận xét 
- Nhận xét, bổ sung 
- Kết luận: Nước có thể hoặc không thể hoà tan một số chất 
* Mục bạn cần biết: 
- Yêu cầu HS đọc
4. Củng cố: 
- Gia đình em thực hiện tiết kiệm nước như thế nào?
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài.
- Hát
- 2 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- Lớp quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS nêu
- Lắng nghe
- Quan sát các chai lọ, nêu nhận xét 
- Lắng nghe
- Làm thí nghiệm theo hướng dẫn
- Trao đổi, rút ra nhận xét 
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS thực hiện
 Thảo luận, đưa ra kết luận
- Làm thí nghiệm
- Thảo luận, rút ra nhận xét 
- Thí nghiệm theo hướng dẫn
- Nêu nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- 2 HS đọc
Mỹ thuật
Tiết 10: 
Bài 10: vẽ theo mẫu
đồ vật có dạng hình trụ
A. Mục tiêu:
Học sinh nhận biết được các đồ vật dạng hình trụ và đặc điểm hình dáng của chúng.
Học sinh biết cách vẽ và vẽ được đồ vật dạng hình trụ gần giống mẫu.
Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của đồ vật.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giấy vẽ hoặc vở thực hành. Một số bài vẽ đồ vật dạng hình trụ của học sinh các lớp khác. Hình gợi ý cách vẽ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, giấy hoặc vở thực hành. Bút chì, tẩy, màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Giảng bài mới:
- Khởi động: 
- Hát chào giáo viên
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
- Giáo viên giới thiệu mẫu vẽ có dạng hình trụ và bày mẫu để học sinh nhận xét.
? Em hãy tả lại hình dáng chung của cái chai so với cái phích.
? Đồ vật đó có những bộ phận nào
? Em hãy gọi tên các đồ vật ở hình trang 2 sách giáo khoa.
- Hãy tìm ra sự giống và khác nhau của cái chén và cái chai ở hình 1 trang 25 sách giáo khoa.
- Giáo viên bổ sung nêu sự khác nhau của 2 đồ vật đó.
- Về độ đậm nhạt tỷ lệ các bộ phận
- Học sinh quan sát mẫu trả lời.
- Học sinh tả lại độ cao thấp rộng hẹp của vật mẫu.
- Miệng, vai, cơ thân đáy.
- Học sinh làm việc theo yêu cầu của giáo viên.
- Cái chai nhiều chi tiết hơn cao hơn chiều cao.
- Cái chén thấp và ít chi tiết.
- Học sinh quan sát mẫu
Hoạt động 2: Cách vẽ (5’)
- Giáo viên lấy 1 mẫu để vẽ.
- Yêu cầu 1 học sinh tả về tỷ lệ của cái phích để giáo viên vẽ.
- So sánh tỷ lệ, chiều cao, chiều ngang của vật mẫu, kể cả tay cầm phác khung hình cân đối với tờ giấy, phác đường trục của đồ vật.
- Tìm tỷ lệ các bộ phận: Miệng, vai, thân đáy của đồ vật (vì nếu tỷ lệ không đúng vẽ sai hình).
- Vẽ nét chính và điều chỉnh tỷ lệ hòan thiện hình vẽ.
- Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu theo ý thích.
- Cái phích có chiều cao lớn hơn chiều ngang, gồm miệng, thân đáy, quai, vai
Họat động 3: Thực hành (20’)
- Giáo viên cho học sinh vẽ theo nhóm
Nhóm 1 vẽ cái chai.
Nhóm 2 vẽ cái phích.
- Gợi ý học sinh quan sát mẫu và vẽ theo cách đã hướng dẫn đồng thời chỉ ra chỗ chưa đạt ở mỗi bài vẽ để học sinh cùng sửa chữa.
- Học sinh làm bài theo nhóm theo sự sắp xếp của giáo viên.
- Chú ý vẽ bằng mẫu thực
- Quan sát kỹ trước khi vẽ.
Họat động 4: Nhận xét đánh giá
- Giáo viên yêu cầu học sinh chọn một số bài vẽ để treo lên bảng.
- Bố cục đã đẹp chưa.
- Hình dáng.
- Động viên khích lệ học sinh có bài vẽ tốt.
- Dặn dò: Sưu tầm tranh phiên bản của họa sĩ
- Học sinh quan sát và nhận xét bài được treo trên bảng.
- Học sinh quan sát đã đúng tỷ lệ chưa
Kĩ thuật:
Tiết 10: 
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (tiết 1)
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:- Biết gấp mép vải và khâu đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
	2. Kĩ năng: - Gấp được mép vải và khâu được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột đúng qui trình kĩ thuật.
	3. Thái độ: - Học sinh yêu thích sản phẩm của mình.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Kim, vải, thước kẻ, phấn
	- HS: Kim, vải, thước kẻ, phấn.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Dụng cụ của học sinh 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét 
- Giới thiệu mẫu
- Yêu cầu HS quan sát, nêu nhận xét về đường gấp mép vải, đường khâu. (Đường gấp mép vải gấp 2 lần, gấp mép trái khâu bằng mũi khâu đột, đường khâu thực hiện ở mặt phải)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn các thao tác kĩ thuật
- Cho HS giở sách quan sát hình 1, 2, 3, 4; Hình 2a; 2b.
- Thực hiện thao tác và hướng dẫn HS:
+ Vạch dấu lên mảnh vải vạch 2 đường dấu.
+ Gấp mép vải mặt phải mảnh vải ở dưới được gấp theo đúng đường vạch dấu theo chiều lật mặt phải vải sang mặt trái của vải, sau một lần gấp cần miết kĩ đường gấp.
- Yêu cầu HS đọc mục 2, 3 và quan sát hình 3, 4, quan sát thao tác của GV.
+ Thao tác khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột theo từng bước khâu lược ở mặt trái của vải.
+ Khâu viền mép gấp khâu ở mặt phải của vải, khâu bằng mũi khâu đột mau hoặc đột thưa.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình khâu
- Yêu cầu HS thực hành trên vải:
+ Vạch dấu
+ Gấp mép vải
+ Khâu đột
4. Củng cố:	
- Nêu quy trình khâu viền đường gấp mép vải?
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về chuẩn bị dụng cụ cho giờ sau.
- Hát
- Cả lớp theo dõi
- Quan sát, nêu nhận xét 
- Quan sát hình (SGK)
- Lắng nghe, quan sát thao tác
- Đọc SGK, theo dõi thao tác của GV
- 2 HS nhắc lại
- Thực hành
Sinh hoạt:
NHẬN XÉT TUẦN 10
I) Nhận xét ưu, nhược điểm trong tuần
 * Ưu điểm:
	- Vệ sinh: Sạch sẽ trong lớp học và khu vực được phân công 
	- Nền nếp: Chấp hành tương đối tốt mọi nền nếp do liên đội và nhà trường 
qui định
	- Học tập: Đa số có ý thức trong học tập, học bài và làm bài trước khi đến 
lớp, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. 
 * Nhược điểm: 
	- Còn có nhóm vệ sinh khu vực phân công chậm.
	- Một số em viết xấu, chưa chăm học
II) Phương hướng tuần sau:
 - Phát huy ưu điểm; khắc phục nhược điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 tuan 10(2).doc