Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Phấn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Phấn

Tiết 5: TOÁN.

Bài 45. THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG

I. Mục tiêu

Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông (bằng thước kẻ và ê ke).

Bài 1a (tr54), bài 2a (tr54), bài 1a (tr55), bài 2a (tr55) (Ghép hai bài thực hành)

II. Đồ dùng dạy - học

- Thước thẳng và êke ( Giáo viên và học sinh)

III. Các hoạt động dạy – học

 

doc 25 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 297Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Phấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10.
Thứ hai ngày 24/10/2011
Tiết 1: CHÀO CỜ.
(LỚP 5D)
----------------------------------------------------------
Tiết 2: THỂ DỤC.
(Đ/C TÌNH DẠY)
------------------------------------------------------------
Tiết 3: TẬP ĐỌC.
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I - TIẾT 1
I.Mục tiêu
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/phút).
II. Đồ dùng dạy học 
 Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC (5’)
Gọi hs đọc bài : Điều ước của vua Mi - đát , nêu nội dung bài.
Nhận xét 
B. Bài mới 
* Giới thiệu và ghi đầu bài 
Hướng dẫn hs ôn tập .(30p)
Bài 1:(10p)
- Cho hs ôn lại các bài tập đọc đã học thuộc chủ điểm : Thương người như thể thương thân. Trả lời các câu hỏi và nội dung bài .
- Cho hs hoạt động nhóm đọc bài, báo cáo. 
Nhận xét 
- GV nx
Bài 2:(10p)
- Gọi hs đọc yêu cầu 
CH:Những bài tập đọc như thế nào gọi là truyện kể ?
CH: Hãy kể tên những bài là truyện kể thuộc chủ điểm : Thương người như thể thương thân. Tuần 1, 2 , 3 ?
- Cho hs đọc thầm nội dung 2 và làm bài tập 
- Gọi nêu miệng 
Nhận xét chữa bài .
Bài 3:(10p)
- Gọi hs đọc yêu cầu 
Tìm cách đọc hai bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và Người ăn xin.
CH: Đoạn văn có giọng đọc tha thiết trìu mến là đoạn văn nào ?
CH: Đoạn có giọng đọc thảm thiết là đoạn nào ?
CH: Tìm đoạn có giọng đọc mạnh mẽ, dăn đe?
- Cho hs đọc theo nhóm.
- Gọi các nhóm trình bày 
C. Củng cố dặn dò (2p)
- Nhận xét chọn nhóm đọc hay .
- Nhận xét, củng cố giờ học 
2 hs đọc và trả lời câu hỏi .
- HS ghi đầu bài 
- Hoạt động nhóm đọc bài 
Các nhóm đọc bài 
- Gọi vài hs đọc cá nhân để trả lời câu hỏi 
- H: Nhận xét 
-2 hs đọc yêu cầu 
- Là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa .
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (phần 1+2)
- Người ăn xin .
Làm bài tập 
- Thảo luân nhóm 
- Vài nhóm báo cáo 
- NX đánh giá 
- 2 hs đọc yêu cầu
- HS thảo luận 
- Đoạn cuối của bài : Người ăn xin.
- Đoạn Nhà Trò kể nỗi khổ của mình với Dế Mèn (phần 1) Từ “Năm trước gặp khi trời làm đói ...vặt cánh ăn thịt em.”
- Đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện 
- Từ “Tôi thét ...có phá hết vòng vây đi không ”
(phần 2)
Các nhóm đọc bài 
- Nhận xét nhóm bạn đọc 
- Chọn nhóm đọc hay 
----------------------------------------------------------------
Tiết 4: LỊCH SỬ.
(Đ/C DƯỠNG DẠY)
----------------------------------------------------------------
Tiết 5: TOÁN.
Bài 45. THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu
Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông (bằng thước kẻ và ê ke).
Bài 1a (tr54), bài 2a (tr54), bài 1a (tr55), bài 2a (tr55) (Ghép hai bài thực hành)
II. Đồ dùng dạy - học
- Thước thẳng và êke ( Giáo viên và học sinh)
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A, KTBC (5’)
- Gọi 1 học sinh vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và // với đường thẳng AB cho trước.
- Nhận xét và cho điểm.
- Giờ học toán hôm nay các em sẽ được thực hành vẽ hình chữ nhật.
B, Bài mới 
1, GTB (1’)
2, Nội dung(10’)
*.Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh 
VD: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4 cm, và chiều dộng 2 cm.
- Yêu cầu học sinh vẽ từng bước như SGK:
+ Vẽ đoạn thẳng CD có chiều dài 4 cm, (Giáo viên vẽ đoạn thẳng CD) 
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA = 2 cm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, trên đường thẳng đó lấy CB = 2 cm.
+ Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD.
* Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cho trước:
? Nêu yếu tố về hình vuông ? 
Giáo viên: Dựa vào đặc điểm trên để vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước.
Nêu ví dụ: Vẽ hình vuông có độ dài cạnh 3 cm:
- Hướng dẫn học sinh từng bước vẽ:
+ Vẽ đoạn thẳng DC dài 3 cm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và tại C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 3 cm, CB = 3 cm.
+ Nối AB ta được hình vuông ABCD
3, Luyện tập 
Bài 1 (tr54)(10’)
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài toán.
- Yêu cầu học sinh tự vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm chiều rộng 
3 cm, sau đó đặt tên cho hình chữ nhật.
- Yêu cầu học sinh nêu cách vẽ của mình.
- Yêu cầu tính chu vi của hình chữ nhật.
- Nhận xét.
Bài 2 (tr54)(10’)
- Yêu cầu học sinh tự vẽ hình, sau đó dùng thước có chia vạch để đo độ dài hai đường chéo của hình chữ nhật và kết luận: Hình chữ nhật có hai đướng chéo bằng nhau.
 - 1 học sinh lên bảng vẽ.
- Học sinh nghe.
- Ghi đầu bài 
- Hs quan sát và thao tác theo 
- Học sinh vẽ vào giấy nháp. 
- Hình vuông là hình có 4 cạch bằng nhau và có 4 góc vuông
D
C
B
A
- Học sinh vẽ hình vuông ABCD theo từng bước hướng dẫn của giáo viên.
- 1 học sinh đọc bài.
- Học sinh vẽ vào vở bài tập.
B
A
C
D
- Nêu các bước vẽ như phần bài học SGK.
- Chu vi của hình chữ nhật là:
 (5 + 3) x 2 = 16 (cm).
- HS đọc y/c 
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Nx đánh giá 
Bài 1(tr55) (7’)
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài, sau đó tự vẽ hình vuông có độ dài cạnh 4 cm, sau đó tính chu vi và diện tích của hình đã vẽ.
- Yêu cầu nêu rõ từng bước vẽ của mình.
- Nêu cách tính chu vi và diện tích của hình vuông 
Bài 2 (tr55)(10’)
- Yêu cầu học sinh quan sát hình thật kĩ rồi vẽ vào vở bài tập, hướng dẫn học sinh đếm số ô vuông trong hình mẫu, dựa vào các ô vuông của vở ô-li để vẽ hình.
- Hướng dẫn học sinh xác định tâm hình tròn bằng cách vẽ hai đường chéo của hình vuông, giao của hai đường chéo chính là tâm của hình tròn.
C, Củng cố dặn dò (1’)
- Nx đánh giá tiết học 
- Dặn dò bài sau 
- Hs đọc y/c 
- 1 HS lên bảng 
- Làm vào vở bài tập.
+ Chu vi của hình vuông là 
 4 x 4 = 16 (cm)
+Diện tích của hình vuông là 
 4 x 4 = 16 (cm2)
- Một học sinh nêu, lớp nhận xét.
- Học sinh vẽ hình vào vở, đổi chéo để kiểm tra của nhau. 
Tiết 6: KĨ THUẬT.
KHÂU ĐỘT THƯA (2 tiết )
I/ Mục tiêu:
 	-HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
 	-Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
 	-Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 	-Tranh quy trình khâu mũi đột thưa.
 	-Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu (mũi khâu ở mặt sau nổi dài 2,5cm).
 	 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 	+Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x 30cm.
 	+Len (hoặc sợi), khác màu vải.
 	+Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch. 
III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
3. Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Khâu đột thưa.
 b)HS thực hành khâu đột thưa:
 * Hoạt động 3: HS thực hành khâu đột thưa 
 -Hỏi: Các bước thực hiện cách khâu đột thưa.
 -GV nhận xét và củng cố kỹ thuật khâu mũi đột thưa qua hai bước:
 +Bước 1:Vạch dấu đường khâu.
 +Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
 -GV hướng dẫn thêm những điểm cần lưu ý khi thực hiện khâu mũi đột thưa.
 -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian yêu cầu HS thực hành.
 -GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng.
 * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS
 -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm:
 +Đường vạch dấu thẳng, cách đều cạnh dài của mảnh vải.
 +Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
 +Đường khâu tương đối phẳng, không bị dúm. 
 +Các mũi khâu ở mặt phải tương đối bằng nhau và cách đều nhau.
 +Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
 -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
 4.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần, thái độ, kết quả học tập của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “khâu đột mau”.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa.
-HS lắng nghe.
-HS thực hành cá nhân.
-HS trưng bày sản phẩm .
-HS lắng nghe.
-HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
-HS cả lớp.
==============================================
Thứ ba ngày 24/10/2011
BUỔI SÁNG.
Tiết 1: TOÁN.
Bài 47: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.
Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a)
II. Đồ dùng dạy - học
- Thước thẳng có chia vạch cm và êke (giáo viên và học sinh).
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A, KTBC (5’)
- Gọi học sinh lên vẽ hình vuông ABCD có độ dìa cạnh 7 dm và tính diện tích
- Nhận xét, cho điểm. 
B, Bài mới 
- Hôm nay các em sẽ được củng cố kiến thức về hình học đã học.
Bài 1(8’)
- Giáo viên vẽ lên bảng hai hình a, b
- Yêu cầu học sinh ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình.
 A
 M
 B C 
 A B
 D C 
? So sánh với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù lớn hơn hay bé hơn ?
? Một góc bẹt bằng mấy góc vuông ?
Bài 2 (5’)
- Yêu cầu quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của tam giác ABC.
- Vì sao AB gọi là đường cao của hình tam giác ABC ?
HSG? Câu hỏi tương tự với đường cao CD
Giáo viên kết luận: (ý trên) 
? Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC ?
Bài 3(5’)
- Yêu cầu vẽ hình vuông ABCD có cạnh 3 cm, gọi một học sinh nêu từng bước vẽ.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 4a (5’)
- Học sinh tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD= 4 cm 
- Yêu cầu nêu rõ các bước vẽ.
- Nêu các xác định trung điểm M của cạnh AD.
 D C
 M N
 A B 
- Yêu cầu tự xác định trung điểm N của cạnh BC, sau đó nối M với N.
? Nêu tên các cạnh song song với AB? 
C, CC- D D(2’)
- Nx đánh giá, dặn dò 
 - 2 học sinh lên bảng, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập.
- Ghi đầu bài 
- Đọc y/c
a. Góc vuông: BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, ACB, AMB; góc tù BMC; góc bẹt AMC.
b. Góc vuông DAB, DBC, ADC, góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD, góc tù ABC.
+ Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông.
+ Một góc bẹt bằng hai lần góc vuông 
- Đọc y/c 
+ Vì AB l ... --------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: TOÁN.
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I
(KT ĐỀ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG RA)
--------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: THỂ DỤC.
(Đ/ C TÌNH DẠY)
Tiết 4: CHÍNH TẢ.
ÔN TẬP (tiết 7)
I. Mục tiêu: 
 - Rèn cho học sinh có khả năng đọc hiểu tốt, trả lời câu hỏi đúng theo yêu cầu.
 - Củng cố kiến thức luyện từ và câu: từ ghép, từ láy, cấu tạo tiếng.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy và học cơ bản:
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu mục đích yêu cầu giờ học
2. Hướng dẫn làm bài tập:
- GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài và làm bài vào VBT: Khoanh tròn chữ cái trớc câu trả lời đúng.
- GV dành thời gian cho HS làm bài.
Nội dung:
A. Đọc thầm bài: Quê hương.
B. Dựa vào nội dung bài học, chọn câu trả lời đúng.
Câu 1: Tên vùng quê được tả trong bài là gì ?
2. Quê hương chị Sứ là:
3. Những từ ngữ nào giúp em trả lời câu hỏi 2 ?
4. Những từ ngữ cho thấy núi Ba Thê là một ngọn núi cao ?
5. Tiếng yêu gồm những bộ phận cấu tạo nào ?
6. Bài văn trên có 8 từ láy. Theo em, tập hợp nào dưới đây thống kê đủ 8 từ láy đó ?
7. Nghĩa của từ tiên trong đầu tiên khác nghĩa với chữ tiên nào dưới đây ?
8. Bài văn trên có mấy danh từ riêng ?
- GV thu VBT sau khi đã hết thời gian, chấm điểm và nhận xét, chữa.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS.
- HS nghe.
-HS đọc kĩ đề trước khi làm bài.
Đáp án:
b, Hòn đất
c, Vùng biển
c, Sóng biển, cửa biển, xóm lưới, làng biển, lưới.
b, Vòi vọi
b, Chỉ có vần và thanh.
a, Oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi 
trũi, tròn trịa.
c, Thần tiên
c, Chị Sứ, Hòn Đất, núi Ba Thê.
- HS nghe, rút kinh nghiệm.
- Về nhà hoàn thiện bài làm trên lớp
*****************************************************
BUỔI CHIỀU.
Tiết 1: ĐỊA LÍ.
(Đ/C DƯỠNG DẠY)
Tiết 2: TOÁN.
Bài 49: NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu
Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (tích có không quá sáu chữ số).
Bài 1, bài 3 (a)
II. Đồ dùng dạy - học
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A, KTBC (5’)
-Yêu cầu 2 hs thực hiện phép tính 
- Nhận xét đánh giá.
B, Bài mới 
1, GTB(1’)
- Ghi đầu bài 
2, ND(10’)
*. Hướng dẫn thực hiện: 
a. Phép nhân 241324 x 2
- Nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính 
HSG:Một hs lên bảng 
- Lớp làm vào nháp 
- GV củng cố cách làm 
b. Phép nhân 136204 x 4
- Yêu cầu học sinh đặt tính và thực hiện phép tính. Học sinh chú ý đây là phép nhân có nhớ cần thêm số nhớ vào kết quả của lần nhân lần sau.
- Nêu kết quả nhân đúng.
- Yêu cầu nêu lại từng bước thực hiện.
- Yêu cầu nx so sánh 2 phép tính 
B,Luyện tập 
Bài 1(6’)
- Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi trình bày cách tính.
- GV nx cách làm 
Bài 2(Nếu còn thời gian’)
* Gọi hs đọc y/c 
- Nêu cách thực hiện 
- Y/c làm bài 
- Gv củng cố về biểu thức có chứa một chữ 
Bài 3a (10’)
* Gọi hs đọc y/c 
- Nêu thứ tự thực hiện phép tính của biểu thức 
- 3 hs lên bảng , lớp thực hiện vào vở 
- Nx đánh giá 
Bài 4(HD thực hiện ở nhà)
* Gọi hs đọc y/c 
- Hướng dẫn phân tích đề , tìm cách giải
HSG:Lên bảng 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài. 
- Nx đánh giá 
C, Củng cố dặn dò (1’)
*GV củng cố bài 
- Dặn dò bài sau 
- Nx đánh giá tiết học 
 - 2 hs thực hiện 
-HS ghi 
Học sinh đọc 241324 x 2
- Vài hs nêu 
- 1HS lên bảng 
Vậy: 241324 x 2 = 482648
- Học sinh đọc: 136204 x 4 
- Học sinh thực hiện trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào nháp.
- 4 học sinh lên bảng, lớp làm bảng con 
a, 
 b, 
- Hs đọc y/c 
- Làm phiếu học tập 
m
2
3
4
5
201634 
 x m
403268
604902
806536
1008170
- Hs đọc y/c 
- Làm theo y/c 
a, 321475 + 423507 x 2
 = 321475 + 847014
 = 1168489
 843275 - 123568 x 5 
 = 843275 - 617840 
 = 225435
b, 1306 x 8 + 24573
 = 10448 + 24573
 = 35021
 609 x 9 – 4845
 = 5481 - 4845
 = 636
- Trình bày cách tích. Học sinh
 Bài giải: 
Số quyển truyện của 8 xã vùng thấp là: 
 850 x 8 = 6800 (quyển)
Số quyển truyện 9 xã vùng cao được cấp là: 
 980 x 9 =8820 (quyển)
Số quyển truyện cả huyện được cấp là: 
 6800 + 8820 = 15620 (quyển) 
 Đáp số: 15620 (quyển) 
-----------------------------------------------------------------
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC.
(Đ/C NGUYỄN LÊ SOẠN)
=========================================
Thứ sáu ngày 28/10/2011
Tiết 1+ 2: TIẾNG VIỆT.
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I
(KT ĐỀ NHÀ TRƯỜNG)
-----------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3. TIẾNG ANH.
(Đ/C HƯƠNG DẠY)
-----------------------------------------------------------------------
Tiết 4: TOÁN.
Bài 50: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
Bài 1, bài 2 (a, b)
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ kẻ sẵn một số nội dung b) so sánh giá trị hai biểu thức.
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
A, KTBC (4’)
- Yêu cầu học sinh nêu miệng bài 3.
- Nhận xét cho điểm.
B, Bài mới 
1. GTB (1’)
2. ND (10’)
-Gv nêu và ghi bảng .
a, VD. So sánh giá trị của các cặp phép tính nhân có thừa số giống nhau.
- Giáo viên viết bảng: 5 x 7 và 7 x 5
- Yêu cầu so sánh hai biểu thức này.
- Làm tương tự đối với phép nhân khác 
Vậy: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì bằng nhau.
b. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân: 
- Treo bảng số.
- Yêu cầu tính giá trị của biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng 
- Sau đó: so sánh giá trị biểu thức a x b với giá trị biểu thức b x a khi a = 4 và b= 8 ? 
- Hỏi tương tự đối với các giá trị còn lại.
HSG: Nhận xét gì về giá trị của hai biểu thức ?
- Ta có thể viết a x b =b x a 
? Vậy khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào ?
- Ghi tính chất và công thức.
3, Luyện tập 
Bài 1(7’)
- Gọi hs đọc y/c
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
- Viết lên bảng 4 x 6 = 6 x 
? Vì sao lại điền số 4 vào chỗ chấm ?
- Yêu cầu làm tiếp các phần còn lại sau đó đổi chéo vở để kiểm tra.
Bài 2a,b(6’)
- Gọi hs đọc y/c 
- Yêu cầu tự làm bài.chữa bài 
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 3(Nếu còn thời gian)
- Gọi hs đọc y/c
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
HSG: Làm thế nào để tìm được 4 x 2145 = (2100 + 45) x 4 ? 
- Yêu cầu học sinh làm tiếp bài.
- Yêu cầu giải thích vì sao bằng nhau.
Bài 4(HD thực hiện ở nhà)
- Gợi ý học sinh thay.
- Yêu cầu nêu kết luận về phép nhân có thừa số 1 và thừa số 0.
C, Củng cố dặn dò (3’)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại công thức và quy tắc của tính chất giao hoán.
- Tổng kết giờ học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
- 2 học sinh 
- HS ghi 
- Quan sát 
- HS so sánh 
5 x 7 =35 ; 7 x 5 =35 
Vậy: 5 x 7 =7 x 5.
- Đọc bảng số.
- Ba học sinh thực hiện mỗi học sinh một dòng để hoàn thành bảng.
- Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 32.
- Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a.
- Học sinh đọc a x b = b x a. 
- Thì tích đó không thay đổi.
- Nhắc lại kết luận.
- HS đọc y/c 
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- Học sinh: 4x6 = 6x4
- Vài hs nêu cách làm 
- Làm vào vở bài tập, kiểm tra vở của bạn.
- Nx bài của bạn
- 2 hs đọc 
- 3 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở bài tập.
a. b. 
- Nx chữa bài 
- 2 hs đọc y/c
- Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau. 
- Học sinh tìm và nêu: 
4 x 2145 = (2100 + 45) x 4
Cách 1: Tính giá trị của biểu thức thì 4 x 2145 và (2100+45) x 4 cùng có giá trị là 8580. 
Cách 2: Cùng có chung thừa số là 4 và thừa số kia 2145 = (2100 + 45).
Vậy theo tính chất giao hoán của phép nhân thì hai biểu thức bằng nhau.
3964 x 6 = (4 +2) x (3000+ 964) 
10287 x 5 = (3 +2) x 10287
- Giải thích theo cách 2 (đã nêu trên).
a x ..1.. = ..1.. x a = a
a x ..0.. = ..0.. x a = 0
- Học sinh nêu: 1 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả chính là số đó; 0 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là 0.
- 2 học sinh nhắc lại. 
----------------------------------------------------------------------
Tiết 5: TIẾNG VIỆT TC. RÈN VIẾT
Nghe viết:
Chiều quê hương 
(trang 102-SGK)
I. Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học 
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. KTBC (3p)
- Cho hs viết bảng 
đắt rẻ, dấu hiệu, chế diễu ...
- Nhận xét, củng cố nội dung bài cũ 
B. Bài mới(23p) 
* Giới thiệu và ghi đầu bài 
1. Tìm hiểu nội dung bài chính tả 
- Đọc đoạn văn viết chính tả 
- Gọi 2 hs đọc lại 
- Nhắc nhở hs chú ý cách viết, trình bày bài 
CH: Trong đoạn văn có những từ nào dễ viết sai?
 Cho hs viết bảng con từ dễ viết sai
Nhắc nhở cách viết bài 
- Đọc cho hs viết bài và soát lỗi 
 Thu 10 bài chấm và nhận xét 
C.Củng cố dặn dò (2p) 
- Về nhà soát lại bài viết
- 2 HS lên bảng , lớp viết bảng con 
- Nhận xét bài viết của bạn 
Ghi đầu bài 
- 2 HS đọc lại 
- vời vợi, thoang thoảng
- Viết bảng con, 2 HS viết bảng lớp 
Nghe viết và soát lỗi 
--------------------------------------------------------------------
Tiết 6: SINH HOẠT TUẦN 10
I/ Yêu cầu
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II/ Lên lớp
	1. Tổ chức: Hát
	2. Bài mới
*Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp.
- Đạo đức
- Học tập
- Các hoạt động khác
*GV đánh giá nhận xét:
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	Ưu điểm:
	 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ.
	 + Đầu giờ trật tự truy bài nghiêm túc.
	- Học tập: Nền nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
	- Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
 - Có ý thưc đoàn kếtvới bạn, lễ phép với thầu cô giáo 
Nhược điểm:
- Nhiều em còn quên sách vở, bảng con: Thiệp,Hà
- Một số em còn nghịch trong lớp: Ái, Thiệp Chìa.
- Đi học muộn: 
b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương: Trang, Hường, Doanh, Huyền Hiếu, Dũng, Thảo Hăng hái phát biểu XD bài 
c. Phương hướng:
 	 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại 
 - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm tốt
*Phần bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_10_nam_hoc_2011_2012_dinh_van_phan.doc