Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Võ Thị Bích Thủy

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Võ Thị Bích Thủy

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu (HS trả lời được 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc)

- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4 (phát âm rõ, đọc tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật)

- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân

- Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc.

II.CHUẨN BỊ:

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL trong 9 tuần đầu Sách Tiếng Việt 4, tập 1 (gồm cả văn bản thông thường)

- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 35 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 357Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Võ Thị Bích Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2007
TẬP ĐỌC
Tiết 19 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 1)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu (HS trả lời được 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc)
Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4 (phát âm rõ, đọc tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật)
Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân 
Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc.
II.CHUẨN BỊ:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL trong 9 tuần đầu Sách Tiếng Việt 4, tập 1 (gồm cả văn bản thông thường)
Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Hoạt động1: Kiểm tra tập đọc & HTL
(1/3 số HS trong lớp) 
GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc
GV cho điểm. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc lại trong tiết học sau
Hoạt động 2: Bài tập 2
GV nêu câu hỏi:
Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân” (tuần 1, 2, 3) GV ghi bảng 
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, đọc thầm lại các truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin suy nghĩ, làm bài vào phiếu
GV yêu cầu HS nhận xét theo các yêu cầu sau:
+ Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không?
+ Lời trình bày có rõ ràng, mạch lạc không?
Hoạt động 3: Bài tập 3
GV yêu cầu HS tìm nhanh trong 2 bài tập đọc nêu trên đoạn văn tương ứng với các giọng đọc
GV nhận xét, kết luận 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Nhắc HS xem lại các quy tác viết hoa tên riêng để học tốt tiết học sau 
Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1 – 2 phút)
HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài (theo chỉ định trong phiếu)
HS trả lời
HS đọc yêu cầu của bài
Đó là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa
HS phát biểu
HS đọc thầm lại các bài này
HS hoạt động nhóm
Đại diện nhóm báo cáo kết quả
Cả lớp nhận xét
HS sửa bài theo lời giải đúng
HS đọc yêu cầu bài
HS tìm nhanh, phát biểu
Cả lớp nhận xét 
HS thi đọc diễn cảm, thể hiện rõ sự khác biệt về giọng đọc ở mỗi đoạn
----------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 46 LUYỆN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Giúp HS
Củng cố nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao tam giác.
Củng cố cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
II.CHUẨN BỊ:
phiếu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Thực hành vẽ hình vuông
GV nhận xét
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu:
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
a.Yêu cầu HS nêu được các góc vuông,góc nhọn, góc tù,góc bẹt có trong mỗi hình.
-góc đỉnh A:cạnh AB,AC là góc vuông
-Góc đỉnh B: cạnh BA,BM là góc nhọn.Góc đỉnh B; cạnh BA,BC là góc nhọn.Góc đỉnh B:cạnh BM,BC là góc nhọn
-Góc đỉnh C; cạnh CM,CB là góc nhọn
-Góc đỉnh M cạnh MA,MB là góc nhọn
-Góc đỉnh M:cạnh MB,MC là góc tù
-Góc đỉnh M:cạnh MA,MC là góc bẹt
Tương tự với hình b
Bài tập 2:
Yêu cầu HS giải thích được:
AH không là đường cao của hình tam giác ABC vì AH không vuông góc với cạnh đáy BC
AB là đường cao của hình tam giác ABC vì AB vuông góc với cạnh đáy BC
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS vẽ được hình vuông ABCD có cạnh AB =3cm (theo cách vẽ hình vuông có cạnh AB=3 cm cho trước)
Bài tập 4:
Yêu cầu HS vẽ đúng hình chữ nhật có chiều dài 6 cm, chiều rộng 4cm
 HS nêu tên các hình chữ nhật:
 -Cạnh AB song song với các cạnh nào?.
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Nhân với số có một chữ số.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
HS làm bài
HS sửa bài
các hình chữ nhật:ABCD, MNCD, ABNM
Cạnh AB song song với các cạnh MN và DC.
--------------------------
Chính tả
Tiết 10 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 2)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Hệ thống hoá các quy tắc viết hoa tên riêng.
2.Kĩ năng:
Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Lời hứa 
3. Thái độ:
Trình bày bài rõ ràng, chữ viết đẹp, cẩn thận.
II.CHUẨN BỊ:
VBT
Một tờ phiếu khổ to viết sẵn lời giải bài tập 2
4 – 5 tờ phiếu kẻ bảng ở BT2 để phát riêng cho 4 – 5 HS 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Trong tiết ôn tập thứ 2, các em sẽ 
luyện nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một truyện ngắn kể về phẩm chất đáng quý (tự trọng, biết giữ lời hứa) của một cậu bé. Tiết học còn giúp các em ôn lại quy tắc viết tên riêng.
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nghe – viết 
GV đọc bài Lời hứa, giải nghĩa từ trung sĩ.
GV nhắc HS chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai (sau, ngẩng đầu, gác) , cách trình bày bài, cách viết các lời thoại
GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung
Hoạt động 2: Dựa vào bài chính tả “Lời hứa”, trả lời các câu hỏi
GV nhận xét, kết luận :
a)Em được giao gác kho đạn
b)Không về vì đã hứa không bỏ vị trí khi chưa có thay.
c)để báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé.
d) Không được .Vì mẩu chuyện trên có 2 cuộc đối thoại trực tiếp .
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
GV nhắc HS:
+ Xem lại kiến thức cần ghi nhớ trong các tiết LTVC tuần 7, tuần 8 để làm bài cho đúng.
+ Phần quy tắc cần ghi vắn tắt.
GV nhận xét & dán tờ phiếu đã viết sẵn lời giải đúng cho 1 – 2 HS đọc
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Chuẩn bị bài: Ôn tập giữa học kì I (tiết 3) 
HS nghe – viết
HS soát lại bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả 
1 HS đọc nội dung BT2
Từng cặp HS trao đổi, trả lời các câu hỏi a, b, c, d
HS phát biểu
Cả lớp nhận xét
HS đọc yêu cầu của bài
HS làm bài vào VBT
4 – 5 HS làm bài vào phiếu riêng
Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả
Cả lớp nhận xét
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
---------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
Tiết 10 TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết 2)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
1.Kiến thức: 
HS hiểu được:
Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm.
2.Kĩ năng:
HS biết cách tiết kiệm thời giờ.
3. Thái độ:
Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng
Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Tiết kiệm thời giờ (tiết 1)
Kiểm tra thời gian biểu hàng ngày của HS lập
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Làm việc cá nhân
GV kết luận:
Các việc làm (a), (c), (d) là tiết kiệm thời giờ.
Các việc làm (b), (đ), (e) không phải là tiết kiệm thời giờ.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (bài tập 4)
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới.
Yêu cầu vài HS phát biểu trước lớp
GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết sử dụng tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ.
Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm.
GV khen những nhóm chuẩn bị tốt & giới thiệu hay.
GV kết luận chung:
Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm.
Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả.
Củng cố 
Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ.
Dặn dò: 
Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày.
Chuẩn bị bài: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
HS làm bài tập cá nhân
HS trình bày, trao đổi trước lớp
HS thảo luận nhóm đôi
HS trình bày trước lớp
HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em sưu tầm được về chủ đề tiết kiệm thời giờ.
HS cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ, ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương vừa trình bày
Ghi nhớ : SGK / 
Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2007
TOÁN
TIẾT 47 LUYỆN TẬP CHUNG
I - MỤC TIÊU : 
Giúp HS củng cố về :
Cách thực hiện phép cộng, phép trừ các số có sáu chữ số; áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất .
Đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật ; tính chu vi và diện tích hình chữ nhật .
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 A. Khởi động 
 B .Kiểm tra bài cũ:
HS sửa bài tập ở nhà. 
Nhận xét phần sửa ba ... éc lại tính chất đó?
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Nhân với 10, 100, 1000
 Chia cho 10, 100, 1000.
HS sửa bài
HS nhận xét
HS nêu
HS tính.
HS nêu so sánh
HS nêu
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.
Vài HS nhắc lại
HS làm bài
4 x 6 = 6 x 4 3 x 5 = 5 x 3
207 x 7 = 7 x 207 2138 x 9= 9 x 2138
HS làm bài- HS sửa, nhận xét.
1357 x5 =6785 40263 x 7 = 281481
7 x 853 = 5971 5 x 1326 = 3978
4 x 2145 = (2100 + 45 ) x4
3964 x 6 = (4+2) x (3000 +964) 
10287 x5 = (3+2) x10287 
HS làm bài- HS sửa bài 
 a x 1 = 1 x a a x 0 = 0x a= 0
----------------------------------------------------------
KHOA HỌC
Tiết 20 NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức - Kĩ năng:
HS có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước bằng cách:
Quan sát để phát hiện màu, mùi và vị của nước.
Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hoà tan vào các chất khác.
2. Thái độ:
Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân & cho các bạn xung quanh. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình vẽ trong SGK
2 cốc thuỷ tinh giống nhau, một đựng nước, 1 đựng sữa.
Chai và một số vật chứa nước có thể nhìn được bên trong.
Một mặt phẳng không thấm nước và một khay đựng nước.
Một miếng vải, bông, giấy thấm bọt biển 
Một ít đường, muối, cát và thìa
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước 
Mục tiêu: 
HS sử dụng các giác quan để nhận 
biết tính chất không màu, không mùi, không vị của nước.
Phân biệt nước & các chất lỏng khác. 
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn
GV phát cho mỗi nhóm nhiều cốc đựng chất lỏng khác nhau: 1 cốc đựng nước, 1 cốc đựng chè, 1 cốc đựng nước có pha chút dầu bạc hà, 1 cốc đựng nước chè, 1 cốc đựng sữa
GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm ý 1 & 2 theo yêu cầu quan sát trang 42 SGK
GV lưu ý HS: Đây là những cốc nước mà ta đã biết trước được chứa các thành phần không gây độc hại trong cơ thể vì vậy ta có thể ngửi, nếm để nhận biết màu, mùi vị của nước. Còn trong thực tế khi gặp một cốc nước lạ các em không nên nếm, ngửi vì như thế sẽ rất nguy hiểm. 
Bước 2: Làm việc theo nhóm 
GV nêu câu hỏi:
+ Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa?
+ Làm thế nào để bạn biết điều đó 
Bước 3: Làm việc cả lớp 
GV dán lên bảng giấy khổ lớn đã ghi sẵn kết quả theo những gì HS phát hiện ra ở bước 2 
GV gọi vài HS nêu lại những tính chất của nước được phát hiện trong hoạt động này. 
Kết luận:
Qua quan sát ta có thể nhận thấy nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị. 
Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước 
Mục tiêu: 
HS hiểu khái niệm “hình dạng nhất 
định”
Biết dự đoán, nêu cách tiến hành & 
tiến hành làm thí nghiệm tìm hiểu hình dạng của nước. 
Cách tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu các nhóm 
Đem chai, lọ, cốc có hình dạng khác nhau bằng thuỷ tinh hoặc nhựa trong suốt đã chuẩn bị đặt lên bàn 
Yêu cầu các nhóm quan sát cái chai hoặc cốc ở nhiều tư thế (ngang hay dốc ngược) & trả lời câu hỏi: Khi ta thay đổi vị trí, tư thế thì hình dạng của chúng có thay đổi không? 
GV kết luận: Chai, cốc là những vật có hình dạng nhất định 
Bước 2: GV nêu vấn đề 
Vậy nước có hình dạng nhất định không? 
Bước 3: Thực hiện 
Lưu ý: Các nhóm có thể làm những thí nghiệm khác nhau 
Bước 4: Làm việc cả lớp 
Kết luận 
Nước không có hình dạng nhất định 
Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào? 
Mục tiêu: 
HS biết làm thí nghiệm để rút ra tính chất chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía của nước. 
Nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này.
Cách tiến hành:
Bước 1: 
GV kiểm tra các vật liệu để làm thí nghiệm 
GV yêu cầu các nhóm đề xuất cách làm thí nghiệm rồi thực hiện & nhận xét kết quả. 
Bước 2: Thực hiện 
GV đi tới các nhóm theo dõi cách làm của HS & giúp đỡ 
Bước 3: Làm việc cả lớp 
GV ghi nhanh lên bảng báo cáo của các nhóm 
Kết luận:
Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía
(Liên hệ thực tế): yêu cầu HS nêu lên những ứng dụng thực tế liên quan đến tính chất trên của nước. 
Hoạt động 4: Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật 
Mục tiêu: 
HS biết làm thí nghiệm để phát hiện nước thấm qua & không thấm qua một số vật.
Nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này.
Cách tiến hành:
Bước 1: 
GV nêu nhiệm vụ: để biết được vật nào cho nước thấm qua, vật nào không cho nước thấm qua các em hãy làm thí nghiệm theo nhóm 
GV kiểm tra đồ dùng để làm thí nghiệm do các nhóm đã mang đến lớp 
Bước 2: Thực hiện 
GV đi tới các nhóm theo dõi cách làm của HS & giúp đỡ 
Bước 3: Làm việc cả lớp 
GV ghi nhanh lên bảng báo cáo của các nhóm 
Kết luận:
Nước thấm qua một số vật.
(Liên hệ thực tế): yêu cầu HS nêu lên những ứng dụng thực tế liên quan đến tính chất trên của nước. 
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Ba thể của nước 
HS theo dõi 
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát & trả lời câu hỏi 
Đại diện nhóm trình bày những gì nhóm mình đã phát hiện ra ở bước 2
HS nêu 
HS lấy đồ dùng đã chuẩn bị để làm thí nghiệm đặt lên bàn 
Không thay đổi vì chúng có hình dạng nhất định 
HS nêu: Để trả lời được câu hỏi này, các nhóm cùng:
+ Thảo luận để đưa ra dự đoán về hình dạng của nước.
+ Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của nhóm
+ Quan sát & rút ra nhận xét về hình dạng của nước 
Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt thực hiện các bước trên
Đại diện nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm & nêu kết luận về hình dạng của nước. 
HS lấy đồ dùng chuẩn bị làm thí nghiệm
HS nêu
 Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện thí nghiệm của nhóm mình & nêu nhận xét 
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc 
HS nêu ứng dụng: lợp mái nhà, lát sân, đặt máng nước  tất cả đều làm dốc để nước chảy nhanh. 
HS lấy đồ dùng chuẩn bị làm thí nghiệm
 Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện thí nghiệm của nhóm mình & nêu nhận xét 
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc 
HS nêu ứng dụng: làm đồ dùng chứa nước, lợp nhà, làm áo mưa  (dùng vật liệu không cho nước thấm qua); dùng các vật liệu cho nước thấm qua để lọc nước đục 
-----------------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
Tiết 20 KIỂM TRA: VIẾT
---------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
.
.
MĨ THUẬT
Tiết 10 VẼ THEO MẪU : ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH TRỤ
MỤC TIÊU :
HS biết được đặc điểm , hình dáng các đồ vật có dạng hình trụ 
HS biết cách vẽ được đồ vật dạng hình trụ gần giống mẫu 
HS cảm nhận vẻ đẹp của đồ vật 
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên :
SGK , SGV ; 1 số đồ vật dạng hình trụ ;
1 số bài vẽ đồ vật dạng hình trụ của HS các lớp trước ; Hình gợi ý cách vẽ .
Học sinh :
SGK ; Vở thực hành ; Bút chì , tẩy , màu vẽ ; Mẫu vẽ .
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Khởi động : Hát
Kiểm tra bài cũ :
Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét 
-Giới thiệu các đồ vật dạng hình trụ.
-Yêu cầu hs nêu điểm giống khác nhau giữa các đồ vật đó để rút ra đặc điểm chung của vật hình trụ.
Hoạt động 2:Cách vẽ 
-Từ cách vẽ theo mẫu đã học, yêu cầu hs nêu cách vẽ.
*Chốt lại cách vẽ:
+Ước lượng, so sánh tỉ lệ: chiều cao, chiều ngang của vật mẫu kể cả tay cầm để phác khung hình chung cho cân đối với khổ giấy, sau đó phác đường trục.
+Tìm tỉ lệ các bộ phận:thân, miệng, đáy, quai..
của đồ vật
+Vẽ nét chính và điều chỉnh. Phác các nét thẳng dài, vừa quan sát vừa vẽ.
+Hoàn thiện hình vẽ: vẽ nét chi tiết cho giống mẫu.
+Vẽ đậm nhạt hay màu tuỳ thích.
Hoạt động 3:Thực hành 
-Cho hs mang đồ vật hình trụ đã chuẩn bị ra để trước mặt và vẽ theo hướng dẫn.
Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá 
-Chọn các bài tốt nhận xét, tuyên dương, động viên những bài chưa tốt.
Dặn dò:
Quan sát chuẩn bị cho bài sau.
-Quan sát và nêu tên rút ra đặc điểm chung của vật hình trụ.
-Nêu cách vẽ.
-Vẽ theo hướng dẫn vật mẫu hình trụ.
--------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP TUẦN 10
I.Mục tiêu 
HS có ý thức chăm học ,đi học đều , ngoan ngoãn lễ phép .
Vệ sinh cá nhân , trường lớp sạch sẽ.
Tham gia đầy đủ các hoạt động của lớp ,trường .
II.Nội dung 
-HS hát .
-Các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ .
-Lớp trưởng nhận xét chung .
*GV chốt lại 
@Ưu điểm :
-Đa số HS đều chăm chỉ học tập , ngoan ngoãn lễ phép :
-Một số em đã tiến bộ trong học tập :
-Đa số HS tham gia đầy đủ các hoạt động của lớp ,trường :
-Đã biết quan tâm giúp bạn trong học tập .
@Tồn tại 
-Một số HS còn nghỉ học không lí do :
-Một số em còn đi học trễ :
-Một số HS còn nói chuyện trong giờ học :
-HS chưa tiến bộ trong tuần :
@Các tổ nêu danh sách HS –GV chốt lại 
-Tuyên dương :
-Phê bình :
III. Kế hoạch tuần 11
-Đi học đều , học bài và làm bài đầy đủ.
-Có ý thức tự học .
Vệ sinh sạch sẽ ,tham gia đầy đủ các hoạt động .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_10_vo_thi_bich_thuy.doc