Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

I. Mục tiêu

 - Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.

 - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi( trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa)

 - Giáo dục học sinh có ý chí vượt khó, vươn lên trong học tập.

 II. Đồ dùng dạy học

 Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK.

 III. Các hoạt động dạy học

 

doc 28 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 (Chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Thứ hai ngày 02 tháng 11 năm 2009
Soạn ngày 30 tháng 10 năm 2009
Đạo đức (Tiết 11)
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I
	I. Mục tiêu
	- Hệ thống những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức đã học từ bài 1 - bài 5.
	- Thực hành với các kỹ năng bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với hành vi, việc làm. Trung thực, vượt khó trong học tập, tiết kiệm tiền của và tiết kiệm thời giờ.
	- Giáo dục các em có ý thức trung thực và vượt khó trong học tập, tiết kiệm trong cuộc sống.
	II. Các hoạt động dạy học
	1. Bài cũ: 4’-Học sinh lên trình bày thời gian biểu của bản thân trong tuần. Đọc ghi nhớ (3 em)
	- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
	2. Bài mới
	a) Giới thiệu bài: Thực hành kỹ năng: giữa kỳ I.
	b) Các hoạt động: Từ tuần 1 – tuần 10 các em đã học những bài nào? Giáo viên lên bản.
	Hoạt động 1: 10’- Thực hành kỹ năng: Trung thực trong học tập
	- Cá nhân: xử lý tình huống sau: trong giờ kiểm tra khoa học, thấy Hùng không làm được bài, Hoàng có ý định đưa bài cho Hùng chép. Theo em, Hùng có thể có những cách ứng xử như thế nào?
	C1: Hùng chép bài của Hoàng (vì Hùng là người thiếu tự trọng..)
	C2: Hùng không chép bài của Hoàng (vì Hùng có lòng tự trọng..)
	+ Là Hùng có em sẽ làm gì? Vì sao (Học sinh tự do phát biểu)
	Giáo viên chốt lại: Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng. Trung thực trong học tập em sẽ được mọi người quý mến.
- Hoạt động nhóm: Ghi lại những việc các em trong nhóm đã làm thể hiện sự trung thực trong học tập.
4 nhóm: các em hoạt động nhóm, nhóm nào xong dán phiếu lên bảng. Học sinh khác bổ sung.
	- Giáo viên chốt lại những việc làm đúng:
	+ Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
	+ Không nhắc bài bạn trong giờ kiểm tra....
	+ Không giấu mẹ khi bị điểm ké...
	Hoạt động 2:10’- Cá nhân em tán thành hay không tán thành:
	+ Vượt khó trong học tập là một cách giúp đỡ cho bố mẹ.
	+ Nhà giàu không cần vượt khó trong học tập
	+ Khi gặp khó khăn trong học tập, em phải cố gắng vượt qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh.
	Hoạt động 3: 7’- Chi lớp 6 nhóm
	+ Nhóm 1 và nhóm 2: Em hãy bày tỏ ý kiến với bố mẹ, anh chị, thầy cô về những vấn đề liên quan đến em, lớp
	+ Nhóm 3 và nhóm 4: Theo em để tiết kiệm tiền của nên làm gì và không nên làm gì? Ghi vào phiếu những việc nên làm và không nên làm.
	+ Nhóm 5 và 6: Hãy điền các từ ngữ: tiết kiệm, hoài phí, thời giờ vào chỗ chấm trong các câu sau:
	Thời giờ là thứ quý nhất. Cần phải tiết kiệm thời giờ. Không được để thời giờ trôi qua một cách hoài phí.
	- Giáo viên nhận xét kết quả làm việc của học sinh.
	IV. Củng cố dặn dò: 10’
	- Trong học tập nói riêng, trong cuộc sống chúng ta luôn phải trung thực để được mọi người tin yêu. Biết vượt qua những khó khăn đồng thời phải biết bảy tỏ ý kiến của mình với thái độ nhã nhặn. Đồng thời phải biết tiết kiệm tiền của, tiết kiệm thời giờ để học tập và làm nhiều việc có ích.
	- Nhận xét chung tiết học
---------------------------------------------
Tập đọc (Tiết 21)
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
	I. Mục tiêu
	- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.
	- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi( trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa)
 - Giáo dục học sinh có ý chí vượt khó, vươn lên trong học tập.
	II. Đồ dùng dạy học
	Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK.
	III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’
- Yêu cầu học sinh nêu một số nội dung, chủ đề đã học ở từ tuần 1 - 10.
- Giáo viên nhận xét bổ sung
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài: 1’
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
b.1) Hoat động 1: 18’-Luyện đọc
- Đọc tiếp nối từng đoạn.
- GV theo dõi, uốn nắn, sửa lỗi phát âm cho HS.
- Hướng dẫn học sinh đọc từ khó
- Giải nghĩa từ mới, từ chú giải trong sách giáo khoa.
- Đọc theo cặp
- Gọi học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu. Chú ý giọng đọc. Nhấn giọng ở những từ: rất ham thả diều, bé tí, kinh ngạc, lạ thường, hai mươi, thuộc bài, như ai, lưng trâu, ngón tay, mảnh gạch, vỏ trứng, cánh diều, tiếng sáo, bay cao, vi vút, vượt xa, mười ba tuổi, trẻ nhất,...
b.2)Hoat động 2:12’- Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1, 2 trả lời câu hỏi:
+ Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? Hoàn cảnh gia đình cậu như thế nào?
+ Cậu bé ham thích trò chơi gì?
+ Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
Ý đoạn 1, 2 cho biết điều gì?
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời.
+ Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
Ý đoạn 3 của bài:
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông trạng thả diều”?
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 4: Học sinh trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Câu chuyện khuyên ta điều gì?
- Câu nào có ý nghĩa đúng với câu chuyện nhất?
- Ý đoạn 4 của bài.
- Nội dung chính của bài?
c)Hoat động 3: 7’- Đọc diễn cảm
- Yêu cầu 4 học sinh tiếp nối nhau từng đoạn. 
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm
- Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn văn.
- Học sinh nêu
- Học sinh lắng nghe
- 4 HS nối tiếp đọc (3 lượt)
- Đoạn 1: Vào đời vua.. đến làm diều để chơi.
- Đoạn 2: Lên 6 tuổi... chơi diều.
- Đoạn 3: Sau vì... đến học trò của thầy.
- Đoạn 4: Thế rồi... nước Nam ta.
- Học sinh luyện đọc theo cặp
- 2 học sinh đọc thành tiếng.
- 2 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm và trao đổi, trả lời câu hỏi:
+ Sống ở đời vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo.
+ Trò chơi diều.
+ Học đầu hiểu đó, có trí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà cẫn còn thì giờ chơi diều.
Đoạn 1, 2: Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
- 2 học sinh đọc thành tiếng. Học sinh đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, cậu đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến đợn bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm và trong. Mỗi lần có kỳ thi Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
ý3: Đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền.
- 2 em đọc thành tiếng.
+ Vì cậu đỗ Trạng Nguyên năm 13 tuổi, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều.
- 1 học sinh đọc thành tiếng, 2 em cùng trao đổi trả lời:
+ Câu trẻ tuổi tài cao nói lên Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên năm 13 tuổi. Ông còn nhỏ mà đã có tài.
+ Câu Có chí thì nên nói lên Nguyễn Hiền còn nhỏ mà đã có chí hướng, ông quyết tâm học khi gặp nhiều khó khăn.
+ Công thành danh toại nói lên Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên vinh quang đã đạt được.
- Khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn.
- Câu có chí thì nên
ý 4: Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên
Nội dung chính: ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý vượt khó nên đã đỗ Trạng Nguyên khi mới 13 tuổi.
- 4 học sinh đọc, cả lớp phát biểu.
- 2 học sinh ngồi cùng bàn luyện đọc
Thầy giáo kinh ngạc... chơi thả diều
Sau vì nhà nghèo quá... vỏ trứng thả đom đóm vào trong.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
- 3 - 5 em.
	IV.Củng cố dặn dò: 2’
 	+ Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì?
+ Truyện đọc giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học
	- Dặn học sinh phải chăm chỉ học tập, làm việc theo gương Trạng Nguyên Nguyễn Hiền.
---------------------------------------------------
Toán (Tiết 51)
NHÂN VỚI 10, 100, 1.000, ...
CHIA VỚI 10, 100, 1.000, ...
	I. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000...
	- Biết cách thực hiện chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn... cho 10,100, 1000,...
	- Áp dụng phép nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000,... chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, ... cho 10, 100, 1000 .. để tính nhanh.
	- Học sinh hứng thú khi thực hiện phép nhân một số với 10, 100, 1000 và chia số tròn chục, trăm, nghìn với 10, 100, 1000., vận dụng vào thực tế cuộc sống.
	- Bài tập: 1a) cột 1, 2 ; b) cột 1, 2 ; bài 2( 3 dòng đầu).
II. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’
- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân. Viết công thức.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài:1’
2.2.Hoạt động 1: 10’- Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10.
a) Nhân một số với 10
- Giáo viên viết lên bảng phép tính:
35 x 10
- Dựa vào tính chất giáo hoán của phép nhân bạn nào cho biết 35 x 10 bằng gì?
- 10 còn gọi là mấy chục.
- Vậy 10 x 35 = 1 chục x 35
- 1 chục nhân với 35 bằng?
- 35 chục là bao nhiêu?
- Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10
- Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả của phép tính như thế nào?
- Hãy thực hiện:
12 x 10
78 x 10
457 x 10
7.891 x 10
b) Chia số tròn chục cho 10
- Giáo viên viết lên bảng phép tính 350 : 10 yêu cầu học sinh thực hiện
- Giáo viên: ta có 35 x 10 = 350
Vậy khi lấy tích chia cho một thừa số thì kết quả sẽ là gì?
- Vậy 350: 10 bằng bao nhiêu
- Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35?
- Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép chi như thế nào?
- Hãy thực hiện
70 : 10
140 : 10
2.170 : 10
7.800 : 10
2.3. Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 100, 1.000.. chia số tròn trăm, tròn nghìn,... cho 100, 1.000, ...
- Hướng dẫn học sinh tương tự như nhân một số tự nhiên với 10 chia một số tròn trăm, tròn nghìn... cho 100, 1000
2.4. Kết luận
Giáo viên hỏi: Khi nhân 1 số tự nhiên với 10, 100, 1000, ... ta có thể viết ngay kết quả của phép nhân như thế nào?
- Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn... cho 10, 100, 1000, ... ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào?
- Yêu cầu nhiều em nhắc lại.
3.Hoạt động 2: 20’ Luyện tập
Bài 1: a) Cột 1, 2 ; b) cột 1, 2/ trang 59
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc ngay kết quả.
- Giáo viên ghi nhanh kết quả lên bảng lớp.
Bài 2: Giáo viên viết lên bảng 300 kg = ... tạ
- Giáo viên hướng dẫn cách làm như SGK.
+ 100 kg = ? tạ
+ Muốn đổi 300kg thành tạ ta nhẩm 300 : 100 = 3 tạ
Vậy 300 kg = 3 tạ
Yêu cầu học sinh làm 3 dòng đầu.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
- 1 em lên trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc phép tính.
- 35 x 10 = 10 x 35
- Là 1 chục.
- Bằng 35 chục.
- Là 350
- Kết quả của phép 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm một chữ số 0 vào bên phải.
- Ta chỉ việc viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số đó.
- Học sinh nhẩm và nêu 
12 x 10 = 120
78 x 10 = 780 ... 
	- Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn( đoạn a hợăc đoạn b, BT1, mục III) Đặt được câu có dùng tính từ.(BT2)
	- HS khá, giỏi thực hiện được toàn bộ BT1, mục III.
	- Biết cách sử dụng tính từ khi nói hay viết.
	II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng lớp kẻ sẵn từng cột BT2
	III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’
- Gọi 2 học sinh lên bảng đặt câu có các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: 1’
2.2.Hoạt động 1: 10’- Tìm hiểu ví dụ: 
- Gọi học sinh đọc truyện: Cậu học sinh ở ác boa.
- Gọi học sinh đọc phần chú giải 
+ Câu chuyện kể về ai?
- Yêu cầu học sinh đọc BT 2
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi và làm bài.
- Gọi học sinh nhận xét, chữa bài cho bạn
- 2 học sinh lên bảng viết.
- Học sinh lắng nghe.
- 2 học sinh đọc truyện.
- 1 học sinh đọc.
+ Kể về nhà bác học nổi tiếng người Pháp, tên là Lui Paxtơ.
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi, dùng bút chì viết những từ thích hợp. 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh nhận xét, bổ sung chữa bài (nếu sau)
	- Kết luận từ đúng:
	a) Tính tình, tư chất của cậu bé Lu i: chăm chỉ, giỏi.
	b) Màu sắc của sự vật:
	- Những chiếc cầu: trắng phau.
	- Mái tóc của thầy Rơ nê: xám
	c) Hình dáng: kích thước và các đặc điểm khác của sự vật.
	- Thị trấn: nhỏ.
	- Vườn nho: con con
	- Những ngôi nhà: nhỏ bé, cổ kính.
	- Dòng sông: hiền hòa.
	- Da của thầy Rơ nê: nhăn nheo.
Giáo viên: những tính từ chỉ tính tình, tư chất của cậu bé Lu i hay chỉ màu sắc của sự vật hoặc hình dáng, kích thước và đặc điểm của sự vật được gọi là tính từ.
Bài 3: 
- Giáo viên viết cụm từ: đi lại vẫn nhanh nhẹn lên bảng.
+ Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
+ Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi như thế nào?
+ Những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái của người, vật được gọi là tính từ.
- Thế nào là tính từ?
2.3. Hoạt động 2: 5’-Ghi nhớ
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu học sinh đặt câu có tính từ?
Nhận xét tuyên dương.
2.4. Hoạt động 3: 15’-Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu học sinh trao đổi và làm bài.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
+ đi lại.
+ dáng đi hoạt bát, nhanh trong lúc đi.
- Học sinh lắng nghe.
* Tính từ là từ miên tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái...
- 2 học sinh đọc phần ghi nhớ trang 111 SGK.
+ Bạn Nga lớp em rất chăm chỉ.
+ Cô giáo đi nhẹ nhàng với lớp.
+ Khu vườn yên tĩnh quá!
 - 2 học sinh tiếp nối nhau đọc từng phần.
- 2 học sinh trao đổi với nhau và dùng bút chì gạch chân dưới các tính từ.
- Học sinh nhận xét bổ sung
	Kết luận lời giải đúng: Tính từ trong các đoạn văn sau là: gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa, cao cổ, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng; quang hẳn, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng to tướng, dài thanh mảnh.
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc đề.
+ Người bạn hoặc người thân của em có đặc điểm gì? Tính tình ra sao? Tư chất thế nào?
- Gọi học sinh đặt câu.
- Học sinh viết vào vở.
- 2 em đọc đề.
+ Đặc điểm: cao, thấp, gầy, béo.
+ Tính tình: hiền lành, dịu dàng, nhân hậu, chăm chỉ, lười biếng, ngoan ngoãn..
+ Tư chất: thông minh, sáng dạ, khôn ngoan, giỏi...
- Học sinh tự do đặt câu.
+ Mẹ em vừa nhân hâu vừa đảm đang.
+ Chú mèo nhà em rất tinh nghịch.
+ Nam là một học sinh thông minh.
+ Cây bàng ở sân trường tỏa bóng mát rượi.
	IV. Củng cố dặn dò: 3’
	- Thế nào là tính từ? Cho ví dụ?
	- Gọi 1 em đọc mục ghi nhớ
	- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
	- Nhận xét tiết học
-------------------------------------------------
Toán (Tiết 55)
MÉT VUÔNG
	I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết m2 là đơn vị đo diện tích của hình vuông có cạnh m2
- Biết đọc, viết số đo diện tích theo mét vuông.
	- Biết mối quan hệ giữa xăng ti mét vuông, đề xi mét vuông, mét vuông . Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang cm2 và ngược lại. Quan và ngược lại.
	- Vận dụng vào học toán và thực tế cuộc sống.
 - Bài tập: 1, 2 ( cột 1), 3
	II. Đồ dùng dạy học
	- Giáo viên vẽ sẵn trên bảng hình vuông có diện tích 1m2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1dm2.
	III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 1’
- Đổi 1 dm2 = ? cm2
- Kiểm tra vở bài tập 1 số em.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: 1’
2.2.Hoạt động 1: Giới thiệu mét vuông (m2)
- Giáo viên treo lên bảng hình vuông có diện tích là 1m2 và được chia thành 100 hình vuông nhỏ, mỗi hình có diện tích là 1dm2.
Giáo viên nói: Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m
- Mét vuông viết tắt là gì?
- Giáo viên hỏi: 1m2 bằng bao nhiêu đề xi mét vuông? Giáo viết bảng: 1m2 = 100 dm2.
- 1 dm2 bằng bao nhiêu xăng ti mét vuông.
- Giáo viên viết bảng: 1m2 = 10.000cm2.
- Yêu cầu học sinh nêu mối quan hệ giữa mét vuông với dm2 và cm2.
3. Luyện tập
Bài 1, 2: yêu cầu học sinh đọc đề. Yêu cầu học sinh đọc kết quả từng câu.
- Giáo viên nhận xét và kết luận chung:
- 1 em lên đổi.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát.
- m2.
- 1m2 = 100dm2
- 1m2 = 10.000cm2
- Học sinh nêu:
1m2 = 100dm2
1m2 = 10.000cm2
- Học sinh lần lượt tiếp nối nhau đọc. Học sinh khác nhận xét bổ sung.
	- 2005m2.
	- Một nghìn chín trăm tám mươi mét vuông.
	- Tám nghìn sáu trăm đề xi mét vuông.
	- 28911cm2.
	Bài 2: Viết số thích hợp và chỗ chấm
	- 1m2 = 100dm2 	- 400dm2 = 1m2 
	- 100dm2 = 1m2	- 2110m2 = 2110000cm2
 - 1m2 = 10000cm2	- 15m2 = 150.000dm2
	- 10000cm2 = 1m2	- 1dm2 2cm2 = 102cm2	
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề bài
+ Người ta đã dùng biết bao nhiêu viên gạch để lát nền căn phòng?
+ Vậy diện tích căn phòng chính là diện tích của bao nhiêu viên gạch.
+ Mỗi viên gạch có diện tích là bao nhiêu?
+ Vậy diện tích của căn phòng là bao nhiêu mét vuông?
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên trình bày bài giải.
- Giáo viên nhận xét đi đến kết luận đúng.
- 2 học sinh đọc đề.
+ Dùng hết 200 viên gạch.
+ Là diện tích của 200 viên gạch.
+ 30cm2 x 30cm2 = 900cm2
+ 900 x 200 = 180.000cm2.
 = 18m2.
- 1 em lên trình bày. Học sinh khác làm vào vở.
Đáp số: 18m2.- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
- Học sinh quan sát.
	IV.. Củng cố dặn dò: 3’
	- Cạnh hình vuông dài 1m vậy có diện tích bao nhiêu?
	- Nêu mối quan hệ giữa cm2, dm2, m2
	- Về hoàn chỉnh bài tập 4 vào vở
	- Nhận xét tiết học
------------------------------------------------
Địa lý (Tiết 11)
ÔN TẬP
	I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng:
	+ Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi –păng, thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lí Việt Nam
	+ Nêu một cách hệ thống những đặc điểm chính về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngoài, dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên.
	+ Có ý thức yêu quí, gắn bó hơn với quê hương, đất nước Việt Nam.
	II. Đồ dùng dạy học
	- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, lược đồ trống Việt Nam
	- Giấy to, bảng phụ, sơ đồ, bút cho giáo viên.
	III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ:4’
- Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành phố du lịch và nghỉ mát?
- Kể tên một số địa danh nổi tiếng của Đà Lạt?
- Khí hậu mát mẻ giúp Đà Lạt có thế mạnh gì về cây trồng?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
- Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm, có nhiều rừng thông, thác nước, biệt thự nổi tiếng khác...
- Học sinh: thác Cam Ly, hồ Xuân Hương.
- Đà Lạt có trồng được nhiều hoa quả, rau xứ lạnh.
	2. Bài mới
	Hoạt động 1:7’ Vị trí miền núi và trung du
- Giáo viên treo bảng đồ địa lý tự nhiên Việt Nam và yêu cầu học sinh lên bảng trả lời?
- Giáo viên tuyên dương
- Dãy Hoàng Liên Sơn (với đỉnh Phan xi păng)
- Chỉ các cao nguyên ở Tây Nguyên TP. Đà Lạt 
	Hoạt động 2:10’ Đặc điểm thiên nhiên
- Yêu cầu học sinh làm việc cặp đôi, tìm thông tin điền vào bảng
- 2 học sinh thảo luận hoàn thiện bảng
Đặc điểm thiên nhiên
Hoàng Liên Sơn
Tây Nguyên
Địa hình
Dãy núi cao, đồ sộ, nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu
Vùng đất cao, rộng lớn gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau
Khí hậu
ở những nơi cao lạnh quanh năm, các tháng mùa đông có khi có tuyết rơi
Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa khô.
- Yêu cầu các nhóm học sinh trả lời
- Lần lượt 2 học sinh ở 2 cặp khác nhau lên bảng, mỗi người nêu đặc điểm địa hình ở một vùng và chỉ vào vùng đó.
- Tương tự như vậy với đặc điểm về khí hậu.
- Các học sinh khác lắng nghe, bổ sung
	Hoạt động 3:10’ Con người và hoạt động
- Giáo viên phát giấy kẻ sẵn cho các nhóm yêu cầu nhóm làm việc
- Học sinh tiến hành làm việc
Đặc điểm
Hoàng Liên Sơn
Tây Nguyên
Con người và hoạt động sinh hoạt
Dân tộc
Dân tộc ít người: Thái, Dao, Mông (H-Mông)
Dân tộc sống lâu đời Gia rai, Ê đê, Ba na, Xơ đăng
Dân tộc từ nơi khác đến: kinh, mông, tày, nùng
Con người và hoạt động sản xuất
Trồng trọt
- Trồng lúc, ngô, chè, rau, cây ăn quả xứ lạnh, làm trên ruộng bậc thang, nương rẫy
- Trồng cây công nghiệp cà phê, cao su, hồ tiêu, chè trên đất đỏ ba dan.
Nghề thủ công
- Dệt, may, thêu, đan lát, rèn, đúc
(không nổi bật)
Chăn nuôi
- Dê, bò
- Trâu, bò, voi
Khai thác khoáng sản
- Apatít, đồng, chì, kẽm
Khai thác sức nước và rừng
- Gỗ và lâm sản khác
- Làm thủy điện
- Gỗ và các loại lâm sản
	Giáo viên chốt lại: cả 2 vùng đều có những đặc điểm đặc trưng về thiên nhiên, con người với các sinh hoạt và hoạt động sản xuất.
	Hoạt động 3:Vùng trung du bắc bộ
- Trung du Bắc bộ có đặc điểm địa hình như thế nào?
- Yêu cầu học sinh tiếp tục làm việc nhóm cặp đôi trả lời câu hỏi.
- Tại sao phải bảo vệ rừng ở trung du Bắc Bộ?
+ Những biện pháp để bảo vệ rừng.
Giáo viên chốt lại: rừng ở trung du Bắc bộ cũng như rừng ở trên cả nước cần phải được bảo vệ, không khai thác bừa bãi, tích cực trồng rừng.
- Là vùng đồi với đỉnh tròn sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.
- Các em thảo luận cặp đôi.
+ Rừng ở vùng này bị khai thác cạn kiệt, diện tích đất trống, đồi núi trọc tăng lên.
+ Trồng rừng che phủ đồi, ngăn chặn tình trạng đất bị xấu đi.
+ Trồng rừng nhiều hơn nữa, trồn cây công nghiệp dày ngày cây ăn quả. Dừng hành vi phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi.
	IV. Củng cố dặn dò: 2’
	- Yêu cầu học sinh đọc phần bài học ở SGK.
	- Giáo viên lập bảng kiến thức theo gợi ý bài tập 2
	- Về nhà sưu tầm tranh ảnh về vùng đồng bằng Bắc Bộ.
	- Giáo viên nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_11_chuan_kien_thuc_2_cot.doc