Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột hay)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột hay)

TOÁN

Đ51: Luyện tập

I/ Mục tiêu:

Giúp HS củng cố về:

 -Kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.

 -So sánh các số thập phân, giải toán với các số thập phân.

II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 1-Kiểm tra bài cũ:

 -Nêu cách cộng nhiều số thập phân?

-Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân?

 2-Bài mới:

 2.1-Giới thiệu bài:

 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

 2.2-Luyện tập:

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Ngày soạn:
Ngày dạy: Thứ hai ngày tháng 10 năm 2011
Chào cờ
Tập trung toàn trường
Tập đọc
Đ21: Chuyện một khu vườn nhỏ
I/ Mục tiêu:
1- Đọc diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật ( giọng bé Thu hồn nhiên, nhí nhảnh ; giọng ông hiền từ, chậm rãi ) và nội dung bài văn.
2- Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
II/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc “Đất Cà Mau” và trả lời các câu hỏi về bài đã đọc.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: -GV giới thiệu tranh minh hoạ vàchủ điểm
 -GV nêu yêu cầu mục đích của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc.
-Chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc đoạn 1.
+Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
+) Rút ý1: Nêu ý chính của đoạn 1? 
-Cho HS đọc đoạn 2:
+Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật?
+)Rút ý 2: Nêu ý chính của đoạn 2?
-Cho HS đọc đoạn 3:
+Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
+Em hiểu Đất lành chim đậu là thế nào? 
+)Rút ý 3: ý chính của đoạn 3 là gì?
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc đoạn 3 trong nhóm 3.
-Thi đọc diễn cảm.
-Đoạn 1: Câu đầu.
-Đoạn 2: Tiếp cho đến không phải là vườn!
-Đoạn 3: Đoạn còn lại.
-Để được ngắm nhìn cây cối ; nghe ông kể 
-ý thích của bé Thu.
-Cây quỳnh lá dày, Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra 
-Đặc điểm nổi bật của các loại cây trong khu vườn.
-Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công của nhà mình cũng là vườn.
-Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến để tìm ăn.
-HS nêu.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
 	3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
Toán
Đ51: Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
	-Kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
	-So sánh các số thập phân, giải toán với các số thập phân.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1-Kiểm tra bài cũ:
	-Nêu cách cộng nhiều số thập phân?
-Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân?
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (52): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (52): Tính bằng cách thuận tiện nhất.
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm cách giải.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 4 HS lên chữa bài.
-HS khác nhận xét.
-GV nhận xét, bổ sung.
*Bài tập 3 (52): > < =
-1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tìm cách làm.
-Cho HS làm ra nháp.
-Chữa bài. 
*Bài tập 4 (52): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải, sau đó yêu cầu HS tự tóm tắt ra nháp.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
65,45
48,66
*Ví dụ về lời giải:
4,68 + 6,03 + 3,97
 = 4,68 + (6,03 + 3,97)
 = 4,68 + 10
 =14,68 
 (Các phần b, c, d làm tương tự)
*Kết quả:
 3,6 + 5,8 > 8,9
 7,56 < 4,2 + 3,4
 5,7 + 8,8 = 14,5
 0,5 > 0,08 + 0,4
*Bài giải:
Số mét vải người đó dệt trong ngày thứ hai là:
 28,4 + 2,2 = 30,6 (m)
Số mét vải người đó dệt trong ngày thứ ba là:
 30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Số mét vải người đo dệt trong cả ba ngày là:
 28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m)
 Đáp số: 91,1m
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Nhắc HS về học kĩ lại cách cộng nhiều số thập phân
Khoa học
Đ21: ôn tập: con người và sức khoẻ 
I/ Mục tiêu:
Sau bài học .HS có khả năng:
-Xác định giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh.
-Vẽ hoặc viết sơ đồ cách phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A ; nhiễm HIV/AIDS.
II/ Đồ dùng dạy học:
Hình trang 42-43 SGK.
Giấy vẽ, bút màu.
III/ Hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ:
Mời 5 HS nêu cách phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A ; nhiễm HIV/AIDS?
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2-Hoạt động 3: Thực hành vẽ tranh vận động
*Mục tiêu:
 	HS vẽ được tranh vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện ( hoặc xâm hại trẻ em, hoặcHIV/AIDS, hoặc tai nạn giao thông).
*Cách tiến hành:
a)Bước 1: Làm việc theo nhóm
+GV chia lớp thành 3 nhóm.
+GV gợi ý: 
-Quan sát các hình 2,3 trang 44 SGK.
-Thảo luận về nội dung của từng hình. Từ đó đề xuất nội dung tranh của nhóm mình 
-Phân công nhau cùng vẽ.
-GV đến từng nhóm giúp đỡ HS.
b)Bước 2: Làm viêc cả lớp
-Đại diện từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình với cả lớp.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét tuyên dương những nhóm làm việc hiệu quả.
-HS thảo luận rồi vẽ theo sự hướng dẫn của GV.
-Đại diện nhóm trình bày sản phẩm.
-HS nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học, nhắc HS thực hiện tốt việc phòng các loại bệnh.
	-GV dặn HS về nhà nói với bố mẹ những điều đã học.
Hoạt động tập thể
Tìm hiểu luật an toàn giao thông
I. Mục tiêu 
 -Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông, những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, xe đạp, quy định đối với trẻ em. Nhận biết tín hiệu giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường. Hiểu ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông.
-Phân biệt được hành vi vi phạm với hành vi đúng pháp luật về trật tự an toàn giao thông, biết thực hiện đúng quy định về trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông, đồng tình ủng hộ các hành vi đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
 II. chuẩn bị:
 - Thầy: Giáo án, bảng thống kê, biển báo giao thông. bài tập
 - Trò: Học bài, chuẩn bị bài mới.
 III. Tiến trình bài giảng:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông?
 - Biện pháp làm giảm tai nạn giao thông?
 3. Giảng bài mới:
? Để đảm bảo an toàn khi đi đường mỗi người cần phải làm gì.
? Biển báo cấm có hình dáng, màu sắc, hình vẽ như thế nào.
? Biển báo nguy hiểm có hình dáng, màu sắc, hình vẽ, ý nghĩa như thế nào.
? Nhóm biển hiệu lệnh có hình dáng, màu sắc và ý nghĩa như thế nào.
? Pháp luật quy định như thế nào đối với người đi bộ.
? Pháp luật quy định như thế nào đối với người đi xe đạp.
? Đối với trẻ em pháp luật quy định như thế nào.
? Những quy định của pháp luật về an toàn đường sắt.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Chia nhóm cho học sinh thảo luận:
 Nhóm 1
 Bài tập a.
 Nhóm 2
 Bài tập b.
 Nhóm 3
 Bài tập c.
 Nhóm 4
 Bài tập d.
2. Nội dung bài học:
- Mọi người tham gia giao thông phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông.
a. Các loại biển báo giao thông:
+ Biển báo cấm:
 Hình tròn, nền trắng, viền đỏ, hình vẽ đen. Nhằm báo hiệu điều cấm.
+ Biển báo nguy hiểm:
 Hình tam giác đều,nền vàng, viền đỏ, hình vẽ màu đen. Nhằm báo điều nguy hiểm cần phải đề phòng.
+ Biển hiệu lệnh:
 Hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ trắng nhằm báo hiệu điều phải thi hành.
b.Một số quy định về đi đường:
- Đi sát mép đường, nếu có vỉa hè thì đi trên vỉa hè.
- Không lạng lách, đánh võng, dàn hàng ngang, không đi xe bằng một bánh
- Trẻ em dưới 16 tuổi không đi xe gắn máy.
* Quy định về đường sắt:
- Cấm chăn thả trâu bò, gia súc hoặc chơi đùa trên đường sắt.
- Không thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy. 
- Không ném đất đá và các vật gây nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống.
3. Bài tập:
- Bài tập a.
+ Hai bức tranh ở bài tập a đều vi phạm luật an toàn giao thông.
 Bức tranh1 là hành vi dắt bò qua đường sắt.
 Bức tranh 2 là hiện tượng đi xe đạp hàng ba gây mất an toàn giao thông.
- Bài tập b.
+ Biển báo cho phép người đi bộ được đi là: Biển 305.
+ Biển báo cho phép người đi xe đạp được đi là: biển 304.
- Bài tập c.
+ khi muốn vượt thì phải xin vượt và vượt lên từ bên trái của xe đằng trước.
+ Tránh nhau thì tránh phía bên tay phải mình.
- Bài tập d.
 Tình hình trật tự an toàn giao thông nơi em ở còn rất hạn chế bởi ý thức của người dân khi tham gia giao thông còn kém, hệ thông đường xá còn chật hẹp, chưa có quy hoạch, chất lượng các công trình giao thông còn chưa đủ tiêu chuẩn. Dẫn đến còn xảy ra nhiều tai nạn giao thông đáng tiếc. 
 4. Củng cố bài:
 - Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
 - Nhận xét, xếp loại giờ học.
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, tự liên hệ bản thân em đã thực hiện tốt luật an toàn giao thông hay chưa?Tự đặt kế hoạch và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
Ngày soạn:
Ngày dạy: Thứ ba ngày tháng năm 2011
Toán
Đ 52 : Trừ hai Số thập phân 
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	-Biết thực hiện phép trừ hai số thập phân.
	-Bước đầu có kĩ năng trừ hai số thập phân và vận dụng kĩ năng đó trong giải bài toán có nội dung thực tế.
II)Đồ dùng: Bảng phụ ghi BT
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ:
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
	2.2-Kiến thức:
a) Ví dụ 1:
-GV nêu ví dụ:
 4,29 – 1,84 = ? (m)
-Cho HS đổi các đơn vị ra cm sau đó thực hiện phép trừ.
-GV hướng dẫn HS thực hiện phép trừ hai số thập phân: Đặt tính rồi tính.
 4,29 
 1,84
 2,45 (m)
-Cho HS nêu lại cách trừ hai số thập phân : 4,29 trừ 1,84.
b) Ví dụ 2:
-GV nêu ví dụ, hướng dẫn HS làm vào bảng con.
-GV nhận xét, ghi bảng.
-Cho 2-3 HS nêu lại cách làm.
c) Nhận xét:
-Muốn trừ hai số thập phân ta làm thế nào?
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét.
-HS đổi ra đơn vị cm sau đó thực hiện phép trừ ra nháp.
-HS nêu.
-HS thực hiện đặt tính rồi tính:
 45,8
 19,26
 26,54
-HS nêu.
-HS đọc phần nhận xét: SGK-Tr.53
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (54): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào bảng con. 
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 (54): Đặt tính rồi tính.
 -Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào nháp. 
-Chữa bài. 
*Bài tập 3 (54):
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài theo 2 cách.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
*Kết quả: 
 a) 42,7
 b) 37,46
 c) 3 ... ng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
 Kĩ thuật
$4: Thêu dấu nhân (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
HS cần phải :
Biết cách thêu dấu nhân.
Tập thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
Yêu tích, tự hào với sản phẩm làm được.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu thêu dấu nhân.
- Một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 35 cm x 35cm.
+ Kim khâu len.
+ Phấn màu, thước kẻ, kéo, khung thêu.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
	1-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
	-Cho HS nhắc lại các kiểu thêu.
	-Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
	2.2-Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
-GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân cho HS quan sát, nhận xét.
-GV giới thiệu một số sản phẩm may mặc có thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
+Em hãy nêu ứng dụng của thêu chữ V?
 2.3-Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
Hướng dẫn HS đọc mục II-SGK để nêu các bước thêu dấu nhân.
-Nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân? So sánh với cách vạch dấu đường thêu chữ V?
-Nêu cách bắt đầu thêu và cách thêu mũi thêu dấu nhân? GV hướng dẫn các thao tác bắt đầu thêu, thêu mũi 1, 2.
-GV mời 2-3 HS lên bảng thêu các mũi thêu tiếp theo.
-Em hãy nêu và thực hiện các thao tác kết thúc đường thêu?
+)GV hướng dẫn nhanh các thao tác thêu dấu nhân lần thứ 2.
-Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu dấu nhân.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV tổ chức cho HS tập thêu dấu nhân trên giấy kẻ ô li hoặc vải.
-Nhận xét: Thêu dấu nhân là cách thêu tạo thành các muũi thêu giống như dấu nhân nối tiếp nhau liên tiếp giữa 2 đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu.
-Để thêu trang trí trên các sản phẩm may mặc như váy, áo, vỏ gối, khăn ăn.
-HS nêu mục 1-SGK và thực hành vạch dấu đường thêu dấu nhân.
-HS nêu mục 2-SGK và theo dõi các thao tác GV hướng dẫn.
-HS tập thêu các mũi thêu tiếp theo.
-HS nêu và thực hiện.
-HS nhắc lại cách thêu dấu nhân.
-HS tập thêu chữ V.
	3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài để tiết sau thực hành.
Ngày soạn:
Ngày dạy: Thứ sáu ngày tháng 11 năm 2011
Toán
Đ55: Nhân một Số thập phân với một số tự nhiên
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	-Nắm được quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
	-Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
II/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm vào bảng con: 35,6 – 18,65 = ?
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
	2.2-Kiến thức:
a) Ví dụ 1:
-GV nêu ví dụ: 1,2 x 3 = ? (m)
-Cho HS đổi các đơn vị ra dm sau đó thực hiện phép nhân.
-GV hướng dẫn HS thực hiện phép nhân số thập phân với một số tự nhiên: 
Đặt tính rồi tính. 1,2
 3
 3,6 (m)
-Cho HS nêu lại cách nhân số thập phân : 1,2 với số tự nhiên 3.
b) Ví dụ 2:
-GV nêu ví dụ, hướng dẫn HS làm vào bảng con.
-GV nhận xét, ghi bảng.
-Cho 2-3 HS nêu lại cách làm.
c) Nhận xét:
-Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm thế nào?
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét.
-HS đổi ra đơn vị cm sau đó thực hiện phép nhân ra nháp.
-HS nêu.
-HS thực hiện đặt tính rồi tính:
 0,46
 12
 092
 046
 05,52
-HS nêu.
-HS đọc phần nhận xét SGK
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (56): Đặt tính rồi tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào bảng con. 
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 (56): Viết số thích hợp vào ô trống
 -Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào nháp. 
-Chữa bài. 
*Bài tập 3 (56):
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán, làm vào vở.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
*Kết quả: 
17,5
20,9
2,048
102
*Kết quả:
 Tích: 9,54 ; 40,35 ; 23,89
*Bài giải:
 Trong 4 giờ ô tô đi được quãng đường là:
 42,6 x 4 = 170,4 ( km )
 Đáp số: 170,4 km
	3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học
Âm nhạc:
Tiết: 11. - ễn tập bài hỏt: Khăn quàng thắm mói vai em.
 - Tập đọc nhạc: TĐN số 3
I/ Mục tiờu: - H/s hỏt đỳng giai điệu và thuộc lời ca, biết thể hiện tỡnh cảm.
 - HS biết hỏt và gừ đệm theo tiết tấu, phỏch, nhịp và biểu diễn.
 - Biết đọc đỳng cao độ, trường độ và ghộp lời ca bài TĐN số 3.
II/ Chuẩn bị:- G/v: Nhạc cụ quen dựng, bài TĐN số 3.
III/Hoạt động dạy học: 
1/ Ổn định lớp:
2/ KTBC:-GọiHS hỏt.Đọc bài TĐN số 2.
 -Cho HS hỏt thay KĐG.
3/Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng: 
- Hỏt
- Vài HS đơn ca hoặc đọc nhạc.
- Cả lớp.
- 1 HS nhắc lại đề bài.
* ễn tập bài hỏt: Khăn quàng thắm mói vai em.
Hướng dẫn ụn tập kết hợp gừ đệm theo phỏch, nhịp, tiết tấu. 
- HS lắng nghe.
- Lớp – nhúm – cỏ nhõn.
* Hỏt kết hợp vận động phụ họa với bài hỏt: Cú thể HD gợi ý như sau:
+ ĐT 1: ( cõu 1)Đưa hai tay từ dưới lờn về phớa trước, nghiờng đầu về trỏi nhỳn chõn theo nhịp 2.
+ DT 2: ( cõu 2) Hai tay từ từ để trờn vai, đầu đưa sang phải theo nhịp 2.
+ ĐT 3: (cõu 3,4) Hai tay từ từ đưa xuống nắm vào nhau để trước ngực, chõn nhỳn theo nhịp.
+ ĐT 4: (cõu 5-9) Người đu đưa chõn nhỳn theo nhịp 2.
+ ĐT 5: ( cõu 10) Tay đưa lờn vai, chõn nhỳn theo nhịp nhàng.
- Lớp đứng tại chỗ tập theo hướng dẫn.
- Từng nhúm lờn biểu diễn.
* TĐN số 3: Cựng bước đều.
- GV đớnh bài TĐN và hỏi: “Cú những hỡnh nốt gỡ? So sỏnh 6 nhịp đầu và 6 nhịp sau cú chỗ nào giống, khỏc nhau?
- GV ghi bảng cỏc hỡnh nốt và LT cao độ.
- Hướng dẫn luyện tập tiết tấu.
- Hướng dẫn TĐN: Đọc chậm, rừ ràng sau đú kết hợp cao độ và trường độ.
- Cho HS ghộp lời ca.
- HS nhận nờu nhận xột:
- Đụ – Rờ – Mi – Pha – Son.
- Giống 5 nhịp đầu, khỏc một nhịp cuối.
- Lớp – nhúm – cỏ nhõn.
- Lớp – nhúm – cỏ nhõn.
- Lớp – nhúm – cỏ nhõn. 
-Củng cố: Chọn 2 HS trỡnh bày bài TĐN.
-Nhận xột,
- Giỏo dục,dặn dũ: Về nhà chộp bài TĐN vào vở và luyện hỏt đỳng và thuộc lời ca.
- 2 em HS trỡnh bày.
- Nhận xột.
- Lắng nghe.
Lịch sử
Đ11: Ôn tập: Hơn tám mươi năm
chống thực dân pháp xâm lược và đô hộ(1858-1945)
I/ Mục tiêu:
Qua bài này giúp HS nhớ lại những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 –1945 và ý nghĩa của những sự kiện đó.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bản đồ hành chính Việt Nam.
-Bảng thống kê các sự kiện đã học ( từ bài 1 đến bài 10).
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Giới thiệu bài:
	GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2-Ôn tập:
a) Hướng dẫn học sinh ôn tập.
? Học sinh đọc câu hỏi 1, 2, 3.
- Hướng dẫn học sinh làm cá nhân.
- Giáo viên treo bảgn thống kê dán từng nội dung một.
? Gọi học sinh trình bày nội dung.
- Giáo viên bóc nội dung ở bài thống kê.
- Học sinh nối tiếp đọc câu hỏi 1, 2, 3.
- Học sinh kiểm tra bảng thống kê cá nhân đã làm ở nhà.
- Học sinh trình bày.
Thời gian
Sự kiện tiêu biểu
Nội dung cơ bản (hoặc ý nghĩa lịch sử) của sự kiện
Các nhân vật lịch sử tiêu biểu
1/9/1858
Pháp nổ song xâm lược nước ta
Mở đầu quá trình Thực dân Pháp xâm lược
1859 – 1864
-Phong trào chống Pháp của Trương Định
- Phong trào nổ ra từ những ngày đầu khi Thực dân Pháp vào đánh chiếm Gia Định.
Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định
3/2/1930
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
- Cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo.
8/1945
Cách mạng tháng 8
- Ngày 19/8 là ngày kỉ niệm cách mạng tháng 8 của nước ta.
2/9/1945
Bác Hồ đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình.
- Tuyên bố với toàn thể quốc dân  quyền tự, do, độc lập. 
Câu 4: ? Nêu tên sự kiện lịch sử tương ứng với các năm trên trục thời gian.
b) Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi. Ô chữ kì diệu: Tuyên Ngôn độc lập.
- Giáo viên bao quát, giúp đỡ.
- Biểu dương.
- Học sinh làm cá nhân- trình bày.
- Học sinh chia 3 đội chơi- trọng tài.
	4. Củng cố: 	- Hệ thống nội dung.
	5. Dặn dò:	Về học bài.
Tập làm văn
Đ22: Luyện tập làm đơn
I/ Mục tiêu:
	-Củng cố kiến thức về cách làm đơn.
	-Viết được một lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết. Qua đề bàilàm đơn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
II/ Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ viết mẫu đơn.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ:
	HS đọc lại đoạn văn, bài văn về nhà các em đã viết lại.
	2-Dạy bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
	Tong tiết học hôm nay, gắn với chủ điểm Giữ lấy màu xanh, các em sẽ luyện tập viết lá đơn kiến nghị về bảo vệ môi trường.
	2.2-Hướng dẫn HS viết đơn:
-Mời một HS đọc yêu cầu.
-GV treo bảng phụ đã viết sẵn mẫu đơn.
-Mời 2 HS đọc mẫu đợn.
-GV Cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn:
+Đầu tiên ghi gì trên lá đơn?
+Tên của đơn là gì?
+Nơi nhận đơn viết như thế nào?
+Nội dung đơn bao gồm nhưng mục nào?
+GV nhắc HS: 
+)Người đứng tên là bác tổ trưởng dân phố (đề 1) ; bác tổ trưởng dân phố hoặc trưởng thôn (đề 2).
+)Trình bày lý do viết đơn sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục để các cấp thấy rõ tác động nguy hiểm của tình hình đã nêu, tìm ngay biện pháp khắc phục hoặc ngăn chặn.
-Mời một số HS nói đề bài đã chọn.
-Cho HS viết đơn vào vở.
-HS nối tiếp nhau đọc lá đơn.
-Cả lớp và GV nhận xét về nội dung và cách trình bày lá đơn.
-HS đọc.
-Quốc hiệu, tiêu ngữ.
-Đơn kiến nghị.
-Kính gửi: UBND Thị trấn Phố Ràng
-Nội dung đơn bao gồm:
+Giới tiệu bản thân.
+Trình bày tình hình thực tế.
+Nêu những tác động xấu đã xảy ra hoặc có thể xảy ra.
+Kiến nghị cách giải quyết.
+Lời cảm ơn.
-HS nêu.
-HS viết vào vở.
-HS đọc.
	3-Củng cố, dặn dò:
	-GV nhận xét chung về tiết học. Dặn một số HS viết đơn chưa đạt yêu cầu về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh lá đơn.
-Yêu cầu HS quan sát một người trong gia đình, chuẩn bị cho tiết TLV tới
sinh hoạt lớp
 I. Mục tiêu: 
	- Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong tuần qua.
	- Từ đó sửa khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, nắm được phương hướng tuần sau.
	- Giáo dục học sinh thi đua học tập.
II. Hoạt động dạy học:
	1. ổn định lớp:
	2. Sinh hoạt.
 a) Nhận xét chung 2 mặt: đạo đức và văn hoá.
	- Lớp trưởng nhận xét.
	- Tổ thảo luận g rút ra kết luận.
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ưu điểm, nhược điểm trong tuần.
 - Biểu dương những học sinh có thành tích,phê bình những bạn có khuyết điểm.
 b) Phương hướng tuần sau:
 - Khắc phục nhược điểm.
 - Thi đua học tập giành nhiều điểm tốt
 - Tiếp tục rèn chữ, giữ vở và chuẩn bị bài tuần sau.
	- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
 - Đi học đều và đúng giờ
	3. Củng cố- dặn dò: Chuẩn bị bài tuần sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 4 tuan 11 sua chuan hdngthmt.doc