Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Bùi Thị Điều

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Bùi Thị Điều

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:- Hiểu nghĩa các từ khó phần chú giải.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi, chú bé Nguyễn Hiền thông minh, vượt khó nên đỗ Trạng nguyên khi 13 tuổi.

 2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng, ca ngợi

 3. Thái độ: Có ý thức vượt khó trong học tập.

 II. Đồ dùng dạy học:

 - GV:

 - HS:

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Bùi Thị Điều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Thứ hai, ngày 31 tháng 10 năm 2011
Toán:
NHÂN VỚI 10, 100, 1000, CHIA CHO 10, 100, 1000, 
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - Biết thực hiện phép nhân với một số tự nhiên với 10, 100, 1000,  và chia một số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,  cho 10; 100; 1000; 
	2. Kĩ năng: - Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) với (cho) 10; 100; 1000; 
	3. Thái độ: - Tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV:
	- HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Viết số thích hợp vào ô trống: 
5 
 2016 Í 5 = Í 2016
1056
 1056 Í 7 = 7 Í 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn học sinh nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia một số tròn chục cho 10
* Nhân một số tự nhiên với 10
- Ghi phép nhân lên bảng : 35 Í 10 = ?
- Yêu cầu HS vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để nêu.
 35 Í 10 = 10 Í 35
 = 1 chục Í 35 = 35 chục = 350
Vậy 35 Í 10 = 350
- Hướng dẫn HS tìm ra kết quả của phép nhân 
- Cho HS nêu nhận xét để rút ra kết luận chung (Nhân 35 với 10 chỉ cần thêm vào bên phải 1 chữ số 0)
+ Khi nhân một số tự nhiên với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 bên phải số đó.
* Chia một số tròn chục cho 10
- Nêu phép chia: 35 : 10 
- Cho HS nhận xét mối quan hệ của 35 Í 10 và 350 :10 (35 Í 10 = 350; 350 : 10 = 35) 
+ Lấy tích chia cho 1 thừa số thì kết quả được thừa số còn lại
- Cho HS nhận xét số bị chia và thương (thương chính là số bị chia xoá đi một chữ số 0 bên phải)
- Yêu cầu HS rút ra kết luận chung (Khi chia một số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó)
c) Hướng dẫn HS nhân một số tự nhiên với 100; 1000; 
* Nhân một số tự nhiên với 100; 1000;  chia một số tròn trăm cho 100; 1000; 
- Nêu các ví dụ a; b rồi hướng dẫn HS 
a) 35 Í 100 = 3500
b) 3500 : 100 = 35
- Gợi ý cho HS nêu kết luận
Kết luận: SGK 
d) Thực hành: 
Bài tập 1: Tính nhẩm
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Cho HS tính nhẩm rồi nêu kết quả.
a) 18 Í 10 = 180 82 Í 100 = 8200
 18 Í 100 = 1800 19 Í 10 = 190
 18 Í 1000 = 18000 75 Í 1000 = 75000 
 9000 : 10 = 900 6800 : 100 = 68
 420 : 10 = 42 9000 : 100 = 90
 2000 : 1000 = 2 9000 : 1000 = 9 Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS 1 ý mẫu
 300kg = .tạ?
Ta có 100kg = 1 tạ, nhẩm thấy 300 : 100 = 3
Vậy 300kg = 3 tạ
- Yêu cầu HS làm các ý còn lại vào vở
- Chấm, chữa bài
Đáp án:
300 kg = 3 tạ
70 kg = 7 yến
800 kg = 8 tạ
300 tạ = 30 tấn
120 tạ = 12 tấn
5000 kg = 5 tấn
4000g = 4 kg
4. Củng cố:
- Khi thực hiện phép tính nhân với số 10, 100, 1000, ta làm thế nào?
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài.
- Hát
- 2 HS lên bảng 
- Cả lớp theo dõi
- Theo dõi
- Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân, nêu kết quả
- Nêu nhận xét
- Lắng nghe
- Theo dõi
- Nhận xét 
- Đưa ra nhận xét 
- Rút ra kết luận
- Theo dõi
- Nêu kết luận
- 1 HS nêu 
- Tính nhẩm, nêu kết quả
- 1 HS nêu 
- Theo dõi
- Làm bài vào vở
- Theo dõi
Tập đọc:
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:- Hiểu nghĩa các từ khó phần chú giải.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi, chú bé Nguyễn Hiền thông minh, vượt khó nên đỗ Trạng nguyên khi 13 tuổi.
	2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng, ca ngợi
	3. Thái độ: Có ý thức vượt khó trong học tập.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: 
	- HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài thi giữa kỳ I
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu chủ điểm và bài 
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài
* Luyện đọc:
- Cho HS đọc toàn bài, chia đoạn (4 đoạn)
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn . Sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ phần chú giải.
- Yêu cầu HS tìm giọng đọc của bài
- Luyện đọc theo nhóm
- Gọi HS đọc toàn bài trước lớp
- Đọc mẫu toàn bài
* Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc 2 đoạn đầu, trả lời câu hỏi:
+ Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? (học đến đâu hiểu ngay đến đó, trí nhớ lạ thường; thuộc hai mươi trang sách một ngày vẫn có thời giờ để chơi diều)
+ Giảng từ: Kinh ngạc (Rất lạ, hoàn toàn bất ngờ) Lạ thường ( khác đến mức phải ngạc nhiên)
+ Nêu ý chính của đoạn 1, 2? ( Tư chất thông minh 
của Nguyễn Hiền)
- Cho HS đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi:
+ Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào? (Nhà nghèo, Nguyễn Hiền phải bỏ học, ban ngày đi chăn trâu Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối mượn vở bạn để học, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là đom đóm, làm bài vào lá chuối khô, xin thầy chấm hộ)
+ Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông trạng thả diều” (vì đỗ Trạng nguyên khi tuổi vẫn còn nhỏ là chú bé thích chơi diều)
+ Nêu ý chính của đoạn 3? (Nguyễn Hiền ham học và có chí vượt khó.)
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 4 (SGK)
+ Kết luận: Mỗi phương án trả lời đều có mặt đúng, câu tục ngữ “Có chí thì nên” đúng nhất ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu cầu HS nêu ý chính của bài
- Bổ sung, hoàn chỉnh:
Ý chính: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, vượt khó đỗ Trạng Nguyên khi mới 13 tuổi.
c) Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc của bài
- Cho HS đọc diễn cảm đoạn 3
4. Củng cố: 
- Nguyễn Hiền là người như thế nào?
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà đọc bài, chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- HS chia đoạn
- HS đọc nối tiếp ( 2 lượt)
- Nêu giọng đọc của bài
- Đọc theo nhóm 2
- 2 HS đọc
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
 - Trả lời câu hỏi
- Theo dõi, nhận xét 
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
 - Trả lời câu hỏi
- Theo dõi, nhận xét 
- Trả lời câu 4 SGK 
- HS nêu ý chính của bài
- Lắng nghe
- HS nhắc lại giọng đọc của bài
- 2 HS đọc, nhận xét 
Lịch sử:
NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Học sinh biết:
	- Tiếp theo nhà Lê là nhà Lý. Lý Thái Tổ là ông vua đầu tiên của nhà Lý. Ông là người đầu tiên xây dựng kinh thành Thăng Long. Lý Thánh Tông đặt tên cho nước là Đại Việt. Kinh đô Thăng Long thời Lý càng phồn thịnh.
	2. Kĩ năng: - Dựa vào tranh ảnh và SGK để tìm kiến thức.
	3. Thái độ: Yêu quê hương đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập
	- HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược?
- Trình bày kết quả và ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự ra đời của nhà Lý
- Giới thiệu cho HS:
+ Năm 1005 vua Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi, tính tình bạo ngược. Lê Long Đĩnh mất Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua. Nhà Lý ra đời.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về việc dời đô ra Thăng Long
- Yêu cầu HS xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư và thành Thăng Long trên bản đồ hành chính.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm
- Yêu cầu các nhóm đọc thông tin ở SGK để lập bảng so sánh rồi cho các nhóm trình bày.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng:
 Vùng đất
Hoa Lư
Đại La
ND
So sánh
Vị trí
Không phải vùng đất trung tâm
Trung tâm đất nước
Địa thế
Rừng núi hiểm trở chật hẹp
Đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ
- Nêu câu hỏi:
+ Tại sao Lý Thái Tổ dời đô ra Đại La (Thăng Long ) ? (Vua muốn con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống ấm no)
+ Giới thiệu và giải nghĩa từ: Thăng Long và Đại Việt
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về kiến trúc ở Thăng Long dưới thời nhà Lý
- Đặt câu hỏi:
+ Thăng Long dưới thời nhà Lý được xây dựng như thế nào? (Có nhiều lâu đài; cung điện; đền chùa. Nhân dân ngày càng đông)
4. Củng cố:
- Cho 2 học sinh đọc mục: Bài học (SGK)
- Nhà Lý dời Đô ra Thăng Long và đặt tên nước là gì? Tính đến nay đã bao nhiêu năm?
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài.
- Hát
- 2 HS
- Cả lớp theo dõi
- Lắng nghe
- HS xác định dựa trên bản đồ hành chính Việt Nam 
- Đọc thông tin, thảo luận nhóm 4, lập bảng
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét 
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Nghe câu hỏi
- Trả lời
Đạo đức:
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KỲ I
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: HS biết tại sao phải tiết kiệm thời giờ, tiền của, phải trung thực và vượt khó trong học tập. Biết bày tỏ ý kiến của mình trong những trường hợp thông thường.
	2. Kĩ năng: - Thực hành một số kĩ năng cơ bản đã học từ đầu kì I đến nay thông qua các bài tập.
	3. Thái độ: - Tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Các thẻ màu như qui định
	- HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Vì sao phải tiết kiệm thời giờ?
- Kể một số việc em đã làm để tiết kiệm thời giờ trong học tập?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Ôn tập:
- Yêu cầu HS nêu tên các bài đạo đức đã được học từ đầu năm đến nay:
- Ghi tên các bài:
+ Trung thực trong học tập
+ Vượt khó trong học tập
+ Biết bày tỏ ý kiến
+ Tiết kiệm tiền của
+ Tiết kiệm thời giờ
- Yêu cầu HS nêu nội dung cần ghi nhớ ở từng bài
* Thực hành:
 Bài tập 1: Bày tỏ thái độ về các ý kiến sau:
- Nêu yêu cầu 
- Đưa ra từng ý kiến
a) Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình
b) Thiếu trung thực trong học tập là giả dối
c) Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng
- Yêu cầu HS suy nghĩ, dùng thẻ để bày tỏ thái độ
- Nhận xét, củng cố
Bài tập 2: Hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những ý kiến dưới đây và nêu ý kiến của mình
- Nêu yêu cầu bài tập, nêu các ý kiến
a) Trẻ em có quyền có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến đến trẻ em
b) Cách chia sẻ, bày tỏ ý kiến phải rõ ràng và tôn trọng người nghe.
c) Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của bạn bè, người khác.
d) Mọi ý kiến của trẻ em đều phải được thực hiện.
- Chia lớp thành 4 nhóm
- Tổ chức cho HS th¶o luËn nhóm và nêu ý kiến 
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, kết luận chung:
+ Đáp án: Ý kiến a, b, c , d là đúng
 Ý kiến đ là sai
Bài tập 3: Thảo luận và đóng vai theo các tình huống sau:
a) An rủ Tuấn xé sách vở để lấy giấy gấp đồ chơi
b) Hùng rủ Nam nói dối bố mẹ là chiều thứ sáu phải đi học để trốn đi chơi.
c) Em của em đã có quá nhiều đồ chơi nhưng vẫn đòi mẹ mua thêm đồ chơi nữa. Em sẽ nói gì với em mình.
- Nêu yêu cầu của bài tập  ... bài trên? (nội dung SGK trang 113)
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu 3 và đọc đoạn văn
- Yêu cầu HS so sánh về 2 cách mở bài
- Nhận xét, bổ sung, kết luận: Cách mở bài sau không kể ngay vào sự việc, nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể 
- Chốt lại cách mở bài trong bài văn kể chuyện: Có hai cách mở bài trong văn kể chuyện: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp
* Phần ghi nhớ (SGK)
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
* Phần luyện tập
Bài tập 1: Đọc các mở bài sau và cho biết đó là cách mở bài nào?
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp 4 đoạn nói về cách mở bài của truyện
- Yêu cầu HS làm bài
- Chốt lại lời giải đúng: 
+ Cách a: Mở bài trực tiếp
+ Cách b, c, d: Mở bài gián tiếp
Bài tập 2: Câu chuyện sau mở bài theo cách nào?
(Chuyện “Hai bàn tay” nội dung SGK trang 114)
- Cho HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn mở bài câu chuyện “Hai bàn tay” trả lời câu hỏi:
- Chốt lại câu trả lời đúng: Câu chuyện mở bài theo cách trực tiếp kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện
Bài tập 3: Kể lại phần mở đầu câu chuyện trên theo cách mở bài gián tiếp
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập, làm bài 
- Gọi HS đọc đoạn đoạn viết 
- Nhận xét, cho điểm
4. Củng cố: - Thế nào là mở bài trục tiếp?
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài, hoàn chỉnh bài tập 3.
- Hát
- 2 HS
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS đọc 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm 
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Suy nghĩ tìm đoạn mở bài
- Lắng nghe
- 1 HS nêu yêu cầu, 1 HS đọc đoạn văn
- Lớp đọc thầm, so sánh
- Theo dõi, lắng nghe
- Lắng nghe, ghi nhớ
- 2 HS đọc 
- 1 HS nêu 
- 4 HS đọc nối tiếp 
- Đọc thầm, suy nghĩ làm bài
- Theo dõi
- 1 HS đọc
- Lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- 1 HS nêu yêu cầu, làm bài vào vở bài tập
- HS đọc bài làm
- Theo dõi, nhận xét 
- Lắng nghe
Kể chuyện:
BÀN CHÂN KỲ DIỆU
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:- Hiểu truyện: Rút ra được bài học cho mình từ tấm gương anh Nguyễn Ngọc Ký. 
	2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng nói: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
	- Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe cô kể, nhớ câu chuyện. Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
	3. Thái độ: - Tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Tranh minh họa truyện
	 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Giáo viên kể chuyện: (2 lần)
- Lần 1: Kể không tranh minh hoạ kết hợp giới thiệu về Nguyễn Ngọc Ký
- Lần 2: Kể kết hợp chỉ vào tranh 
* Hướng dẫn HS kể, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- Cho HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập
+ Kể lại từng đoạn của câu chuyện
+ Kể lại toàn bộ câu chuyện
+ Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký?
- Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp:
Lần 1: Mỗi em kể 3 tranh
Lần 2: Mỗi em kể toàn bộ câu chuyện sau đó trao đổi với nhau về điều em học được ở Nguyễn Ngọc Ký
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp (sau khi kể nói về điều em đã học được ở Nguyễn Ngọc Ký)
+ Thi kể từng đoạn
+ Thi kể toàn bộ câu chuyện
- Cùng học sinh nhận xét nhóm, bạn kể đúng và hấp dẫn nhất.
4. Củng cố:	
- Em nhận xét gì về Nguyễn Ngọc Ký?
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về kể lại cho người thân nghe.
- Hát
- Cả lớp theo dõi
- Lắng nghe
- Lắng nghe, quan sát
- Nối iếp nhau đọc yêu cầu 
- Kể chuyện theo cặp
- Kể chuyện, trao đổi, thảo luận, rút ra điều cần học hỏi qua câu chuyện.
- 2 nhóm, mỗi nhóm 2 em kể
- 2 HS kể
- Theo dõi, nhận xét 
Mỹ thuật
Tiết 11
BÀI 11: THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT
XEM TRANH CỦA HỌA SĨ
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh bước đầu hiểu được nội dung của các bức tranh.
Giới thiệu trong bài thông qua bố cục, hình ảnh và màu sắc.
2. Kỹ năng: Học sinh làm quen với chất liệu và kỹ thuật làm tranh.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích vẻ đẹp của các bức tranh
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, que chỉ tranh. Sưu tầm thêm phiên bản của họa sĩ về đề tài.
- Học sinh: Sách giáo khoa, sưu tầm tranh phiên bản của họa sĩ về các đề tài ở sách báo, tạp chí.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III. Giảng bài mới:
- Hát chào giáo viên
- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra.
Hoạt động 1: Xem tranh
1. Về nông thôn sản xuất:
- Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận theo các câu hỏi gợi ý.
Bức tranh vẽ về đề tài gì
Trong bức tranh có những hình ảnh gì?
Đâu là hình ảnh chính?
Bức tranh được vẽ bằng những màu sắc nào
- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét lại: Về nông thôn sản xuất là 1 bức tranh đẹp, có bố cục chặt chẽ, hình ảnh rõ ràng, sinh động, màu sắc hài hòa thể hiện cuộc sống hằng ngày ở nông thôn sau chiến tranh.
2. Tranh gội đầu:
- Là tranh khắc gỗ mẫu của họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910 - 1994) yêu cầu học sinh quan sát vào trong tranh.
Em biết tại sao tác giả lại đặt tên bức tranh là gội đầu không
Theo em bức tranh vẽ về đề tài gì
Hình ảnh nào là chính trong bức tranh
Em thấy cô gái đẹp không ? Đẹp như thế nào ? Có ảnh hưởng gì tới bố cục không?
Vậy đâu là hình ảnh phụ của bức tranh và có ý nghĩa gì?
Em nhận xét gì về màu sắc của bức tranh?
Em có biết ưu điểm của tranh khắc gỗ là gì không?
Em thích tranh nào hơn vì sao?
- Học sinh làm việc theo nhóm cùng thảo luận câu hỏi để trả lời.
- Đề tài chú bộ đội.
- Chú bộ đội cùng vợ đi cày, trong tranh có 2 con bò, con bê con đang nhảy nhót vui vẻ, cảnh nông thôn đổi mới ở sau.
- Là vợ chồng chú bộ đội.
- Được vẽ bằng những màu trong gam màu nóng.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
- Học sinh quan sát để trả lời.
- Vì trong tranh có 1 cô gái đang gội đầu.
- Đề tài sinh họat.
- Là cô gái chiếm gần hết mặt tranh.
- Thân hình cô gái cong mềm mại. Mái tóc đen buông xuống chậu thau cho bố cục vừa vững chãi, vừa uyển chuyển.
- Hình ảnh chậu thau, ghế tre, khóm hồng làm cho bố cục thêm chặt chẽ và mơ mộng.
- Màu sắc nhẹ nhàng dịu dàng, có đậm có nhạt.
- Tranh có thể in được thành nhiều bản
- 4 - 5 học sinh đứng dậy trả lời.
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá
- Giáo viên nhận xét chung về tiết học và khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu tìm hiểu nội dung bức tranh.
- Dặn dò: Quan sát những sinh họat hàng ngày
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhận xét thái độ học tập của các nhóm.
Khoa học
MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA?
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học sinh biết:
	- Trình bày mây được hình thành như thế nào?
	- Giải thích được nước mưa từ đâu ra
	- Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên
2. Kĩ năng: - Dựa vào tranh ảnh, thí nghiệm để tìm kiến thức.
3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Các hình ở bài học trong SGK 
	- HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc mục: Bạn cần biết của bài: “Ba thể của nước”
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong thiên nhiên
- Cho HS thảo luận nhóm 
- Đọc câu chuyện “Cuộc phiêu lưu của giọt nước”
- Nêu câu hỏi:
+ Mây được hình thành như thế nào? (Hơi nước bay lên cao gặp lạnh, ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ tạo nên các đám mây)
+ Nước mưa từ đâu ra? (Từ các giọt nước có trong đám mây rơi xuống đất)
- Cho HS đọc nội dung ở SGK thảo luận, trả lời câu hỏi:
 + Nêu vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên? (Nước bay hơi thành hơi nước rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước, xảy ra lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên).
* Hoạt động 2: Đóng vai “Tôi là giọt nước”
- Yêu cầu HS dựa vào kiến thức của bài và các kiến thức đã học để chơi 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm phân vai đóng các vai: giọt nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa.
- Gọi 1 số nhóm trình bày
- Gọi HS bổ sung, góp ý
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đóng vai tốt nhất
- Cho HS đọc lại mục: Bạn cần biết (SGK)
4. Củng cố:
- Vì sao có mưa?
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 2 HS 
- Cả lớp theo dõi
- Làm việc theo nhóm 2
- Đọc, kết hợp nhìn vào hình vẽ kể lại với bạn
- Lắng nghe, trả lời các câu hỏi
- Lớp đọc thầm, thảo luận, trả lời câu hỏi
- Các nhóm thảo luận, phân vai rồi thống nhất lời thoại cho từng vai.
- Các nhóm trình bày
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc 
Kĩ thuật
Tiết 11
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (tiết 2)
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:- Biết gấp mép vải và khâu đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
	2. Kĩ năng: - Gấp được mép vải và khâu được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột đúng qui trình kĩ thuật.
	3. Thái độ: - Học sinh yêu thích sản phẩm của mình.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Kim, vải, thước kẻ, phấn
	- HS: Kim, vải, thước kẻ, phấn.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Dụng cụ của học sinh 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 3: Thực hành
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình khâu
+ Vạch dấu
+ Gấp mép vải
+ Khâu đột
- GV nhận xét, chốt lại nội dung đúng.
- Yêu cầu HS thực hành trên vải
* Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- GV nêu tiêu chí đánh giá sản phẩm.
- Yêu cầu HS trình bày bài
- Gọi HS nhạn xét các sản phẩm
4. Củng cố:	
- Nêu lại quy trình khâu.
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về chuẩn bị dụng cụ cho giờ sau.
- Hát
- Cả lớp theo dõi
- 2 HS nhắc lại
- Nhận xét
- Thực hành
- Lắng nghe
- HS trình bày phẩm
- Nhận xét
Hoat động tập thể
NHẬN XÉT TUẦN 11
PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 12
I) Nhận xét ưu, khuyết điểm trong tuần
* Ưu điểm: 
	- Thực hiện nền nếp do nhà trường, liên đội và lớp qui định tương đối tốt
	- Học tập: Đa số đã có ý thức học tập, về nhà có học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
	- Lao động vệ sinh: Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, đã tu bổ, chăm sóc cây xanh và khu được phân công vệ sinh sạch sẽ, có kết quả tốt.
	- Các hoạt động khác: Thực hiện tương đối tốt các hoạt động giữa giờ
* Nhược điểm:
	- Còn một số thiếu huy hiệu đội, trang phục chưa sạch đẹp. Còn hiện tượng quên sách vở, chuẩn bị bài chưa tốt.
II) Phương hướng tuần sau:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 tuan 11(2).doc