Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Đoàn Thị Liễu

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Đoàn Thị Liễu

Toán: Nhân với 10, 100, 1000 - Chia cho 10, 100, 1000

I. Mục tiêu:

- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,

- Bài tập cần làm: Bài 1 (a cột 1,2; b cột 1,2); bài 2 (3 dòng đầu).

- KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác.

II. Đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm.

III. Các hoạt động dạy-học:

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Đoàn Thị Liễu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 11
Thứ hai, ngày 31 tháng 10 năm 2011.
Tập đọc: Ông Trạng thả diều	
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (Trả lời được các CH trong SGK).
- KNS: Lắng nghe tích cực; thể hiện sự tự tin; tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy-học:
ND - TL
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ (3’)
3. Bài mới 32’.
a)Luyện đọc:
b)Tìm hiểu bài: 
c) Luyện đọc lại 
3. Củng cố - Dặn dò (3’):
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá chung.
- Giới thiệu chủ điểm:
- Giới thiệu bài
- Gọi 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài.
- Gợi ý HS chia đoạn.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài (2 lượt)
+ Sửa lỗi phát âm cho học sinh.
- Giảng từ ngữ mới trong bài: trạng, kinh ngạc 
- Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm .
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu toàn bài. 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài, kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
+ Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
+ Vì sao chú bé Hiền được gọi là "Ông Trạng thả diều"?
+ Nêu câu hỏi 4 SGK, HS thảo luận trả lời.
- Câu chuyện khuyên ta điều gì?
- GV đọc mẫu. yêu cầu HS lắng nghe, theo dõi để tìm ra giọng đọc đúng.
- HD đọc diễn cảm 1 đoạn.
+ Gọi HS đọc lại đoạn vừa luyện đọc.
+ Tổ chức cho HS thi đọc.
- Tuyên dương bạn đọc hay.
- Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì?
- Truyện đọc này giúp em hiểu ra điều gì?
- Về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị bài sau.
- Hợp tác cùng GV.
- HS quan sát tranh
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.
- 4 đoạn
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài
- HS phát âm các từ sai: chăn trâu,.
- HS đọc nghĩa của từ ở phần chú giải.
- HS luyện đọc nhóm đôi (trong bàn)
- 1 HS đọc cả bài, lớp đọc thầm theo.
- Lắng nghe
- HS đọc thầm đoạn, bài, kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường: Có thể học thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
+ Nhà nghèo, phải bỏ học, ban ngày đi chăn trâu Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. sách của Hiền là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
+ Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.
+ Tuổi trẻ tài cao nói lên Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi. Ông còn nhỏ mà đã có tài
+ Câu Có chí thì nên nói lên Nguyễn Hiền còn nhỏ mà đã có chí hướng, ông quyết tâm học khi gặp nhiều khó khăn
+ Câu Công thành danh toại nói lên Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên, vinh quang đã đạt
- Khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- 1 HS đọc
- 3 HS thi đọc đoạn vừa luyện đọc.
- Bình chọn bạn đọc hay.
- HS nêu.
- Lắng nghe, thực hiện. 
Toán: Nhân với 10, 100, 1000 - Chia cho 10, 100, 1000
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,  và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,
- Bài tập cần làm: Bài 1 (a cột 1,2; b cột 1,2); bài 2 (3 dòng đầu).
- KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy-học:
ND - TL
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ (3’)
3. Bài mới 32’.
a) Nhân một số với 10. 
b) Chia số tròn chục cho 10.
c) HD nhân một số tự nhiên với 100, 1000, ... chia số tròn trăm, tròn nghìn,  cho 100, 1000, ...
d) Luyện tập, thực hành:
3. Củng cố - Dặn dò (3’):
- Gọi HS lên bảng tính: Đổi chỗ các thừa số để tính tích theo cách thuận tiện nhất.
a) 5 x 74 x 2 4 x 5 x 25 
b) 125 x 3 x 8 2 x 7 x 500 
- Nhận xét, đánh giá.
-Giới thiệu bài: 
- HD HS nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10.
- Ghi lên bảng: 35 x 10
- Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân, 35 x 10 bằng mấy?
- 10 còn gọi là mấy chục? 
- 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu? 
- 35 chục là bao nhiêu? 
- Vậy 35 x 10 = 350. 
- Khi nhân một số tự nhiên với 10 ta thực hiện như thế nào ?
 - Viết bảng: 350 : 10
- Gọi HS lên bảng tìm kết quả 
- Vì sao em biết 350 : 10 = 35 ? 
- Em có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35
- Khi chia số tròn chục cho 10 ta thực hiện như thế nào? 
 HD tương tự như nhân một số tự nhiên với 10, chia một số tròn trăm, tròn nghìn,... cho 100, 1000, ...
- Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, ... ta thực hiện như thế nào?
- Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000,... ta làm thế nào?
-Bài 1 a (cột 1,2); 1 b (cột 1,2): 
- GV nêu lần lượt các phép tính, gọi HS trả lời miệng và nhắc lại cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,... chia số tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000,...
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 tạ bằng bao nhiêu kg?
- 1 yến bằng bao nhiêu kg? 1 tấn bằng bao nhiêu kg? 
- HD mẫu: 300 kg = ... tạ 
 Ta có: 100 kg = 1 tạ 
 Nhẩm: 300 : 100 = 3 
 Vậy: 300 kg = 3 tạ 
- Ghi lần lượt từng bài 2 ba dòng đầu lên bảng, gọi HS lên bảng tính, cả lớp tự làm bài vào vở nháp. 
- Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,... ta thực hiện như thế nào?
- Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000 ,... ta thực hiện như thế nào?
- Về nhà xem lại bài. Xem trước bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện (Thanh, Lý)
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- HS tính và nêu kết quả
- là 1 chục. 
- Bằng 35 chục. 
- Bằng 350.
- Ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó 
- 1 HS lên bảng tính (bằng 35) 
- Ta lấy tích chia cho 1 thừa số thì được kết quả là thừa số còn lại.
- Thương chính là số bị chia xóa đi một chữ số 0 ở bên phải.
- Ta chỉ việc xóa bớt đi 1 chữ số 0 ở bên phải số đó
- Ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba,... chữ số 0 vào bên phải số đó.
- Ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba... chữ số 0 ở bên phải số đó. 
- Lần lượt HS nối tiếp nhau trả lời Bài 1a) , 1b) cột 1,2 và nhắc lại cách thực hiện. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- 100 kg. 
- 10 kg, 1000 kg.
- Theo dõi, thực hiện theo. 
- HS lần lượt lên bảng tính và nêu cách tính:
 70kg = 7 yến 800 kg = 8 tạ
300 tạ = 30 tấn 120 tạ = 12 tấn 
 5000 kg = 5 tấn 4000 g = 4 kg
- Ta chỉ việc viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số đó.
- Ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó 
 - Lắng nghe và thực hiện.
Chính tả (Nhớ - viết ): Nếu chúng mình có phép lạ	
I. Mục tiêu: 
- Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ.
- Làm đúng BT3 (viết lại chữ sai chính tả trong các câu đã cho); làm được BT(2) a/b.
- HS khá giỏi làm đúng yêu cầu bài tập 3 trong sách giáo khoa (viết lại các câu).
- KNS: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; tìm kiếm và xử lý thông tin.
II. Đồ dùng dạy-học: - Bảng nhóm ghi nội dung bài tập 2a/b.
III. Các hoạt động dạy-học:
ND - TL
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ (3’)
3.Bài mới 32’.
a) Hướng dẫn viết chính tả
b) HD làm bài tập:
3. Củng cố - Dặn dò (3’):
- Trả bài kiểm tra định kì giữa học kì I. Nhận xét, đánh giá chung.
Giới thiệu bài: 
- Gọi 3 HS đọc 4 khổ thơ đầu của bài. 
- Y/C HS đọc thầm và phát hiện những từ dễ viết sai.
- HD HS phân tích các từ trên và viết lần lượt vào nháp.
- Gọi HS nêu cách trình bày.
-Y/C HS nhớ-viết.
- Yêu cầu HS tự soát lại bài.
- Thu chấm một số bài, nhận xét và chữa.
-Bài 2a) Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Các em hãy đọc thầm bài suy nghĩ để điền vào chỗ trống s hay x cho đúng. 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
*Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Dán 3 phiếu, gọi 3 HS lên bảng thi làm bài.
- Gọi HS đọc lại câu đúng.
- Giảng nghĩa từng câu.
- Gọi HS đọc thuộc lòng các câu trên. 
- Nhận xét tiết học. 
-Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
- HS lắng nghe, điều chỉnh.
- HS lắng nghe
- 3 HS đọc thuộc lòng.
- HS đọc thầm phát hiện từ khó: 
- HS lần lượt phân tích (phân tích từ nào viết vào bảng từ đó).
- HS nêu 
- HS nhớ-viết.
- Tự soát lại bài.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- 1 HS đọc Yêu cầu.
- Suy nghĩ tự làm bài.
- Mỗi dãy cử 3 bạn lên nối tiếp nhau điền s/x vào chỗ trống:
- 1HS đọc
-3HS lên làm.
- 2 HS đọc lại câu đúng.
- Lắng nghe.
- HS đọc thuộc lòng.
- Lắng nghe
- Thực hiện. 
Buổi chiều:
Luyện viết: Bài 9
I.Mục tiêu: 
-HS Viết đúng khoảng cách, độ cao, cỡ chữ như bài mẫu.
-Giáo dục HS ý thức rèn luyện chữ viêt và tính kiên nhẫn trong đời sống.
II. Đồ dùng dạy - học: -Chữ mẫu 
 -Vở luyện viết
III. Hoạt động dạy - học:
ND - TL
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: (3’)
2.Bài mới:
a)Luyện viết các từ khó (5’)
b) Luyện viết vào vở (25’)
c) Chấm chữa bài
3. Củng cố - dặn dò (5’)
-Y/C HS viết bảng con: Công cha, Nghĩa mẹ, Thái Sơn. (kiểu chữ đứng)
-GV nhận xét, bổ sung
-Giới thiệu bài:
-Hướng dẫn HS luyện viết.
-GV hướng dẫn HS viết đúng các từ khó ở trong bài.
-GV hướng dẫn và viết mẫu.
-Y/C HS viết bảng con
-GV nhận xét sửa chữa.
-Y/C HS nhìn bài viết vào vở
-GV theo dõi giúp đỡ HS yếu
-GV thu chấm 1/3 lớp 
-Nhận xét
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà tiếp tục luyện viết
- 3HS lên bảng viết (Hoàng, Hùng, Vương)
 cả lớp viết bảng con
-H S lắng nghe
-H S quan sát, theo dỏi
- HS viết bảng con
-HS viết vào vở
- HS viết xong soát lại bài
-Nộp bài
-HS nghe và thực hiện
Địa lí: Ôn tập 
I. Mục tiêu: 
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục, và hoạt động san xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc bộ. 
- KNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác; 
II. Đồ dùng dạy-học: - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
 - Phiếu học tập kẻ sẵn các cột ở HĐ2.
III. Các hoạt động dạy-học:
ND - TL
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ (3’)
3.Bài mới 32’.
Hoạt động 1:
Hoạt động 2:
Hoạt động 3:
Hoạt động 4:
3. Củng cố - Dặn dò (3’):
- Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát?
- Kể tên một số địa danh nổi tiếng ở Đà Lạt?
- Nhận xét, ... i sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện cuộc trao đổi. 
- Cùng GV nhận xét, bổ sung. 
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc truyện.
+ HS 1: Từ đầu...đường đó.
+ HS 2: Phần còn lại. 
- HS lắng nghe, tìm đoạn mở bài. 
- HS khác nhận xét. 
- Lắng nghe. 
- 1 HS đọc Yêu cầu và nội dung.
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm phát biểu
- các nhóm khác nhận xét. 
- Lắng nghe.
- Mở bài trực tiếp là kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
- Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể. 
- 3 HS đọc ghi nhớ. 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 cách mở bài 
- HD đọc thầm, suy nghĩ tìm câu trả lời và tự giải thích. 
- Lần lượt HS phát biểu: 
- HS nhận xét câu trả lời của bạn
- 1 HS đọc cách a), 1 HS đọc 1 trong 3 cách kia
- 1 HS đọc to trước lớp. 
- lắng nghe, thực hiện đọc thầm suy nghĩ trả lời.
- Mở bài theo cách trực tiếp , kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện: Bác Hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê.
- 1 HS đọc lại ghi nhớ.
- Lắng nghe, thực hiện.
Toán: Mét vuông
I. Mục tiêu: 
- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; đọc, viết được “mét vuông”, “m2”.
- Biết được 1m2 = 100dm2 . Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2, cm2.
- Bài tập cần làm: Bài 1; 2 (cột 1); 3.
- KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy-học: - Hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có diện tích 1dm2
III. Các hoạt động dạy-học:
ND - TL
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ (3’)
3.Bài mới 32’.
a) Giới thiệu mét vuông
b) Luyện tập, thực hành:
Bài 2 
Bài 3: 
ủng cố - Dặn dò (3’):
- Gọi HS đọc: 45 dm2, 956 dm2; 8945dm2 . 
- Nhận xét, đánh giá.
-Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu đơn vị đo diện tich mét vuông (như SGK)
- Mét vuông viết tắt là: m2 
- Y/C HS đếm số ô vuông có trong hình
- 1m 2 = 100 dm2 và ngược lại 
+ Bài 1: Yêu cầu HS thực hiện vào SGK.
- Gọi lần lượt 2 HS lên bảng, 1 HS đọc, 1 HS viết. 
+ (Cột 1): Ghi lần lượt từng phép tính lên bảng, Yêu cầu HS thực hiện vào nháp.
+ Gọi HS đọc đề toán.
- Yêu cầu HS giải bài toán trong nhóm đôi (phát bảng nhóm cho 2 nhóm).
- Gọi nhóm lên đính kết quả và nêu cách giải. 
- Kết luận bài giải đúng. 
- Trong các đơn vị đo diện tích đã học, đơn vị nào lớn nhất?
- Dặn HS về ôn lại và chuẩn bị bài tiết sau.
- HS đọc (Lý, Lộc).
 - Cùng GV nhận xét, giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Lắng nghe.
- HS quan sát và theo dõi.
- có 100 ô vuông 1 dm2 
- 3 HS nêu lại mối quan hệ trên.
- HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng thực hiện. 
- HS thực hiện vào nháp.
1m2 = 100dm2 
100dm2 = 1m2 
1m2 = 10 000cm2 
10 000cm2 = 1m2 
- 1 HS đọc đề toán.
- HS giải bài toán trong nhóm đôi.
- đính bảng nhóm và nêu cách giải.
 Diện tích của một viên gạch là:
 30 x 30 = 900 (cm2)
 Diện tích căn phòng là:
 900 x 200 = 180000 (cm2)
 180000 cm2 = 18 m2
 Đáp số: 18m2
- Mét vuông lớn nhất.
- Nghe, thực hiện.
Lịch sử: nhà Lý dời đô ra Thăng Long
I. Mục tiêu: 
- Nêu được những lý do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.
- Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.
- KNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác; quản lý thời gian.
II. Đồ dùng dạy-học: - Bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy-học:
ND - TL
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ (3’)
3.Bài mới 32’.
Hoạt động 1:
Hoạt động 2:
Hoạt động 3: 
3. Củng cố - Dặn dò (3’):
- Hãy trình bày tình hình nước ta trước khi quân Tống sang xâm lược?
- Em hãy nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược?
- Giới thiệu bài: 
* Tìm hiểu: Nhà Lý - sự nối tiếp nhà Lê
- Gọi HS đọc SGK/30 từ Năm 2005 ...nhà Lý bắt đầu từ đây.
- Sau khi vua Đại Hành mất, tình hình đất nước ta như thế nào? 
- Nhà Lý ra đời vào năm nào? trong hoàn cảnh nào? 
Kết luận: Năm 1009, nhà Lê suy tàn, nhà Lý nối tiếp nhà Lê xây dựng đất nước ta. 
* Tìm hiểu nội dung: Nhà Lý dời đô ra Đại La, đặt tên kinh thành là Thăng Long 
- Treo bản đồ hành chính VN, gọi HS lên xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư và Đại La (Thăng Long). 
- Gọi HS đọc SGK/30 từ "Mùa xuân... màu mỡ này".
- Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
- Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô về thành Đại La? 
- Kết luận
* Tìm hiểu về Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý.
- Gọi HS đọc từ "Tại kinh thành...đất Việt"
- Y/C HS quan sát các hình 2 SGK TLCH: Thăng Long dưới thời Nhà Lý đã được xây dựng như thế nào?
Kết luận: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/31.
- Em biết Thăng Long còn có những tên gọi nào khác nữa? Xem trước bài sau.
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời (Diệp, Mỹ Lan)
- Cùng Gv nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc to trước lớp.
- Lê Long Đĩnh lên làm vua. Nhà vua tính tình rất bạo ngược nên người dân rất oán giận.
- Năm 1009 trong hoàn cảnh: Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn là một vị quan trong triều đình nhà Lê. Ông là người thông minh, văn võ đều tài, đức độ cảm hóa được lòng người nên được các quan trong triều tôn lên làm vua.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- 1 HS lên bảng xác định. 
- 1 HS đọc to trước lớp
- Vì Đại La là vùng đất trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi.
- Lý Thái Tổ suy nghĩ để cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no thì phải dời đô từ miền núi chật hẹp Hoa Lư về vùng Đại La, một vùng đồng bằng rộng lớn, màu mỡ 
- Lắng nghe, ghi nhớ.
 - 1 HS đọc to trước lớp.
- Tại kinh thành Thăng Long nhà Lý đã cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông, tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp vui tươi.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- 3 HS đọc to trước lớp
- Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Hà Nội. 
Buổi chiều:
BD Toán: Luyện nhân với số có một chữ số
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số 
II. Đồ dùng dạy-học: 
III. Các hoạt động dạy-học:
ND - TL
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ (10’)
3.Bài mới 25’:
Bài 1: 
Bài 2: 
Bài 3:
3. Củng cố - Dặn dò (3’):
- Cho HS làm bài tập còn lại của buổi sáng.
- Giới thiệu bài: 
- Tính nhanh
a) 5 x 785 x 2 8 x 356 x 125
b) 1250 x 679 x 8 5 x 4685 x 20 
- Gọi 2HS lên bảng làm.
- Y/C cả lớp làm bảng con.
- Nhận xét. chữa và đánh giá bài HS trên bảng
- Đặt tính 
456123 x 5 538409 x 6 655237 x 6
- Gọi 3HS lên bảng làm, cả làm vào vở
- Nhận xét, đánh giá
Bài 3: 2 xã được cấp 455550 cây giống. Hỏi 1 huyện có 7 xã thì được cấp bao nhiêu cây giống ?
- Hướng dẫn HS phân tích và tóm tát bài toán rồi giải 
- Gọi 1HS lên bảng làm, cả lớp giải vào vở.
- Nhận xét, đánh giá
Nhận xét tiết học 
Dặn HS vền ôn lại và chuẩn bị bài tiết sau
- Thực hiện vào VBT
- 1HS đọc Y/C BT
- 2HS lên bảng làm.
- Lớp làm bảng con
- Nhận xét, chữa.
- 1HS đọc Y/C BT
- 3HS lên bảng làm, cả làm vào vở
- Nhận xét, chữa.
- 3HS đọc bài toán
- Phân tích và tóm tát bài toán rồi giải vào vở.
- 1HS lên bảng làm
ĐS: 1594425 cây
- Nhận xét - chữa bài 
HDTHT: Tiết 1 - Tuần 11
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép nhân (chia) một số tự nhiên với 10, 100, 1000 (BT1), nhân với số tròn chục (BT3
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo độ dài (BT2) và giải toán (BT4).
- Giải được bài đố vui (BT5)
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác và yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy-học: - Sách thcj hành Toán 4 - Tập 1. 
III. Các hoạt động dạy-học:
ND - TL
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ (3’)
3. Bài mới (32’)
Bài 1: Tính nhẩm
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
Bài 3: Đặt tính rồi tính:
Bài 4:
Bài 5: Đố vui:
3. Củng cố - Dặn dò (3’):
- Gọi 2HS làm lai BT 3,4 tiết 2 - Tuần 10
- Nhận xét, đánh giá
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn thực hành:
a) 35 x10 = . 125 x 100 = .. 4127 x 1000 = 
b) 5000 : 10 = 7000 : 100 =... 190 000 : 1000 = 
- Gọi HS lần lượt nêu miệng kết quả
- GV và HS nhận xét, chữa.
a)100kg = tạ 1000g = kg 1000kg =  tấn
 500kg = tạ 2000g = kg 4000kg = .tấn
b)100cm =m 1000m = km 1000mm = m
 300cm - m 6000m =.km 7000mm =.m
- Y/C HS làm bài vào vở
- Gọi 3HS lên bảng làm
- Hướng dẫn HS nhận xét chữa và đánh giá.
a) 2416 x 60 b) 1362 x 300 c) 4700 x 50
- Gọi 3HS lên bảng làm
- Cả lớp làm bảng con
- Hướng dẫn HS nhận xét chữa và đánh giá.
+ Có 4 trường tiểu học, mỗi trường được nhận 5 thùng sách, mỗi thùng có 124 quyển sách. Hỏi 4 trường đó được nhận tất cả bao nhiêu quyển sách?
- Hướng dẫn HS phân tích và tóm tắt bài toán.
- Y/C HS làm bài vào vở
- Gọi 1HS lên bảng làm
- Hướng dẫn HS nhận xét chữa và đánh giá.
+ Tính bằng cách thuận tiện nhất
a) 1999 x 2 x 5 = . b) 2 x 19 x 50 = ..
 =  =.
- Chia nhóm thi giải, nhóm nào xong trước, đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
- Nhận xét, đánh giá.
- Hệ thống kiến thức vừa luyện
- Dặn HS về luyện lại và chuẩn bị bài tiết sau
- 2HS lên bảng làm( Hoàng, Hạnh)
- Lắng nghe.
- 2HS đọc Y/C BT
 - HS tính nhẩm và nêu miệng kết quả
- Lớp nhận xét, chữa.
- 2HS đọc Y/C BT
- Cả lớp làm bài vào vở
- 3HS lên bảng làm
- Lớp nhận xét, chữa.
- 1HS đọc Y/C BT
- 3HS lên bảng làm
- Lớp làm bảng con
- HS nhận xét, chữa.
- 3HS đọc bài toán
-HS phân tích và tóm tắt bài toán 
- 1HS lên bảng làm, lớp giải vào vở. Bài giải.
4 trường nhận được số thùng sách là:
 5 x 4 = 20 (thùng)
Số sách 4 trường nhận được là:
 124 x 20 = 2480 (quyển)
 Đáp số: 2480 quyển 
- Các nhóm thi giải câu đố.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét đánh giá
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Thực hiện
Sinh hoạt: Sinh hoạt Độ
I. Mục tiêu: 
- Qua tiết sinh hoạt giúp học sinh hiểu được ưu khuyết điểm trong tuần để cùng nhau tiến bộ.
- Nắm được kế hoạch tuần 12.
II.Nội dung sinh hoạt : 
- Huynh trưởng nhận xét các hoạt động trong tuần.
1. Đạo đức:
Đa số các em chăm ngoan, đi học chuyên cần, đúng giờ. Các em lễ phép kính yêu thầy cô giáo.
2. Học tập
Trong tuần này các em đi học đầy đủ. Có sự chuẩn bị bài và đồ dùng đầy đủ. Nhiều em có tiến bộ trong các giờ học, chú ý xây dựng bài sôi nổi, trình bày bài làm cẩn thận.
3. Các hoạt động khác.
- Thực hiện tốt nề nếp ra về.
- Vệ sinh sạch sẽ.
4. Kế hoạch tuần 12:
 - Phát động học sinh thi đua học tập giành nhiều điểu 9-10 chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
 - Thực hiện tốt nề nếp học tập
 - Sinh hoạt đầu giờ, giữa buổi nghiêm túc.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L4 T11 2 buoi CKT lieu.doc