Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Lê Hữu Trình

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Lê Hữu Trình

LỊCH SỬ NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG

I/ Mục tiêu:

 - Học xong bài, HS biết:Tiếp theo nhà Lê là nhà Lý, Lý Thái Tổ là ông vua đầu tiên của nhà Lý. Ông cũng là người đầu tiên xây dựng kinh thành Thăng Long( nay là Hà Nội).Sau đó , Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt.

-Kinh đô Thăng Long thời Lý ngày càng phồn thịnh.

-HS yêu đất nước và bảo vệ đất nước. Hỗ trợ HS diễn đạt trọn ý, nói rành mạch

II/ Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính Việt Nam.Phiếu học tập của HS.

III/ Hoạt động dạy và học:

1-Ổn định :

 2-Kiểm tra:(3-5) GV kiểm tra HS bài Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất ( Năm 981 ).

H: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào? Lan

 H:Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào? Hoàn

 H: Nêu bài học Kiên

 GV nhận xét, ghi điểm

 

doc 26 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Lê Hữu Trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Ngày soạn :30/10/2011 Ngày dạy: 31/10/2011
ĐẠO ĐỨC: CÓ GV CHUYÊN DẠY
TẬP ĐỌC ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I/ Mục đích yêu cầu: - Đọc trôi chảy toàn bài và hiểu nội dung bài qua từng đoạn. Rèn cách đọc: Đọc trơn tru, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.
 - Hiểu từ ngữ :trạng, kinh ngạc
 - Ca ngợi chú be ù Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
II/ Đồ dùng dạy học: Gv: Tranh minh họa nội dung bài học sgk.
Hs: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi, tìm trước đại ý của bài.
III/ Hoạt động dạy học 1 Ổn định: trật tự
2 Bài cu:õ( 3’-5’)Kiểm tra những bài về chủ “ Trên đôi cánh ước mơ” Linh. Huy
3 Bài mới: Giới thiệu bài bằng tranh
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
HĐ 1:(8’-10’)Luyện đọc
Mục tiêu: Đọc to, rõ, phát âm đúng, ngắt nghỉ đúng dấu câu
-Gọi một học sinh đọc toàn bài.
-Gọi h/s đọc chú giải.
H: Bài văn chia làm mấy đoạn?
-Gọi học sinh đọc nối tiếp theo đoạn lần một kết hợp sửa phát âm cho h/s.
-Gọi học sinh đọc nối tiếp lần hai 
-Gọi một học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài
-Giáo viên đọc mẫu bài-hướng dẫn cách đọc bài.
HĐ 2:(13’-15’) Tìm hiểu bài
Mục tiêu: Ca ngợi chú be ù Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
-Cả lớp đọc thầm đoạn 1,2
H: Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào?Hoàn cảnh gia đình cậu như thế nào?
H: Cậu bé thích chơi trò chơi gì?
H:Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?.
H:Đoạn 1, 2 nói lên điều gì?
-Yêu cầu h/s đọc đoạn 3.
H: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
H: Đoạn 3 nói lên điều gì?
-Yêu cầu h/s đọc đoạn 4
H: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông trạng thả diều”?
-Một học sinh đọc câu hỏi yêu cầu các bạn trả lời, giáo viên chốt ý đúng:
Mỗi phương án trả lời đều có mặt đúng. Nguyễn Hiền “ tuổi trẻ tài cao” là người “ công thành danh toại”, nhưng điều mà câu chuyện muốn khuyên ta là “ có chí thì nên”. Câu tục ngữ “ có chí thì nên” nói đúng nhất ý nghĩa câu truyện.
H:Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
H: Đoạn cuối bài nói lên điều gì?
Đại ý: Bài văn ca ngợi chú bé Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi.
HĐ 3:(5’-7’) Đọc diễn cảm
Mục tiêu: Rèn HS cách đọc diễn cảm.
-Giáo viên viết đoạn văn: “Thầy phải kinh ngạc vì chú bé học đến đâu hiểu ngay đến đó.còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong.”
giáo viên hướng dẫn đọc – gạch chân những từ in đậm
-Gọi một học sinh đọc đoạn văn
-Giáo viên đọc mẫu đoạn văn
-Cho học sinh thảo luận nhóm theo bàn đưa ra cách đọc và thi đọc diễn cảm.
-Thi đọc diễn cảm theo nhóm
-Giáo viên cùng học sinh nhận xét, tuyên dương những nhóm đọc tốt
4/ Củng cố:(2’-3’) Giáo viên chốt bài
H: Truyện này giúp em hiểu ra điều gì?
5/ Dặn dò: về học bài và chuẩn bị bài “Có chí thì nên”
-Một học sinh đọc bài.
- H/s đọc.
-Bốn đoạn
Đoạn 1: Từ đầu =>làm diều để chơi.
Đoạn 2: tiếp theo=> chơi diều.
Đoạn 3: Tiép theo =>của thầy.
Đoạn 4: Phần còn lại
-Học sinh đọc nối tiếp theo đoạn
-Đọc bài theo nhóm đôi( sửa sai cho bạn)
-Một học sinh đọc bài
-Đọc thầm đoạn 1,2
- Trả lời câu hỏi
-H/s đọc bài.
-H/s đọc bài.
-2 học sinh đọc đại ý
-Học sinh lắng nghe
-Một học sinh đọc
-Học sinh thảo luận nhóm
-Thi đọc theo nhóm
-Nhận xét việc đọc của nhóm bạn
TOÁN : NHÂN VỚI 10,100,1000, CHIA CHO 10,100,1000,
I/ Mục tiêu: - Giúp học sinh:Biết cách thực hiện nhân một số tự nhiên với 10;100;1000; và chia số tròn trục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10;100;1000;Biết thực hiện chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10,100,1000..
-Vận dụng để tính nhanh khi nhân( hoặc chia) với(hoặc cho) 10;100;1000;
- Trình bày bài làm sạch, đẹp
II/ Chuẩn bị:Gv:Bãng phụ ghi trước nhận xét chung.
Hs: Xem trước bài.
III/ Hoạt động dạy học:1 Oån định: Trật tự
2 Bài cũ: (3’-5’)Gọi 2 học sinh lên làm bài tập số 4: Hiệp, Thiện
a = a = a a = a = 0
Giáo viên nhận xét- ghi điểm.
3 Bài mới: ,
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
HĐ 1:(7’-8’) Hướng dẫn nhân một số tự nhiên vơi10, chia số tròn chục cho 10.
Mục tiêu: Nhận biết cách thực hiện nhân , chia tròn chục, trăm , nghìn
a/ Nhân với 10.
-Giáo viên ghi phép tính lên bảng: 35 x 10 = ?
Cho học sinh nêu trao đổi về cách làm.
= 1 chục 35 = 35 chục = 350 ( gấp 1 chục lên 35 lần)
 =>Vậy : 35 10 = 350
H: Em có nhận xét gì về thừa số 35 với tích 350? 
-Cho học sinh đọc nhận xét chung như sgk.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh từ 35 10 = 350 suy ra 350 : 10 = 35
-Giáo viên viết phép chia: 350 : 10 = ?
12 10 78 10
457 10	7891 10
Gọi học sinh nhận xét như sgk
b/Hướng dẫn học sinh nhân với 100,1000 hoặc chia cho số tròn trăm, tròn nghìn,  cho 100,1000.
Tương tự ta có: 35 100 = 3500 
 35 1000 = 35000 
 3500 : 100 = 35 
 35000 : 1000 = 35
-Học sinh nêu nhận xét chung sgk.
HĐ 2:(15’-17’) Thực hiện nhân , chia
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức liên quan để nhân, chia thành thạo
Bài 1: Tính nhẩm
Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ và trả lời.
-GV ghi kết quả
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
-Giáo viên hướng dẫn:
300 kg =  tạ
-Cho học sinh thảo luận nhóm bàn
-Các nhóm lần lượt mang kết quả đã làm lên dán.
-Giáo viên và học sinh nhận xét.
4 Củng cố:(2’-3’) 
- Gọi học sinh nêu lại cách nhân với 10,100,1000,.. và chia cho 10,100,1000. Về làm lại bài tập.
- Chuẩn bị: “ Tính chất kết hợp của phép nhân”
Học sinh trao đổi và trả lời.
35 x 10 = 10 x 35
-H/s nêu miệng.
12 10 =120
78 10 =780
457 10 =4570
7891 10 = 78910
-Học sinh lên bảng thực hiện.
-Nêu nhận xét.
- HS nêu miệng
-Học sinh thảo luận, ghi kết quả vào bảng, trình bày lên bảng lớp.
-Các nhóm khác nhận xét kết quả.
-2HSnêu
LỊCH SỬ NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I/ Mục tiêu:
 - Học xong bài, HS biết:Tiếùp theo nhà Lê là nhà Lý, Lý Thái Tổ là ông vua đầu tiên của nhà Lý. Ông cũng là người đầu tiên xây dựng kinh thành Thăng Long( nay là Hà Nội).Sau đó , Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt.
-Kinh đô Thăng Long thời Lý ngày càng phồn thịnh.
-HS yêu đất nước và bảo vệ đất nước. Hỗ trợ HS diễn đạt trọn ý, nói rành mạch
II/ Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính Việt Nam.Phiếu học tập của HS.
III/ Hoạt động dạy và học:
1-Ổn định : 
 2-Kiểm tra:(3’-5’) GV kiểm tra HS bài Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất ( Năm 981 ).
H: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào? Lan
 H:Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào? Hoàn
 H: Nêu bài học Kiên
 GV nhận xét, ghi điểm
 3- Bài mơí.
HĐ GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
HĐ 1 : ( 15’-17’) -GV đưa ra bản đồ hành chính miền Bắc Việt Nam, yêu cầu HS xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư và Đại La ( Thăng Long).
Mục tiêu: HS biết:Tiếùp theo nhà Lê là nhà Lý, Lý Thái Tổ là ông vua đầu tiên của nhà Lý.
-GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ trong SGK đoạn : “ Mùa xuân năm 1010 màu mở này”, để lập bảng so sánh theo mẫu sau:
Vùng đất
Nội 
dung so sánh
Hoa Lư
Đại La
-Vị trí
-Địa thế
-Không phải trung tâm.
-Rừng núi hiểm trở, chật hẹp.
-Trung tâm đất nước.
- Đất rộng, bằng phẳng, màu mở
H: Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại la? 
Gv tổng kết: Mùa xuân năm 1010 , Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa lư ra Đại La và đổi tên thành Thăng long, sau đó Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt.
HĐ 2:(12’-13’) Kinh đô Thăng Long
Mục tiêu: Nhận biết về kinh đô Thăng Long được xây dựng dưới thời Lí.
H: Thăng dưới thời Lý đã được xây dựng như thế nào?
Gv tổ chức cho HS thảo luận và đi đến kết luận: Thăng Long có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa, dân tụ họp ngày càng đông và lập nên phố , nên phường.
GV hệ thống lại bài cho HS đọc bài học SGK
4- củng cố – dặn dò:(3’-4’)Gv nhận xét tiết học. Giáo dục HS lòng yêu nước và bảo vệ đất nước. Về học bài chuẩn bị bài Chùa thời lý
HS lắng nghe
Hs làm việc cá nhân
-HS xác định vị trí kinh đô Hoa Lư và Đại La trên bản đồ.
-HS lập bảng so sánh dựavào kênh chữ.
-Cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no.
HS đọc bài học
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU : LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
 I/ Mục đích yêu cầu: - Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ ( Đ T).
-Bước đầu biết sử dụng các từ nói trên.
- HS làm được bài tập theo yêu cầu. Hỗ trợ HS hiểu nghĩa một số từ.
Điều chỉnh: Không làm bài 1.
 II/ Đồ dùng dạy – học:Bảng phụ viết bài tập 1. Phiếu bài tập viết nội dung bài tập 2,3
 III/ Hoạt động dạy-học: 1. Ổn định: 
Kiểm tra: (2’)GV kiểm tra HS chuẩn bị, GV nhận xét.
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1:(17’-20’)Chọn từ để điền vào ô trống
 Mục tiêu: Biết chọn các từ ngữ để tạo thành câu phù hợp
Bài tập 2: HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu
-GV gợi ý bài tập 2b 
+ Cần điền sao cho khớp, hợp nghĩa 3 từ ( đã, đang , sắp)vào 3 ô trống trong đoạn thơ.
+ Chú ý chọn đúng từ điền vào ô trống đầu tiên, Nếu điền từ sắp thì hai từ đã và đang điền vào 2 ô trống còn lại có hợp nghĩa không?
-Nhóm được làm bài trên phiếu dán kết quả lên bảng, đọc kết quả, cả lớp và GV nhận xét , chốt lời giải đúng.
HĐ 1:(10’-12’) Hướng dẫn HS tìm động từ.
Mục tiêu:Nắm được một số từ dùng không đúng  ...  đạo đức đã học.
 -Chuẩn bị bài : “Hiếu thảo với ông bà cha mẹ”
Nhóm 3 em ghi trên nháp.
-Các nhóm trình bày: 
1. Trung thực trong học tập.
2. Vượt khó trong học tập.
3. Biết bày tỏ ý kiến.
4. Tiết kiệm tiền của.
5. Tiết kiệm thời giờ.
-HS làm bài trên phiếu.
-Câu trả lời đúng :Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm và nộp sau.
-HS sử dụng thẻ để bày tỏ thái độ của mình
-Thẻ xanh(không tán thành)
-Thẻ xanh (không tán thành)
-Thẻ đỏ(tán thành)
-HS nêu 
-HS làm bài-GV sửa sai
-Đáp án đúng:a, b, e, g, k.
-HS nêu –Lớp theo dõi bổ sung
KHOA HỌC: BA THỂ CỦA NƯỚC
I/Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
-Đưa ra những ví dụ chứng tỏ nước trong tự nhiên tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng và khí. Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở 3 thể.
-Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại. Nêu cách vận chuyển nước từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại.Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.
-Giáo dục học sinh giữ nguồn nước sạch sẽ, tiết kiệm nước
II/ Đồ dùng dạy họcGv: hình vẽ trang 44,45 sgk
Hs: chuẩn bị theo nhóm
III/ Hoạt động dạy học: 1/ỔÂn định
2 /Bài cũ: ( 4’-5’)Gọi 3 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi.
H: Nước có những tính chất gì?
H:Nêu ví dụ về nước trong suốt không màu, không mùi, không vị?
H: Nêu ví dụ về nước chảy từ trên cao xuống?
3 Bài mới
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
HĐ 1:(8’-10’) Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại
Mục tiêu:Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng và thể khí
-Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại
B1: Làm việc cả lớp
H: Nêu một số ví dụ về nước ở thể lỏng?
Nước còn tồn tại ở thể nào? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu điều đó.
-Giáo viên dùng khăn ướt lau bảng rồi yêu cầu một học sinh lên sờ tay vào mặt bảng mới lau và nhận xét.
H: Liệu mặt bảng có ướt mãi như vậy không? Nếu mặt bảng khô đi thì nước trên mặt bảng đã biến đi đâu?
B2:Tổ chức, hướng dẫn
Kiểm tra đồ dùng thí nghiệm.
Giáo viên chuẩn bị nước nóng cho học sinh.
B3: Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm và thảo luận về những gì các em các em đã quan sát được qua thí nghiệm.
B4: Làm việc cả lớp
-Hơi nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hơi nước là nước ở thể khí.
-Cái mà ta nhìn thấy bốc lên từ nước sôi được giải thích như sau: 
-Khi có rất nhiều hơi nước bốc lên từ nước sôi tập chung ở một chỗ, gặp phải không khí lạnh hơn, ngay lập tức hơi nước đó ngưng tụ và tạo thành những giọt nước nhỏ li ti tiếp tục bay lên. Lớp nọ nối tiếp lớp khi như lớp sương mù, vì vậy mà ta đã nhìn thấy. Khi ta hứng chiếc đĩa, những giọt nước nhỏ li ti sẽ gặp lạnh và ngưng tụ thành những giọt nước đọng trên đĩa.
Kết luận: 
-Nước ở thể lỏng thường xuyên bay hơi chuyển thành thể khí. Nước ở nhiệt độ cao biến thành hơi nước nhanh hơn nước ở nhiệt độ thấp.
HĐ 2:(8’-10’) Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại.
Mục tiêu:Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại
B1:Giao nhiệm vụ cho học sinh
Cho học sinh đọc và quan sát h4,5/ 45 và trả lời
H:Nước trong khay đã biến thành thể gì?
.H: Nhận xét nước ở thể này?
H: Hiện tượng chuyển thể của nước trong khay được gọi là gì?
Kết luận: 
- Khi để nước đủ lâu ở chỗ có nhiệt độ o độ c hoặc o độ c ta có nước ở thể rắn
 HĐ 3:(8’-10’) Vẽ sơ đồ về sự biến thể của nước 
 Mục tiêu:Nói ba thể của nước
- Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước
B1: Làm việc cả lớp
H: Nước tồn tại ở những điểm nào?.
H: Nêu tính chất chung của nước ở các thể đó và tính chất riêng của từng thể?
B2: Làm việc cá nhân theo cặp
Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước vào vở và trình bày sơ đồ với bạn bên cạnh.
Gọi học sinh nói về sơ đồ sự chuyển thể của nước và điều kiện nhiệt độ của sự chuyển thể đó.
4/ Củng cố :(3’-5’)
- Gv hệ thống bài
-giáo dục học sinh tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
5 Dặn dò: về học bài- chuẩn bị bài “Ba thể của nước”.
-HS lên bảng thực hành
-Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm trang 44 sgk.
+ Quan sát nước nóng đang bốc hơi. Nhận xét, nói lên hiện tượng vừa xảy ra.
+ Úp đĩa lên một cốc nước nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa ra. Quan sát mặt đĩa. Nhận xét, nói lên hiện tượng vừa xảy ra.
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.
-Nhóm trưởng điều khiển lớp làm việc
-Đại diện nhóm trả lời
-HS đọc kết luận
-Học sinh quan sát và trả lời.
-Nước ở thể lỏng trong khay đã biến thành thể rắn
-Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định
-Hiện tượng đó gọi là sự đông đặc
Học sinh trả lời.
Vẽ sơ đồ và trao đổi nhóm.
Đại diện nhóm trả lời
Đọc mục bạn cần biết
KĨ THUẬT: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (Tiết 2)
I Mục tiêu.HS gấp được mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
-Gấp được mép vải và khâu viền được gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng qui trình đúng kĩ thuật.
-Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. Đồ dùng dạy học:GV: Mẫu to và quy trình khâu
HS:Một mảnh vải trắng có kích thước 20 cm x 30 cm, len sợi, kim khâu len, kéo cắt vải, bút chì, thước.
III. Các hoạt động dạy học: 1./ Oån định : (1p)Trật tự
2/ Kiểm tra: (4p) đồ dùng học tập của hs.GV nhận xét
3/ Bài mới: (25p) Giới thiệu bài , ghi đề – HS nhắc lại
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Hoạt đông 3: Thực hành khâu viền đường gấp mép vải.
 Mục tiêu: Bết thực hành khâu viền, các đường khâu thẳng không bị dúm
-H: Nhắc lại ghi nhớ .
-H: Khâu viền đường gấp mép vải có mấy bước?
-Kiểm tra dụng cụ thực hành – Yêu cầu học sinh hoàn thành tiếp bài nếu chưa xong.( Tiếp tục trang trí đối với những bài hoàn thành )
GV theo dõi, giúp đỡ.
Hoạt đông 4: (5’)Đánh giá kết quả học tập của HS.
Mục tiêu: Biết nhận xét đánh giá bài của bạn
-Cho HS trưng bày sản phẩm.
-Nêu tiêu chuẩn đánh giá;
-Gấp được mép vải. Đường gấp tương đối thẳng, phẳng, đúng kĩ thuật.
-Khâu viền được đường gấp mép vải.
-Mũi khâu tưông đối đều thẳng, không bị dúm.
-Hoàn thành sản phẩm đúng qui định.
GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tuyên dương HS có bài làm đẹp.
4. Nhận xét- Dăn dò: (2p)
-Nhận xét sự chuẩn bị, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
-Dặn dò: Chuẩn bị dụng cụ và xem trước bài: “Thêu lướt vặn”
-Nêu ghi nhớ cá nhân.
- Có 2 bước: Bước1: Gấp mép vải
Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
-Thực hành.
-Trưng bày sản phẩm.
-lắng nghe, theo dõi. Tự đánh giá sản phẩm thực hành.
Thể dục: CÓ GV CHUYÊN DẠY
KHOA HỌC: MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA?
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh :Trình bày đựơc mây hình thành như thế nào.Hiều được vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
 -Giải thích được hiện tượng nước mưa từ đâu ra.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước tự nhiên xung quanh mình.
*Hỗ trợ HS trả lời đủ ý, diễn đạt trôi chảy
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:Các hình minh hoạ trang 46/47 (SGK).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1/ Ổn định:
2/ Bài cũ:(5’)H: Nước tồn tại ở những thể nào?
H:Em hãy vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước? 
H: Khi trời chuyển giông em thấy có hiện tượng gì?
3/ Bài mới:Giới thiệu bài –ghi bảng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1:( 8’) Sự hình thành của mây.
Mục tiêu:Trình bày mây được hình thành như thế nào
-Giải thích được nước mưa từ đâu ra
-G/v yêu cầu quan sát các hình trong SGK thảo luận theo cặp.
H: Quan sát, trình bày, đọc, vẽ sự hình thành của mây?
-G/v đi từng nhóm hướng dẫn cho từng cặp.
-G/v nhận xét các cặp trình bày .
KL:Mây được hình thành từ hơi nước bay vào không khí khi gặp nhiệt độ lạnh.
HĐ2:(8’-10’) Mưa từ đâu ra?
Mục tiêu:Giải thích được hiện tượng nước mưa từ đâu ra.
Yêu cầu h/s quan sát tranh SGK trả lời:
H: Nước mưa từ đâu ra?
KL:Hiện tượng nước biến đổi thành hơi nước rồi thành mây, mưa. Hiện tượng đó luôn lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
H:Khi nào thì có tuyết rơi?
-Gọi h/s đọc mục bạn cần biết.
HĐ3:(10’-12’) Trò chơi “ Tôi là ai?”.
Mục tiêu:Củng cố những kiến thức đã học về sự hình thành mây và mưa
G/v hướng dẫn cho h/s cách chơi và đặt tên cho mỗi nhóm.
 + Nhóm 1:Nước.
 + Nhóm 2: Hơi nước.
 + Nhóm3: Mây trắng.
 +Nhóm 4: Mây đen .
 +Nhóm 5: Giọt mưa.
 +Nhóm 6: Tuyết.
-Yêu cầu các nhóm vẽ hình dạng của nhóm mình sau đó giới thiệu về mình như:
 + Tên mình là gì? Mình ở thể nào? Mình ở đâu?
 + Điều kiện nào mình biến thành người khác?
* G/v đi giúp đỡ các nhóm.
* Gọi các nhóm trình bày, nhận xét tuyên dương các nhóm có lời thoại hay.
H: Tại sao chúng ta phải giữ gìn môi trường nước tự nhiên xung quanh mình?
4/ Củng cố – Dặn dò:(3’) G/v hệ thống lại bài học.
-Giáo dục h/s – liên hệ thực tế.
-H/s làm việc theo cặp.
-Môït số cặp nhìn vào hình vẽ của mình trình bày
- 2 h/s đọc.
-Các nhóm hoạt động theo sự hướng dẫn của g/v.
- Vẽ và chuẩn bị lời thoại cho nhóm mình. Trình bày trước lớp.
-Các nhóm trình bày trước lớp .
-Vì nước rất quan trọng.
- Vì nước biên đổi thành hơi nước rồi lại thành nước và chúng ta sử dụng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 11 KNSBVMT.doc