Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Kiều Phong

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Kiều Phong

Toán :

NHÂN VỚI 10,100,1000, CHIA CHO 10,100,1000,

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- Biết cách thực hiện phép nhân 1 số tự nhiên với 10,100,1000, và chia số tròn chục , tròn trăm , tròn nghìn cho 10,100,1000,

- Biết vận dụng để tính nhanh khi nhân .

II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

1. Kiểm tra : HS lên bảng chữa bài tập 3 (SGK)

2. Bài mới :

* HĐ1 : HD học sinh nhân số TN với 10,1010,1000, Chia số tròn chục, tròn trăm , tròn nghìn , cho 10,100,1000

- GV ghi các bài tập lên bảng – HS làm vào nháp .

- Gọi HS nêu kết quả , GV ghi bảng – Nêu rõ cách làm (như SGK)

a) 35 x 10 = 350 b) 350 : 10 = 35

 35 x 100 = 3500 3500 : 100 = 35

 35 x 100 = 35 000 35 000 : 1 000 = 35

- HS nhận xét thừa số thứ nhất với tích .

- Số bị chia và thương .

Rút ra kết luận cách tính đơn giản khi nhân với 10, 100, 1000, và khi chia số tròn chục , tròn trăm , tròn nghìn cho 10, 100, 1000,

* HĐ2 : Luyện tập :

HD học sinh làm BT ( VBT) . GV theo dõi .

 

doc 19 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Kiều Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11:
 Thứ 2, Thứ 3 NGHỈ GIỮA HỌC KỲ I .
__________________________
Thứ 4 ngày 14 tháng 11 năm 2007
Buổi một :`
Tập đọc :
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. MỤC TIÊU : 
- HS đọc trơn lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện chậm rãi , cảm hứng ca ngợi .
- Hiểu : Câu chuyện ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh , có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi chú mới 13 tuổi .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
Tranh SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc 
2. Bài mới : 
* HĐ1 : Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) GV đọc mẫu toàn bài – HD cách đọc .
- HS đọc nối tiếp đoạn (Theo 4 đoạn )
- HS luyện đọc theo cặp 
- 2 HS đọc toàn bài 
b) Tìm hiểu bài :
- HS đọc thầm từ đầu đến chơi diều .
+ Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền .
( Học đến đâu hiểu đến đấy , trí nhớ lạ thường , có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà vẫn có thời gian chơi diều )
- HS đọc thầm phần còn lại .
+ Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ?
+ Vì sao chú bé Hiền lại được gọi là ông trạng thả diều ?
(Vì Hiền đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi còn là một chú bé ham chơi diều)
+ GV nêu câu hỏi 4( SGK)
+ HS thảo luận suy nghĩ trả lời – GV kết luận .
+ Mỗi phương án trả lời đều có ý đúng nói về Nguyễn Hiền . Song trong bài này muốn khuyên ta : “có chí thì nên ”. Vì vậy ý b là đúng nhất theo ý nghĩa của câu chuyện .
- Rút ra ND, ý nghĩa của bài – GV ghi bảng .
* HĐ2: Luyện đọc diễn cảm 
- HS nối tiếp đoạn , tìm giọng đọc phù hợp với từng đoạn.
- HS chọn đoạn hay nhất trong bài 
- Luyện đọc đoạn đó theo nhóm 
- Thi đọc diễn cảm 
3. Tổng kết : Nhận xét , dặn dò
________________________
Toán :
NHÂN VỚI 10,100,1000,CHIA CHO 10,100,1000,
I. MỤC TIÊU : Giúp HS : 
- Biết cách thực hiện phép nhân 1 số tự nhiên với 10,100,1000, và chia số tròn chục , tròn trăm , tròn nghìn cho 10,100,1000,
- Biết vận dụng để tính nhanh khi nhân .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
1. Kiểm tra : HS lên bảng chữa bài tập 3 (SGK)
2. Bài mới :
* HĐ1 : HD học sinh nhân số TN với 10,1010,1000,Chia số tròn chục, tròn trăm , tròn nghìn , cho 10,100,1000 
- GV ghi các bài tập lên bảng – HS làm vào nháp .
- Gọi HS nêu kết quả , GV ghi bảng – Nêu rõ cách làm (như SGK)
a) 35 x 10 = 350 b) 350 : 10 = 35
 35 x 100 = 3500 3500 : 100 = 35
 35 x 100 = 35 000 35 000 : 1 000 = 35
- HS nhận xét thừa số thứ nhất với tích .
- Số bị chia và thương .
Rút ra kết luận cách tính đơn giản khi nhân với 10, 100, 1000,và khi chia số tròn chục , tròn trăm , tròn nghìn cho 10, 100, 1000,
* HĐ2 : Luyện tập :
HD học sinh làm BT ( VBT) . GV theo dõi .
GV lưu ý BT4 (c,d) : ta thực hiện phép nhân đến 10 000 . Khi nhân 1số với 10 000 ta phải viết vào sau số đó 4 chữ số 0.
Vậy : 2 020 000 = 202 x 10 000 ; 2 020 000 = 202 000 x 10 
 = 2 0 2000 x 100 
 .
* HĐ3: Chấm ,chữa bài 
3. Tổng kết : 
Củng cố bài : HS nhắc lại cách nhân với 10, 100, 1000,chia số tròn chục, tròn trăm , tròn nghìn ,cho 10, 100, 1000,
- Nhận xét, dặn dò .
________________________
Chính tả : ( Nhớ viết )
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. MỤC TIÊU:
HS nhớ và viết đúng chính tả 4 khổ thơ đầu của bài “ Nếu chúng mình có phép lạ ”
HS trình bày sạch đẹp .
	Phân biệt để viết đúng các tiếng có dấu hỏi , ngã ; có âm đầu x/s .
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	1. Kiểm tra: GV đọc cho HS viết các từ: trung sĩ, Lê Văn Tám, Lu – i Pa – xtơ, Luân Đôn.
	2. Bài mới : 
	* HĐ1: Giới thiệu bài 
	* HĐ2: HD học sinh nhớ viết 
	- Gọi HS đọc thuộc 4 khổ thơ đầu của bài , lớp theo dõi 
	- Cả lớp đọc thầm bài 1lần (SGK ) để nhớ lại chính xác.
	- GV lưu ý HS những tiếng dễ viết sai .
	- HS viết bài theo trí nhớ , tự soát bài .
	- GV chấm bài một số em .
	- Nhận xét chữ viết , chữa lỗi sai cho HS 
	* HĐ3: HD học sinh làm bài tập .
	- HS làm BT2 (VBT)
	- Gọi HS nêu kết quả . GV chữa bài .
	a) trỏ lối sang - nhỏ xíu - sức nóng - sức sống - thắp sáng 
	b) ông Trạng Nồi - nổi tiếng - đỗ trạng – ban thưởng - rất đỗi- chỉ xin - nồi nhỏ - thưa hàn vi - phải -hỏi mượn - của – dùng bữa - để ăn - đỗ đạt.
	BT3 : HS làm bài 
 HS nêu kquả - GV bổ sung , chữa bài 
	3. Tổng kết : Nhận xét, dặn dò .
_______________________
Khoa học :
BA THỂ CỦA NƯỚC
I. MỤC TIÊU : HS biết : 
- Nước trong tự nhiên tồn tại ở 3 thể lỏng , rắn , khí .
- Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở 3 thể .
- Nêu được sự chuyển nước từ thể lỏng thành thể khí và ngược lại ; nước từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại .
- Nước ở thể lỏng thành thể rắn và ngược lại 
II. CHUẨN BỊ : Nước, 1 phích nước nóng, đá lạnh, tấm kính 
III. HOẠT ĐỘNG DAY - HỌC :
1. Kiểm tra : Nêu các tính chất của nước 
2. Bài mới : 
* HĐ1: Tìm hiểu nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí, thể rắn và ngược lại.
- HS quan sát hình ( SGK ) và vận dụng những hiểu biết trong cuộc sống .
Nước ở thể lỏng tồn tại ở những nơi nào ? Sông, hồ, ao
- GV mở nắp phích nước lấy tấm kính để lên phía trên . Sau 1 phút cho HS quan sát tấm kính nhận xét 
Đặt khay có nước vào ngăn làm đá sau vài giờ lấy khay ra hiện tượng gì sẽ xẩy ra đối với nước ? ( HS quan sát H4 SGK )
Để khay nước đá ngoài tủ lạnh . Hiện tượng gì sẽ xẩy ra ? Hiện tượng đó gọi là gì ? ( HS quan sát H5 SGK ) 
* HS đọc mục ( Bạn cần biết ) ( SGK ) quan sát sơ đồ sự chuyển thể của nước .
 Rút ra kết luận về 3 thể của nước 
+ Phân biệt tính chất chung và riêng về 3 thể của nước 
+ Tính chất chung của nước ( đều trong suốt không màu , không mùi, không vị nước ở thể lỏng và thể khí không có hình dạng nhất định - Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định ) 
3. Củng cố bài : GV nêu câu hỏi VBT – HS suy nghĩ và trả lời – GV bổ sung nhận xét tiết học - Dặn dò 
________________________
Buổi hai :
Thể dục :
Bài 21 : ÔN 5 ĐỘNG TÁC ĐÃ HỌC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG – TRÒ CHƠI : “ NHẢY Ô TIẾP SỨC”
I. MỤC TIÊU : Tiếp tục ôn luyện 5 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học .
- Kiểm tra thử 1 số động tác – Yêu cầu thực hiện đúng động tác 
- Tổ chức trò chơi : Nhảy ô tiếp sức 
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP 
1. Phần mở đầu : 
- HS ra sân tập hợp 
- GV nêu yêu cầu nội dung tiết luyện tập 
- Khởi động tay, chân 
2. Phần cơ bản :
* HĐ1 : ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung 
Lần 1 : GV điều khiển – HS luyện tập 
- GV theo dõi sửa chữa 
Lần 2 : Lớp trưởng hô – HS tập – GV theo dõi 
Lần 3 : Cho HS tập theo nhóm 
Lần 4 : Cho các tổ tập thi đua với nhau ( Lần lượt từng tổ )
* HĐ2 : Tổ chức trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức ”
- GV chia lớp thành các nhóm chơi : Tổ chức cho HS chơi 
3. Kết thúc : Củng cố 
 Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Toán :
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU : Giúp HS 
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân 
- Biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra : HS nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân 
- Nêu kết quả nhanh : 35 x 2 = 2 x 35 
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
* HĐ1 : HS so sánh giá trị của 2 biểu thức 
- GV ghi bảng 2 biểu thức : ( 2 x 3 x 4 và 2 x ( 3 x 4 ) 
- Gọi 1 HS lên bảng tính - Cả lớp tính vào nháp 
- Gọi 1 HS so sánh 2 kết quả để rút ra 2 BT có giá trị bằng nhau 
( 2 x 3 ) x 4 = 6 x 4 = 24 
2 x ( 3 x 4 ) = 2 x 12 = 24 
 ( 2 x 3 ) x 4 = 2 x ( 3 x 4 ) 
* HĐ2 : So sánh giá trị của 2 BT ( a x b ) x c và a x ( b x c ) ở bảng 
a
b
c
( a x b ) x c
a x ( b x c )
3
4
5
4
2
6
5
3
2
( 3 x 4 ) x 5 = 60
( 5 x 2 ) x 3 = 30
( 4 x 6 ) x 2 = 48
3 x ( 4 x 5 ) = 60
5 x ( 2 x 3 ) = 30
4 x ( 6 x 2 ) = 48
- HS nhận xét giá trị của 2 BT ( a x b ) x c và a x ( b x c ) 
 Kết luận : ( a x b ) x c = a x ( b x c ) 
( a x b ) x c gọi là 1 tích nhân với 1 số 
a x ( b x c ) gọi là 1 số nhân với 1 tích 
GV gợi ý chỉ vào BTđể HS rút ra KL khái quát bằng lời ( SGK ) gọi HS nhắc lại nhiều lần .
Hướng dẫn HS 2 cách tính : a x b x c = ( a x b ) x c 
GV nêu : Tính chất này giúp ta chọn được cách thuận tiện nhất khi tìm giá trị của BT : a x b x c 
* HĐ3 : Luyện tập : Hướng dẫn HS làm Bt ( VBT ) 
B1 : Tính bằng cách thuận tiện nên chú ý kết hợp 2 thừa số để có tích tròn chục và nhân tiếp với thừa số còn lại .
B2 : Hướng dẫn HS tính = 2 cách : ( Cách 1 : Tìm tổng số gói hàng sau đó tìm số sản phẩm ; Cách 2 : Tìm số SP ở mỗi kiện , tìm 5 kiện )
B3 : ( HS tính số góc vuông có thực trong hình đó ( Không tính số góc vuông theo số hình chữ nhật ) 
+ HS làm bài : GV theo dõi - Hướng dẫn 
* HĐ4 : Chấm, chữa bài 
3. Củng cố : Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Luyện từ và câu :
LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS : 
	- Nắm được 1 số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ 
	- Bước đầu biết SD các từ đó 	
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	1. Kiểm tra : Động từ là những từ như thế nào ?
	2. Bài mới : 
	a) Giới thiệu bài :
	b) Hướng dẫn HS làm BT
	BT1 :
	- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài 
	- Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm các động từ được bổ sung ý nghĩa ( VBT )
	- HS nêu kết quả - GV bổ sung - Kết luận
	+ Từ sắp bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến – Nó cho biết sự việc sẽ diễn ra trong thời gian gần nhất .
+ Từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ triết – Nó cho biết sự việc đã hoàn thành rồi 
	BT2 : 
	- HS đọc yêu cầu BT2 : HS thảo luận và suy nghĩ và làm bài vào vở 
	+ Gọi HS đọc kết quả - GV nhận xét bổ sung Kết luận ( SGK )
	- Giải thích để HS hiểu rõ cách điền từ hợp lý. 
	BT3 : 
	- HS đọc mẫu chuyện vui – “ Đãng trí” : Gv nhấn mạnh và giải thích những từ điền không hợp lí .
	- HS suy nghĩ – Tìm từ dùng sai và sữa lại cho đúng 
	+ Gọi HS nêu kết quả - GV nhận xét kết luận ( SGV )
	“ Một nhà bác học đang làm việc trong phòng. Bỗng người phục vụ bước vào nói nhỏ với ông ta ”
	- Thưa giáo sư có trộm lẻn vào thư viện của ngài .
	+ Giáo sư hỏi :
	- Nó đọc gì thế ?
	3. Củng cố : Hệ thống kiến thức bài 
	Nhận xét tiết học - Dặn dò 
________________________
Lịch sử :
NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
	I. MỤC TIÊU : HS biết tiếp theo nhà Lê là nhà Lý . Lý Thái Tổ là nhà vua đầu tiên của nhà Lý và là người đầu tiên xây dựng kinh thành Thăng Long . Đặt tên nước là Đại việt 
	- Kinh đô Thăng Long càng ngày càng phồn thịnh 	
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	* HĐ1 : Tìm hiểu sự ra đời của nhà Lý 
	- HS đọc phần chữ nhỏ ( SGK ) thảo luận - Trả lời câu hỏi 
	Nhà Lý ra đời trong hoàn cảnh nào ? ( SGV )
	* HĐ2 : Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long  ... hận xét góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi đó .
	* Từng cặp HS thi đóng vai trao đổi trước lớp ( mỗi nhóm 1 cặp )
	- Lớp và GV nhậ xét cho điểm 
	3. Củng cố : GV nêu bài mẫu ( 1 VD về cuộc trao đổi ) ( SGK )
	Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Toán
ĐỀ - XI - MÉT VUÔNG
I.MỤC TIÊU. Giúp HS:
-Biết 1 dm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm.
- Biết đọc ,viết số đo diện tích theo đề - xi - mét vuông.
- Biết mối quan hệ giữa cm2 và dm2.
- Vận dụng các đơn vị đo cm2 và dm2 để giải các bài toán có liên quan .
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng minh họa 1dm2 gồm 100 ô vuông nhỏ có diện tích 1cm2
- HS có thước và giấy đã kẻ ô vuông sẵn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1/.Giới thiệu đ ề -xi mét vuông
GVGT: Để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị đo đề xi mét vuông.
- HS Quan sát hình vuông có cạnh 1 dm
- GV nói và chỉ vào bề mặt hình vuông: Đề xi mét vuông là S của hình vuông có cạnh dài 1dm. 
 - GT cách đọc và viết đề xi mét vuông.
 - Đề xi mét vuông viết tắt là :1dm2
HSQS để nhận biết hình vuông cạnh 1dm được xếp đầy bởi 100 hình vuông nhỏ(diện tích 1cm2) từ đó nhận biết mối quan hệ 1dm2= 100cm2
2/. Thực hành:
Gọi HSđọc yêu cầu bài.
Bài 1,2.Viết theo mẫu (luyện đọc và viết )
Bài 3.Viết số thích hợp vào chỗ chấm .
? Mối quan hệ giữa dm2.và cm2.
Bài 4. HS so sánh theo từng cặp.
Bài 5. Ôn tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.
HS làm bài . 
GVchấm và HDHSchữa bài.
3/. Nhận xét -dặn dò.
__________________________________
Luyện từ và câu :
TÍNH TỪ
I. MỤC ĐÍCH : Giúp HS hiểu : Thế nào là tính từ .
- Bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn . Biết đặt câu với tính từ .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1.Kiểm tra : HS nêu kết quả BT3 ( VBT )
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
* HĐ1 : Hình thành kiến thức 
a) Phần nhận xét :
+ HS đọc ND bài tập 1,2 ( Đọc thầm truyện : Cậu HS ở Ác – Boa )
Thảo luận nhóm đôi – Làm BT vào vở 
Gọi HS nêu kết quả - GV nhận xét bổ sung 
 Kết luận : Những từ mô tả đặc điểm tính tình như trên được gọi là tính từ 
- GV phân ra các nhóm tính từ : Ghi bảng ( các nhóm tính từ của BT1,2 )
+ Những tính từ chỉ tính chất của sự vật Chăm chỉ, giỏi 
+ Tính từ chỉ màu sắc của sự vật Trắng phau, xám
+ Tính từ chỉ hình dáng kích thước Nhỏ, con con, nhỏ bé, cổ kính
và các đặc điểm khác của sự vật hiền hoà, nhăn nheo 
* BT 3 : HS nêu yêu cầu của BT
- HS suy nghĩ và nêu kết quả : GV nhận xét bổ sung 
Kết luận : ( Từ nhanh nhẹn bổ sung ý ngiã cho từ đi lại ) trong cụm từ : Đi lại nhanh nhẹn .
 Rút ra bài học ghi nhớ ( SGK ) Gọi HS đọc lại 
* HĐ2 : Luyện tập 
- Giọi HS nêu yêu cầu từng BT – GV giải thích rõ yêu cầu của từng bài .
- HS làm BT vào vở - GV theo dõi 
* HĐ3 : Kiểm tra : bằng chữa bài ( SGV ) 
3. Củng cố : Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Thứ 6 ngày 16 tháng 11 năm 2007
Buổi một :
Tập làm văn :
MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
	I. MỤC TIÊU : HS biết được thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện .
	- Bước đầu biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo 2 cách trực tiếp và gián tiếp .
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Giới thiệu ND tiết học 
	2. Bài mới :
	* HĐ1 : Hình thành kiến thức 
	- HS đọc ND bài tập 1, 2 lớp theo dõi – Tìm đoạn mở bài trong truyện 
	- HS nêu kết quả : Đoạn mở bài “ Trời mùa thu mát mẻ  tập chạy ”
	- HS đọc yêu cầu BT3 : Yêu cầu HS so sánh cách mở bài thứ 2 với 2 cách mở bài trước và nhận xét : Cách mở bài sau không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể .
	GV chốt lại : Đó là 2 cách mở bài cho bài văn kể chuyện : ( Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp )
	HS rút ra bài ghi nhớ ( SGK ) gọi HS đọc lại 
	* HĐ2 : Luyện tập 
	- HS đọc yêu cầu BT1 
	- HS nối tiếp nhau đọc 4 cách mở bài của chuyện “ Rùa và Thỏ ”
	- Lớp đọc thầm suy nghĩ trả lời câu hỏi 
	GV kết luận 
	- Cách a : Mở bài trực tiếp 
	- Cách b,c,d : Mở bài gián tiếp 
	- Gọi 2 HS nêu 2 cách mở bài 
	* HS đọc yêu cầu BT2 
	Đọc thầm phần mở bài của truyện “ Hai bàn tay ” Trả lời câu hỏi 
	GV chốt lại : Chuyện mở bài theo cách trực tiếp  ( Kể ngày vào sự việc)
	* HS đọc yêu cầu BT3 :
	- HS suy nghĩ và làm bài : ( Viết lời mở bài gián tiếp ) 
	+ HS nêu kết quả - Cả lớp và GV nhận xét 
	 Kết luận : Nêu VD ( SGK )
	3. Củng cố : Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Toán :
MÉT VUÔNG
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
	- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo mét vuông 
	- Biết đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông .
	- Biết : 1 m2 = 100 dm2 và ngược lại 
	Bước đầu biết giải bài toán có liên quan đến cm2, dm2, m2.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
	Hình vuông cạnh 1m2 đã chia thành 100 ô vuông cạnh 1dm .
	. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Kiểm tra : Gọi HS lên bảng viết : 38 dm2 , 790dm2, 200 cm2 
	1dm2 = cm2 ; 5 dm2 = cm2 ; 300 cm2 = dm2
	2. Bài mới : 
	* HĐ1: Giới thiệu m2
	+ GV treo hình vuông ở bảng – HS quan sát HS nêu :
	- Mét vuông là hình vuông có cạnh dài 1m
	- HS quan sát hình vuông và tính số ô vuông nhỏ ( 1dm2 ). Có trong hình vuông .
 Rút ra nhận xét mối quan hệ : 1m2 = 100 dm 2 và ngược lại 
	* HĐ2 : Thực hành luyện tập 
	- HS nêu lần lượt các BT ( VBT )
	- GV giải thích yêu cầu của từng bài sau đó hướng dẫn HS làm bài 
	Bài 1,2 lưu ý HS : Các phép chuyển đổi các đơn vị đo ở cột đầu ở bài 2 nói lên mpối quan hệ giữa các đơn vị m2 , dm2, cm2.
	Bài 3 : Lưu ý HS đọc kỹ đề 
	Gợi ý : Tìm diện tích của 1 viên gạch – Tính diện tích căn phòng 
	Bài 4: Cho HS thực hành cắt ghép 
	* HĐ3 : Chấm, chữa bài 
	3. Củng cố : Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Khoa học :
MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
MƯA TỪ ĐÂU RA?
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS nắm được 
	- Mây được hình thành như thế nào ? Giải thích được nước mưa từ đâu ra; nêu được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	1. Gii thiệu ND bài học :
	2. Bài mới :
	* HĐ1 : Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên 
	- HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ ( SGK ) trả lời câu hỏi 
	Mây được hình thành như thế nào ?
	Nước mưa từ đâu ra ?
	 GV kết luận ( SGK ) 
	* HĐ2 : Hướng dẫn HS tổ chức trò chơi “ Tôi là giọt nước ”
	+ GV chia lớp thành 4 nhóm : HS hội ý và phân vai 
	+ Giọt nước 
	+ Hơi nước 
	+ Mây trắng 
	+ Mây đen
	+ Giọt mưa 
	- GV hướng dẫn cách chơi cho từng vai ( SGV )
	+ Giọi 1 nhóm HS khá ( Theo vai ) lên trình diễn 
	- Lần lượt các nhóm lên trình diễn 
	3. Củng cố bài : Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Kỉ thuật :
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT
I. MỤC TIÊU : 
- HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau .
- Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột đúng quy trình , đúng kỉ thuật .
- Yêu thích sản phẩm mình làm được .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
Bộ đồ dùng khâu thêu , vật mẫu 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Giới thiệu bài :
2. Bài mới : 
* HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu 
- Cho HS quan sát mẫu và nêu câu hỏi : 
+ Mép vải được gấp mấy lần ?
+ Khâu bằng mũi khâu gì ?
+ Đường khâu thực hiện ở mặt nào của mảnh vải ?
- GV tóm tắt lại đặc điểm khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau .
* HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kỉ thuật 
	- HS quan sát hình 1,2,3,4 – GV hỏi để HS nêu các bước thực hiện .
	- HS đọc mục 1 kết hợp với quan sát hình 1,2a,2b để trả lời các câu hỏi về cách gấp mép vải .
	- HS thao tác vạch đường dấu và gấp mép vải .
	- GV hướng dẫn như SGV
	- HS đọc mục 2 , mục 3 và quan sát hình 3,4 để trả lời các câu hỏi và thực hiện các thao tác khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
	- GV hướng dẫn động tác khâu lược , khâu viền .
	- Thời gian còn lại GV tổ chức cho HS thực hành .
	3. Tổng kết : Nhận xét, dặn dò 
________________________________
Buổi hai :
Kể chuyện :
BÀN CHÂN KỲ DIỆU
	I. MỤC TIÊU : 
	- Rèn kỹ năng nói :
	+ HS biết dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ để kể lại được câu chuyện . Biết thể hiện ngữ điệu, giọng kể thích hợp với ND chuyện .
	+ Hiểu truyện : Rút ra được bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Ký . ( Bị tàn tật nhưng khát khao học tập, giàu nghị lực, có ý chí vươn lên nên đã đạt được điều mình mong muốn ). 
	- Rèn kỹ năng nghe : Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh hoạ ( SGK ) 
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	1. Giới thiệu chuyện 
	2. Trọng tâm :
	* HĐ1 : GV kể chuyện ( 2 lần )
	* HĐ2 : Hướng dẫn HS kể chuyện , tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện 
	- HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của BT 
	a) HS kể chuyện theo cặp . Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện và thảo luận xem những điều mình phải học tập ở Nguyễn Ngọc Ký 
	b) Thi kể chuyện trước lớp 
	- Mỗi nhóm cử 3 em thi kể chuyện ( Mỗi em kể 1 đoạn )
	Kể xong, HS nêu được điều mình cần học tập ở Nguyễn Ngọc Ký
	- Gọi 1 HS kể toàn bộ câu chuyện 
	- HS lần lượt nêu ý nghĩa câu chuyện .
	3. Củng cố, nhận xét, dặn dò 
________________________
Mĩ thụât :
(Cô Hương lên lớp)
____________________________
Anh V¨n
(C« Tïng lªn líp)
 _________________________
Đạo đức :
THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HỌC KỲ I
	I. MỤC TIÊU : Ôn tập củng cố cho HS các kiến thức cơ bản của 5 bài đạo đức đã học .
	- Hướng dẫn HS thực hành và rèn luyện kỹ năng sống theo chuẩn mực của các bài đã học .
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. GV nêu yêu cầu nội dung tiết ôn tập 
	2. HD ôn tập :
	* HĐ1 : Gọi 1 HS nêu các bài đạo đức đã học ( từ bài 1 đến bài 5 ) GV ghi bảng .
	B1 : Trung thực trong học tập
	B2 : Vượt khó trong học tập 
	B3 : Biết bày tỏ ý kiến 
	B4 : Tiết kiệm tiền của 
	B5 : Tiết kiệm thời gian 
	* HĐ2 : GV nêu câu hỏi yêu cầu HS suy nghĩ trả lời – GV nhận xét bổ sung Chốt lại ý đúng 
	1- Em sẽ làm gì để thể hiện tính trung thực trong học tập ( Nêu VD )
	- Liên hệ những việc em đã làm để thể hiện tính trung thực trong học tập 
	- Đọc ghi nhớ 
	2- Vì sao ta phải vượt khó trong học tập ? Em phải làm gì để thể hiện sự vượt khó trong học tập ? Đọc ghi nhớ 
	3- Vì sao chúng ta phải biết bày tỏ ý kiến ? ( Nêu VD ) 
	- Đọc ghi nhớ 
	5 – Vì sao chúng ta phải tiết kiệm thời giờ ? ( Nêu 1 số việc làm thể hiện biết tiết kiệm tiền của )
	Đọc ghi nhớ 
	* HĐ3 : HS nêu 1 số câu ca dao tục ngữ về ND các bài trên 
	- GV giải thích củng cố thêm 
	3. Củng cố : Nhận xét - Dặn dò 
 ________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_11_nguyen_thi_kieu_phong.doc