Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Xen

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Xen

I. Mục tiêu:

 Hiểu được tình cảm yêu quí thiên nhiên của hai ông cháu trong bài.

 Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật (giọng bé Thu hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi) và nội dung bài văn.

 Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

II. Đồ dùng dạy học:

- Một số tranh, ảnh về cây, hoa trên ban công, sân thượng trong các ngôi nhà ở thành phố.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi SGK.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Các hoạt động:

 

doc 37 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 280Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Xen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
Tiết: 21 Ngày dạy : 
Bài: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I. Mục tiêu:
 Hiểu được tình cảm yêu quí thiên nhiên của hai ông cháu trong bài.
 Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật (giọng bé Thu hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi) và nội dung bài văn.
 Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số tranh, ảnh về cây, hoa trên ban công, sân thượng trong các ngôi nhà ở thành phố.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi SGK.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
9’
7’
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
0 Mục tiêu: Đọc lưu loát toàn bài.
0 Cách tiến hành: 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Giới thiệu tranh.
- Chia bài làm 3 đoạn – yêu cầu đọc.
- Nghe đọc – kết hợp sửa lỗi phát âm, hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài.
- Yêu cầu đọc bài theo cặp.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
0 Mục tiêu: Hiểu nội dung bài.
0 Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS đọc đoạn ứng với từng câu hỏi – trả lời.
+ Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
+ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
+ Mỗi loại cây nhà Thu có đặc điểm gì?
+ Em hiểu “Đất lành chim đậu” là như thế nào? (quy luật chọn chỗ đậu của chim).
v Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
0 Mục tiêu: Diễn cảm bài văn phù hợp với tâm lí và nội dung của bài.
0 Cách tiến hành: 
- Hướng dẫn đọc đúng ngữ điệu miêu tả của Thu (câu 1: kéo dài giọng, câu 2: reo vui, đọc lời Thu nói với ông với giọng năn nỉ, nhỏ nhẹ.
- 2 HS đọc tiếp nối nhau.
- Quan sát.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc.
- 2 HS cùng bàn đọc.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm – tìm ý.
- Ngắm cây cối, nghe ông kể về các loài cây.
- 2 HS cùng bàn trao đổi.
- Cá nhân trả lời.
- Nhóm 4- thảo luận.
- Vài HS đọc từng câu – đoạn – bài. 
4. Củng cố: (3’)
- HS nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về tập đọc bài nhiều lần.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
TOÁN
Tiết: 51 Ngày dạy : 
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 HS biết tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
 So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
 Cẩn thận,chính xác khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS sửa các bài tập làm thêm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
17’
9’
v Hoạt động1: Hướng dẫn bài tập 1 – bài tập 3.
0 Mục tiêu: Củng cố kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân, tính nhanh, so sánh số thập phân.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1: HS tự làm rồi sửa bài.
- Lưu ý HS đặt tính và tính đúng.
(Kết quả: a) 65,45 ; b) 47,66 )
* Bài tập 2: Cho HS tự làm – yêu cầu giải thích đã sử dụng tính chất nào của phép cộng.
(Kết quả: a) 14,68 ; b) 18,6
 c) 62 ; d) 19 )
* Bài tập 3: 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách so sánh.
- Kết luận: 
v Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài tập 4.
0 Mục tiêu: Biết giải bài toán với các số thập phân.
0 Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề.
- Yêu cầu HS tóm tắt – giải.
Bài giải
Số mét vải ngày thứ hai:
28,4 + 2,2 = 30,6 (m)
Số mét vải ngày thứ ba:
30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Số mét vải dệt cả ba ngày:
28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m)
Đáp số: 91,1 m
- Kết luận.
- 1 HS làm vào bảng lớp – Còn lại làm vào bảng con.
- 1 HS làm vào bảng lớp – Còn lại làm vào bảng con.
(Phần a: tính chất kết hợp. Phần b, c, d: tính chất giao hoán).
- 1 HS làm vào bảng lớp. Còn lại làm vở.
(Kết quả: > ; = ; > ; >)
- 1 HS đọc to.
- 1 HS làm trên bảng lớp – còn lại làm vào vở.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại cách so sánh số thập phân.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Chép bài thêm.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
CHÍNH TẢ
Tiết: 11 Ngày dạy : 
Bài: LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
 Nghe viết đúng chính tả một đoạn trong Luật Bảo vệ môi trường.
 Ôn lại cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ng.
 Rèn viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS viết lại một số từ khó của tiết trước.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
18’
8’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn chính tả và viết chính tả.
0 Mục tiêu: Nghe -viết đúng.
0 Cách tiến hành: 
- Đọc một lần bài chính tả.
- Hỏi: Nội dung Điều 3, khoản 3, Luật bảo vệ môi trường nói gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả - chú ý cách trình bày, chữ viết trong dấu ngoặc kép, chữ viết hoa, những từ dễ viết sai.
- Đọc cho HS viết chính tả- chấm một số bài.
- Kết luận.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
0 Mục tiêu: Ôn lại từ ngữ viết chứa tiếng có âm cuối n/ng.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 2: Tổ chức cho HS bốc thăm từng cặp âm, vần cần phân biệt và thi viết các từ ngữ có chứa các âm, vần đó trên nháp, bảng lớp.
- Gọi HS đọc lại một số cặp từ phân biệt âm cuối n/ng.
- Kết luận.
* Bài tập 3: Tiến hành tương tự như bài tập 2.
- Lắng nghe – theo dõi SGK.
- Giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường.
- Cả lớp.
- Viết vào vở - đổi dò soát lỗi.
- Nhóm 4 – lần lượt bốc thăm, mở phiếu và đọc to cặp tiếng ghi trên phiếu – tìm và viết thật nhanh lên bảng 2 từ ngữ có chứa 2 tiếng đó.
- 2 – 3 HS đọc lại.
- Loong coong, loảng xoảng, leng keng, sang sảng
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại cách viết một vài từ khó.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về ghi nhớ cách viết chính tả những từ ngữ đã luyện tập ở lớp.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
KĨ THUẬT
Tiết: 11 Ngày dạy : 
Bài: RỬA DỤNG CỤ ĂN VÀ UỐNG
I. Mục tiêu:
- HS cần phải:
 Nắm được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và uống trong gia đình.
 Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
 Có ý thức giúp gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số bát, đũa và dụng cụ, nước rửa chén.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc nội dung ghi nhớ và trả lời câu hỏi SGK.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
8’
10’
8’
v Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
0 Mục tiêu: Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
0 Cách tiến hành: 
- Hướng dẫn đọc nội dung mục 1 (SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau bữa ăn.
- Nếu dụng cụ nấu, bát, đũa không được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ như thế nào?
- Kết luận.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
0 Mục tiêu: Biết cách rửa sạch dụng cụ.
0 Cách tiến hành: 
- Gọi HS mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình.
- Hướng dẫn HS quan sát hình, đọc nội dung mục 2 và yêu cầu HS so sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày ở SGK.
- Thực hiện một vài thao tác minh họa để HS hiểu rõ hơn cách thực hiện rõ hơn cách thực hiện.
- Kết luận.
v Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
0 Mục tiêu: Có ý thức giúp gia đình.
0 Cách tiến hành: 
- Sử dụng câu hỏi ở cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Cả lớp đọc thầm.
- Trao đổi nhóm 4.
- 2 – 3 HS trình bày.
- Trao đổi nhóm đôi.
- Quan sát.
- Tiếp nối nhau trả lời.
4. Củng cố: (3’)
- Nhận xét ý thức học tập của HS.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Tham gia giúp đỡ gia đình rửa bát sau bữa ăn.
- Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để giờ sau học bài: “Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn”.
* Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
LUỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 21 Ngày dạy : 
Bài: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
I. Mục tiêu:
 Nắm được khái niệm đại từ xưng hô.
 Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn, bước đầu biết sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong một văn bản ngắn.
 Biết sử dụng đại từ xưng hô trong giao tiếp (lịch sự, thể hiện dúng mối quan hệ)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Nhận xét kết quả bài kiểm tra HKI (phần luyện từ và câu).
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
15’
11’
v Hoạt động 1: Phần Nhận xét – Ghi nhớ
0 Mục tiêu: Nắm được khái niệm đại từ xưng hô.
0 Cách tiến hành: 
* Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc nội dung.
- Đoạn văn có những nhân vật nào?
- Các nhân vật làm gì?
- Yêu cầu đọc kĩ câu có từ in đậm và trả lời câu hỏi gợi ý:
- Câu (1) và (2) là lời của ai nói với ai? Người nói tự xưng là gì? Và gọi người nói chuyện với mình là gì?
- Kết luận: Từ in đậm là đại từ xưng hô.
* Bài tập 2: 
- Nêu yêu cầu của bài, nhắc chú ý lời nói của hai nhân vật Cơm và Hơ Bia.
* Bài tập 3: 
- Chú ý: để lời nói đảm bảo tính lịch sự, cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, tuổi tác, giới tính.
- Gọi HS đọc và nhắc lại nội dung ghi nhớ.
v Hoạt động 2: Luyện tập.
0 Mục tiêu: Nhận biết đại từ xưng hô trong đoạn văn.
0 Cách tiến hành: 
* Bài tập 1: Chú ý cần tìm những câu có đại từ xưng hô trong đoạn văn, sau đó tìm đại từ xưng hô trong từng câu.
* Bài tập 2: 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn.
- Đoạn văn có những nhân vật nào? Nội dung đoạn văn kể chuyện gì?
( Lời giải: 1 Tôi, 2 Tôi, 3 Nó, 4 Tôi, 5 Nó, 6 chúng ta).
- 1 HS đọc.
- Cá nhân phát biểu.
- Đọc thầm – trả lời.
- Cá nhân tiếp nối trả lời: 
người nói: chúng tôi, ta; người nghe: chị, các ngươi; người hay vật mà câu chuyện hướng tới chúng.
- Nhắc lại.
- Trao đổi nhóm đôi – đọc lời của từng nhân vật, nhận xét thái độ của nhân vật.
- Cá nhân tiếp nối phát biểu.
- 2 – 3 HS đọc.
- Cá nhân – vở bài tập.
 - Thỏ xưng là ta gọi rùa là chú em: kiêu căng, coi thường.
- Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh: tôn trọng, lịch sự.
- Cả lớp – làm vào vở bài tâp.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại  ... ...............
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
ĐỊA LÍ
Tiết: 11 Ngày dạy : 
Bài: LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS:
 - Biết dựa vào sơ đồ, biểu đồ để tìm hiểu về các ngành lâm nghiệp, thủy sản nước ta.
- Biết được các hoạt động chính trong lâm nghiệp, thủy sản.
 Nêu được tình hình phát triển và phân bố của lâm nghiệp thủy sản.
 Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng, không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, phá hoại rừng và nguồn lợi thủy sản.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh về trồng và bảo vệ rừng, khai thác và nuôi trồng thủy sản.
- Bản đồ Kinh tế Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS trả lời câu hỏi ở cuối SGK.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
8’
8’
8’
v Hoạt động 1: Lâm nghiệp.
0 Mục tiêu: Biết hoạt động ngành lâm nghiệp.
0 Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 – SGK và trả lời câu hỏi ( SGK).
- Kết luận: Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu về diện tích rừng.
0 Mục tiêu: Nêu được tình hình phát triển và phân bố của lâm nghiệp.
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu phân tích bảng số liệu – trả lời câu hỏi:
+ Bảng thống kê rừng vào những năm nào?
+ Nêu diện tích rừng từng năm đó?
+ Từ 1980 – 1995 diện tích rừng nước ta tăng hay giảm? vì sao?
+ Từ 1995 – 2005 diện tích rừng thay đổi như thế nào? Nguyên nhân?
- Kết luận.
v Hoạt động 3: Ngành khai thác thủy sản.
0 Mục tiêu: Biết hoạt động của ngành thủy sản.
0 Cách tiến hành: 
- Treo sơ đồ thủy sản – nêu câu hỏi : Biểu đồ biểu diễn gì?
- Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập.
- Kết luận: Ngành thủy sản nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển.
- Làm việc cả lớp.
- 2 HS cùng bàn thảo luận.
- Đọc biểu đồ - trả lời.
- Nhóm 4 – thảo luận.
4. Củng cố: (3’)
- HS đọc nội dung ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Sưu tầm tranh, ảnh về một số nghành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 22 Ngày dạy : 
Bài: QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu:
 Bước đầu nắm được khài niệm quan hệ từ.
 Nhận biết được một vài quan hệ từ (hoặc cặp quan hệ từ) thường dùng; hiểu tác dụng của chúng trong câu hay đoạn văn, biết đặt câu với quan hệ từ.
 Chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về đại từ xưng hô và làm lại bài tập 1 tiết luyện từ và câu trước.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
11’
15’
v Hoạt động 1: Nhận xét – ghi nhớ.
0 Mục tiêu: Bước đầu nắm được khái niệm quan hệ từ.
0 Cách tiến hành: 
* Bài tập 1: 
- Yêu cầu đọc câu văn làm bài.
- Giảng: Những từ in đậm trong các ví dụ trên được dùng nối các từ trong một câu hoặc nối các câu với nhau nhằm giúp người đọc, người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý giữa các câu. Các từ ấy gọi là quan hệ từ.
* Bài tập 2: Tiến hành tương tự như bài tập 1.
- Giảng: Các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải bằng một quan hệ từ mà bằng một cặp quan hệ từ nhằm diễn tả những quan hệ nhất định về nghĩa giữa các bộ phận của câu.
- Gọi HS đọc và nhắc lại nội dung ghi nhớ SGK.
v Hoạt động 2: Phần luyện tập.
0 Mục tiêu: Nhận biết quan hệ từ và biết đặt câu có quan hệ từ.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1: Yêu cầu tìm quan hệ từ - xem quan hệ từ nối những từ ngữ nào với nhau.
* Bài tập 2: Tương tự bài tập 1:
(Lời giải: Vì  nên: nguyên nhân – kết quả
Tuy nhưng tương phản)
* Bài tập 3: Yêu cầu HS tự làm bài.
(Lưu ý: nhớ lại ý nghĩa mỗi quan hệ từ - đặt câu).
- Gọi HS đọc bài.
- Cá nhân.
- Lắng nghe.
- Vài HS đọc.
- Cá nhân – vở bài tập.
- Cá nhân.
- Tiếp nối nhau đọc.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Sưu tầm tranh ảnh khu dân phố, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
TOÁN 
Tiết: 55 Ngày dạy : 
Bài: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
 Nắm được qui tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
 Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân với một số tự nhiên.
 Cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
Bảng phụ.
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS sủa bài tập làm thêm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
11’
15’
v Hoạt động 1: Hình thành qui tắc nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên.
0 Mục tiêu: Nắm được qui tắc.
0 Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS nêu tóm tắt ví dụ 1- sau đó nêu hướng giải.
- Yêu cầu HS nêu phép tính.
- Gợi ý đổi đơn vị đo (1,2 m = 12 dm) để phân tích giải bài toán trở thành phép nhân 2 số tự nhiên 
12 x 3 = 36 (m) rồi chuyển 36 dm = 3,6 m để tìm được kết quả phép nhân: 1,2 x 3 = 3,6 (m)
+ Viết đồng thời 2 phép tính – yêu cầu HS đối chiếu kết quả:
 và 
+ Yêu cầu HS tự rút ra nhận xét cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
+ Nêu ví dụ 2 và yêu cầu vận dụng nhận xét trên để thực hiện phép nhân 0,46 x 12.
+ Nêu qui tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên (chú ý 3 thao tác: nhân, đếm và tách)
v Hoạt động 2: Thực hành.
0 Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của phép nhân.
0 Cách tiến hành: 
* Bài tập 1: Yêu cầu thực hiện lần lượt các phép nhân trong bài tập.
* Bài tập 2: Tự tính phép tính nêu trong bảng (yêu cầu HS phát biểu lại quy tắc)
* Bài tập 3: Yêu cầu HS đọc đề - tóm tắt – giải.
(trong 4 giờ ô tô đi quãng đường là: 
 42,6 x 4 = 170,4 (km)
- 1 HS tóm tắt.
- 1 HS nêu cách giải.
1,2 x 3 = ? (m)
- Nhóm đôi – thảo luận.
- Vài HS phát biểu.
- Vài HS nêu.
- Cá nhân – đặt tính và tính.
- Lắng nghe – nhắc lại.
- Cá nhân – bảng con.
- Cá nhân – nháp.
- Vài HS.
- 1 HS làm vào bảng lớp – còn lại làm vào vở.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại qui tắc.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Chép bài tập làm thêm.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
TẬP LÀM VĂN
Tiết: 22 Ngày dạy : 
Bài: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. Mục tiêu:
 Củng cố kiến thức về cách viết đơn.
 Viết được một lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
 Chữ viết đep.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
- HS đọc lại đoạn văn, bài văn về nhà các em đã viết lại.
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
16’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn xác định yêu cầu.
0 Mục tiêu: Củng cố kiến thức về cách viết đơn.
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc đề.
- Nêu câu hỏi để HS thảo luận.
+ Bài tập yêu cầu viết đơn giúp ai, trình bày nguyện vọng gì?
v Hoạt động 2: Tổ chức thực hiện yêu cầu của bài tập.
0 Mục tiêu: Viết được một lá đơn.
0 Cách tiến hành: 
- Hãy tìm hiểu các thông tin cần thiết, xác định lí do, mục đích viết đơn?
- Hãy đọc phần gợi ý (SGK).
- Yêu cầu HS nhắc lại các phần, các nội dung của một lá đơn theo đúng qui định.
- Treo bảng phụ ghi mẫu đơn.
- Yêu cầu HS làm bài.
( Lưu ý: trình bày rõ, gọn, có sức thuyết phục để các cấp thấy rõ tác động nguy hiểm của tinh thần đã nêu, tìm ngay biện pháp khắc phục).
- Gọi HS trình bày.
- Kết luận.
- 1 HS đọc.
- Nhóm đôi – thảo luận.
- Cá nhân – nháp.
- 1 HS đọc.
- 2 – 3 HS tiếp nối nhau trình bày.
- Quan sát.
- Cá nhân – vở bài tập.
(Có thể chọn đề 1 hoặc đề 2).
- 2 – 3 HS trình bày.
4. Củng cố: (3’)
- Nhận xét chung về tiết học.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về nhà chọn quan sát một người thân trong gia đình, ghi lại kết quả quan sát chuẩn bị cho tiết Tập làm văn tới. (lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân).
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
KHOA HỌC
Tiết: 22 Ngày dạy : 
Bài: TRE, MÂY, SONG
I. Mục tiêu:
Sau bài học HS có khả năng:
 Lập bảng danh sách đặc điểm và công dụng của tre, mây, song
 Nhận ra một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song.
 Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số tranh, ảnh hoặc đồ dùng thật được làm từ tre, mây, song.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
HS nêu cách phòng bệnh viêm gan A và viêm não.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
15’
11’
v Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng.
0 Mục tiêu: Lập được bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây, song.
0 Cách tiến hành:
- Phát phiếu học tập và yêu cầu HS có thể đọc các thông tin trong SGK và kết hợp với kinh nghiệm cá nhân để hoàn thành phiếu học tập.
- Kết luận: 
v Hoạt động 2: Quan sát tranh SGK.
0 Mục tiêu: Nêu được cách bảo quản.
0 Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS quan sát các hình 4; 5; 6; 7 tranh 47 SGK và nói tên từng đồ dùng có trong mỗi hình, đồng thời xác định xem đồ dùng đó được làm từ vật liệu tre hay song, mây.
- Yêu cầu cả lớp cùng thảo luận các câu hỏi trong SGK.
+ Nêu tên mốt số đồ dùng được làm bằng tre, mây, song mà bạn biết.
+ Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song có trong nhà bạn.
- Kết luận: Tre, mây, song là những vật liệu phổ biến, sản phẩm của những vật liệu này đa dạng, phong phú.
- Nhóm 4 – quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích và thảo luận rồi điền vào phiếu học tập.
- Nhóm 4 – quan sát – ghi vào phiếu – trình bày.
- Cả lớp.
4. Củng cố: (3’)
- HS kể một số sản phẩm bằng mây, tre, song – đọc tóm tắt nội dung SGK.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Sưu tầm một số tranh ảnh, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_11_nguyen_thi_xen.doc