I. MỤC TIÊU:
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
- Đọc trơn tru, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.
- Giáo dục HS có ý chí vượt khó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa nội dung bài đọc.
- Băng giấy viết câu, đoạn cần hướng dẫn HS đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) Hát.
2. Bài cũ: (3)
- Nhận xét việc kiểm tra đọc GKI.
3. Bài mới: (27) Ông Trạng thả diều.
a) Giới thiệu bài:
- Ông Trạng thả diều là một câu chuyện về một chú bé thần đồng Nguyễn Hiền - thích chơi diều mà ham học, đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, là vị Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta.
- Cho quan sát tranh minh họa bài đọc SGK.
Thứ 2 ngày 19 tháng 11 năm 2007 Tuần 11 Đạo đức (tiết 11) ôN TậP Và THựC HàNH Kĩ NăNG GIữA Kỳ I 1.Mục tiêu:Giúp hs biết. - Hiểu được: Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm; nắm cách tiết kiệm thời giờ - Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm. - ý thức cao trong việc sử dụng quỹ thời gian của mình. II. TàI LIệU Và PHương TIệN: - Nêu lại ghi nhớ bài học trớc. 3. Bài mới: (27’) Tiết kiệm thời giờ. a) Giới thiệu bài: - Nêu mục đích, yêu cầu tiết học. b) Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kể chuyện Một phút SGK *Giúp HS nắm nội dung truyện kể SGK và bài học rút ra qua truyện. - Kể chuyện Một phút SGK. - Hướng dẫn thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK. - Kết luận: Mỗi phút đều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ. *Hs thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. *Giúp HS biết cách giải quyết đúng các tình huống. - Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống. - Theo em điều gì xảy trong mỗi tình huống dưới đây: + HS đến phòng thi muộn + Hành khách đến muộn giờ tàu chạy,máy bay cất cánh. + Người bệnh được đưa vào bệnh viện cấp cứu chậm . Nhóm. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác chất vấn, bổ sung ý kiến. +HS đến phòng thi muộn có thể không đợc vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả bài thi. + Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu, nhỡ máy bay + Người bệnh được đưa vào bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ. *Giúp HS biết bày tỏ thái độ qua các tình huống nêu trong bài tập. - Tiến hành tương tự hoạt động 2, tiết 1, bài 4. - Kết luận: ý kiến d là đúng. Các ý kiến a, b, c là sai. - Vài em đọc ghi nhớ SGK. 4. Củng cố: (3’) - Vài em đọc lại Ghi nhớ SGK. 5. Dặn dò: (1’) - Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân. - Lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân. - Viết, vẽ, sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ. IV. rút kinh nghiệm: ẩ ỹýỵ ầ Tập đọc: (tiết 21) ôNG TRạNG THả DIềU I. MụC TIêU: - Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi. - Đọc trơn tru, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. - Giáo dục HS có ý chí vượt khó. II. Đồ DùNG DạY HọC: - Tranh minh họa nội dung bài đọc. - Băng giấy viết câu, đoạn cần hướng dẫn HS đọc. III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 1. Khởi động: (1’) Hát. 2. Bài cũ: (3’) - Nhận xét việc kiểm tra đọc GKI. 3. Bài mới: (27’) Ông Trạng thả diều. a) Giới thiệu bài: - Ông Trạng thả diều là một câu chuyện về một chú bé thần đồng Nguyễn Hiền - thích chơi diều mà ham học, đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, là vị Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta. - Cho quan sát tranh minh họa bài đọc SGK. b) Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Luyện đọc. *Giúp HS đọc đúng bài văn. - Nói: Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn. - Đọc diễn cảm cả bài. Nhóm đôi. - Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn. Đọc 2 - 3 lượt. - Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc, giải nghĩa các từ đó. - Luyện đọc theo cặp. - Vài em đọc cả bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. *Giúp HS cảm thụ bài văn. -Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? Hoàn cảnh gia đình cậu như thế nào? -Cậu bé ham chơi trò gì? - Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền. + Đoạn 1, 2 cho biết điều gì? - Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào? - Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông Trạng thả diều? - Kết luận: Mỗi phương án trả lời đều có mặt đúng. Nguyễn Hiền tuổi trẻ tài cao, là người công thành danh toại, nhưng điều mà câu chuyện muốn khuyên ta là có chí thì nên. Câu tục ngữ Có chí thì nên nói đúng nhất ý nghĩa của truyện. +Nội dung chính của bài? - Đọc thầm, đọc lướt, trao đổi, thảo luận các câu hỏi cuối bài. - Đọc đoạn văn từ đầu đến vẫn có thì giờ chơi diều. -Vua Trần Nhân Tông. Gia đình cậu rất nghèo. -Ham thả diều -Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường: có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. +Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền - Đọc đoạn văn còn lại. - Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát. Bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ. Đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. + Đức tính ham học của Nguyễn Hiền - đọc thầm đoạn 4 - Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là chú bé ham thích chơi diều. - 1 em đọc câu hỏi 4. - Cả lớp suy nghĩ, trao đổi ý kiến, nêu lập luận, thống nhất câu trả lời đúng. *ý nghĩa: Ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có chí ham hoc hỏi. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm. *Giúp HS đọc diễn cảm bài văn. - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn: Thầy phải kinh ngạc đom đóm vào trong. + Đọc mẫu đoạn văn. + Sửa chữa, uốn nắn. Nhóm đôi. - Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài, để tìm ra cách đọc hay + Luyện đọc diễn cảm theo cặp. + Thi đọc diễn cảm trước lớp. 4. Củng cố: (3’) - Hỏi: Truyện giúp em hiểu ra điều gì? + Làm việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó mới thành công. + Nguyễn Hiền rất có chí. Ông không được đi học, thiếu cả bút, giấy nhưng nhờ quyết tâm vượt khó đã trở thành Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. + Em được bố mẹ chiều chuộng, không thiếu thứ gì nhưng học chưa giỏi vì chưa chăm chỉ bằng một phần nhỏ của ông Nguyễn Hiền. + Nguyễn Hiền là một tấm gương sáng cho chúng em noi theo. 5. Dặn dò: (1’) - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS tiếp tục học thuộc bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ chuẩn bị cho tiết chính tả sắp tới. IV. rút kinh nghiệm: Toán (tiết 51) NHâN VớI 10, 100, 1000, CHIA CHO 10, 100, 1000, I. MụC TIêU: - Giúp HS biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100, 1000, - Vận dụng để tính nhanh khi nhân hoặc chia với 10, 100, 1000, - Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập. II. Đồ DùNG DạY HọC: - Phấn màu. III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 1. Khởi động: (1’) Hát. 2. Bài cũ: (3’) Tính chất giao hoán của phép nhân. - Sửa các bài tập về nhà. 3. Bài mới: (27’) Nhân với 10, 100, 1000, - Chia cho 10, 100, 1000, a) Giới thiệu bài: Ghi đề bài ở bảng. b) Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10. *Giúp HS nắm cách nhân nhẩm và chia nhẩm một số với 10. - Ghi phép nhân ở bảng: 35 x 10 = ? - Hướng dẫn HS từ 35 x 10 = 350 suy ra 350: 10 = 35. - Nêu, trao đổi về cách làm: 35 x 10 = 10 x 35 = 1 chục x 35 = 35 chục = 350 - Vậy: 35 x 10 = 350 - Nhận xét thừa số 35 với tích 350 để nhận ra: Khi nhân 35 với 10, ta chỉ việc viết thêm vào bên phải số 35 một chữ số 0. Từ đó, nhận xét chung như SGK. - Nêu nhận xét: * Khi nhân một số tự nhiên với 10, ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó. Ngược lại *Khi chia số tròn chục cho 10, ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó. - Thực hành thêm một số ví dụ SGK. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhân một số với 100, 1000, hoặc chia một số tròn trăm, tròn nghìn, cho 100, 1000, *Giúp HS nắm cách nhân nhẩm và chia nhẩm với 100, 1000, - Hướng dẫn các bước tương tự như hoạt động 1. -Hs nêu nhận xét chung: * Khi nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000, ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba, chữ số 0 vào bên phải số đó. *Khi chia số tròn choc, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100, 1000, ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba, chữ số 0 ở bên phải số đó. Hoạt động 3: Thực hành. *Giúp HS làm được các bài tập. *Trực quan, đàm thoại, thực hành. - Bài 1: a/18 x 10 =180 82 x 100 = 8200 18 x 100 = 1800 75 x 1000 = 75000 18 x 1000 = 18000 19 x 10 = 190 b/ 9000:10 = 900 6800:100 = 68 9000:100 = 90 420:10 = 42 9000:1000 = 9 2000:1000 = 2 - Bài 2: + Hướng dẫn mẫu: 300 kg = ? tạ Ta có: 100 kg = 1 tạ Nhẩm: 300 kg = 3 tạ Nêu bài chữa chung cho cả lớp. 70kg = 7yến 120tạ = 12tấn 800kg = 8tạ 5000kg = 5tấn 300tạ = 30tấn 4000g = 4kg - Nhắc lại nhận xét ở bài học. - Lần lượt trả lời các phép tính ở phần a, b. Nhận xét các câu trả lời. 2 em nêu lại nhận xét chung. - Trả lời các câu hỏi: + 1 yến, 1 tạ, 1 tấn bằng bao nhiêu kg? + Bao nhiêu kg bằng 1 yến, 1 tạ, 1 tấn? - Làm tương tự các phần còn lại. - Đổi vở, nhận xét bài làm của bạn. 4. Củng cố: (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua tính nhanh ở bảng. - Nêu lại cách nhân, chia với 10, 100, 1000, 5. Dặn dò: (1’) - Nhận xét tiết học. - Làm bài về nhà. IV. rút kinh nghiệm: Thứ 3 ngày 20 tháng 11 năm 2007 Chính tả (tiết 11) NếU CHúNG MìNH Có PHéP Lạ I. MụC TIêU: - Hiểu nội dung bài Nếu chúng mình có phép lạ. - Nhớ - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ đầu bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ. Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn: s / x, hỏi / ngã. - Có ý thức viết đúng, viết đẹp Tiếng Việt. II. Đồ DùNG DạY HọC: - Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b, BT3. III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 1. Khởi động: (1’) Hát. 2. Bài cũ: (3’) - Nhận xét việc kiểm tra viết GKI. 3. Bài mới: (27’) Nếu chúng mình có phép lạ. a) Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học. b) Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ - viết. *Giúp HS nhớ lại bài để viết đúng chính tả. - Nêu yêu cầu của bài. -Các bạn nhỏ mong ước điều gì? - Nhắc HS chú ý những từ dễ viết sai (hạt giống, đáy biển, đúc thành, trong ruột), cách trình bày từng khổ thơ. - Chấm, chữa 7 - 10 bài. Nêu nhận xét chung. - 1 em đọc 4 khổ thơ đầu bài thơ. Cả lớp theo dõi. -Trả lời - 1 em đọc thuộc lòng 4 khổ thơ. - Cả lớp đọc thầm bài thơ trong SGK để nhớ chính xác 4 khổ thơ. -hs phân tích tiếng, viềt bảng con nhũng từ khự - Gấp SGK, viết bài vào vở. Viết xong, tự sửa bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. *Giúp HS phân biệt s hay x. - Bài 2: (lựa chọn) + Dán bảng 3, 4 tờ phiếu đã viết sẵn, mời 3, 4 nhóm lên bảng làm bài theo cách thi tiếp sức. - Bài 3: + Nêu yêu cầu BT. + Dán bảng 3 ... t như trên được gọi là tính từ. - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. - Đọc yêu cầu BT, suy nghĩ. - Đi lại -Hoạt bát, nhanh trong bước đi -Là từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái Hoạt động 2: Ghi nhớ. *Giúp HS rút ra được ghi nhớ. - 2, 3 em đọc ghi nhớ SGK. - Vài em nêu ví dụ để giải thích nội dung cần ghi nhớ. Hoạt động 3: Luyện tập. *Giúp HS xác định đúng tính từ. - Bài 1: + Dán 3, 4 tờ phiếu ở bảng; mời 3, 4 em lên bảng làm bài. - Bài 2: +Người bạn hoặc người thân của em có tư chất như thế nào, tính tình ra sao? + Nhắc HS: Mỗi em đặt nhanh 1 câu theo yêu cầu a hoặc b. - Đặt câu miệng trước, giáo viên sữa chữa - 2 em tiếp nối nhau đọc nội dung BT. - Làm bài cá nhân vào vở. - Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Đọc yêu cầu BT. -Trả lời tự do - Làm việc cá nhân, lần lượt đọc câu mình đặt. - Nhận xét. - Viết vào vở câu văn mình đặt. 4. Củng cố: (3’) - Nêu ghi nhớ SGK. - Giáo dục HS có ý thức dùng đúng từ tiếng Việt. 5. Dặn dò: (1’) - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS học thuộc ghi nhớ SGK. IV. rút kinh nghiệm: Tập làm văn (tiết 22) Mở BàI TRONG BàI VăN Kể CHUYệN I. MụC TIêU: - Giúp HS biết được thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện. - Bước đầu biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo hai cách: gián tiếp và trực tiếp. - Giáo dục HS yêu thích việc viết văn. II. Đồ DùNG DạY HọC: - Phiếu khổ to viết nội dung ghi nhớ của bài kèm ví dụ minh họa cho mỗi cách mở bài. III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 1. Khởi động: (1’) Hát. 2. Bài cũ: (3’) Luyện tập trao đổi với người thân. - Kiểm tra 2 em thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. 3. Bài mới: (27’) Mở bài trong bài văn kể chuyện. a) Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học. b) Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Nhận xét. *Giúp HS nắm được 2 cách mở bài trong bài văn kể chuyện. *Trực quan, đàm thoại, giảng giải. -Quan sát tranh minh hoạ cho biết tranh vẽ gì? Em biết gì về nội dung bức tranh? - Bài 1, 2: -cho hs phân đoạn đọc -Cho hs tìm đoạn mở đoạn -GV chốt ý đúng - Bài 3: thảo luận nhóm 4 để tìm ra sự khác nhau của 2 cách - Chốt lại: Đó là 2 cách mở bài cho bài văn kể chuyện: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. +Thế nào là mở bài trực tiếp, thế nào là mở bài gián tiếp? -câu chuyện Rùa và Thỏ thi chạy cuối cùng Rùa thắng, Thỏ thua - 2 em tiếp nối nhau đọc nội dung BT1,2. + Đọan 1: “trời thu mát mẻđường đó” + Đoạn 2: “tiếp theo...hết” - Cả lớp theo dõi, tìm đoạn mở bài trong truyện, phát biểu: Đoạn mở bài trong truyện là Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy - Đọc yêu cầu BT, suy nghĩ, so sánh cách mở bài thứ hai với cách mở bài trước, phát biểu: Cách mở bài sau không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể. -Mở bài trực tiếp là kể ngay vào sự việc mở đầu câu truyện -Mở bài gián tiếp là nói chuyện kháv để dẫn vào câu truyện mình kể Hoạt động 2: Ghi nhớ. *Giúp HS rút ra được ghi nhớ. *Trực quan, đàm thoại, giảng giải. - Nhắc HS học thuộc ghi nhớ. Hoạt động lớp. - 3, 4 em đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 3: Luyện tập. *Giúp HS xác định các cách mở bài. *Trực quan, đàm thoại, thực hành. - Bài 1: + Chốt lại lời giải đúng: Cách a là mở bài trực tiếp. Cách b, c, d là mở bài gián tiếp. - Bài 2: + Chốt lại: Truyện mở bài theo cách trực tiếp - kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện. - Bài 3: + Nêu yêu cầu BT; nhắc HS có thể mở đầu câu chuyện theo cách mở bài gián tiếp bằng lời của người kể chuyện hoặc lời của bác Lê. - Chấm điểm cho đoạn văn viết tốt. Nhóm đôi. - 4 em tiếp nối nhau đọc 4 cách mở bài của truyện Rùa và Thỏ. - Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. - 2 em nhìn SGK thực hiện: + 1 em kể phần mở đầu truyện Rùa và Thỏ theo cách mở bài trực tiếp. + 1 em kể chuyện trên theo cách mở bài gián tiếp. - 1 em đọc nội dung BT. - Cả lớp đọc thầm phần mở bài truyện Hai bàn tay, trả lời câu hỏi. - Trao đổi theo cặp, viết lời mở bài gián tiếp. - Tiếp nối nhau đọc đoạn mở bài của mình. - Nhận xét. 4. Củng cố: (3’) - Nêu ghi nhớ SGK. - Giáo dục HS yêu thích việc viết văn. 5. Dặn dò: (1’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết hoàn chỉnh lời mở bài gián tiếp cho truyện Hai bàn tay. IV. rút kinh nghiệm: Kĩ thuật (tiết 11) KHâU VIềN ĐườNG GấP MéP VảI BằNG MũI KHâU ĐộT (tt) I. MụC TIêU: - Biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau. - Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình, đúng kĩ thuật. - Yêu thích sản phẩm mình làm được. II. Đồ DùNG DạY HọC: - Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 20 x 30 cm. + Len hoặc sợi khác màu vải. + Kim khâu len, kim khâu chỉ, kéo, thước. III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 1. Khởi động: (1’) Hát. 2. Bài cũ: (3’) Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. - Nhận xét việc thực hành tiết học trước. 3. Bài mới: (27’) Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (tt). a) Giới thiệu bài: - Nêu mục đích bài học. b) Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Thực hành khâu viền đường gấp mép vải. *Giúp HS bước đầu thực hành được đường khâu viền đường gấp mép vải. *Trực quan, đàm thoại, thực hành. - Nhận xét, củng cố cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột: + Bước 1: Gấp mép vải. + Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. - Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm. - Quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những em còn lúng túng. - 1 em nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải. - Thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của HS. *Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và các bạn. *Trực quan, giảng giải, đàm thoại. - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. - Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: + Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kĩ thuật. + Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. + Mũi khâu tương đối đều, phẳng, không bị dúm. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. - Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. - Dựa vào các tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm thực hành. 4. Củng cố: (3’) - Giáo dục HS yêu thích sản phẩm mình làm được. 5. Dặn dò: (1’) - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS - Dặn về nhà tiếp tục hoàn thành sản phẩm. IV. rút kinh nghiệm: Toán (tiết 55) MéT VUôNG I. MụC TIêU: - Giúp HS hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích mét vuông. Biết 1 m2 = 100 dm2 và ngược lại. - Biết đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông. Bước đầu biết giải một số bài toán có liên quan đến cm2, dm2, m2. - Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập. II. Đồ DùNG DạY HọC: - Chuẩn bị hình vuông cạnh 1 m đã chia thành 100 ô vuông, mỗi ô có diện tích 1 dm2 bằng giấy bìa. III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 1. Khởi động: (1’) Hát. 2. Bài cũ: (3’) Đề-xi-mét vuông. Sửa các bài tập về nhà. 3. Bài mới: (27’) Mét vuông. a) Giới thiệu bài: Ghi tựa bài ở bảng. b) Các hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu mét vuông. *Giúp HS hình thành biểu tượng về đơn vị đo mét vuông. *Trực quan, giảng giải, đàm thoại. - Giới thiệu: Cùng với cm2, dm2, để đo diện tích, người ta còn dùng đơn vị mét vuông. - Chỉ hình vuông đã chuẩn bị, yêu cầu tất cả HS quan sát, nói: Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 m - Giới thiệu cách đọc, viết: Mét vuông viết tắt là m2. - Quan sát hình vuông, đếm số ô vuông 1 dm2 có trong hình vuông và phát hiện mối quan hệ: 1 m2 = 100 dm2 và ngược lại. Hoạt động 2: Thực hành. *Giúp HS làm được các bài tập. *Trực quan, đàm thoại, thực hành. - Bài 1: - Bài 2: 1m2 = 100dm2 100dm2 = 1m2 1m2 = 10 000cm2 10 000cm2 = 1m2 400dm2 = 4m2 2110m2 = 211 000dm2 15m2 = 150 000cm2 10dm22cm2 = 1002cm2 - Bài 3: 1 HS đọc đề Bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì? - Bài 4: 15cm 5cm 4cm 3cm 6cm (4) + Gợi ý HS tìm các cách giải bài toán. - Đọc kĩ đề bài và tự làm bài. - Đọc kết quả từng câu. - Lớp nhận xét. - Đọc kĩ bài toán để tìm lời giải. Giải: Diện tích của một viên gạch là: 30 x 30 = 900 (cm2) Diện tích căn phòng bằng diện tích số viên gạch lát nền là: 900 x 200 = 180 000 (cm2) = 18 (m2) Đáp số: 18 m2 - Đọc đề, suy nghĩ tìm cách giải. - Tiến hành giải vào vở một trong các cách: Giải: Diện tích hình chữ nhật to là: 15 x 5 = 75 (cm2) Diện tích hình chữ nhật (4) là: 5 x 3 = 15 (cm2) Diện tích miếng bìa là: 75 - 15 = 60 (cm2) Đáp số: 60 cm2 4. Củng cố: (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua đổi các đơn vị đo diện tích ở bảng. - Nêu lại định nghĩa về mét vuông cùng quan hệ của nó với các đơn vị khác. 5. Dặn dò: (1’) - Nhận xét tiết học. - Làm các bài tập tiết 55 sách BT. IV. rút kinh nghiệm: Sinh hoạt TUầN 11 I. MụC TIêU: - Rút kinh nghiệm công tác tuần qua. Nắm kế hoạch công tác tuần tới. - Biết phê và tự phê. Thấy được ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động. - Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể. II. CHUẩN Bị: - Kế hoạch tuần 12. - Báo cáo tuần 11. III. HOạT ĐộNG TRêN LớP: 1. Khởi động: (1’) Hát. 2. Báo cáo công tác tuần qua: (10’) - Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua. - Lớp trưởng tổng kết chung. - Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến. 3. Triển khai công tác tuần tới: (20’) - Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng Ngày nhà giáo Việt nam. - Tích cực đọc và làm theo báo Đội. - Nuôi heo đất lập quỹ Chi Đội. 4. Sinh hoạt tập thể: (5’) - Tiếp tục tập bài hát mới: - Chơi trò chơi: 5. Tổng kết: (1’) - Hát kết thúc. - Chuẩn bị: Tuần 12. - Nhận xét tiết. 6. Rút kinh nghiệm: - ưu điểm: ... - Khuyết điểm: ...
Tài liệu đính kèm: