Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 (Bản hay 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 (Bản hay 2 cột)

I/ Mục tiêu:

- Ông bà cha mẹ là người sinh ra chúng ta, nuôi nấng, chăm sóc và rất yêu thương chúng ta

- Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, làm giúp ông bà, cha mẹ những việc phù hợp, chăm lo cho ông bà vui vẻ, khoẻ mạnh, học tập tốt

- Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ. Biết quan tâm tới sức khoẻ niềm vui, công việc của ông bà cha mẹ

- Giúp đỡ ông bà cha mẹ những việc vừa sức

- Phê phán những hành vi không hiếu thảo

II/ Đồ dung dạy học:

- Bảng phụ ghi các tình huống

- Giấy màu xnh - đỏ - vàng cho mỗi HS

- Tranh vẽ trong SGK – BT 2

- Giấy bút viết cho mỗi nhóm

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 209Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 (Bản hay 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ hai ngày 9 tháng 11năm 2009
Chào cờ
Đạo đức	HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ 
I/ Mục tiêu:
Ông bà cha mẹ là người sinh ra chúng ta, nuôi nấng, chăm sóc và rất yêu thương chúng ta 
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, làm giúp ông bà, cha mẹ những việc phù hợp, chăm lo cho ông bà vui vẻ, khoẻ mạnh, học tập tốt 
Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ. Biết quan tâm tới sức khoẻ niềm vui, công việc của ông bà cha mẹ 
Giúp đỡ ông bà cha mẹ những việc vừa sức 
Phê phán những hành vi không hiếu thảo 
II/ Đồ dung dạy học:
Bảng phụ ghi các tình huống 
Giấy màu xnh - đỏ - vàng cho mỗi HS 
Tranh vẽ trong SGK – BT 2 
Giấy bút viết cho mỗi nhóm 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Ổn định: 
Kiểm tra bài cũ:
Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học
HĐ1: Tìm hiểu truyện kể 
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp:
+ Kể cho cả lớp nghe câu chuyện “Phần thưởng”. Y/c HS trả lời các câu hỏi cô nêu và rút ra bài học
Hỏi: Các em có biết câu thơ nào khuyên răng chúng ta phải biết yêu thương, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ không? 
- GV kết luận: Hưng yêu bà, chăm sóc bà. Hừng là một đứa cháu hiếu thảo 
HĐ2: Thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
- GV cho HS làm việc cặp đôi
- Treo bảng phụ ghi các tình huống sau
+ Mẹ Sinh bị mệt, bố đi làm mãi chưa về, chẳng có ai đưa Sinh đến nhà bạn dự sinh nhật. Sinh buồn bực bỏ ra ngoài sân chơi
+ Hôm nào đi làm về, mẹ cũng thấy Loan chuẩn bị sẵn khăn mặt để mẹ rửa cho mát. Loan còn nhanh nhẹn cất túi cho mẹ
+ Bố Hoàng vừa đi làm về, rất mệt. Hoàng chạy ra tận cửa đón bố và hỏi ngay: Bố có nhớ mua truyện tranh cho con không?
- GV y/c HS làm việc cả lớp 
+ Phát cho mỗi cặp HS 3 tờ giấy màu: Xanh - đỏ - vàng
. Đỏ - đúng
. Xanh - sai
. Vàng - không biết
Hỏi: Chúng ta không nên làm gì đối với cha mẹ, ông bà ?
HĐ3: Thảo luận nhóm (BT 2, SGK)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm 
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. Các nhóm khác trao đổi 
- GV kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm HS đã đặt tên tranh phù hợp 
* GV mời 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết sau
- HS lắng nghe, theo dõi 
- HS nghe và nhắc lại kết luận 
- HS làm việc cặp đôi
+ HS nhận giấy màu, đánh giá các tình huống
- Không nên đòi hỏi ông bà, cha mẹ khi ông bà cha mẹ bận, mệt, những công việc phù hợp 
- 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ
Tập Đọc
“VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI
I/ Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với long chinh phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi 
2. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ cậu bé mồ côi cha, nhờ nghị lực ý chí vươn lên trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy 
II/ Đồ dung dạy học:
- Tranh minh hoạ nội dung bài trong SGK
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc long 7 câu tục ngữ trong bài có chí thì nên và nêu ý nghĩa của câu tục ngữ 
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài: 
- Em biết gì về nhân vật trong tranh minh hoạ 
- Nêu mục tiêu bài học
2.2 Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc 
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lược HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS 
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc
b. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2 và và trả lời câu hỏi: 
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân ntn?
+ Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
+ Những chi tiết nào chứng tỏ ông là người có chí lớn ?
+ Đoạn 1, 2 nói lên điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 1, 2
- Gọi HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi
+ Bạch Thái Bưởi mở công ti vào thời điểm nào ?
+ Tên những chiếc tàu của Bạch Thái Bưởi có ý nghĩa gì ?
+ Em hiểu thế nào là “một bậc anh hung kinh tế”
+ Theo em nhờ đâu Bạch Thái Bưởi thành công ?
+Em hiểu Người cùng thời là gì?
+ Nội dung chính của bài này là gì?
- Ghi nội dung chính của bài 
c. Đọc diễn cảm
- Y/c 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng thích hợp
- Y/c HS đọc theo cách đọc đã phát hiện 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 
- Nhận xét cách đọc
3. Cũng cố dặn dò 
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài 
+ Qua bài đọc, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và đọc trước bài Vẽ trứng 
- 3 HS lên bảng thựchiện y/c 
- Đây là Ông chủ công ti Bạch Thái Bưởi người được mệnh danh là Vua tàu thuỷ
- Lắng nghe
- HS đọc bài tiếp nối theo trình tự:
- 3 HS đọc toàn bài 
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi
+ Mồ côi cha từ nhỏ, sau được nhà học Bạch làm con nuôi và cho ăn học
+ Ông làm thư kí cho hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in 
+ Có lúc ông mất trắng tay nhưng Bưởi không nản chí 
+ Nói lên Bạch Thái Bưởi là người có chí 
- 2 HS nhắc lại
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm 
+ Vào lúc những con tàu người Hoa đã đọc chiếm các đường sông miền Bắc
+ Đều mang tên nững nhân vật, địa danh lịch sử của dân tộc Việt Nam
+ Là người thắng lợi to lớn trong công việc kinh doanh
+ Ý chí, nghị lực 
+ là người sống cùng thời đại
+ Ca ngợi ông giàu nghị lực, có ý chí vươn lên
- 2 HS nhắc lại
- 4 HS đọc. HS cả lớp phát biểu, tìm cách đọc hay
- 3 đến 5 HS tham gia thi đọc
Toán	 MÉT VUÔNG 
I/ Mục tiêu:
Giúp HS 
Biết 1 m² là diện tích là diện tích cua hình vuông có cạnh dài 1 m
Biết đọc, viết số do diện tích theo mét vuông 
Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét vuông với đề-xi-mét vuông và mét vuông
Vận dụng các đơn vị đo để giải các bài toán có liên quan
II/ Đồ dùng dạy học: 
GV vẽ sẵn trên bảng hình vuông có diện tích 1 m² được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1 dm²
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng y/c HS làm bài tập còn lại của tiết trước 
- GV chữa bài và nhận xét 
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu: Nêu mục tiêu
2.2 Giới thiệu mét vuông (m²)
- Giới thiệu mét vuông 
- GV nêu: mét vuông kí hiệu là m²
- GV viết lên bảng các số đo diện tích: 2 cm² , 3 dm² , 24 dm² , 8 m² và y/c HS đọc các số đo trên 
- GV nêu bài toán: Hãy tính diện tích hình vuông có cạnh dài 10dm 
- Hình vuông có cạnh 1dm có diện tích là bao nhiêu?
Vậy 100 dm² = 1 m²
- GV kết luận: 
2.3 Luyện tập
Bài 1: 
- GV nêu y/c của bài toán 
- GV y/c HS tự làm bài 
- Gọi 5 HS lên bảng, đọc số đo diện tích mét vuông, Y/c HS viết
Bài 2: 
- GV Y/c HS tự làm bài 
- Y/c HS giải thích cách điền số ở cột bên phải của bài 
- Nhận xét 
Bài 3:
- GV y/c HS đọc đề và gợi ý cho HS
- GV y/c HS trình bày bài giải 
- Nhận xét 
Bài 4:
- GV vẽ hình bài toán 4 lên bảng, y/c HS suy nghĩ nêu cách tính diện tích của hình 
- GV hướng dẫn 
- GV y/c HS suy nghĩ tìm cách chia hình đã cho thành 3 hình chữ nhật nhỏ 
- Nhận xét 
3. Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn 
- Lắng nghe
- Một số HS đọc to trước lớp 
- HS tính nêu: 10cm x 10cm = 100cm²
- 1 dm²
- HS đọc 
- HS nghe GV nêu y/c bài tập 
- HS làm bài vào VBT, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau
- HS viết 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS1 làm 2 dòng đầu HS2 làm 2 dòng còn lại
- HS đọc đề 
- 1 HS lên bảng làm bài, HSS cả lời làm bài vào VBT
- Một vài HS nêu trước lớp 
- HS suy nghĩ 
 Khoa học:	
SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC
TRONG TỰ NHIÊN
I/ Mục tiêu:
Sau bài học HS biết:
Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ 
Vẽ trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
II/ Đồ dùng dạy học:
Hình trang 48, 49 SGK 
Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được phóng to 
Mỗi HS chuẩn bị một tò giấy khổ A4, bút chì đen và bút màu 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi 
- Nhận xét câu trả lời của HS
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài
HĐ1: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 
* Mục tiêu: 
- Biết dựa vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên
* Các tiến hành: 
- GV tiến hành cho HS thảo luận nhóm theo định hướng 
- Y/c HS quan sát hình minh hoạ trang 48 SGK thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Những hình nào đuợc vẽ trong sơ đồ?
+ Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì?
+ Hãy mô tả hiện tượng đó?
- GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được phóng to lên bảng và giảng
- GV đi giúp dỡ các nhóm gặp khó khăn
- Gọi 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- GV kết luận (vừa nói vừa chỉ vào sơ đồ vòng tuần hoàn của nước)
HĐ2: Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
* Mục tiêu: HS biết vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
* Các tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp 
- GV giao nhiệm vụ cho HS như y/c ở mục vẽ trang 49 SGK
Bước 2: Làm việc cá nhân
- HS hoàn thành bài tập y/c trong SGK trang 49
Bưới 3: trình bày theo cặp 
- 2 HS trình bày với nhau về kết quả làm việc cá nhân
Bước 4: Làm việc cả lớp 
- GV gọi một số HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp 
- Nhận xét tuyên dương các nhóm vẽ đẹp, đúng, có ý tưởng hay
Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài 
- Dặn HS về nhà vẽ lại sơ đồ vòng tuần hoàn của nước mang cây trồng từ tiết trước để chuẩn bị bài sau
- 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi theo y/c của GV
- Lắng nghe
- Tiến hành hoạt động nhóm 
+ Quan sát thảo luận và trả lời các câu hỏi. Sau đó một nhóm thảo luận nhanh nhất sẽ lên trình bày trước lớp (vừa trình bày vừa chỉ vào sơ đồ)
. Mây trắng và mây đen
. Mưa từ đám mây đen rơi xuống 
. Các mũi tên 
. 
Bay hơi, ngưng tụ mưa của nước
- Bổ sung, nhận xét 
- Lắng nghe
- HS làm việc cả 
- HS tự hoàn thành bài tập của mình 
- HS lên trình bày sản phẩm của mình 
Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2009
Toán	 
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I/ Mục tiêu:
Giúp HS 
Biết cách thực hiện phép nhân một số với một tổng, một tổng với 1 số 
Áp dụng nhân 1 số với 1 tổng, một tổng với một số để tính nhẩm, tính nhanh
II/ Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ kẻ sẵn nội dung BT1 
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng y/c làm các bài tập của tiết 55
- GV chữa bài  ...  Củng cố dặn dò:
- Hỏi
+ Thế nào là tính từ? cho ví dụ
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị bài sau 
- 3 HS lên bảng đặt câu 
- 3 HS đứng tại chỗ trả lời 
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới trao đổi, thảo luận để tìm câu trả lời 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi 
- Trả lời theo ý hiểu của mình 
- 2 HS đọc thành tiếng 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Nhận xét chữa bài của bạn trên bảng
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- HS trao đổi tìm từ và ghi các jtừ tìm được vào phiếu 
- 2 nhóm dán phiếu lên bảng và đọc các từ vừa tìm được
- Bổ sung những từ mà nhóm bạn chưa có 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Lần lượt HS đặt câu mình đặt
Bài 12 THÊU MÓC XÍCH HÌNH QUẢ CAM (tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
 - Hs biết cách sang mẫu thêu lên vải và vận dụng kĩ thuật thêu móc xích để thêu hình quả cam.
 - Thêu được hình quả cam bằng mũi thêu móc xích.
 - Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
 - Mẫu thêu móc xích hình quả cam có kích thước đủ lớn.
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 + Một mảnh vải trắng kích thước 30x30 cm, 1 tờ giấy than, mẫu vẽ hình quả cam.
 + Len, chỉ thêu các màu, kim khâu len, kim thêu, khung thêu cầm tay có đường kính 20 cm.
.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định tổ chức (1’)
2.Kiểm tra bài cũ (5’)
Kiểm tra vật dụng
3.Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 *Giới thiệu bài và ghi đề bài
Hoạt động 1: làm việc cá nhân
 *Mục tiêu:Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét mẫu
 *Cách tiến hành:
 - Gv giới thiệu mẫu thêu hình quả cam.
 - Hướng dẫn hs quan sát mẫu kết hợp với quan sát hình 5
 - Nhận xét và nêu tóm tắt đặc điểm mẫu thêu móc xích hình quả cam
 *Kết luận:
Hoạt động 2: làm việc cá nhân
 *Mục tiêu:hướng dẫn thao tác kỹ thuật
 *Cách tiến hành:
 a) Gv hướng dẫn hs sang( in) mẫu thêu lên vải
 - Gv nêu vấn đề: Làm thế nào để sang được mẫu thêu lên vải?
 - Cho hs quan sát hình 1b/sgk để nêu cáh sang (in) mẫu thêu lên vải.
 - Hướng dẫn hs sang mẫu thêu lên vải theo nội dung sgk.
 b)Hướng dẫn thêu móc xích hình quả cam 
 -Hướng dẫn hs quan sát các hình 2,3,4 /sgk
để nêu cách thêu hình quả cam bằng mũi thêu móc xích 
 *Kết luận:
Họat động 3:làm việc cá nhân
 *Mục tiêu:hs thực hành thêu hình quả cam 
 *Cách tiến hành:
-Gv kiểm tra vật liệu,dụng cụ thực hành của hs và nêu yêu cầu ,thời gian hòan thành sản phẩm,
 -Hs thực hành vẽ hoặc sang mẫu hình quả cam lên vải,can vải lên khung thêu 
 *Kết luận:Ghi nhớ sgk/41 
Nhắc lại
quan sát
trả lời
quan sát
nhắc lại
quan sát
Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ HỌC 
I/ Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- HS kể được câu chuyện đã nghe, đã học có cốt chuyện, nhân vật, nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên một cách tự nhiên, bằng lời của mình 
- Hiểu và trao đổi được các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện)
2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Một số truyện viết về người có nghị lực: Truyện cổ ngụ ngôn, truyện cười, 
- Bảng lớp viết Đề tài 
- Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết gợi ý 3 trong SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài KC
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Kiểm tra bbài cũ:
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể từng đoạn truyện Bàn chân kì diệu và trả lời câu hỏi: Em học được gì ở nguyễn Ngọc kí 
- Gọi HS kể toàn truyện 
- Nhận xét 
1. Bài mới
1.1 Giới thiệu bài:
- Kiểm tra việc HS chuẩn bị truyện ở nhà 
- Nêu y/c 
1.2 Hướng dẫn kể chuyện:
- Gọi HS đọc đề bài 
- GV phân tích đề bài, dung phấn màu gạch dưới các từ: được nghe, được đọc, có nghị lực
- Gọi HS đọc gợi ý
- Gọi HS giới thiệu những truyện em đã được đọc, được nghe về người có nghị lực và nhận xét 
- Gọi HS giới thiệu về câu chuyện mình định kể 
- Y/c HS đọc gợi ý 3 trên bảng 
a) Kể trong nhóm 
- HS thực hành kể theo nhóm 
- GV đi giúp đỡ từng nhóm
b) Kể trước lớp 
- Tổ chức cho HS thi kể 
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện 
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất 
- Cho điểm HS kể tốt 
2. Củng cố đặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện bạn vừa kể và chuẩn bị bài sau 
- 3 HS lên bảng thực hiện y/c
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các tổ viên
- 2 HS đọc thành tiếng 
- Lắng nghe 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc từng gợi ý 
- Lần lượt HS giới thiệu truyện 
- Lần lượt 3 – 5 HS giới thiệu về nhân vật mình định kể 
- 2 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS ngồi cùng bàn kể truyện, trao đổi về ý nghĩa truyện với nhau 
- 5 – 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện 
Toán	
NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
Biết cách thực hiện nhân với số có 2 chữ số 
Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ 2 trong phép nhân
Áp dụng phép với số có 2 chữ số để giải các bài toán có liên quan
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướngdẫn luyện tập thêm của tiết 58
- GV chữa bài, nhận xét 
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 
2.2 Phép nhân 36 x 23 
- Viết lên bảng phép nhân 36 x 6 
- Y/c HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính 
- Vậy 36 x 23 bằng bao nhiêu ?
- Để tránh phải thực hiện nhiều bước như trên, người ta tiến hành đặt tính và thực hiện tính nhân theo cột dọc 
- GV hướng dẫn đặt tính 
- Y/c HS nêu lại từng bước nhân
2.3 Luyện tập:
Bài 1:
- BT y/c chúng ta làm gì? 
- HS làm tương tự như với phép nhân 36 x 6 
- GV chữa bài và Y/c 4 HS lần lượt nêu phép tính của từng phép tính nhân
- GV nhận xét 
Bài 2:
- BT y/c chúng ta làm gì? 
- GV y/c HS làm bài, nhắc HS đặt tính ra giấy nháp 
- GV nhận xét 
Bài 3:
- GV y/c HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài
- GV chữa bài trước lớp 
3. Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn làm tập thêm chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng thực hiện y/c của GV
- Lắng nghe
HS tính: 
36 x 23 = 36 x (20 + 3)
 = 36 x 20 + 36 x 3 
 = 828 
- 1 HS lên bảng tính, HS cả lớp thực hiện vào giấy nháp 
- HS nêu như SGK
- Đặt tính rồi tính 
- HS nêu:
- Tính giá trị của biểu thức 
45 x a
- 1 HS lên bbảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
- 1 HS đọc đề 
- HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau 
Địa lý	ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này HS biết:
- Chỉ vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ (hình dạng, sự hình thành, địa hình, sông ngoài) vai trò của hệ thống đê ven sông 
- Dựa vào bbản đồ tranh ảnh để tìm kiến thức 
- Có ý thức tôn trộng bảo vệ các thành quả lao động của con người 
II/ Đồ dung dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- Tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông, (do HS và GV sưu tầm)
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét 
HĐ1: Vị trí và hình dạng của ĐBBB 
- GV treo bản đồ địa lí tự nhiên VN và y/c HS chú ý bản đồ 
- GV y/c HS lên bảng chỉ vị trí của ĐBBB trên bản đồ 
HĐ2: Sự hình thành, diện tích, địa hình ĐBBB
- Dựa vào ảnh ĐBBB và kênh chữ trong SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ ĐBBB do phù sa những sông nào bồi đắp nên?
+ ĐBBB có diện tích lớn thứ mấy trong các ĐB ở nước ta?
+ Địa hình của ĐB có đặc điểm gì?
- HS Y/c mỗi nhóm đại diện trả lời các câu hỏi, các nhóm khác lắng nghe bổ sung 
- GV lắng nghe, khen ngợi những HS trả lời tốt 
HĐ3: Tìm hiểu sông ngòi ở ĐBBB
- Treo bản đồ/ lược đồ ĐBBB trên bảng và y/c HS quan sát 
- GV tổ chức trò chơi: Thi đua kể tên các sông của ĐBBB
- Dựa vào vốn hiểu biết HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao lại có tên là sông Hồng?
+ Khi mưa nhiều, nước sông ngòi, hồ, ao thường ntn?
+ Mùa mưa của ĐBBB trùng với mùa nào trong năm?
+ Vào mùa mưa các sông ở đây ntn?
HĐ4:Hệ thống đê ngăn lũ ở ĐBBB
- Y/c HS làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi: 
+ Người dân ĐBBB đắp đê ven sông để làm gì?
+ Hệ thống đê ở ĐBBB có đặc điểm gì?
+ Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm để sử dụng nước các con sông cho sản xuất ?
- Y/c HS trình bày kết quả 
GV chốt: Ở ĐBBB, mùa hạ là mùa mưa nhiều, khiến nước sông dâng cao thường gây ngập lụt. Để ngăn chặn lụt người ta đã đắp đê dọc 2 bên bờ sông 
Củng cố dặn dò:
- Y/c 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
- GV nhắc nhở HS sưu tầm các tranh ảnh về ĐBBB và người dân vùng ĐBBB
- GV nhận xét, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài mới
- HS lên bảng thực hiện theo y/c của GV
- HS quan sát bản đồ 
- 1 HS lên bảng 
- Sông Hồng và sông Thái Bình 
+ Thứ 2
- HS quan sát 
+ Sông có nhiều phù sac ho nên nước quanh năm có màu đỏ 
+ HS tự tả lời 
- HS thảo luận từng cặp đôi và trả lời các câu hỏi 
- 1 – 2 HS đọc 
Tập làm văn
KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu:
- HS thực hành viết một bài văn kể chuyện sau giai đoạn HS về văn KC. Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt chuyện (mở bài, diễn biến, kết thúc) diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên, chân thật 
II/ Đồ dung dạy học:
- Giấy bút bài làm kiểm tra 
- Bảng lớp viết đề bài, dàn ý vắn tắc của một bài văn KC
III/ Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra giấy bút của HS 
2. Thực hành viết:
	- GV có thể sử dụng 3 đề gợi ý trang 124 SGK để làm bài kiểm tra hoặc từ mình ra đề 
	- Lưu ý:
	+ Ra 3 đề để HS lựu chọn khi viết bài 
	+ Nội dung ra đề gắn với các chủ điểm đã học 
	- Cho HS viết bài 
	- Thu chấm một số bài 
	- Nêu nhận xét chung 
Sinh hoạt lớp
1-Đánh giá tuần 12
Nhìn chung học sinh đi học tương đối đều ,ăn mặc gọn gàng.
Thể dục tập chưa đều ,đọc năm điều Bác Hồ chưa đều,xếp hang còn chậm 
Một số em hay nghỉ học như Y-Doan ,A-Khánh ,Y-Thât,H-Bưu,H-Hel 
Lao động dọn vệ sinh còn vắng nhiều trong khi làm chưa tự giác
Một số em về nhà chưa học bài như A-Ngôn ,A-Han ,H-ziêm Y-Riăk ,
2-Kế hoạch tuần 13
Thực hiện tốt các nề nếp,đi học chuyên cần ,về nhà học bài và làm đầy đủ trước lúc đến lớp .
Phát động hoa điêm mười chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
Giữ gìn sách vở ,đồ dùng học tập,không vẽ bẩn lên bàn ghế,
Đội viên đến lớp phải đeo khăn quàng đỏ,không mặc áo thun đến trường .
Không được ăn quà vặt xả rác ở sân trường,
Ban cán sự lớp kiểm tra phần học bài của toàn lớp ngay từ đầu giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_12_ban_hay_2_cot.doc